- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LẤY NGUYÊN BÀI THƠ CỦA NGƯỜI KHÁC, BỎ VÀO LỜI CA RỒI BẢO LÀ "SÁNG TÁC" CỦA MÌNH???

14 Tháng Mười Hai 201810:00 CH(Xem: 26816)
1314494966_silva_kaputikjan
Nhà thơ Silva Kaputikyan (1919-2006)

Này nhé, lấy cảm hứng, phỏng theo, hay gì gì đó mà không ghi nguồn thì tức là cầm nhầm bài thơ, dù có biện hộ thế nào đi nữa cũng nói lên "đạo đức và tư cách " của cái việc cầm nhầm. Tài năng như khói, danh vọng như mây, nếu không muốn thiên hạ biết thì đừng có làm như cố tình quên.

Trong lời giới thiệu bài "Không Tên Số 50" nói là nhạc sĩ Vũ Thành An lấy cảm hứng từ bài thơ của đại thi hào Nga "Aleksandr Sergeyevich Pushkin" , đó là sự nhầm lẫn của ban biên tập.Thật ra bài thơ này này là của nữ thi sĩ Armenia nổi tiếng Silva Kaputikian .Trong tất cả các clips video khác của ca khúc "BÀI KHÔNG TÊN SỐ 50" không hề nhắc đến tác giả của bài thơ, có thể người ta không biết, hoặc vì tác giả bài nhạc đã cố tình quên.Thậm chí trong trang mạng cá nhân của Vũ Thành An (vuthanhan chấm com) có đăng “Bài Không Tên Số 50” với lời ghi chú ở đầu bài “Vũ Thành cảm hứng từ một câu thơ vô danh”. (SIC)

Music sheet bai khong ten 50-VuThanhAn

Mời các bạn đọc bài viết của tác giả Minh Huyền đăng ở báo CAND vào ngày 01/09/2006:

TÁC GIẢ CỦA " EM BẢO ANH ĐI ĐI / SAO ANH KHÔNG ĐỨNG LẠI" QUA ĐỜI.

Ngày 29/8, tại Erevan đã cử hành trọng thể tang lễ nữ thi sĩ Armenia nổi tiếng Silva Kaputikian. Ở Việt Nam, tuy không có nhiều tác phẩm của Kaputikian được phổ cập nhưng từ lâu gần như ai cũng biết tới bài thơ lừng danh của bà: “Em bảo anh đi đi…” qua bản dịch của một dịch giả vô danh.

Nói không ngoa, bài thơ này có mặt trong tất cả các cuốn sổ tay của nhiều thế hệ những người yêu thơ ở Việt Nam. Có điều, không nhiều người ghi đúng tên tác giả đích thực của bài thơ mà lại hay "đổ vấy" cho những thi sĩ khác như Olga Bergols hay thậm chí cả... Evgueni Evtushenko! Toàn bộ bài thơ như sau:

"Em bảo anh đi đi,
Sao anh không đứng lại?
Em bảo anh đừng đợi,
Sao anh lại về ngay?

Ôi lời nói gió bay,
Đôi mắt huyền đẫm lệ.
Sao mà anh ngốc thế
Không nhìn vào mắt em?"

Bài thơ này tôi cũng đã thuộc lòng từ hồi nhỏ. Và cũng như rất nhiều người khác, tôi không biết tên dịch giả cũng như tác giả đích thực của nó. Chỉ khi sang du học ở Liên Xô, trong một lần đọc tuyển tập thơ tình bằng tiếng Nga, lần đầu tiên tôi mới biết tới cái tên nữ sĩ Kaputikian với rất nhiều tác phẩm hay, trong đó có bài "Em bảo anh đi đi...". Và càng đọc những bản dịch thơ bà ra tiếng Nga, tôi càng cảm thấy thích thú giọng điệu trữ tình vừa thủ thỉ vừa can trường của Kaputikian. Thậm chí đã có lần tôi còn thử dịch bài thơ trên của bà theo cách cảm nhận riêng của mình:

Phải, em đã bảo "Đi đi!",
Nhưng sao anh không ở lại?!
Em cũng đã bảo chia tay,
Nhưng sao anh về ngay thế?!

Chao ôi, những lời con gái!
Mắt em lệ đẫm mi rồi...
Anh tin làm gì câu nói!
Mắt em, sao chẳng soi lòng?!

Tình yêu trong thơ Kaputikian dẫu trắc trở nhưng vẫn kiêu hãnh và nhân ái, ngay cả trong cảnh ngộ trớ trêu nhất:

Hai chúng mình đều tha thiết
yêu đương
Nhưng em yêu anh, còn anh
yêu người khác.

Hai chúng mình đều cháy lòng |
khao khát
Em khát khao anh,
anh khát khao người.

Anh đợi một lời, một lời
em cũng đợi,
Em đợi lời anh, anh đợi người ấy
buông lời...

Em trong mộng chỉ thấy
anh hiển hiện,
Anh chỉ mơ về người ấy
trong đêm...

Thì đành vậy, một khi số phận
Đã sắp bầy tàn nhẫn với hai ta.

Ta có làm sao đâu khi đều cùng
tình yêu gắn bó,

Dẫu anh chỉ dành cho người,
còn em chỉ muốn hiến dâng anh...

Không dễ lạc quan trong tình huống này, nhưng Kaputikian đã giữ cho thơ mình được giai điệu dẫu chua chát nhưng không tuyệt vọng... Chính với tâm thế ấy nên khi viết những tác phẩm mang tính công dân, Kaputikian đã càng thành công hơn và rất được chính giới ở Liên Xô trước đây cũng như ở Armenia hiện nay kính trọng.

Bà là một trong không nhiều những nhà thơ Armenia được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Armenia. Nhiều quốc gia đã trao cho bà các giải thưởng văn học. Năm 1998, Viện Địa lý Cambrige (Anh) đã bình chọn Kaputikian là người phụ nữ tiêu biểu trong năm...

Kaputikian sinh ngày 5/1/1919 trong một gia đình giáo viên. Bà bắt đầu in thơ từ năm 1933 và là tác giả của hơn 60 tập sách. Thơ bà từng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới...

(Minh Huyền)

Theo chúng tôi thiết nghĩ, nhạc sĩ Vũ Thành An nên ghi rõ tên tác giả của bài thơ mà ông dùng để viết ca khúc "BÀI KHÔNG TÊN SỐ 50". Như thế, sẽ tránh được trường hợp mập mờ và hiểu nhầm trong tương lai. Vì sự thật, theo thời gian sẽ luôn là sự thật và không ai có thể lấy bàn tay để che cả mặt trời.

ĐẶNG HIỀN
(Dec. 15-2018)

PHỤ BẢN:
Nguyễn bản bằng tiếng Nga bài thơ "Em bảo anh đi đi...)

ДА, Я СКАЗАЛА: "УХОДИ"

Сильва Капутикян

 

Да, я сказала: "Уходи", -

Но почему ты не остался?

Сказала я: "Прощай, не жди", -

Но как же ты со мной расстался?

 

Моим словам наперекор

Глаза мне застилали слезы.

Зачем доверился словам?

Зачем глазам не доверялся?

 

link:
http://www.foreverlove.ru/silva_kaputikjan_stihi_o_ljubvi.html



BÀI KHÔNG TÊN SỐ 50

Sáng tác :Vũ Thành An (“Vũ Thành cảm hứng từ một câu thơ vô danh”. )

Em bảo : "Anh đi đi"
Sao anh không đứng lại ?
Em bảo : "Anh đừng đợi"
Sao anh vội về ngay ?

Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em

Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em
Không nhìn vào mắt sầu
Không nhìn vào mắt sâu ?

Những chuyện buồn qua đi
Xin anh không nhắc lại
Em ngu khờ vụng dại
Anh mơ mộng viễn vông

Đời sống nghiệt ngã không
cho chúng mình ấm mộng
Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông

Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông
Đưa tình về với mộng
Đưa tinh vào cõi không

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 90157)
N hững nhà nghiên cứu mới đây cho biết rằng dùng sữa chua yogurt có thể làm hạ áp huyết nhưng dùng sản phẩm gạo có thể nguy hiểm vì nồng độ thạch tín cao.
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 87469)
C ách đây hơn 20 năm, Bảo Ninh mô tả chiến tranh như một bộ máy nghiền nát tất cả, trừ tình yêu. Nguyễn Bình Phương tiến thêm một bậc: chiến tranh nghiền nát cả tình yêu chỉ để lại tội ác, không cho con người một hy vọng nào...
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 108076)
T ôi đến thăm anh một chiều mưa Huế. Nói chính xác là một chiều mưa rằm Huế. Trời xầm xì và mưa lách nhách. Lá cây ướt đầm...
27 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 105375)
Người Việt chúng ta thì ai cũng biết hột vịt lộn là gì, nhưng đối với giới trẻ và người Tây Phương, thì theo như ông Miguel Trinidad, trưởng tay đầu bếp và là một trong những người chủ tại Maharlika, một nhà hàng Phi Luật Tân ở thành phố New York, mô tả đây là trứng vịt có từ 11 đến 14 ngày từ khi được ấp trứng và là một món đặc sản tại Phi Luật Tân.
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106129)
L ịch sử Việt Nam có không ít những nhân vật lớn với tầm vóc tạo dựng thời đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu thuyết. Song rất tiếc, cho đến nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự khai thác có tính chất minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và một số khía cạnh của những nhân cách văn hoá lớn này...
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 104779)
K hi tôi viết những dòng chữ này, thì ở Nam California gia đình và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đang tiến hành những nghi thức cuối, tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Trước đây gần hai năm cũng tại địa điểm này, cũng những thân hữu này, đã tiễn đưa nhà văn Cao Xuân Huy trong chuyến đi chót cùng của đời anh. Nguyễn Mộng Giác là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút đầu tiên và Cao Xuân Huy là chủ nhiệm kiêm chủ bút cuối cùng của tạp chí  Văn Học ...
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106601)
N guyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Ông là người con thứ hai. Cha ông, một nhà giáo trong thời Pháp thuộc, thưở nhỏ ông cắp sách theo cha đi nhiều nơi vì thời gian đó nhà giáo luôn được thuyên chuyển công tác liên tục. Ông thừa hưởng nếp sống mô phạm từ cha mình.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 98497)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 95824)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 71912)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.