- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÀLẠT VÀ CUỘC TẢN CƯ VỀ HUẾ NĂM 1945

04 Tháng Mười Hai 201811:05 CH(Xem: 22654)

          Từ một vùng đất hoang vu của dân tộc thiểu số thuộc bộ tộc K'Ho hiện nay, sau khám phá của bác sĩ Yersin (tháng 6 năm 1893), người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên thành phố Đàlạt. Đàlạt trở thành một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương trong nửa đầu thế kỷ 20.
          
           Ngày 21 tháng 5 năm 1942,tiếng khóc chào đời của tôi cất lên giữa thành phố cao nguyên lúc ba tôi đang là Chánh văn phòng Tòa Công Sứ Pháp (Tòa Thị Chính). Tản cư ra Huế tháng 8 /1945, lúc đó tôi là đứa bé chỉ biết khóc nhè, làm rộn người khác. Những năm 1962, 63 , vào dịp hè hai anh em tôi từ SaiGon lên Đàlạt ở chơi với mẹ và em gái tại nhà của Bác Phan Tấn Khải , đường Phan Đình Phùng (xem hình 1). Không còn nhớ được gì về Đàlạt thuở thiếu thời, tôi chỉ  viết lại những gì anh tôi đã kể ...


DaLat 1

Đường Phan Đình Phùng Đàlạt những năm 1960,
nơi chúng tôi thường lên vui chơi vào các dịp hè 1962,1963.

                                             

            " Nhà cũ chúng tôi nằm trên khu đất cao phía Đông gần ngôi chợ trung tâm,đến đường phố chính ở phía dưới qua một vườn hoa ngoài sân, và  một lối đi lát gạch dẫn đến những bậc thềm bước xuống đường. Con đường phía sau nhà dành cho sinh hoạt gia đình với xe cộ vô ra thường xuyên. Đứng giữa sân nhà có thể nhìn thấy Hồ Xuân Hương , xa xa là ga xe lửa. Đôi khi từ trại tù nghe tiếng kèn báo hiệu trên một đồi cao.Đến khu chợ Đàlạt bên trái phải bước xuống nhiều dãy bậc cấp. Theo lời mẹ kể, thời gian gia đình chúng tôi sinh sống ở Đàlạt là thời hạnh phúc vàng son nhất trong đời mẹ. Tiền bạc dư dả, tôi tớ đầy đủ, chợ búa đông vui giá rẻ, chuyện ăn uống không làm mẹ bận tâm. Thường mỗi lần đi làm về, chưa kịp cởi áo khoát,ba tôi bế một thằng nhóc lên rồi dúi cái cằm có râu ngắn vào ngực làm cho nó cười hắc lên. Đơn giản hình bóng ba chỉ có thế. Những  ngày cuối tuần, thỉnh thoảng ông tổ chức các buổi hòa nhạc với dàn kèn trống, đàn tranh , đàn nhị, đàn bầu..., vì chính ba tôi cũng chơi các loại đàn nầy khá thuần thục do thuê thầy dạy đàn từ trước. Bên cạnh các cuộc vui đàn hát, còn có những ván bài - gọi là "tài bàn" - giữa những bạn thân của ba , trong đó tôi chỉ nhớ được tên tuổi nhà văn hóa Trần Thanh Mại. Năm 1999, bà Trần Thị Linh Chi, con gái bác Trần Thanh Mại từ Cần Thơ lên SaiGon dự đám giỗ ba tôi tại nhà chị tôi , tôi có dịp nhìn thấy tận mắt hình bóng cũ tình bạn của ba với bác  Mại. Bà Linh Chi cũng là một nhà văn dám thu hẹp một cơ sở làm ăn lớn để dành thì giờ lo chuyện viết lách. Lúc đó tôi có đọc mấy bài của Trần thị Linh Chi trên tập san Nhớ Huế.

            Trở lại sinh hoạt thường ngày của gia đình ba mẹ ở Đalạt. Buổi sáng thường có người đàn ông Ấn độ, mang sữa dê bồi dưỡng cho anh tôi, là đứa trẻ gầy còm vì bệnh . Anh nầy khi lớn lên khỏe mạnh, phải mắc tật nói cà-lăm do hậu quả bệnh từ nhỏ...

            Đáng nói hơn,cả một đại gia đình gồm ông bà chú bác anh em con cháu nội ngoại của nhánh họ Phan làng Đốc Sơ thường quây quần bên những bàn ăn rất lớn đặt giữa sân nhà, thoải mái tràn đầy niềm vui tiếng cười, trong đó nổi bật lên vai trò của ba tôi và Bác Khải. Một chi tiết do anh Phan Tấn Trình kể cho đàn em sau nầy thấy được cuộc sống của gia đình bác Cự và gia đình ba mẹ tôi . Anh Trình nhớ lại lúc thiếu thời ở Đàlạt, ham chơi tối về nhà muốn ngủ, anh ngủ luôn bên mẹ tôi như con của mẹ. Sáu chục năm sau, tình cảm nối kết nầy không còn nữa .Lúc đám tang mẹ tôi,cánh Đàlạt chỉ một mình anh Trình về SaiGon tiển biệt…

                  Năm 1962 , 16 năm sau ngày tản cư, anh tôi mới có dịp trở lại Đàlạt , và tìm đến ngôi nhà cũ của ba mẹ. Loáng thoáng nhớ về cảnh cũ so với hiện trạng, thấy Đàlạt đã thay đổi khá nhiều. Những cao ốc mọc lên sau nầy lấn át hẳn ngôi nhà cũ khiến nó trở nên nhỏ bé. Rạp chiếu bóng vẫn còn đó , có thể được tu sửa nhiều lần , hài hòa giữa những cao ốc bên cạnh. Mười sáu năm trước, rạp thường chiếu những phim chiến tranh, cao bồi, có cảnh xe tank , máy bay bốc cháy, và những con ngựa nhảy chồm lên lao vào khán giả. Ngày ấy vẫn có thú vui thả diều trên đồi cỏ, xe hoa diểu hành qua đường phố, và những khúc ca hùng tráng. Thỉnh thoảng còi báo động vang lên inh ỏi vào giữa trưa khi máy bay Đồng Minh thả bom giãi cứu tù binh Anh, Mỹ bị quân Nhật bắt giam tại đây. Đã có lần gia đình chúng tôi phải vào trú ẩn trong hào tránh bom đã được đào sẳn quanh dưới chân một ngọn đồi...

                  Biến cố tháng tám bùng nổ, ba tôi phải bàn giao công việc từ Tòa Công Sứ Pháp cho  chính quyền người Việt... Sau đó không lâu, có tin quân Pháp trở lại Việt Nam. SaiGon đã có súng nổ . Đàlạt cũng sôi sục chuẩn bị chiến đấu, dân chúng trong thành phố phải ra vùng ven lánh nạn.Trên chiếc xe tải mui trần, gia đình chúng tôi ra đi mang theo vật dụng, thực phẩm , bỏ lại căn nhà sau khi khóa hết các cửa. Xe chạy về hướng Đông Nam xuống vùng đồi Trại Hầm. Chỗ ở nằm trong khu đồn điền người Pháp vắng chủ. Ngôi biệt thự màu nâu, rộng rãi, đã có nhiều người lánh nạn vào ở trước khi chúng tôi đến. Sống tạm nơi đây một thời gian ,nhưng bọn nhỏ chúng tôi vẫn còn được vô tư lên đồi thông bẻ chồi non, hái trái cà phê chín màu mận đỏ. Hàng ngày mẹ và người giúp việc vẫn thường trở lại ngôi nhà cũ trên Đàlạt mua thêm thức ăn, lấy lại một vài vật dụng cần thiết. Những chiều mờ tối từng toán trai trẻ mang súng trường, gươm đao, có cả cung tên , chậm rãi đi trên các vùng đồi.Anh tôi kể lại một lần giữa đêm tối cảnh giác, lính Pháp đang lùng sục truy tìm du kích, bỗng tiếng khóc thét vang lên của tôi làm cho người bạn của ba tôi phải ra tay trấn áp. Ông gọi tôi dậy, cầm một thanh gươm cán dài, rút lưỡi gươm sáng lóe dọa cho chú bé câm tiếng...

            Tình hình diển biến nhanh chóng. Một hôm, ba tôi từ đâu về nhà giữa đêm khuya. Buổi sáng trời nắng ấm, ông phát động một cuộc di tản . Ba tôi cõng bé gái út, tôi làm biếng lì lợm không chịu đi,anh trai lớn phải cõng tôi . Mẹ ,chị tôi và anh trai thứ hai còn nhỏ , mang vác đủ thứ vật dụng áo quần, thức ăn, bình đựng nước... Cả đoàn è ạch đi với đôi chân nặng nhọc. Phải đi trong bao lâu mới hết đoạn đường khổ nhọc nầy, không thể nhớ rỏ. Suốt con đường dài vắng hẳn bóng người, xe thì chạy ngược chiều với chúng tôi. Hai bên đường toàn cả bụi rậm, phía xa trước mắt là núi phủ mây mù. Đi mãi...đến lúc mặt trời khuất dần sau những ngọn núi. Đoàn người lầm lủi đi giữa đêm đen. Mệt quá không bước nổi, phải ngồi bệt bên đường nghỉ từng chặn ngắn. Đến hồi phía Đông lóe lên nguồn sáng đèn điện mờ vàng, cả đoàn chỉ tay về phía đó, reo mừng hò hét quên cả mệt nhọc. Thị trấn Tháp Chàm , Phan Rang đây rồi... Phan Rang là nơi Ba Mẹ tôi thường hay về tắm biển ... 

            Đêm trung tâm thị xã Phan Rang sáng dưới ánh đèn và ánh trăng. Chúng tôi bước vào một ngôi đền , không rỏ là đình hay chùa, vì nhận ra các tượng thần uy nghi bên trong. Ngoài sân bắt gặp những người đàn ông quần cụt ở trần không mảnh áo che thân, nằm ngủ say trên những chiếc chiếu trải xiêng theo từng hàng đều nhau. Bầu không khí ngột ngạt , chúng tôi tìm được chỗ nghỉ tạm bên ngoài ngôi đền là mái hiên nhà ga xe lửa. Sáng hôm sau,chúng tôi dậy sớm, quang cảnh nhà ga hiện ra rất lạ mắt,nhiều đường ray song song trãi dài ra tận chân núi. Một chiếc xe gòn nhỏ,trên xe hai người đàn ông ngồi sụp xuống với một lá cờ đỏ....Chúng tôi ở đây chờ tàu ra Huế...

            Chuyến tàu xuất phát vào buổi sáng sớm. Nhìn ra thấy một vùng nước xanh mênh mông với nhiều tàu buồm. Qua khỏi một khúc quanh, xuất hiện chiếc xà-lup , như lời ba nói, là chiếc tàu lớn với ống khói cao to ,vươn lên giữa biển trời.. Hành trình ra Huế phải luân chuyển qua vài con tàu khác nhau và trải qua nhiều ngày, vì có nhiều cây cầu trên lộ trình bị bom máy bay đánh sập. Một buổi chiều, con tàu chui vào đường hầm , những đốm lửa than sáng đỏ bay vượt qua cửa . Khỏi đường hầm nầy, một lúc sau không nhớ rỏ bao lâu, tàu lại chun vào một đường hầm khác dài hơn phủ đầy bóng tối,sau nầy mới biết đó là hầm đèo Hải Vân. Ra khỏi đường hầm nầy, hành trình đến Huế sắp kết thúc. Đến ga Huế, anh em chúng tôi thay quần áo mới trước khi về nhà nội. Hai đứa bé, mặc đồng phục trắng của hướng đạo sinh, đội mũ nồi đỏ , về đến làng quê nổi lên như một hiện tượng mới lạ trước mắt mọi người. Ghé nhà nội thăm viếng, gặp gỡ bà con đâu một hai ngày, gia đình chúng tôi chuyển ra sinh sống ở làng ngoại trong căn nhà của ba mẹ ngày cũ..."

            Vài bức ảnh xưa gợi nhớ hình bóng Đalạt ngày ấu thơ...

DaLat 2

Một góc phía sau nhà Ga Đà Lạt vào những năm 1940



DaLat 3

Một góc Đàlạt năm 1936


Phan Tấn Uẩn


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 119849)
Đ ời sống có khoảng nào cho riêng em Cho chiều nắng dịu dàng như lụa Tất cả lấp lánh sáng Tranh vẽ cũng cần màu nóng màu lạnh Em chọn màu bí ẩn mộng mơ...
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 92023)
N hạc sĩ Nguyễn Đức Quang, một trong những người sáng lập Phong Trào Du Ca Việt Nam hồi thập niên 1960, vừa qua đời lúc 4 giờ sáng ngày 27 tháng 3 nhật tại California, Hoa Kỳ, thọ 68 tuổi.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 78101)
M ỗi lần trước khi trở lại miền Trung, điều tôi thường hỏi: ngoài đó bây giờ mưa hay nắng. Lần này cũng thế, người em tôi vừa từ Huế trở về sau hai mươi ngày công tác nói: trời đang nắng và thành phố đầy hoa phượng, hoa sen. Bây giờ ngoài đó mùa hè và tôi nhớ tới không khí oi bức trong những chuyến đi cũ vào những thời gian đầu mùa hè: hoa phượng đỏ trên những ngọn cây, hoa sen nở đầy trong hồ Tĩnh Tâm, chung quanh trường thành, những trái nhãn nhỏ sai trên ngọn cây trong Thành nội.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 90682)
G he chòng chành giữa dòng nước, tôi sợ hãi ngồi bám chặt mạn thuyền, mắt láo liên nhìn trời đêm sáng lờ mờ ánh trăng mười chín. Chúng tôi ngồi dồn đống trong khoang thuyền. Hai tên đàn ông to người chèo ghe gõ nhẹ trên mui báo hiệu đã đến nơi tạm an toàn, chúng tôi có thể cử động đôi chút. Người chèo mũi vén tấm lá che mui nhìn vào.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 81573)
C húng tôi tới thị xã Cẩm Phả vào hồi mười giờ sáng. Một cơn mưa bất thường ập xuống, làm như trời cũng cảm được lòng người, nhỏ những giọt nước mắt của trời để làm chất xúc tác cho những giọt nước mắt của người có dịp tuôn trào.
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 75176)
Ở mức độ cao hơn một tiểu thuyết khiêu dâm, Florence Dugas dẫn người đọc tiến dần đến chỗ thưà nhận nỗi đau và sự chối từ hiện hưũ, mà nguyên nhân bắt nguồn từ một tuổi thơ bất hạnh. Viết thẳng tay bằng một văn phong sống sượng - nhưng không trơ trẽn - Florence Dugas, với tự truyện Thống Muội , đã bóc trần mọi tình huống, gây xót xa, băn khoăn, trăn trở nơi người đọc. Là giáo sư kịch nghệ của hàn lâm viện kịch nghệ tại Pháp, cô cho xuất bản Thống Muội năm 1996, lúc 28 tuổi.
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 77477)
C uộc phỏng vấn Cổ Ngư, Thận Nhiên, và Đỗ Lê Anh Đào với những tiêu đề: "Trở về cùng nhịp thở đất nước; Thơ, con đường ngắn nhất ; Việt Nam, không chỉ là một cuộc chiến" đã được Hợp Lưu thực hiện...
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 81772)
"Tôi mang đất nước tôi trong tim như một chàng trai mang chiếc bào thai đôi. Đó là sự nối kết dị thường. Nối kết với quê hương tôi và vì vậy bào thai đôi này phải được che đậy, bóp nghẹt, công nhận và cũng đồng thời bị từ chối. Thế là ta mang nó như mang một đứa trẻ đã chết. Sự nối kết dị thường buộc tôi phải có mối quan hệ với một đất nước khác.
24 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 87522)
N gay sau khi tỉnh dậy, Aisawa đã đi tìm bố mẹ và những người thân của mình. Mỗi ngày cậu bé đều để lại lời nhắn trên giấy: “Con sẽ đến vào 11h ngày mai, xin hãy đợi con. Con sẽ đến vào ngày mai”. Những dòng chữ nhắn nhủ của cậu bé này đã khiến cho bất kỳ ai dù là cứng rắn nhất cũng phải rơi lệ.
23 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 84119)
B ắt chước nhà văn Song Thao, tôi dùng vỏn vẹn chỉ một chữ, làm tựa đề cho cuộc trao đồi này. Nhà văn Song Thao cư ngụ cùng thành phố với tôi, mặc dầu chẳng “cách hai đoạn đường dài”, mặc dù không “cách nhau một dậu mồng tơi”… nhưng gạt bỏ vấn đề địa hình nhiêu khê nọ, chúng tôi luôn gần kề trong gang tấc, bởi giản dị, chúng tôi cùng táy máy “vọc chữ” dưới ngôi nhà chung: Văn chương. Lần chuyện trò này, hình thành do hai điều: Thứ nhất, những người bạn phương xa của tôi vẫn thường dọ hỏi: Song Thao là ai? Thứ hai, cách đây mấy hôm, nhà văn chung “phường khóm” với tôi đã vừa in xong cuốn Phiếm số 9. Để câu chuyện đi gần với tinh thần “vui thôi mà” của cố thi sĩ Bùi Giáng, tôi tránh hỏi tới những vấn đề nặng nề, nghiêm trọng của tình hình đất nước. Hy vọng những người từng tủm tỉm cười khi đọc Phiếm, sẽ hay biết đôi điều về tác giả, vốn kín tiếng nhưng rất sung (hiểu ở nghĩa viết mạnh). Hồ Đình Nghiêm