- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SINH NHẬT THỨ 76

07 Tháng Mười 20189:13 SA(Xem: 23193)
VU NGU CHIEU


[Trích: Nht Ký Cuối Đời]

 

Sinh ngày 6/10 Nhâm Ngọ, tức 13/11/1942, tại thôn “Me Vừng,” làng Phụng Viện thượng Hải Dương, Bình Giang, Hải Dương—nhưng trên khai sinh, đề ngày 6/0/1942—tôi có một lá tử vi khá kỳ lạ. Giáo sư Nguyễn Bỉnh Tuyên—một lãnh tụ Đại Việt Quốc Xã, thày dạy kèm chữ Pháp cho tôi trong hai năm Đệ Tam, Đệ Nhị (1957-1959)—nói tôi có số “ở tù;” nên “ở lính” có thể giải thích như ở tù. Mãi tới năm 1971, bác Phan Vọng Húc—bạn cha tôi ở Hải Dương, phụ thân nhà thơ Phan Lạc Giang Đông—mới đưa ra lời giải đoán khá chính xác: Tôi có số “Ngựa Trời,” sẽ xuất ngoại, đỗ đại khoa, và thọ tới hơn 70.

Ngày ấy, mới từ Hạ Lào trở về—mang cấp bậc đại úy trừ bị Pháo Binh Dù—tôi đề cập đến chuyến hành quân qua Căm Bốt và Lào, nhưng bác Húc nghiêm sắc mặt khẳng định: “Số anh phải xa cha mẹ, quê hương. Có đi xa mới thành đạt.” Lời bác thật ứng nghiệm. Mùa Xuân Buồn Thảm 1975—do những tao ngộ rất tình cờ, một tội nhân của chế độ Thiệu-Khiêm-Viên như tôi, qua sự trợ giủp của rất nhiều người, đặc biệt là Chuẩn Tướng Phan Phụng Tiên, Đại úy KQ Phong, Thượng sĩ Huệ, v.. v..—tôi bay từ Tân Sơn Nhứt ra Côn Đảo, rồi sáng 30/4/1975, chạy qua Phi-lip-pin, tới Fort Chaffe tối 9/5/1975, và cuối cùng ngày 4/8/1975, Eau Claire [Nước Trong] Wisconsin. Mười hai năm sau, khi từ Pháp trở lại Mỹ, Huỳnh Sĩ Nghị giúp tôi đoàn tụ với người yêu đầu đời, rồi vui hưởng cuộc hôn nhân đã hơn ba chục năm. Năm 1991, mẹ tôi, ba cô em, gia đình anh chị Triệu được di cư, đoàn tụ với chúng tôi ở Houston, Texas. Nhiều hơn một lần gợi nhớ đến lá tử vi của bác Phan Vọng Húc, tôi nghiêng dần về thuyết “Người muốn, nhưng Trời định.”

Chỉ riêng cha tôi—một cựu hương sư, từ năm 1945 vào tù, ra khám các chế độ Việt Minh, Pháp-Bảo Đại, Mỹ-Ngô Đình Diệm chỉ vì lòng yêu nước và đảng tịch Đại Việt—đã mất sớm, khi mới 62 tuổi. Cha sinh ngày 27/3 Mậu Ngọ [27/4/1918].  mất ngày 4/4/1979 ở Sài Gòn. Trong tài liệu tuyên truyền của Trần Huy Liệu, cha tôi và Chánh tổng Vũ Duy Đạo bị liệt kê như “Đại Việt cực kỳ phản động.”

Mẹ, vốn họ Phạm—nhưng sau nhiều lần sắm sẵn áo tang, khăn sô tìm mộ cha—đối thành họ Vũ trong giấy thế vì khai sinh và căn cước. Sau 1975, mẹ thêm một lần thăm nuôi anh Triệu khi anh bị đưa ra bắc “cải tạo”—một thuật ngữ “ngu dân, lừa dư luận” qua việc “biến nhà tù thành trường học.” Khi định cư ở Mỹ, mẹ vẫn giữ tên tuối ở Việt Nam. Nhưng đời sống tinh thần và vật chất, cũng như sức khoẻ cải thiện hơn, nhờ sự hiếu thảo của ba cô em gái, cùng hệ thống an sinh xã hội và y tế cao của nước Mỹ.

Mười năm qua, sau cuộc kích tim, phải nhập viện điều trị, sức khoẻ suy yếu—không thể bay hay đi xa—tôi tự thu rút vào cảnh tự cô lập, tránh mọi giao tiếp, tập trung vào việc hoàn tất một bộ sử Việt Nam theo lịch Tây bằng tiếng Việt dựa theo chữ cái Latin. Như một đền đáp cho quê cha, đất Tổ, và dân tộc thường nấu cơm bằng mổ hôi, nước mắt và máu; sau 39 năm làm người Việt, lưu lạc từ bắc vào nam, hoang phí 12 năm trong cuộc chiến ủy thác, tiền đồn 1950-1975, hay 1945-1975, nếu muốn. Hai tập Viết Từ Chân Đền Hùng (2016) và Nhục Hận Biển Đông Nam Á: Kiện Hay Không Kiện? (2015-2016)—ký tên Vũ Ngự Chiêu và Hoàng Đỗ Vũ—là hai biên khảo chuyên nghiệp đầu tiên trình làng, qua tổ hợp xuất bản Hợp Lưu, California, do Đặng Hiền chủ trương.

Vì thế, tôi đã hơn một lần chẳng vui vẻ gì khi từ chối lời đề nghị sinh hoạt của các thân hữu như Nguyễn Gia Kiểng, Huỳnh Sĩ Nghị, Trần Thanh Hiệp, v.. v...—nói theo Giảng sư John R W Smail, thày đỡ đầu luận án của tôi tại Madison, Wisconsin, nhưng bị bệnh nan y mất trí nhớ từ thập niên 1980—buông trôi đời mình theo dòng lịch sử tự nhiên của con người.

Thứ Sảu, 5/10/2018—trước sinh nhật trên khai sinh một ngày—tôi đón một món quà chính trị mình không muốn chấp nhận: Brett Kavanaugh, 53 tuổi, sẽ ra trước Thượng Viện chiều hôm sau, được tín nhiệm với số phiếu 51-49 hoặc 50-48, để trở thành Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện thứ 9, bị bỏ trống từ sau ngày Kennedy về hưu vào cuối tháng 7/2018.

Ba Thượng Nghị sĩ Jeff Flake (Cộng Hòa, Arizona), Susan Collins (Cộng Hòa, Maine), và Joe Manchin (Dân Chủ, West Virginia) tuyên bố họ sẽ bỏ phiếu thuận. Chỉ có TNS Lisa Murkowski (CH, Alaska) tuyên bố bỏ phiếu chống, nhưng cuối cùng chỉ nói “có mặt.” Ý kiến của Thẩm phán Tối Cao Cộng Hòa về hưu John Stevens (1975-2010), cùng hơn 2,400 giáo sư Luật toàn quốc rằng Kavanaugh không xứng đáng vào Tối Cao Pháp Viện bị tảng lờ. Sự phản kháng của hàng ngàn người biểu tình ở DC—khiến 302 người bị bắt giữ hôm 4/10—cùng hàng triệu công dân Mỹ trên toàn quốc ngày 5 và 6/10/2018 bị Mitch McConnell và Charles Grassley gọi là “mob justice,” “search and destroy,” trong kế hoạch “false mear.” Donald J Trump và nhóm luật sư Nhà Trắng, dĩ nhiên, hớn hở tuyên bố chiến thắng. Với số phiếu 50-48, một dụng cụ pháp lý mới vừa được nhào nặn đặt vào Tối Cao Pháp Viện để bảo vệ cha con Trump và bầy cận thần tội phạm đang là đối tượng điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert S Mueller từ ngày 17/5/2017, và đang đối diện những cơn bão tư pháp về các tội danh trốn thuế [tax evasion], lừa đảo [outright fraud], vi phạm luật bầu cử [co-conspirators], xách nhiễu tình dục [gang rape, sexual miscoducts, NDAs, hush money], tham nhũng [emolument clause], cản trở công lý [obstruction of justice, vi phạm bộ hình luật năm 2002] và nhất là liên hệ với tình báo Nga [Russian collusion] để được đắc cử năm 2016. Willam D Cohen và A Sammuel Patten đã đồng ý nhận tội. Paul J Manafort cũng đã hợp tác toàn diện với chính phủ. Chỉ còn lại nhóm Roger Stone, Andrew Miller, v.. v...

Nhưng người tính, Trời quyết định. Cuộc phấn đấu của đại đa số thầm lặng Mỹ sẽ tiếp tục, vì Trump và thuộc hạ đã ngưng hành động như những viên chức liên bang có ý thức trách nhiệm. Cuộc bầu cử 6/11/2018 sẽ là cơ hội đầu tiên loại bỏ những phần tử tội phạm khỏi lưỡng viện Quốc Hội. Nếu Đảng Cộng Hòa mất đa số ở Hạ Viện và Thượng Viện, Trump và Kavanaugh, v.. v... sẽ bị “impeached”—tức truy tố về hình tội. [Xem Ph Bn 22]

Việc bổ nhiệm Kavanaugh và những phiên tòa xét xử cận thần cùng các nhân viên trong ban tranh cử 2016 của Trump cũng thu hút khá nhiều thời gian, khiến tôi chỉ hững hờ theo dõi các biến động trong nước—từ các vụ truy tố và xét xử những đại gia quyền lực tham nhũng, cuộc phản kháng của dân chúng với kế hoạch Đặc Khu Kinh Tế Ba Đồn, Phú Quốc, v.. v.., hay cái chết của Phan Văn Khải, Trần Đại Quang, Nguyễn Cống, v.. v... Hơn nữa, thông tin báo chí—đặc biệt những dữ liệu quảng bá qua các guồng máy tuyên truyền đủ màu sắc—chưa đủ cơ sở cho kết luận sử học.

Bởi thế, xin trở lại với nghiên cứu hơn nửa thế kỷ về cuộc chiến Việt Nam, 1945-1975. Như một món quà tinh thần cho tuổi trẻ—sức sống và rường cột tương lai.

 

Mùa Thu 1945: Nhng S Thc Bị Che Đậy

 

Ngày Thứ Bảy, 6/10/2018, cũng gợi nhớ đến giai đoạn lịch sử mờ tối của mùa Thu 1945, bảy mươi ba năm trước. Ngày tháng lịch Tây cứ 73 năm trở lại thứ tự giống nhau. Ngày Thứ Sáu, 5/10/1945, 73 năm trước, cuộc chiến 30 Năm của Việt Nam đang khởi đầu vì âm mưu hiểm độc của liên minh tội phạm chiến tranh Pháp-Bri-tên. Tướng Jean Philippe Leclerc de Hautecloque (1912-1947), Tổng Tư lệnh quân viễn chinh Pháp [FEFEO] từ ngày 22/6/1945, đến Sài Gòn chính thức điều khiển cuộc tái chiếm Đông Dương bằng sức mạnh quân sự theo lệnh Thủ tướng Charles de Gaulle, cùng sự khuyến khích và yẩm trợ của Đô Đốc Louis Moutbatten, Tổng Tư lệnh Mặt Trận Đông Nam Á [South East Asia Command] tại Kandy, Ceylon [Sri Lanka]. Ba ngày trước nữa, Tướng Douglas D Gracey đã bắt tù binh Nhật áp lực Y sĩ Phạm Ngọc Thạch—Bộ trưởng Y Tế, có vợ Pháp, đại diện Lâm Ủy Hành Chính Kháng Chiến Nam Bộ, đã di tản khỏi Sài Gỏn—chấp nhận ngưng bắn và thương thuyết với Đại Tá Jean Cédille từ 2/10 tới 6/10/1945—trong khi chờ đợi Leclerc cùng lực lượng Pháp lũ lượt kéo vào miền Nam Đông Dương. Thời gian đình chiến được triển hạn tới 8/10/1945, vì Lữ Đoàn 100 Gurkha của Gracey chỉ được không vận tới Sài Gòn vào ngày này, do khan hiếm xăng nhớt. Trong khi đó, biệt kích [commando] và một đơn vị Bộ Binh Pháp mới chỉ đổ bộ xuống Vũng Tàu. Liên quân Gurkha Bri-tên, cựu tù binh Pháp, và tù binh Nhật vẫn bị cầm chân trong phạm vi Sài Gòn.

Lực lượng Lâm Ủy Hành Chính-Kháng Chiến Nam Bộ cũng mới được tăng cường 1,880 cựu tù nhân Côn Đảo—gồm những cán bộ kinh nghiệm như Lê Duẩn, Phạm Văn Thiện [Phạm Hùng], Tôn Đức Thắng, v.. v…— cùng lực lượng trộm cướp Bình Xuyên, khiến hàng ngũ phe “không Cộng Sản” như Cao Đài, Hòa Hảo, Việt Nam Quốc Dân Đảng bị suy yếu, mất dần thế chủ động. Cuộc thảm sát những phần tử trí thức và địa chủ hợp tác với Pháp như Kỹ sư Canh Nông Bùi Quang Chiêu, hay một số chính khách/ký giả tả phái—tự nhận Đệ Tứ “Cộng Sản” hay Trốt Kít, như Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, v.. v..—theo lệnh Mat-scơ-va mà Linov Nguyễn Sinh Côn (1892-2/9/1969)—không phải “Nguyễn Sinh Cung” như tài liệu tuyên truyển Việt Cộng bịa đặt— mang về vào cuối năm 1938 càng khiến hôn ám tình hình miền Nam. Từ ngày 2/9/1945 Côn đã công khai hoá thân thành Hồ Chí Minh [HCM], Chủ tịch “Chính phủ Nhân dân Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa,” tuyên đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập thứ hai của Việt Nam trong vòng sáu tháng. [Xem Ph Bn 21]

Tất cả 15 bộ trưởng đều liệt kê dưới tuyên ngôn độc lập trên. Hồ Chí Minh (Chủ tịch kiêm Ngoại Giao), Trần Huy Liệu (Tuyên Truyền), Võ Nguyên Giáp (Nội Vụ), Chu Văn Tấn (Quốc Phòng), Dương Đức Hiền (Thanh Niên), Nguyễn Văn Tố (Cứu Tế), Nguyễn Mạnh Hà (Kinh Tế), Phạm Ngọc Thạch (Y tế), Vũ Trọng Khánh (Tư Pháp), Phạm Văn Đồng (Tài Chính), Đào Trọng Kim (Giao Thông Công Chính), Vũ Đình Hòe (Giáo Dục), Lê Văn Hiến (Lao Động), Cù Huy Cận, và Nguyễn Văn Xuân (không bộ nào)].

Từ thập niên 1990, tư liệu văn khố Nga và Pháp mới giúp điều chỉnh lại những “khoảng đời bí mật” của Côn và thuộc hạ thân tín được sao đi chép lại trong khối văn sử chiến tranh lạnh cổ điển Âu Mỹ. Những người quá tin vào tài liệu tuyên truyền của Đảng CSVN—đã được hiệu đính nhiều lần để tìm cho Côn một hệ tư tưởng riêng, tùy theo mục tiêu chiến lược—đã thản nhiên ghi Côn (Nguyễn Ái Quốc) “tái xuất hiện năm 1941,” hay Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp bị cầm tù sau cuộc nổi dạy của Đảng CSĐD năm 1930-1931, v.. v.. (Xem, chẳng hạn, Ken Post, Revolution, Socialism and Nationalism in Vietnam, 5 vols (Belmont, CA: Wadsworth, 1989), vol I, tr. 66-7). Phần đông tư liệu là thông tin hạng hai, hạng ba dựa theo các nghiên cứu cổ điển Pháp, và tài liệu tuyên truyền của Đảng CSVN nên không chính xác và thiếu nhất quán. Đồng chẳng hạn bị tù 10 năm khổ sai vì dính líu vào việc Tôn Đức Thắng cho lệnh thảm sát Lê Văn Phát, Thư ký xứ ủy Việt Nam Thanh Niên Kách Mênh Đồng Chí Hội, vào tháng 12/1928 tại đường Barbier, Tân Định. Võ Giáp (1911-2013) vào tù vì tham gia Tân Việt Cách Mạng Đảng tại Huế. Giáp chỉ học hết năm thứ hai trường Luật Hà Nội, không là Tiến sĩ Sử học hay Khoa trưởng Luật Khoa Hà Nội. Tới tháng 6/1940, Đồng và Giáp mới được Côn làm lễ tuyên thệ Đảng CSĐD tại Côn Minh (Vân Nam). Thực ra, Hoàng Văn Hoan, Hạ Bá Cung [Hoàng Quốc Việt], Giáp, Cao Hồng Lãnh, Chu Văn Tấn, Hồng Hà, v.. v.. cũng đã tiết lộ ít nhiều bí ẩn về Mặt Trận Việt Minh cùng Côn trong giai đoạn 1939-1945. (Xem Nguyễn Lương Bằng, ed, Về Nguồn (Hà Nội: 1977); Hồng Hà, Bác Hồ trên đất nước Lê Nin (Hà Nội: 1980), v.. v...) Trong thời “Đổi mới,” các học giả Việt  còn công bố thêm nhiều tư liệu văn khố Đệ Tam Quốc Tế liên quan đến Linov Côn, Litvinov Lê Huy Doãn, Cinitchkin Hà Huy Tập  trong thời gian Côn biệt tích từ 1932, kể cả Chúc thư hay ngày chết đã bị Lê Duẩn sửa chữa. (President Ho Chi Minh’s Testament (Ha Noi: The Gioi, 2001); và những biên khảo của Marr, Chính Đạo, Duiker, Brocheux, Sokolov,v.. v..)

29/8/1945: Hai chi đội [100 người] Quân Giải Phóng của Việt Minh vào Hà Nội. (Marr, 1995:514-15;

29/8/1945: Võ Giáp thư cho Tổng Lãnh Sự Tsukamoto Takeshi, Tổng Thư Ký Đông Dương từ 19/4/1945 [thay Đại sứ Matsumoto, về nước ngày 14/5/1945] v/v thành lập chính phủ lâm thời. Giáp yêu cầu bàn giao Dinh Toàn Quyền và Ngân hàng Đông Dương [BIC]. Ngày 30/8/1945, Tsuchihashi giao quyền cho VM, ngoại trừ trụ sở Kempeitai và BIC. (Marr, 1995:516). 30/8/1945: Tsushihashi trao quyền kiểm soát cảnh sát cho VM. (Marr, 1995:516-17). [Xem 3/9/1945]

Ngày 1/9/1945, lính VM gác ngoài Dinh Toàn Quyền, Hà Nội. (Marr, 1995:516-17).  

 

Trong những ngày tháng đầu của Cuộc Chiến 30 Năm, Linov Nguyễn Sinh Côn và Chính Phủ Lâm Thời ở Hà Nội—phần nào do sự can thiệp của tình báo Mỹ—được tạm thời yên ổn tại Hà Nội cho tới cuối năm 1946—để xây dựng hạ tầng cơ sở một quốc gia mới, cỏ Quốc Hội và quân đội, công an, cảnh sát, đồng thời thương thuyết với chính phủ Pháp—trong cuộc chơi biển lận ngoại giao. Đồng thời, do sự khích động của các guồng máy tuyên truyền Tàu, Pháp, Nga, cuộc đương đầu “Cộng Sản”-“chống Cộng” từ thập niên 1920 ngày thêm nghiệt ngã, sắt máu—dù rất người hiểu Cộng Sản là gì. Rồi từ năm 1947—sau khi cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Nga (1947-1991) khởi sự, người Việt chìm đắm trong cuộc nội chiến ủy thác, chĩa khí giới vào nhau mà hò hét, tàn sát, trong khi đám đông nấu cơm bằng máu, mồ hôi và nước mắt. Chỉ có những tên tội phạm cai thầu chiến tranh vênh váo với quyền lực, chức danh và những tài sản sỉn tanh mùi máu.

Đã có nhiều nỗ lực để giải thích cuộc cách mạng tháng 8/1945, nhất là sự thành công của Việt Minh. Tuy nhiên, những vấn đề chủ thuyết cách mạng, thực dân và ái quốc [yêu nước] đã khiến các tác giả đương thời nhức đầu. Người Pháp, chẳng hạn, đã tự trách và hờn oán đồng minh hay thế lực thù nghịch, tức Nhật Bản, đã kích thích và yểm trợ một chính quyền sinh ra trong lúc hỗn loạn. Những người không Cộng Sản tự tìm thấy lời biện hộ cho sự thất bại quốc quân Trung Hoa không thẳng tay tiêu diệt Việt Minh, sự nhu nhược của chính phủ Trần Trọng Kim và Ủy Ban Chính Trị Bắc Bộ, hay sự dối trá, xảo quyệt và tàn nhẫn của Cộng Sản. Trong khi đó, phe Cộng Sản tự hào giải thích chiến thắng của họ do sự “ứng dụng sáng tạo chủ thuyết” Marxist-Leninism vào điều kiện cách mạng của xã hội Việt Nam,” hay sự tổ chức hữu hiệu và phán đoán thời cơ một cách thích hợp.

Chỉ có những mảnh vụn sự thật trong các luận cứ trên. Mặc dù Đảng CSĐD cực kỳ khôn khéo trong công tác dân vận và vũ trang tuyên truyền khai thác những sự căng thẳng tạo nên dưới thời Pháp thuộc và giai đoạn Nhật chiếm đóng quân sự, chiến thắng tháng 8/1945 chỉ là một cuộc đảo chính [coup de force].

Cuộc cách mạng 1945 thực ra đã khởi phát từ tháng 3/1945, dưới một chế độ hoàn toàn khác. Vào tháng 8, Côn và thuộc hạ chỉ khởi đầu một giai đoạn mới của cuộc cách mạng 1945—nhiều bạo lực và quá khích hơn—nhưng vẫn còn xa, thật xa, một cuộc cách mạng gọi là công nhân vô sản [a revolution of the so-called proletariat]. Chỉ có những chuyên viên tình báo Pháp và Mỹ mới suy đoán ra giai đoạn thứ hai của cán bộ Leninist-Stalinist—tức cuộc cách mạng vô sản [proletariat revolution], sau cuộc cách mạng dân tộc.

Proletariat: French: prolétariat; Latin: proletarius. 1. the propertyless class of ancient Rome, constituing the lowest class of citizens. 2. the class of industrial wage earners who must earn their living by selling their labor; 3. the poorest class of working people; Proletarian: a member of the proletariat.

 

Nhưng Pháp ở vào thế bị nghi ngờ là sử dụng thủ thuật “chia để trị;” trong khi Liên bang Mỹ chỉ muốn làm nhà quan sát, không nhúng tay [hands-off]. Guồng máy tuyên truyền của Việt Minh cũng tìm cách che đậy gốc gác “Cộng Sản,” khai thác tối đa sự mâu thuẫn Pháp-Mỹ-Trung Hoa để lợi dụng bất cứ ai có thể lợi dụng được hầu giành độc quyền cai trị cho Đảng Cộng Sản Đông Dương [CSĐD]. Chỉ từ năm 1975, sau khi những lá bài đã lật ngửa, người ta mới thấy rằng sự im lặng về mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa trong Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945, không có nghĩa Linov Côn và thuộc hạ thiếu quyết tâm thực hiện chế độ mà họ đã hiểu và gọi sai là “Cộng Sản” [gongchan, dịch sai từ communisme] theo gương những người vừa là đồng chí, vừa là anh em “Zhonghua gongchandang” như Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, hay Mao Nhuận Chi, Lưu Vị Hoàng, v.. v.. Một điểm đáng ghi nhớ khác là tiếng “Tạo hóa” mà Côn dịch từ tiếng “Creator”—theo quan điểm thần học Ki-tô. Ít nữa từ này cũng khiến một số giáo mục và trí thức Ki-tô tạm thời chỉ hoài nghi quan điểm tôn giáo của Hồ, vì theo Karl Marx, không có Thượng đế (hay Tạo hóa)—và, tôn giáo chỉ là một thứ thuốc phiện tinh thần. Hai chữ “Tạo Hóa” này hẳn đủ khả năng trấn an giới giáo mục và trí thức Ki-tô hiện diện tại vườn hoa Ba Đình.

[Thực tế, từ ngày 20/9/1945, Tướng Philip E Gallagher, cố vấn của Lư Hán, có mặt tại Hà Nội tới tháng 11/1945,  đã khẳng định Linov Côn là một tay cách mạng Đệ Tam Quốc Tế lão luyện].

 

Ph Bn 21

Thứ Bảy, 1/9/1945 [25/7 Ất Dậu]: Võ Giáp ký Sắc lệnh ngày 1/9/1945, đặt Hà Nội vào tình trạng giới nghiêm. (Việt Nam Dân Quốc Công Báo, số 1, ngày 29/9/1945; David G. Marr, Vietnam 1945: The Quest for Power (Berkeley, CA: Berkeley Univ Press, 1995), p 519n190.

* Hà Nội: Thiếu Tá Archimedes Patti gặp Hồ, Giáp và Giám trong bữa ăn tối. David G. Marr ghi thêm buổi gặp mặt ngày 1/9/1945. (Patti, 1980:233, 243-47; Marr, Quest for Power, 1995:500-1).

Ngoài ra còn nêu lên nghi vấn về quốc hiệu đầu tiên của chính phủ lâm thời ngày 27 hoặc 28/8/1945. Tài liệu đương thời ghi ngày 3/9/1945 còn qui định quốc hiệu là Chính Phủ Dân Chủ Việt Nam Cộng Hòa. Sau này mới sửa thành Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; Marr, Quest for Power, 1995: 503n131).

Cứu Quốc: 24/8/1945: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và motto: Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc (Các vua cuối, III:950.

Ngày 8/9/1945, trong nghị định bổ nhiệm Ngô Đình Nhu, làm Giám đốc nha lưu trữ công văn và thư viện toàn quốc, ghi: Chính phủ lâm thời Nước Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam.

- Patti báo cáo Việt Minh rất có tổ chức. Pháp phải giao thiệp với VM. Trong tương lai ta phải giao thiệp với VM. (Spector, 1983:59)

UBCMND Bắc Bộ, với Nguyễn Xiển làm Chủ tịch, họp với UBNDCM của 13 tỉnh [đến ngày 2/9/1945].

Hồ ra 3 sắc lệnh về cải tổ giáo dục:

Từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc, biết viết; trong vòng 1 năm; lập lớp học bình dân buổi tối; bỏ ngạch học quan. (Dân Chủ, 10/9/1945).

Lính VM thay lính Nhật "bảo vệ" dinh Toàn Quyền, chỗ tạm trú của phái đoàn quân báo Pháp tự do Jean H Sainteny.

* Ninh Bình: Việt Minh vây đánh một căn cứ Đại Việt Duy Dân ở Nga My, Xích Thổ, thuộc Gia Viễn, Ninh Bình. ĐVDD chết 8, 26 bị bắt. (CQ, 12/9/45).

[1/9/1945]* Sài Gòn, 15G00: Trung úy Emile R. Connasse và Toán điều tra tù binh Embankment của Sở Tình Báo Chiến Lược [OSS] Mỹ nhảy dù xuống Sài Gòn. (Spector, 1983:66)

* Paris: Đô Đốc/Linh mục Cao ủy Georges Thierry d'Argenlieu chào từ biệt Thủ tướng Charles de Gaulle, chuẩn bị qua Đông Dương.

Chủ Nhật, 2/9/1945 [26/7 Ất Dậu]:

* Tokyo: Lễ đầu hàng của Nhật trên boong pháo hạm Missouri. Tướng Douglas McArthur, Tổng Tư Lệnh Thái Bình Dương, chủ tọa.

Tướng Philippe Leclerc de Hautecloque (1912-1947), Tổng Tư lệnh quân viễn chinh Pháp [FEFEO] từ ngày 22/6/1945, đại diện Pháp. (Journal de marche, 1/7-31/12/1945; SHAT (Vincennes) 10H 161/2)

23/8/1945Leclerc thông báo cho Guillebon là sẽ đặt BCH/Tiền Phương bên cạnh BTL SEAC của Mountbatten tại Kandy, Ceylon [Sri Lanka]. Yêu cầu gửi tiêu lệnh truyền tin, và thông báo về Trung đoàn Madagascar. Yêu cầu gửi Đoàn Massu càng sớm càng tốt. Tel 350/RB Arrivé, ngày 23/8/1945, 5G30, FEFEO Avant Kandy gửi EMGDN Paris; CAOM (Aix), INF, c. 125, d. 1123.

24/8/1945: Leclerc yêu cầu gửi Đoàn Massu qua Viễn Đông bằng phương tiện Pháp. Tel 354/RB Arrivé, ngày 24/8/1945, 2G30, FEFEO Avant Kandy gửi EMGDN Paris; CAOM (Aix), INF, c. 125, d. 1123.

* India: Leclerc tới Calcutta. Gặp Đại tá Roos, chỉ huy trưởng DGER, Tướng Zinovic Pechkoff, Đại sứ Pháp tại Trung Hoa, và Jean de Raymond. Gửi báo cáo đầu tiên cho d'Argenlieu.(1985:36) [Xem 28/8/1945]

Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tạo, Phạm Ngọc Thạch gặp Jean Cédile.

* Ceylon: Leclerc viết thư cho Tưởng Giới Thạch.

27/8/1945: Leclerc báo cáo với d’Argenlieu về tình hình chính trị.

Những thành phần Bolshevick ở BK phát động phong trào thống nhất ba miền dưới quyền Bảo Đại. Ngày 20/8/1945, đại diện Bảo Đại tuyên bố ở Sài Gòn nền độc lập của VN và sự sát nhập Nam Kỳ vào Đế Quốc Việt Nam. Phe tả của VM xuất hiện ở NK. Những cuộc biểu tình ở Sài Gòn tuyên bố độc lập của NK. Phe cực hữu ở BK chống Pháp dữ dội, muốn được Mỹ bảo đảm nền độc lập.

Trong khi đó Tướng Wedemeyer ở TH tuyên bố việc cho Alessandri vào BK sẽ tùy thuộc một cuộc điều tra của tình báo Mỹ về thái độ người Việt đối với Pháp.

Tình hình tại Lào tuyệt hảo. Ở Cam Bốt cũng tốt. Dự trù gửi 120 lính Pháp vào cuộc hành quân chiếm Sài Gòn của Bri-tên. Những nỗ lực liên lạc với các toán gửi vào Hà Nội và Sài Gòn thất bại.

Trước hiện tình, tôi đồng ý với Bộ Tham Mưu ở đây là phải tái chiếm Đông Dương bằng vũ lực.

Hoạt động chính trị dựa trên quân lực Mỹ rất đáng ngờ, và sẽ gặp khó khăn.

Tôi lập lại yêu cầu xin gửi các đơn vị của SĐ 2 [tăng] và 9 bộ binh.

Sĩ quan Pháp tham dự lễ đầu hàng ở Burma. Tôi sẽ đi Tokyo ngày Thứ Sáu, [31/8].

Đề nghị thận trọng trong những lời tuyên bố và chương trình phát thanh về tương lai Đông Dương.

Tel 362/RB Arrivé, ngày 27/8/1945, 13G43, FEFEO Avant Kandy gửi EMGDN Paris; CAOM (Aix), INF, c. 125, d. 1123.

Although skeptical of British intentions, de Gaulle arranged for the incorporation of the French Expeditionary Corps into SEAC.  Mountbatten and British War Secretary John Lawson met with Leclerc in Kandy in late September and agreed that Valluy’s 9th Division would be shipped to Indochina in November. Letter of 28 Sept 1945, de Gaulle to Leclerc; CARAN (Paris), 72 AJ 539.

 

* Hà Nội, 2 giờ chiều: Hồ Chí Minh [HCM] tuyên bố độc lập với Nhật.

Trên khán đài tại bãi Cột Cờ, Hà Nội—thường được biết như rond point [đô hội] Puginier, tên cựu Giám mục Đường Ngoài Tây, từng góp công lớn vào cuộc chiếm đóng miền bắc của Pháp trong hai thập niên 1870-1880, mới được đốc lý Trần Văn Lai đổi tên thành Công Viên Ba Đình một tháng trước—giữa rừng cờ đỏ cùng biểu ngữ, bích chương, xuất hiện một người đàn ông trung niên xa lạ, gầy yếu, tóc hoa dâm, hàm râu cằm lưa thưa, vừng trán nở rộng quá khổ, trong chiếc áo loại bốn túi ka-ki vàng cũ kỹ. Hồ Chí Minh—“người cực kỳ sáng suốt,” bậc “tu tập đại thành”—nhân vật xa lạ gây sôi nổi dư luận từ ngày 24/8/1945, khi Cứu Quốc, cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt Minh do Trần Huy Liệu chủ biên, đăng danh sách “chính phủ Nhân dân lâm thời” với Hồ làm Chủ tịch, qui tụ những cán bộ tự nhận hay bị viên chức Pháp gọi là “Cộng Sản” hay tả phái như Trần Huy Liệu, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng, Chu Văn Tấn, Dương Đức Hiền, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Phạm Văn [Ngọc] Thạch, Nguyễn Hữu Đang, "cùng nhiều vị nữa."  (1)

1. Cứu Quốc (Hà Nội), số 31, 24/8/1945. Tại hải ngoại, trong thập niên 1970-1980 xuất hiện tên tắt “HCM” [Hoàng Cơ Minh], một thủ lĩnh “10,000 kháng chiến quân bịp” trong nước để làm giàu đường tắt. Xem Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi, 3 tập (Houston: Văn Hoá, 2002-2004); Nguyên Vũ, Một Ngày Có ... 26 Giờ: Những Bí Ẩn Quanh Vụ Mặt Trận William Nakamura Thua Kiện Giới Báo Chí  (Houston: Văn Hoá, 1995), tr 2, 7-8, 23, 40, 70, 113, 192, 250-281 [Phụ Bản Hoàng Cơ Định/Dean Nakamura trốn thuế].

 

Chính phủ lâm thời này được quyết định tại Hội nghị Tân Trào ngày 17-18/8/1945, sau khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng. Thi và Đang thuộc Văn hóa cứu quốc hội trong Mặt Trận Việt Minh. Ngày 26/8, HCM cho lệnh Đặng Xuân Khu, Tổng Thư ký Đảng Cộng Sản Đông Dương [CSĐD] lập một danh sách mới, 15 người; rút tên Bằng, Thi và Đang. Tám [8] người mới là Nguyễn Văn Tố, Vũ Đình Hoè, Vũ Trọng Khánh, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Xuân, Đào Trọng Kim. Ngày 5/9/1945, VHCQH họp đại hội, bầu BCH mới: Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Hữu Đang, Đặng Thái Mai, Tráng?, Nguyễn Huy Tưởng. Ra công khai tờ Tiền Phong. (2)

2. “Cuộc khoáng đại hội nghị của Văn hóa cứu quốc hội;” Cứu Quốc (Hà Nội), số 39, 10/9/1945, tr. 2.

Ngày 24/8/1945, từ Hà Nội, trưởng toán tình báo M-5 Pháp tự do, Jean H Sainteny báo cáo về Calcutta: Nhật đã trang bị vũ khí cho Việt Minh, đi ngược tinh thần quyết định của Hội Nghị Potsdam (22/7-2/8/1945). (Jean Sainteny (Roger), La paix manquée (Paris: 1953), tr 85).

 

Phải nhiều ngày tháng, nếu không phải nhiều thập niên sau, dân Việt mới biết rõ hơn lý lịch Hồ Chí Minh. Thời điểm này, người phỏng đoán HCM là “Nguyễn Ái Quốc,” một cán bộ Quốc Tế Lao Nông kỳ cựu, vì ngày 29/8, các cơ quan tuyên truyền của Mắt Trận Việt Minh mới đăng “Thư tâm huyết” của “lão đồng chí Nguyễn Ái Quốc.” Tại Côn Đảo, ngay các tù nhân “Cộng Sản” càng bàn tán không ngớt. (3) 3. "Thư tâm huyết của lão đồng chí Nguyễn Ái Quốc;" Cứu Quốc (Hà Nội), 29/8/1945: [22/7 Ất Dậu]; Mai Chí Thọ, Những mẩu chuyện đời tôi (TP/HCM: Công An Nhân Dân, 1995), tr. 101.

Tuy nhiên, điều này không đáng lưu tâm, ít nữa ngay trong chiều 2/9. Đáng chú ý nhất là “chí sĩ” già xa lạ—được Yên Sơn nào đó ghi sinh năm 1891 tại Nghệ An—không súng sính trong chiếc áo dài và khăn xếp gấm, hay bộ Âu phục may đo theo kích thước, mà có vẻ xuề xòa, bình dân với chiếc áo bốn túi ka-ki theo kiểu “cách mạng Tàu.” (4) 4. Nhiều khúc phim tài liệu về Hồ trong ngày 2/9/1945 này đã được trình chiếu. Chúng tôi sử dụng bài tường thuật của  Hồng Hà, “Cuộc Mít-tinh và biểu tình tại vườn hoa Ba Đình trong buổi lễ độc lập;” [The Meeting and Demonstration at the Ba Dinh square On the Independence Day [Festival];” Cứu Quốc [National Salvation] (Hà Nội), số 36, 5/9/1945. Sau thời điểm này, cơ quan tuyên truyền Cộng Sản sửa chữa theo lệnh trên hoặc ý thích.

 

Điều đáng ghi nhớ khác nữa là trong lễ thượng kỳ các tân Bộ trưởng biểu diễn cách chào kính “cách mạng” bằng nắm đấm đưa lên ngang thái dương, trong khi ban quân nhạc cử hành bài Tiến Quân Ca. Rồi, với khẩu âm Nghệ, Hồ tuyên đọc một văn kiện lịch sử—Tuyên ngôn độc lập, “với chữ ký của 15 Bộ trưởng chính phủ cách mạng lâm thời thứ hai,” mới thành lập ngày 27/8. (5)

5. Theo Vũ Đình Hoè, chính phủ lâm thời họp lần đầu tiên chiều 27/8. Cả 15 Bộ trưởng đều có mặt. [733], ký tên vào dự thảo Tuyên Ngôn Độc Lập. HCM quyết định ra mắt chính phủ ngày 2/9/1945. Idem., Hồi ký Vũ Đình Hoè (Hà Nội: Nhà Văn, 2004), tr 733-35; Vu Ngu Chieu, “Political and Social Change” (unpublished PhD dissertation, UW-Madison, Dec 1984), chapt IX. David G. Marr, Vietnam 1945: The Quest for Power (Berkeley, CA: Berkeley Univ Press, 1995), pp 506-7; Cứu Quốc (Hà Nội), ngày 31/8/1945, và Dân Chủ  (Hải Phòng), 31/8/1945.

 

Ngay từ đoạn mở đầu của Tuyên Ngôn, đại đa số quần chúng—được các cơ quan truyền thông Việt Minh nâng lên đến nửa triệu người, đủ mọi lớp tuổi, giai tầng xã hội, nam, nữ, già, trẻ; nhưng dân Hà Nội đã tản cư khá đông, và tổng số chỉ khoảng 100,000—đã bị kích thích về những từ và ý tưởng mới, lạ; không do Hồ phát minh, nhưng trích dẫn từ câu mở đầu của tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776, và Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp năm 1791:

 “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

21/6/2018: Ngày thứ nhất Hè 2018. 230 năm ngày Hiến Pháp Mỹ 17/9/1787 được ratified [New Hamphshire là bang thứ 9 trong số 13 tiểu bang].

 

Lời bất hủ ấy ở trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền [sống, quyền sung sướng và quyền] tự do.

 Nguyên văn: “We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unlienable Rights, that among these are Life, Liberty and the Pursuit of Happiness— . . . . —That whenever any Form of Government becomes destructive of these ends, it is the Right of the People to alter or abolish it, and to institute a new government] Marr, 1981:131n, 374-75 [Đường Kách Mệnh]; Vũ Ngự Chiêu, “Nguyễn Ái Quốc: Người Việt Đầu Tiên Đến Mỹ?;” Hợp Lưu, số 93 (2-3/2007), Tân Niên Đinh Hợi [tr 5-38]

 

Hai chục năm trước, Nguyễn Ái Quấc đã biết đến tài liệu này. Trong “Đường Kách Mệnh” sử dụng cho các đoàn viên Thanh Niên Kách Mạng Đờng Chí Hội, Lý Thụy, tức Hồ, đưa ra một bản dịch khác: Trong lời tuyên ngôn độc lập của Mỹ [đoạn thứ hai] có câu rằng: “Giời sinh ra ai cũng có quyền tự do, quyền giữ tính mệnh của mình, quyền làm ăn cho sung sướng.... Hễ chính phủ nào mà có hại cho dân chúng, thì dân chúng phải đạp đổ chính phủ ấy đi, và gây lên chính phủ khác.” Đường Kách Mệnh,” in lại trong Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn Kiện Đảng Toàn Tập, tập I:1925-1930 (Hà Nội: 1999), tr. 26-7. [Đa tạ bà Trần Thị Nga đã mua tặng một sưu tập từ 1925 tới 1973 ]

Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 [?] cũng nói:

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”

[Every man is born free and equal and enjoys free and equal rights]. (6)

6. Chúng tôi sử dụng và so sánh hai ấn bản Tuyên ngôn độc lập trên Cứu Quốc (Hà Nội), số 36, ngày 5/9/1945, tr 1, 2, và Cờ Giải Phóng (Hà Nội), số 16, 12/9/1945, tr. 1. Những chữ đứng trong ngoặc đứng [brackets]—quyền [sống, quyền sung sướng và quyền] tự do—trong ấn bản Cứu Quốc, nhưng một tuần sau, bị cắt bỏ trong ấn bản Cờ Giải Phóng (chữ nghiêng). Về tuyên ngôn Nhân và Dân Quyền 1791, Hồ đã thêm ba chữ “về quyền lợi” sau chữ bình đẳng. Bản dịch chỉnh hơn: “Người ta sinh ra vốn tự do và bình đẳng; và vui hưởng các quyền tự do và bình đẳng.”

 

Từ nhiều năm trước, chưa một diễn giả nào nói đến những vấn đề “Dân Chủ Cộng Hòa,” “quyền sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc;” “quyền bình đẳng về quyền lợi;” hay “những lẽ phải không ai chối cãi được” một cách lưu loát, thân thuộc như Hồ. Hồ cũng không chỉ trích dẫn những lời hay, ý đẹp của nước Mỹ và Pháp. Ngay sau đó là những lời cáo buộc, tuyên án nặng nề chế độ “bảo hộ” và chủ nghĩa “thực dân” Pháp:

Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ [là có] tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.” (Cứu Quốc (Hà Nội), số 36, 5/9/1945; Cờ Giải Phóng, số 16, 12/9/1945)

 

Sau khi tố cáo Pháp đã ngược đãi dân Việt; về chính trị, không cho một chút tự do dân chủ nào, thi hành những pháp luật dã man, lập ba chế độ ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà ta, xây nhiều nhà tù hơn trường học, tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu, ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân, [obscurantism, dùng thuốc phiện, rượu, cồn, để là cho nòi giống ta suy nhược] đầu độc dân Việt bằng “rượu cồn và thuốc phiện.” Về kinh tế, bóc lột dân chúng tận xương tủy, khiến dân chúng bị nghèo khổ vì sưu thuế nặng nề, tịch thu ruộng đất và tài sản, và độc quyền thương mại. Tệ hại hơn, Pháp đã hai lần “quì gối đầu hàng,” “bán” Việt Nam cho Nhật (năm 1940 và 1945), khiến dân Việt càng thêm khổ sở, mất hai [2] triệu người vì nạn đói. Từ năm 1940, Việt Nam đã trở thành một thuộc địa của Nhật. Pháp chạy, Nhật đầu hàng, dân Việt “đã giành độc lập từ tay Nhật mà không phải Pháp,” đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm. Bảo Đại thoái vị, dân Việt lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ lập nên chế độ Dân Chủ Cộng Hòa. Bởi thế, chính phủ lâm thời tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hòa ước đã ký kết với Pháp, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Một dân tộc gan góc đứng về phía Đồng Minh chống Phát-xít mấy năm nay phải được tự do, phải được độc lập, và theo những nguyên tắc dân tộc bình đẳng của các Hội nghị Tê-hê-răng [Teheran] (1/12/1943) và Cựu Kim Sơn [San Francisco] (26/6/1945, tức Hiến chương Liên Hiệp Quốc, sẽ hiệu lực từ 24/10/1945) các nước Đồng Minh “quyết không thể không nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.”

 

Hồ kết luận:

[Vì những lý lẽ trên, chúng tôi—chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa—trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng]:

 “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.”

 

Tất cả 15 thành viên của “Chính phủ Nhân dân Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa” đều đã ký tên dưới tuyên ngôn độc lập. [Hồ Chí Minh (Chủ tịch kiêm Ngoại Giao), Trần Huy Liệu (Tuyên Truyền), Võ Nguyên Giáp (Nội Vụ), Chu Văn Tấn (Quốc Phòng), Dương Đức Hiền (Thanh Niên), Nguyễn Văn Tố (Cứu tế), Nguyễn Mạnh Hà (Kinh Tế), Phạm Ngọc Thạch (Y tế), Vũ Trọng Khánh (Tư Pháp), Phạm Văn Đồng (Tài Chính), Đào Trọng Kim (Giao thông công chính), Vũ Đình Hòe (Giáo Dục), Lê Văn Hiến (Lao Động), Cù Huy Cận, và Nguyễn Văn Xuân (không bộ nào)].

 

DECLARATION OF INDEPENDENCE OF THE DEMOCRATIC REPUBLIC OF VlET-NAM
(September 2, 1945)

All men are created equal; they are endowed by their Creator with certain inalienable Rights; among these are Life, Liberty, and the pursuit of Happiness.

This immortal statement was made in the Declaration of Independence of the United States of America in 1776. In a broader sense, this means: All the peoples on the earth are equal from birth, all the peoples have a right to live, to be happy and free.

The Declaration of the French Revolution made in 1791 on the Rights of Man and the Citizen also states: "All men are born free and with equal rights, and must always remain free and have equal rights."

Those are undeniable truths.

Nevertheless, for more than eighty years, the French imperialists, abusing the standard of Liberty, Equality, and Fraternity, have violated our Fatherland and oppressed our fellow citizens. They have acted contrary to the ideals of humanity and justice.

In the field of politics, they have deprived our people of every democratic liberty.

They have enforced inhuman laws; they have set up three distinct political regimes in the North, the Center, and the South of Viet-Nam in order to wreck our national unity and prevent our people from being united.

They have built more prisons than schools. They have mercilessly slain our patriots; they have drowned our uprisings in rivers of blood.

They have fettered public opinion; they have practiced obscurantism against our people.

To weaken our race they have forced us to use opium and alcohol.

In the field of economics, they have fleeced us to the backbone, impoverished our people and devastated our land.

They have robbed us of our rice fields, our mines, our forests, and our raw materials. They have monopolized the issuing of bank notes and the export trade.

They have invented numerous unjustifiable taxes and reduced our people, especially our peasantry, to a state of extreme poverty.

They have hampered the prospering of our national bourgeoisie; they have mercilessly exploited our workers.

In the autumn of 1940, when the Japanese fascists violated Indochina's territory to establish new bases in their fight against the Allies, the French imperialists went down on their bended knees and handed over our country to them.

Thus, from that date, our people were subjected to the double yoke of the French and the Japanese. Their sufferings and miseries increased. The result was that, from the end of last year to the beginning of this year, from Quang Tri Province to the North of Viet-Nam, more than two million of our fellow citizens died from starvation. On March 9 [1945], the French troops were disarmed by the Japanese. The French colonialists either fled or surrendered, showing that not only were they incapable of "protecting" us, but that, in the span of five years, they had twice sold our country to the Japanese.

On several occasions before March 9, the Viet Minh League urged the French to ally themselves with it against the Japanese. Instead of agreeing to this proposal, the French colonialists so intensified their terrorist activities against the Viet Minh members that before fleeing they massacred a great number of our political prisoners detained at Yen Bay and Cao Bang.

Notwithstanding all this, our fellow citizens have always manifested toward the French a tolerant and humane attitude. Even after the Japanese Putsch of March, 1945, the Viet Minh League helped many Frenchmen to cross the frontier, rescued some of them from Japanese jails, and protected French lives and property.

From the autumn of 1940, our country had in fact ceased to be a French colony and had become a Japanese possession. After the Japanese had surrendered to the Allies, our whole people rose to regain our national sovereignty and to found the Democratic Republic of Viet-Nam. The truth is that we have wrested our independence from the Japanese and not from the French. The French have fled, the Japanese have capitulated, Emperor Bao Dai has abdicated. Our people have broken the chains which for nearly a century have fettered them and have won independence for the Fatherland. Our people at the same time have overthrown the monarchic regime that has reigned supreme for dozens of centuries. In its place has been established the present Democratic Republic.

For these reasons, we, members of the Provisional Government, representing the whole Vietnamese people, declare that from now on we break off all relations of a colonial character with France; we repeal all the international obligation that France has so far subscribed to on behalf of Viet-Nam, and we abolish all the special rights the French have unlawfully acquired in our Fatherland.

The whole Vietnamese people, animated by a common purpose, are determined to fight to the bitter end against any attempt by the French colonialists to reconquer their country. We are convinced that the Allied nations, which at Teheran and San Francisco have acknowledged the principles of self-determination and equality of nations, will not refuse to acknowledge the independence of Viet-Nam.

A people who have courageously opposed French domination for more than eighty years, a people who have fought side by side with the Allies against the fascists during these last years, such a people must be free and independent.

For these reasons, we, members of the Provisional Government of the Democratic Republic of Viet-Nam, solemnly declare to the world that Viet-Nam has the right to be a free and independent country—and in fact it is so already. The entire Vietnamese people are determined to mobilize all their physical and mental strength, to sacrifice their lives and property in order to safeguard their independence and liberty. Vu Ngu Chieu, “Political and Social Change” (unpublished PhD dissertation, UW-Madison, Dec 1984), chapt IX.

 

Sau đó, Hồ trình diện chính phủ. Tuy nhiên, một số Bộ trưởng có lẽ vắng mặt trong buổi lễ. Lê Văn Hiến (Lao Động), đang ở Huế lo kiểm kê kho tàng triều đình. Y sĩ Phạm Ngọc Thạch (Y tế),  ở Sài Gòn, cùng Nguyễn Ngọc Minh [Hồ Nam Trần Văn Giàu] nói chuyện với Đại tá Jean Cédile, XLTV Phó Đại biểu (Sous-Délégué) Cao Ủy Pháp tại miền Nam Đông Dương từ ngày 29/8/1945—mới được Bri-tên thả dù xuống Tây Ninh [đêm 22/8] và được Nhật đưa về Sài Gòn [ngày 24/8] để tổ chức Ủy Ban Tiếp Đón Đồng Minh, tiền thân của chính quyền Pháp. (7)

 7. Journal Officiel de la Fédération Indochinoise [JOFI], I [15/11/1945]:8). Cédile [còn viết là Cédille] chỉ được thăng chức Ủy Viên Cộng Hòa [Commissaire République] Nam Kỳ từ ngày 28/9/1945, sau khi Pháp làm đảo chính thành công ở Sài Gòn.

 

Phạm Văn Đồng (Tài Chính), có trong hình, Vũ Đình Hoè, 2004:209, có tin đang trên đường từ “Tân Trào” về thủ đô.

 

Nhân vật Nguyễn Văn Xuân (không bộ nào) là một dấu hỏi lớn. Tài liệu CS sau này nói Xuân thuộc "Quốc Dân Đảng," (Độc Lập, 4/9/1945) nghị viên Hội đồng thành phố Hải Phòng từ ngày 30/7/1945, có công nhờ Nhật chặn bắt tàu CrayssacFrizouls khi hai tàu Pháp này định đổ bộ ở Hải Phòng ngày 16/8/1945; (Phụ lục 9; Vũ Đình Hoè, 2004:460-67). Trong danh mục đại biểu Quốc Hội khoá I chỉ có Nguyễn Ngọc Xuân (các Bộ trưởng phải là Đại biểu Quốc Hội). Trong tấm hình chụp sau phiên họp đầu tiên của chính phủ lâm thời cũng không có Xuân. Nếu là Trung tá Nguyễn Văn Xuân, như nhân viên tình báo Pháp nghi ngờ, ông ta đã nhờ người Nhật đưa trốn vào Nam. Từ tháng 11/1945, Trung tá Xuân rất tích cực trong phong trào Nam Kỳ tự trị. Nói cách khác, Nguyễn Văn Xuân cũng có thể “đỉnh cao trí tuệ” như Đảng Quốc Gia của Hồ, Văn Hóa Cứu Quốc của Võ Giáp, v.. v. . (8)

8. L'Action, 30/7/1945; TTLTQG 3 (Hà Nội) Quốc Hội [QH], Hồ sơ [HS] I. Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi (Sài Gòn: 1969), tr 81-8; Vũ Trọng Khánh, “Tôi làm thị trưởng Hải Phòng (1994);” Phụ lục 9; Vũ Đình Hoè, 2004:460-67; AOM INF G4; dẫn trong Marr, Vietnam 1945: The Quest for Power (1995), pp 133n251, và 133n253.

 

Như thế, bản Tuyên ngôn độc lập cũng khó có đủ 15 chữ ký, vì Hồ chỉ hoàn tất bản dự thảo tại Hà Nội.

Theo Hồng Hà, sau Tuyên ngôn độc lập, toàn nội các làm lễ tuyên thệ sẽ lĩnh đạo toàn dân trong công cuộc bảo vệ nền độc lập và thực thi cương lĩnh Việt Minh. 3 giờ rưỡi chiều, đến lượt dân chúng tuyên thệ. Ban tổ chức đọc to ba lời thề ủng hộ chính phủ Hồ, đặc biệt là khẩu hiệu “bốn không” trong lời thề thứ ba: Nếu Pháp đến xâm lược lần nữa, chúng tôi xin thề: “không đi lính cho Pháp, không làm việc cho Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp.” Những tiếng “Xin thề” đồng thanh của đám đông tràn đầy xúc động và quyết tâm. (9)

9 [7]. “Lời thề [The Pledges],” Cứu Quốc [CQ], số 36, 5/9/1945 [tr. 1]; Hồng Hà, op. cit, Ibid., tr. 2;  Cờ Giải Phóng, số  20, 27/9/1945; Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không thể nào quên [The Unforgettable Years and Months] (Hanoi: NXB Quan doi nhan dan, 1974), p. 32 [henceforth, KTNQ].

 

Tiếp theo Hồ, Bộ trưởng Nội Vụ Võ Giáp trình bày khá dài về thành tích Việt Minh, chính sách của chính phủ và kêu gọi đoàn kết. (10)

10. Theo Cứu Quốc, “anh Bộ trưởng Nội Vụ” Võ Giáp sinh năm 1912 trong một gia đình “tiểu nông;” gia nhập Tân Việt Cách Mạng Đảng năm “14 tuổi” [1926];” năm 1940, “được đoàn thể giao cho trách nhiệm ra hải ngoại, giao thiệp với Tàu;” “Đời cách mạng của đồng chí Võ Nguyên Giáp;” Cứu Quốc (Hà Nội), số 36, ngày 5/9/1945, tr. 2, cột 3. Trong lý lịch tự khai sau này, Võ Giáp tiết lộ sinh ngày 25/8/1911, trong một gia đình “trung nông, bản thân trí thức;” Chính Đạo, “Võ Nguyên Giáp (1912 [1911]-?): Nhìn lại lý lịch tự khai;” Hợp Lưu (Fountain Valley, CA), số 111 (tháng 8-9/2010), tr. 110 [108-33]. Bản dịch Anh ngữ diễn văn của Giáp trong [For an English text of Giap’s speech, see] Porter, Documentation, vol. I, pp. 66-71.

 

Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Thông Tin-Tuyên truyền, nối tiếp bằng cách thuật lại lễ thoái vị của Nguyễn Phước Điển/Điện [thường chỉ được biết qua niên hiệu Bảo Đại vì hủ tục kỵ húy ca Tàu], ngày 30/8 ở Huế, rồi trao cho HCM ấn tín và thanh gươm tượng trưng quyền vua. Sau khi xem xét thanh kiếm, Hồ tuyên bố trước đây nó dùng để áp bức nhân dân, nhưng từ nay sẽ dùng để “chặt đầu Việt Gian phản quốc.” (11)

11. Độc Lập (Hà Nội), số 1, 4/9/1945. Trên Cứu Quốc ngày 5/9, Hồng Hà không nhắc đến chi tiết này, chỉ ghi Liệu trình ra trước công chúng ấn tín của Nguyễn Phước Điển/Điện. Doc Lap [Independence] (Hanoi), No. 1, 4 Sept 1945. Hong Ha omitted this detail].

Chi tiết về lễ thoái vị bị sửa chữa nhiều lần. Theo người viết hồi ký cho Nguyễn Phước Điển/Điện, ngày 25/8/1945 vua tuyên bố thoái vị ở Huế; có mặt Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận; Le Dragon d’Annam (Paris: Plon, 1980), tr.120-21. Theo Cứu Quốc, Trần Huy Liệu, Phó Chủ tịch Ủy ban Cách Mạng, kiêm Bộ trưởng Tuyên truyền, cầm đầu phái đoàn Việt Minh (Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận) vào tới Huế ngày 29/8/1945. Hôm sau, Thứ Năm, 30/8/1945, vua trao ấn kiếm cho phái đoàn Việt Minh. Trần Huy Liệu, Trưởng phái đoàn, đại diện chính phủ lâm thời, nhận ấn kiếm, quốc bảo và quốc quyền. Sau đó, Liệu gắn huy hiệu cờ đỏ, sao vàng để cựu hoàng nhận quyền công dân. Cựu hoàng cũng hứa biếu chính phủ hai chiếc phi cơ. (Cứu Quốc, 2/9/1945) Sau đó, Nguyễn Phước Điển/Điện bị đưa ra Hà Nội; ngày 7/9, họp báo, tuyên bố không nhận lời giúp đỡ của Nhật để chống Việt Minh; Dân Chủ, (Hải Phòng), 12/9/1945. Ngày 11/9, Hồ phong “Nguyễn Phước Vĩnh Thụy” làm Cố vấn; Sắc lệnh số 23; Ibid [Dân Chủ], 19/9/1945. Tài liệu CS sau này sửa lại rằng Nguyễn Lương Bằng (Sao Đỏ) mới là người nhận ấn kiếm, và phong Nguyễn Phước Điển/Điện làm công dân số 1. Theo Phạm Khắc Hoè buổi chiều 25/8/1945, Hoè cho niêm yết bản chiếu thoái vị và tuyên chiếu với Hoàng tộc tại Phú Văn Lâu; (Phạm Khắc Hòe, "Con Rồng An-Nam phun ra bản chất phản bội và tội ác tày trời của Bảo Đại [Le Dragon d’ Annam Lays Bare Bao Dai’s Traitorous Nature and Towering Crimes];” Tạp Chí Cộng Sản  [Review of Communism] (Hà Nội), vol. XXVII, No.11 (11/1982), tr. 66.

Việc dẫn giải Nguyễn Phước Điển/Điện ra Hà Nội có thể liên quan đến việc ngày 28/8/1945, cựu tùy viên của vua là Đại úy Castella nhảy dù xuống Huế; nhưng không gặp; CAOM (Aix), Indochine Nouveaux Fonds [INF], c.133, d. 1207. Thái độ của Nguyễn Phước Điển/Điện sau ngày từ chức khiến anh/em cột chèo của vua—Pierre Didelot, chồng chị/em gái Nam Phương—cho rằng Nguyễn Phước Điển/Điện “hoàn toàn thiếu tư cách,” qua lời tuyên bố “Nhật “xạo” [blageurs], Mỹ chỉ biết đến mình, Bri-tên muốn thừa nước đục thả câu, và Trung Hoa không muốn giúp gì cả;” (CAOM (Aix), Affaires Politique [AP], d. 365) Chức vụ tùy viên quân sự Pháp do Toàn Quyền Pierre Pasquier lập ra năm 1932, sau khi Nguyễn Phước Điện hồi hương.

 

Đại diện Mặt Trận Việt Minh, Sao Đỏ Nguyễn Lương Bằng, trình bày nhu cầu ủng hộ chính phủ của toàn “quốc dân đồng bào,” và kêu gọi đóng góp tài năng, nỗ lực và vật chất thực hiện mục đích cuộc chung, với khẩu hiệu “đoàn kết, phấn đấu, củng cố nền độc lập.” (12)

12. Cứu Quốc [CQ], số 38, Chủ Nhật, 9/9/1945, đăng lại diễn văn ngày 2/9/1945 của Bằng [tr. 1]; VKĐTT, tập 7: 1940-1945, 2000:569-70.

Phạm Khắc Hòe, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc [From the Hue Court to the Resistance Zone in North Viet Nam] (Hanoi: 1983, Huế: 1987), tr. 14-9, [sẽ dẫn, Tu trieu dinh, 1987]; Idem, 59-61 [henceforth, “Bao Dai"].

 

Buổi lễ kết thúc bằng một cuộc diễn hành tại khu trung tâm thành phố mới được đổi tên thành Hoàng Diệu (để ghi nhớ cố Tổng đốc Hà Nội/Bắc Ninh đã treo cổ tự vận sáng ngày 25/4/1882, sau khi Trung tá Henri Rivière hạ thành Hà Nội trong vòng vài giờ. (13)

13 [8]. SHAT (Vincennes), 10H xxx [6]; Hoàng Diệu, sinh tại Diên Phước, Quảng Nam, Trung Kỳ. Đậu Phó bảng năm 1853, Tổng đốc Hà Nội/Bắc Ninh năm 1880. Treo cổ tự vẫn sáng ngày 25/4/1882, sau khi Trung tá Henri Rivière chiếm thành Hà Nội. Đáng lưu ý là những địa danh cách mạng như Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương (Huế), Tán Thuật (Hải Dương), v.. v.. bị lãng quên rất nhanh, trở lại tên cũ của chúng. Hiện nay, tại Thành phố HCM, tên Sài Gòn vẫn được gợi nhớ qua nhật báo Sài Gòn Giải Phóng. [His heroic death has been mentioned in many English works]. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện [ĐNCBLT], Bk. 38, (Huế: Thuận Hóa, 1993), tập 4, tr. 314-15; Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối nhà Nguyễn, 3 vols (Houston: Van Hoa, 1999-2000), vol I, pp. 276-81.

 

Jean H. Sainteny—trưởng toán M5 hay quân báo Pháp tự do, bị cầm tù lỏng tại Dinh Toàn Quyền từ ngày 22/8/1945—ghi nhận có hàng trăm ngàn người, kể cả các chức sắc Ki-tô tham dự. Trên không phận Hà Nội có hai phi cơ Lightning bay lượn trên đoàn tuần hành. (Sainteny, 1953:92). Theo báo Độc Lập, "Cơ quan tuyên truyền, tranh đấu, nghị luận của Việt Nam Dân Chủ Đảng trong Mặt Trận Việt Minh," "ngày độc lập [2/9/1945] đã thu hút 50 vạn dân thành phố Hà Nội quanh vườn hoa Ba Đình." Chẳng hiểu dựa vào đâu. (14)

14. Độc Lập (Hà Nội), xuất bản công khai số 1, ngày 4/9/1945; Sainteny (Roger), La paix manquée (1953), tr. 92.

Theo phái đoàn OSS Mỹ tới Hà Nội ngày 22/8/1945, Sainteny vào ở trong Dinh Toàn Quyền. Ngày 29/8/1945, toán M-5 của Sainteny bắt đầu phải ăn đồ hộp, vì các bồi bếp đã bỏ đi; Sainteny, 1953:90. Trong những công điện gửi về Calcutta, Sainteny khiếu nại về ý định của "Đồng Minh" nhằm đuổi Pháp khỏi Đông Dương. Nêu đích danh tên Thiếu tá Patti; Sainteny, 1953:91. Sainteny được bổ nhiệm Ủy Viên Cộng Hòa miền Bắc Đông Dương từ ngày 4/10/1945, và từ Côn Minh trở lại Hà Nội ngày 8/10, cùng một số sĩ quan quân quản mới, kể cả Léon Pignon. Pierre Messmer, người đầu tiên được cử làm UVCH miền Bắc, lúc đó đang bị Việt Minh cầm tù. Ngày 16/10, Messmer mới được quân Tưởng giải thoát, đưa về Hà Nội.

 

Những cuộc biểu tình tại các thị xã và tỉnh lị khác—kể cả Sài Gòn, thủ đô Nam Bộ, và Huế, Hải Phòng—khiến ngày 2/9/1945 trở thành một trong những sự cố xúc động nhất trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 9/1945. Nó là đỉnh cao của biến cố sau này được ca ngợi như Cách Mạng Mùa Thu hay Cách Mạng Tháng Tám, khởi đầu từ việc thành ủy Việt Minh nhận chính quyền (Tổng Khởi Nghĩa) ngày 19/8 từ tay Chủ tịch Ủy Ban Chỉ Đạo Chính Trị Bắc Bộ Nguyễn Xuân Chữ (1898-1967), hầu như không tốn một giọt máu, đưa đến sự sụp đổ của chính phủ Trần Trọng Kim (17/4-25/8/1945), và sự thay thế bằng cán bộ Việt Minh không nhất thiết dưới sự kiểm soát của Đặng Xuân Khu, Tổng thư ký Ban Chấp Ủy Trung Ương Đảng CSĐD, hay cơ quan ngoại vi là Tổng bộ Việt Minh. (15)

15. Úy Ban Chỉ Đạo Chính Trị này do Hoàng Xuân Hãn dàn xếp gồm cựu Khâm sai Phan Kế Toại, Đốc lý Hà Nội Trần Văn Lai, Đặng Thái Mai, Nguyễn Tường Long. Nguyễn Xuân Chữ, Hồi Ký, với Nguyễn Xuân Phác và Chính Đạo phụ chú (Houston: Văn Hoá, 1996), tr 280 [270-89]. Y sĩ Đông Dương Chữ từng là Phụ tá Ngô Đình Diệm trong Ủy Ban Kiến Quốc do Nhật tập họp để yểm trợ Cường Để; Ibid., tr 242-49.

 

Mặc dù đây là Tuyên ngôn độc lập thứ hai trong vòng năm [5] tháng, nó có vẻ nhiều ý nghĩa hơn tuyên ngôn của Nguyễn Phước Điển/Điện [ngày 11/3/1945]—Mặt trận Việt Minh của Hồ tự nhận đứng về phe Đồng Minh chiến thắng, và rất có thể sẽ giúp nền độc lập được quốc tế công nhận và tồn tại lâu dài. Nhưng không ít người đều rõ Charles de Gaulle đã phát động kế hoạch tái xâm lăng dưới sự che chở của “Đồng Minh Anh” [Bri-tên], và lực lượng tiền tiêu Quốc quân Trung Hoa đã tiến vào một số thị trấn biên giới từ ngày 26/8/1945 để giải giới quân Nhật. Vì không rõ liên hệ giữa Đảng CSĐD và Việt Minh, hay những bí ẩn về việc Đồng Minh sẽ vào Đông Dương giải giới quân Nhật, đa số dân chúng vẫn mừng đón Hồ và cộng sự viên—những khuôn mặt bí hiểm và đáng sợ mới xuất hiện từ ngục tù, rừng núi, và nước ngoài. Một cán bộ Cộng Sản tân tòng ở Hà Nội gợi nhớ:

Mồng hai tháng 9 năm 1945. Ngày độc lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Lịch sử Việt Nam vừa thêm một trang huy hoàng bên cạnh những chiến công lịch sử của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. Hồn thiêng đất nước vừa trở lại cố đô trong ngày bất diệt này. . . .

 Đất nước đã độc lập và thống nhất. Nỗi tủi nhục mất nước đã chấm dứt. Nhìn vào hiện tại, ai trong số những người có mặt ở công viên Ba Đình chiều Chủ Nhật vừa qua chẳng thấy sức sống trào dâng. (16)

16. Dân Mới [New People], (Hà Nội), số 10, 5/9/1945. Tác giả Trần Xuân Sinh [có lẽ là Trần Huy Liệu] sau đó trở thành chủ biên báo Cứu Quốc, cơ quan ngôn luận của MTVM. Tác giả là nạn nhân của tục kỵ húy quân chủ chuyên chính Tàu: Trần Hưng Đạo Đại vương húy là Trần Quốc Tuấn (1229-3/9/1300 [20/8 Canh Tí]); Lê Lợi là húy của Bình Định Vương tức Lê Thái Tổ (1424-1433); Quang Trung (1788-1792) là niên hiệu của vua Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ (1752-1792), hay Nguyễn Quang Bình trong sử Tàu như Đại Thanh Liệt Triều Thực Lục (Tokyo: 1967-1938), q 1356, t 13-14, 21b-28b; q 1347, t 5, q 1348, t 14; Đông Hoa Lục (q 111, t 2; q 112, t 19, 33a).

A. Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1229-3/9/1300)

7/2/1251 [15/1 Tân Hợi] Trần Quốc Tuấn lấy công chúa Thiên Thành, con Trần Nhật Cảnh  ([10] 20/1/1226-30/3/1258, TTH 5/5/1277), Mẹ nuôi là công chúa Thụy Bà, chị  Nhật Cảnh, nộp 10 mâm vàng; vua cho con rể hụt 2,000 khoảnh ruộng; (ĐVSK, BKTT, V:17a-17b, Lâu (2009), 2:27-28.

1257 [tháng 9 Đinh Tị]: Tiết chế ngăn giữ biên giới. (ĐVSK, BKTT, V:22a, Lâu (2009), 2:32.

Tháng 10 Quí  Mùi [1283]: Quốc công tiết chế.

6-7/1285: Trận Như Nguyệt, Vạn Kiếp, Vĩnh Bình

9/4/1288: Trận Bạch Đằng, bắt Omar [Ô Mã Nhi].

Tác giả Binh gia diệu lý yếu lược, Hịch gia tướng. ĐVSK, BKTT, VI:11b-14a, Lâu (2009), 2:100-3; Giu (1967), 2:81-86; ĐVSKTB, BK VI:11b-12b, The (1997), tr 396-398; CMCB, VIII:32-37, (Hà Nội: 1998), 1:558-64)

Vạn Kiếp tông bí truyền thư. ĐVSK, BKTT, VI:14a-15b, Lâu (2009), 2:103-105 [tựa của Trần Khánh Dư]; Giu (1967), 2:81-86; ĐVSKTB, BK VI:12b-13b, The (1997), tr 398-399; CMCB, VIII:32-37, (Hà Nội: 1998), I:558-64)

Thù nhà Yên sinh vương Liễu v/s Cảnh, trối trăng của Liễu, ảnh hưởng các gia tướng, hai con Hưng Vũ Vương Nghiễn [giống cha], Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng [khác ý, nói Triệu Khuông Dẫn là ông già làm ruộng, thừa thời thế mà làm vua], Hưng Đạo Vương tuốt kiếm muốn giết, di ngôn không cho vào nhìn mặt trước khi đóng nắp quan tài; BKTT, VI:9b-10a, Lâu (2009), 2:97-99; ĐVSKTB, BK VI:10a-11a, The (1997), tr 395-396; [1285: Hưng Trí Vương Hiện cùng Hưng Vũ Vương Nghiễn , Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng  (được biết như Tuệ Trung thượng sĩ) mang 200,000 quân tới họp  ở Vạn Kiếp;  BKTT, V:45a, Lâu (2009), 2:62-63;

3/9/1300 [20/8 Canh Tí]: Trần Quốc Tuấn mất. Thọ 71 tuổi. (ĐVSK, BKTT, VI:8b-15b, Lâu (2009), 2:97-105 [tiểu sử]; Giu (1967), 2:81-6 [tiểu sử]; ĐVSKTB, BK VI:9b-14a, The (1997), tr 395-400; CMCB, VIII:32-37, (Hà Nội: 1998), I:558-64 [tiểu sử])

Đền thờ tại Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương. (ĐVSK, BKTT, VI:11b-14a, Lâu (2009), 2:100-3; Giu (1967), 2:81-86; CMCB, VIII:32-37, (Hà Nội: 1998), 1:558-64)

 

Niềm hứng khởi tương tự xuất hiện trong nhiều bài viết của các tác giả phi chính trị đương thời. (17)

17 [10]. Xem, chẳng hạn, Đàn Bà (Hà Nội), 1/9/1945; Tin Mới (Hà Nội), 5/9/1945; Thông Tin (Hà Nội), 9/1945. [See, for instance, Dan Ba [Women] (Hanoi), 7 Sept 1945; Tin Moi [New News] (Hanoi), 5 Sept 1945; Thong Tin [Information] (Hanoi), Sept 1945].

 

Trên lãnh vực ngoại giao, Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 hùng hồn bác bỏ những lời tự nhận rằng dân Việt nhớ ơn những “nhà khai hóa” Pháp. Nó gói ghém những lời tố cáo rõ ràng và can đảm chế độ thực dân Pháp, và sự đòi hỏi đanh thép quyền tự chủ tối thượng của một nước nhỏ đã bị ngoại bang chiếm đóng trên tám thập niên. Tại quốc nội, nó cũng đánh dấu một lượn sóng thần đổi thay. Xã hội do điền chủ, trí thức, giáo sĩ Ki-tô và hai giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo chia nhau thống trị—bị che khuất và phức tạp hóa dưới sự đô hộ của phát xít Pháp và Nhật, thành phần cai thầu chính trị bản xứ, sự nghèo khổ của đại đa số nông dân, và kém phát triển kỹ thuật—bắt đầu chuyển hóa sang một xã hội “Dân Chủ, Cộng Hòa,” trong đó khoảng cách biệt giữa giới có học và nông dân được thu hẹp lại. Với một số ít, đó là hồi kết cuộc. Với một số ít khác, đó là khởi đầu.

 

Ngay trong ngày 2/9, hội “Công giáo cứu quốc” được hình thành, với những tên tuổi như Nguyễn Mạnh Hà, Linh mục Hoàng Quỳnh, Ngô Tử Hạ, v.. v.. Nếu tin được Giám mục Ngô Đình Thục, bị quân Bri-tên giữ lại ở Biên Hòa trên đường ra bắc vào hạ tuần tháng 10/1945—Thục và, có lẽ, Nguyễn Bá Tòng không ký tên vào Tuyên Cáo của bốn Giám Mục Việt đòi độc lập và ủng hộ chính phủ Việt Minh đã được guồng máy tuyên truyền của Trần Huy Liệu phổ biến rộng rãi.

 

* Sài Gòn, 16G00: Bạo động ở khu nhà thờ Đức Bà.

Pháp, 2 chết, 19 bị thương; Việt, 2 chết, trên 20 bị thương. (Biên bản buổi phỏng vấn Trung tá Tomura ngày 6/9/1945; SHAT, 10H xxx [140], dẫn trong Chính Đạo, VNNB, I-A: 1939-1946, tr. 256).

Vài trăm ngàn người tụ họp tại công viên Norodom lắng nghe Tuyên cáo độc lập của HCM. Máy phát âm hay tiếp vận bị hư. Phạm Ngọc Thạch phát biểu với tư cách Bộ trưởng Y tế. Nguyễn Văn Nguyễn đại diện xứ ủy đọc tuyên thệ Bốn Không. (Marr, 1995:525; Nguyễn Kỳ Nam, 219-220;

Theo Trần Văn Giàu, có tiếng súng từ garage Jean Compte bắn về phía Giàu, khiến Giàu phải nằm rạp xuống sàn khán đài [platform]. (Marr, 1995:526, phỏng vấn Trần Văn Giàu ngày 12/2/1990)

Sài Gòn: Bạo động ở Sài Gòn. 4 Pháp chết. Kể cả Linh mục Tricoire. (Marr, 1995:525-28)

Theo Marr, dẫn Devillers, linh mục Tricoire bị chết. Có tin đồn tiếng súng từ trụ sở Hội truyền giáo bắn ra. Lê Văn Long bắt một Pháp kiều từ trên gác trụ sở Hội truyền giáo kéo xuống, nhưng hôm sau Giàu trả tự do. Ngô Văn, 2000:331

Theo báo Cứu Quốc ngày 5/9/1945, "Đội xung phong của chính phủ bắt giữ 30 Pháp kiều và một số Việt Gian."

Theo báo cáo của Mountbatten, đây là một cuộc “riot” [tạo loạn], và một số cựu tù nhân Australia, New Zealand và Bri-tên hăng say can thiệp. Marr, 1995:527. Vì vậy, Mountbatten báo cáo “ngày 17/9/1945, Nam Kỳ mới tuyên bố độc lập.”

[Từ tháng 4/1942, Sài Gòn đã trở thành trại tù binh Đồng Minh]; Báo cáo của SA về “Kháng Chiến Đông Dương. Tháng 9/1945, toán Embankment di tản được 214 tù binh Mỹ. Tổng số MIA/KIAs là bốn phi công: Trung úy E A Shirley (TX), Thiếu úy Henry, Đại úy Stevenson và Peterson. Ngày 26/9/1945, Thiếu tá OSS A Peter Dewey, trưởng toán Embankment, trở thành KIA thứ 5 khi chờ di tản, phần nào vì Gracey cấm treo cờ Mỹ trước xe, giữa lúc lòng căm hận Bri-tên và Pháp đang sôi động]

Theo một ký giả từng làm Chánh văn phòng cho một Bộ trưởng ở miền Nam của chính phủ Trần Trọng Kim, trước đó Giàu đe dọa sẽ đưa ra trước tòa án nhân dân “những kẻ chống đối” mà nhóm Đệ tứ chỉ là một thành phần. [Nhóm Trốt kít và người cảm tình vài ngàn người tham dự, dưới cờ đỏ. (Nguyễn Kỳ Nam, tr. 219-20; Có sự hiện diện của nhóm thích khách mình trần, thuộc “Ban ám sát xung phong” của Bình Xuyên [Tô Ký]. Ngô Văn, 2000:330-31.

 

[2/9/1945] 15G00: Toán tiền đạo 4 người của Embankment, nhằm điều tra các tội phạm chiến tranh, do Thiếu tá OSS A. Peter Dewey chỉ huy, tới Sài Gòn. (CAOM (Aix), INF, c. 338, d. 2717).

* Phát Diệm: Giám mục Nguyễn Bá Tòng và Lê Hữu Từ làm lễ Thánh Tử Đạo [Toussaints].

Ngày này được coi như quốc lễ của Giáo hội Ki tô. (Dân Chủ, 10/9/1945).

* Tokyo: Leclerc họp báo.

 

Thứ Hai, 3/9/1945 [27/7 Ất Dậu]:

* Sài Gòn: Đại tá Jean Cédile, mới được cử làm XLTV Phó Đại biểu (Sous-Délégué) Cao Ủy Pháp tại miền Nam Đông Dương từ ngày 29/8/1945, họp Ủy Ban Đón tiếp quân Đồng Minh.

Y sĩ Phạm Ngọc Thạch không còn ở trong Lâm ủy hành chính nữa. Đại diện Bri-tên là Thiếu tá Pierce. (CAOM [Aix], CP, Carton 247)

Cédile được Bri-tên thả dù xuống Tây Ninh đêm 22/8 và được Nhật đưa về Sài Gòn ngày 24/8 để tổ chức Ủy Ban Tiếp Đón Đồng Minh, tiền thân của chính quyền Pháp. (Journal Officiel de la Fédération Indochinoise [JOFI], I [15/11/1945]:8). Cédile [còn viết là Cédille] chỉ được thăng chức Ủy Viên Cộng Hòa [Commissaire République] Nam Kỳ từ ngày 28/9/1945, sau khi Pháp làm đảo chính ở Sài Gòn.)

Tướng Noel bị dẫn giải từ Căm Bốt về trại Quartier Vigile (PC 5è RTA [Tirailleurs annamites], rồi trại Martin de Pallières (TrĐ 11 RIC) gặp Cédille và Pierce. Được Pierce tin cậy. Bí mật tổ chức tù binh thành đơn vị, trao cho Trung tá Rivier ngày 13/9/1945. Noel, “Les Japonais en Indochine; 9 mars 1945 au Cambodge;” (24/3/1946); SHAT (Vincennes), Indochine 10 H xxx [80/2].

 

Nhóm Liên Minh Trốt-kít biểu tình trước chợ Bến Thành.

Đòi chia ruộng đất cho dân nghèo. Trần Văn Giàu ra thông cáo sẽ trừng trị những kẻ gây rối. Ngô Văn, 2000:331.

* Hà Nội: Hồ ký Quốc lệnh số 4, thành lập “Quỹ độc lập.” (CQ, 9/9/1945).

Marr nêu lên nghi vấn về tên đầu tiên của chính phủ lâm thời ngày 27 hoặc 28/8/1945. Tài liệu đương thời ghi ngày 3/9/1945 còn qui định quốc hiệu là Chính Phủ Dân Chủ Việt Nam Cộng Hòa. Sau này mới sửa thành Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; Ibid, 1995:503n131

23/8/1945: Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Bắc Bộ [Northern Region Revolutionary People’s Committee]

21-22/8/1945: Sơn La và Lai Châu là hai tỉnh duy nhất miền Bắc mất liên lạc. Đường giây điện tín tiếp tục làm việc tới cuối tháng 8/1945. Marr, 1995:502.

Công chức tiếp tục làm việc cho đến cuối năm, khi chính phủ hết tiền trả lương. Marr, 1995:502.

Võ Nguyên Giáp và Vũ Đình Hoè cử Ngô Đình Nhu làm Giám đốc Văn Khố. (Nghị định ngày 8/9/1945)

* Lào: Thiếu tá Fabre vào Viêng Chăn [Vientiane]; nhưng bị quân TH và Việt làm khó dễ.

3/9/1945: Khai Viễn: Một phái đoàn 4 sĩ quan Nhật qua Khai Viễn, nam Côn Minh 160 dặm, họp. Patti dàn xếp phi cơ. Patti, 1980:212-15; Marr, 1995:498.

Thứ Tư, 4/9/1945 [28/7 Ất Dậu]:

* Hà Nội: Báo Độc Lập, "Cơ quan tuyên truyền, tranh đấu, nghị luận của Việt Nam Dân Chủ Đảng trong Mặt Trận Việt Minh", xuất bản công khai số 1, Năm thứ 2 tại Hà Nội.

Loan tin "Ngày độc lập [2/9/1945] đã thu hút 50 vạn dân thành phố Hà Nội quanh vườn hoa Ba Đình." Ngoài ra, còn đăng danh sách của "Chính phủ Quốc gia Liên Hiệp," "kết tinh của sự đoàn kết và thống nhất":

Hồ Chí Minh được ghi là "Đảng Quốc Gia;" Võ Nguyên Giáp, "Văn hoá cứu quốc;" Trần Huy Liệu và Lê Văn Hiến, "Đảng Cộng Sản;" Dương Đức Hiền và Vũ Đình Hoè, "đảng Dân Chủ;" Nguyễn Văn Xuân, "Quốc Dân Đảng;" Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Tố, Phạm Ngọc Thạch, Đào Trọng Kim, Nguyễn Mạnh Hà và Vũ Trọng Khánh, "không đảng nào;" và, Chu Văn Tấn, "Dân tộc thiểu số."

Chủ biên: Đỗ Đức Dục (1915-1993) Quê Xuân Tảo, Từ Liêm, Hà Nội. Con nuôi y sĩ Đỗ Uông. Sinh viên Luật. Tổng thư ký báo Thanh Nghị. 6/1945: Cùng Vũ Đình Hoè, Nghiêm Xuân Yêm ngả theo Việt Minh. Tham gia Đảng Dân Chủ. 8/1945: Thứ trưởng Giáo Dục.

1946: Phụ trách tờ Độc Lập của Đảng Dân Chủ.

1993: Chết ở Hà Nội.

 

Thứ Tư, 5/9/1945 [29/7 Ất Dậu]:

* Hà Nội: Sắc lệnh số 5 ngày 5/9/1945 của HCM về quốc kỳ: Hủy bỏ cờ quẻ Ly, thay bằng cờ đỏ sao vàng, chiều ngang bằng 2/3 chiều dài. (CQ, 13/9/1945).

Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Nội vụ, ký sắc lệnh số 8: Giải tán Đại Việt Quốc Gia Xã Hội Đảng [Quốc Xã], vì "đã tư thông với ngoại quốc để mưu những việc có hại cho sự độc lập của Việt Nam," và Đại Việt Quốc Dân Đảng vì "đã âm mưu những việc thiệt hại cho sự độc lập quốc gia và nền kinh tế Việt Nam." (Cứu Quốc [CQ], 9/9/1945).

 - Giáp họp báo loan tin: Bắt được 1 số người Pháp nhảy dù vào Việt Nam [do Đại úy Pierre Messmer cầm đầu xuống Tam Đảo]. (Cứu Quốc [CQ],  9/9/1945).

Messmer được chỉ định làm Ủy viên Cộng Hòa Pháp tại miền Bắc. Sau này thay de Langlade coi Comindo, lên đến Thủ tướng.

* Sài Gòn: Toán thứ 2 của EMBANKMENT tới Sài Gòn. Đại úy White, Coolidge và Varner. 8 chuyến máy bay vận tải đưa tù nhân Đồng Minh rời Sài Gòn hạ cánh ở Tân Sơn Nhứt. [Xem 6/9/1945]

[5/9/1945] * Lạng Sơn: Quân TH tước vũ khí Việt Minh ở Lạng Sơn.

* Hòn Gai: Bồ Xuân Luật cầm đầu "500 thổ phỉ" ở Hòn Gai; mang cờ 3 gạch xanh, 2 gạch trắng.

* Nhật: Leclerc rời Tokyo.

* Burma [Myanmar]: Hội nghị Rangoon [Yangon] giữa Tướng Douglas D Gracey, Tư lệnh Sư Đoàn Gurkha, Bri-tên, và Đại diện Nhật.

A career colonial officer, Tướng Douglas D Gracey had fought the war in Burma as commander of the 20th Division, manned chiefly by India's Ghurkhas.  On September 13, the day he left Singapore, Gracey reportedly declared: The question of the government of Indochina is exclusively French . . . . Civil and military control of Indochina is exclusively French. (36) 36. Jean-Michel Hertritch, Doc Lap! L’Independence ou la mort (Paris: Vigneau, 1946), cited in Hammer, Struggle, p. 116.

 

* Paris: Linh Mục/Cao Ủy Đông Dương  Thierry d'Argenlieu lên đường qua India, nhưng phải hoãn vì thời tiết.

- Báo L'Humanité đi tin "Rắc rối ở Đông Dương,. 10 người Pháp bị giết ở Hà Nội.

 

Thứ Năm, 6/9/1945 [1/8 Ất Dậu]:

* Hà Đông: Việt Minh bắt Võ Văn Cầm, thủ lĩnh Thanh Niên Ái Quốc, với tội "Việt Gian." (CQ, 9/9/1945).

* Sài Gòn: 214 tù binh chiến tranh Mỹ rời Sài Gòn. [Xem 12/9/1945]

6/9/1945: Treo biểu ngữ đón tiếp Đồng Minh.

Ngày 29/8, Giàu ra thông cáo yêu cầu mọi nhà chuẩn bị đón tiếp đồng minh, treo cờ đỏ, sao vàng.

Một phái đoàn 30 người thuộc BTL tiền phưong Bri-tên tới Sài Gòn.

Ngày 10/9, Trung tá B W Roe đòi VM di tản Dinh Thống đốc. (50 năm đấu tranh kiên cường của Đảng bộ và nhân dân thành phố (TP/HCM:1981), tr. 85.

Ngày 15/9, UBND Sài Gòn dời về Gò Vấp. [89]

* India: Leclerc trở lại Calcutta.

Có tin d'Argenlieu sẽ tới ngày hôm sau.

Thứ Sáu, 7/9/1945 [2/8 Ất Dậu]:

* Hà Nội: Nguyễn Phước Điển/Điện họp báo ở Hà Nội, tuyên bố không nhận lời giúp đỡ của Nhật chống Việt Minh.

Nguyên văn: "Có người Nhật, không biết là tự ý hay đã được phái đến dò ý kiến tôi, nói rằng nếu muốn đánh quân cách mệnh thì chính phủ làm đơn gửi cho Nhật, quân Nhật sẵn lòng giúp. Tôi có nói rằng không bao giờ chính phủ Việt Nam lại làm giấy yêu cầu ngoại quốc đánh dân Việt Nam."

Vĩnh Thụy đang ngụ tại số 51 phố Hàng Cỏ. (Dân Chủ, 10 & 12/9/45).

- Võ Nguyên Giáp ký sắc lệnh số 11, hủy bỏ thuế thân. (CQ, 10/9/1945)

Thứ Sáu, 7/9/1945: Xã luận: Quyết giữ vững nền độc lập, Dân Việt Nam Phải sẵn sàng chiến đấu với bọn thực dân Pháp;” CQ, số 37, 7/9/1945, tr. 1 [đồng bào, không dùng nhân dân; nhưng: chính phủ nhân dân duy nhất do đồng chí Hồ Chí Minh chủ tịch; Không chịu kém dân Sy-ri và Ly Băng, chúng ta thề đổ máu để giữ vững nền độc lập.”

Ngày 2/9/1945, CPLT hiệu triệu nhân viên hỏa xa: Chín triệu người đói trông đợi gạo miền Nam. CQ, số 37, 7/9/1945, tr. 1.

Lời hô hào đoàn kết, ủng hộ chính phủ của Trần Huy Liệu; CQ, số 37, 7/9/1945, tr. 1.

Chủ Nhật, 9/9/1945, [Xã luận]: “Bọn thực dân Pháp không thể trở lại Việt Nam được nữa;” CQ, số 38, 9/9/1945, tr. 1, 2.

* Nam Bộ: Đảng cướp Bình Xuyên của Phạm Tấn Đạt đầu hàng Việt Minh. (CQ, 10/9/1945).

* Côn Minh: Léon Pignon và Tướng Marcel Alessandri xin gặp Lư Hán, nhưng bị từ chối.

* India: Paul Mus và Đại tá Répiton-Preneuf đi Côn Minh và Trùng Khánh.

 

Thứ Bảy, 8/9/1945 [3/8 Ất Dậu]:

* Hà Nội: HCM ký sắc lệnh số 14, dự định tổ chức bầu "Quốc dân đại biểu đại hội" trong vòng 60 ngày. (CQ, 10/9/1945).

Việt Minh dự trù bầu cử Quốc hội ngày 23/12/1945.

HCM gửi thông điệp cho Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch. Minh xác nhóm chống lại quân TH ở Yên Bái mạo danh Việt Minh. Đã gửi quân đến Yên Bái để tiễu trừ phỉ. (CQ, 10/9/1945, tr. 2).

- Bộ chỉ huy cánh quân TH từ Hòn Gai vào tới Hà Nội. (CQ, 10/9/1945).

* Sài Gòn: Lâm ủy hành chánh Nam Kỳ cải tổ.

Phạm Văn Bạch làm Chủ tịch. Trần Văn Giàu chỉ còn nắm quân sự. Thành phần còn lại như sau: Ngoại giao: Phạm Ngọc Thạch, Y sĩ; Nội vụ: Nguyễn Văn Tạo, CS. Các ủy viên khác: Ngô Tấn Nhơn, Kỹ sư; Hoàng Đôn Văn, Kỹ sư; Nguyễn Văn Nghiêm, Kỹ sư; Huỳnh Văn Tiểng; Từ Bá Hoa, Điền chủ. Dự khuyết: Phan Văn Hùm, Trần Văn Nho và Nguyễn Văn Thu. Cố vấn đặc biệt: Huỳnh Phú Sổ. (10H xxx [642]).

* Cần Thơ: VM đưa quân các nơi về dẹp biểu tình ủng hộ chính phủ của tín đồ Hoà Hảo.

Em ruột Huỳnh Phú Sổ, Huỳnh Thành Mậu, và con trai Năm Lửa là Trần Văn Hoành, và một người khác bị giết. 300 người bị bắt. (Lacroix 1949:17; 10H xxx [4166]; CMTT, II:380-81).

Theo tài liệu Pháp, phong trào Hòa Hảo đầu tiên gồm một thiểu số tham vọng muốn thay thế viên chức Pháp trong chính quyền, và 9 phần 10 là nông dân ít học, bị lôi cuốn bởi ý muốn được hưởng lợi và một phần vì lòng ngưỡng mộ tài phép của Đạo Xển. Một thiểu số điền chủ cũng ngả theo Huỳnh Phú Sổ, kể cả gia đình Lâm Thọ Cửu, có liên hệ huyết thống với Đạo Xển.

Sau chiến dịch Meigo (9-14/3/1945), Hòa Hảo trở thành một lực lượng chính trị/quân sự quan trọng ở miền Nam. Một số chính khách nổi danh gia nhập hoặc có liên hệ với Hòa Hảo như Phan Văn Hùm, Bùi Văn Dũ tức Hiệp Sĩ (người Long Xuyên, cầm đầu tổ chức Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội [Association d’union de la religion bouddhique au Viet Nam]). Một số đảng viên Cộng Sản cũng chui sâu vào tổ chức Hòa Hảo (như trường hợp địa phận Cao Lãnh).

Không hài lòng với việc quan Tướng Nhật quyết định giữ Nguyễn Phước Điển/Điện ở Huế sau chiến dịch Mei-go, Huỳnh Phú Sổ bắt đầu rao giảng về tận thế, và khuyên mọi người đừng nên cày cấy. Nhật bèn bắt Huỳnh Phú Sổ đi khắp nơi diễn thuyết, kêu gọi dân chúng tiếp tục công việc đồng áng. Huỳnh Phú Sổ phải nhận lời, du thuyết một vòng các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ, Rạch Giá, Sa Đéc và Trà Vinh. Nhưng cho các tín đồ thân cận đi dặn trước mọi người rằng "Thày biểu trắng, phải làm đen, và biểu đen phải làm trắng."

Nhật cũng khuyến khích tín đồ của Huỳnh Phú Sổ thành lập những đơn vị Bảo An tại miền Tây để tự vệ. Cũng trong giai đoạn này, Huỳnh Phú Sổ thành lập Việt Nam Độc Lập Vận Động Hội,  và Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội, tích cực chuẩn bị đón Cường Để về làm Cơ Mật Viện trưởng của Nguyễn Phước Điển/Điện. Nhân vật được Huỳnh Phú Sổ tin cậy nhất là Lương Trọng Tường. Tường—còn có tên Lê Văn Tường hay Lê Văn Kính—làm việc cho tình báo [Kempeitai] Nhật. Chính Tường đã đề nghị Kempeitai cứu Huỳnh Phú Sổ khỏi Bạc Liêu; và sau này giúp Huỳnh Phú Sổ mở rộng liên hệ với các tổ chức khác như Cao Đài hay các nhóm chính khách Trần Văn Ân, Hồ Văn Ngà, v.. v... Tường và Kempeitai còn giúp Huỳnh Phú Sổ tuyển mộ những "cận vệ" như Năm Lửa Trần Văn Soái, Lâm Thành Nguyên,  v.. v...

Trần Văn Soái sinh tại Mỹ Thuận, Cần Thơ năm 1894 (10H 4166), hoặc năm 1898 (10H 643). Có tin Soái sinh năm 1898 tại Kiến An, Chợ Mới, Long Xuyên.(10H 4138) Nguyên là tài xế xe ca, và đứng trùm bến xe Cần Thơ. Vợ là Lê Thị Gấm, cũng thuộc loại anh chị. Từ 1914 tới 1940, Soái 4 lần bị kết án trộm, hành hung và đả thương người.(10H 643) Năm 1940, Soái ngả theo Huỳnh Phú Sổ, trở thành cận vệ của Đạo Xển. Năm 1942, Soái làm việc cho Kempeitai. Tháng 3/1944, cùng Đại úy Hara, Lương Trọng Tường và Lương Vũ qua Lào dò thám việc thả dù bí mật của phe de Gaulle. (5) 5. SHAT (Vincennes), 10H xxx [3969]. Tài liệu khác cho rằng Soái và Tường dính líu đến việc buôn lậu thuốc phiện; CAOM (Aix), CP, 161.

 

Ngày Thứ Ba, 14/8/1945—khi việc đầu hàng không điều kiện của Nhật  được loan truyền—Huỳnh Phú Sổ ra tuyên cáo liên kết với Trần Quang Vinh của Cao Đài. Cũng ngày này, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt ra đời, gồm Hòa Hảo, Cao Đài, Tịnh Độ Cư Sĩ, Liên Đoàn Công Chức, Thanh Niên Tiền Phong, v...v... Hạt nhân của Mặt Trận là Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng của Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Ân v.. v... Khẩu hiệu là chống đế quốc Pháp, chống nạn ngoại xâm, bảo vệ trị an; bài trừ phản động. Tổ chức dự định thành lập một chính phủ lâm thời, nhưng Việt Minh nhanh tay hơn, chiếm được chính quyền. Ngày 27/8, Trần Văn Giàu giải tán những đoàn thể bán quân sự, thâu nhập họ vào Quân dân Cách mạng.(6) 6. Dân Chủ, 3/9/1945. Báo Cứu Quốc, số 36, ngày 5/9/1945, cho rằng buổi họp báo của Trần Văn Giàu xảy ra ngày 29/8.

Mặc dù kêu gọi đoàn kết chống ngoại xâm, Trần Văn Giàu và Hạ Bá Cang quyết định tiêu diệt mọi đối thủ, đặc biệt là nhóm Trotskyite.

Ngày 6/9/1945, Việt Minh lùng bắt các lãnh tụ giáo phái và nhóm Trốt-kít  vì "âm mưu làm đảo chính." Thực ra, phe Trốt-kít từng tố cáo Trần Văn Giàu là tay sai của Mật Thám Pháp.

Theo báo cáo của Biron ngày 8/9/1945, chính phủ Pháp làm chủ 103,118 tấn cao su, Germany sở hữu 15,000 tấn, và tư nhân làm chủ 52,250 tấn. (SHAT, 10H 1032; CAOM (Aix), INF, Carton 158/1362). Tính đến ngày 31/12/1945 [27/11 Ất Dậu], nhờ sự giúp đỡ của Bri-tên, Pháp thu hồi được 64,000 tấn cao su ở phía Bắc Sài Gòn, và 17,000 tấn ở phía Đông. (Ibid., AE, Carton 14).

 

* Singapore: Leclerc qua Singapore, chuẩn bị tham dự lễ đầu hàng của Lộ quân miền Nam [vào ngày 12/9/1945].

[10/9/1945] Calcutta: Bản tin tình báo có sơ lược tiểu sử Lư Hán.

Người Lolo. Khoảng 50 tuổi. Rất có thế lực ở Vân Nam. Từng buôn bán vũ khí và thuốc phiện với Diên An. Giao tình tốt với Pháp, nhất là công ty xe lửa Vân Nam. (10H xxx [84])

 

Chủ Nhật, 9/9/1945 [4/8 Ất Dậu]:

* Hải Phòng: Tướng Hoàng Thiên Tứ, trong Bộ Tham mưu của Lư Hán, tuyên bố là Sư Đoàn 62 sẽ vào Hải Phòng.

Thành lập ủy ban liên lạc Việt-Hoa, gồm 5 người Hoa và 5 người Việt.

* Hà Nội: Xuất hiện Tuyên cáo của Lư Hán về việc quân TH vào giải giới Nhật ở phía Bắc Đông Dương. (CQ, 10/9/1945).

- Kỹ sư Vũ Văn An, thuộc Ủy Ban Kiến Quốc của Ngô Đình Diệm, do Nhật bảo trợ trước Meigo, bị bắt giải về Tiên Lữ. (Dân Chủ, 13/9/1945).

- Toán Con Nai (Hươu) của Thiếu Tá Thomas về tới Hà Nội bằng đường bộ. [Xem 16/9/1945]

* India: D'Argenlieu tiếp Đại tá Roos, trưởng lưới DGER, và Jean de Raymond, từ Bengal tới.

Bổ nhiệm Raymond làm Cố vấn [Ủy viên] chính trị.

- Leclerc gửi công điện cho de Gaulle: Báo cáo đơn vị Pháp đầu tiên sẽ tới Sài Gòn ngày 12/9/1945. (INF, carton 125, d. 1123).

 

Thứ Hai, 10/9/1945 [5/8 Ất Dậu]:

* Hà Nội: Trần Huy Liệu họp báo giải thích về những cuộc bắt bớ khắp nơi.

Liệu cho rằng đó không phải là “khủng bố” vì “bị bắt bao giờ cũng là những kẻ đã do sự điều tra nhận thấy có phương hại tới chính quyền của nhân dân.” (Dân Chủ, 20/9/1945). Thứ Năm, 13/9/1945 [8/8 Ất Dậu]: HCM ký sắc lệnh số 31, bắt phải khai báo trước 24 giờ tất cả những cuộc biểu tình, hội họp. (Dân Chủ, 19/9/1945). 15/9/1945 [10/8 Ất Dậu]: Hồ Chí Minh ký sắc lệnh an trí những người nguy hiểm cho cách mạng. (Dân Chủ, 17/9/1945). 73 năm sau, không thay đổi: Luật 88 Hình sự để trừng phạt đối thủ.

- Cứu Quốc loan tin Hoàng đế Nguyễn Phước Điển/Điện, niên hiệu Bảo Đại, nhận được điện tín từ Hà Nội của UBNDCM Bắc Bộ yêu cầu thoái vị. Cứu Quốc (Hà Nội), số 39, 10/9/1945

Bịa ra tin Thủ tướng Pháp Charles de Gaulle (25/8/1944-20/1/1946) đã gửi thư cho Nguyễn Phước Điển/Điện là không thể gửi qua Đông Dương một viên toàn quyền như đã hứa vì một chính đảng VN [tức Mặt Trận Việt Minh, cơ quan ngoại vi Đảng Cộng Sản Đông Dương, (10/1930-11/11/1945)] đã đi đôi với các nước Đồng Minh.

Ngoài ra thiết giáp hạm Richelieu đã được lệnh đổi hướng sau khi ghé Ceylon [Sri Lanka hin nay]. Đồng thời, de Gaulle khuyên người Pháp bình tĩnh, đợi cơ hội thuận tiện hơn. Cứu Quốc (Hà Nội), số 39, 10/9/1945.

 

* Côn Minh: Alessandri gặp Tướng Philip E. Gallagher, đại diện Mỹ bên cạnh Lư Hán, xin cho phương tiện vào Hà Nội.

Gallagher từ chối. [Xem 15/9/1945]

Alessandri trích dẫn lời tuyên bố của Lư Hán trên báo chí TH: Do quyết định của Hội nghị Potsdam, chúng tôi sẽ nhận lễ đầu hàng của Nhật ở Bắc Đông Dương. Tuân theo Hiến Chương Đại Tây Dương, chúng tôi yểm trợ nền độc lập của Đông Dương.

Trong diễn văn mới đây [24/8/1945] Thống chế TGT đã tuyên bố rõ ràng thái độ của chúng ta với Đông Dương. Về các chính phủ tại Đông Dương, theo tài liệu Nhật, chính phủ này gồm toàn người Việt, dưới sự kiểm soát của một đại biểu Nhật.

Alessandri rời Côn Minh ngày 7/9/1945 để đi gặp Lư Hán trước khi Lư Hán qua Hà Nội. Lễ giải giới quân Nhật dự trù vào ngày 10-11/9/1945, nhưng có thể bị chậm trễ, Tel 195/NR Arrivé, ngày 10/9/1945, 19G15, FFC Kunming gửi EMGDN Paris; CAOM (Aix), INF, c. 125, d. 1123.

Alessandri nhờ TLS Côn Minh gửi về BNG và PQHN công điện sau: Lư Hán không có thì giờ tiếp Alessandri. Không chống việc Alessandri tháp tùng vào Hà Nội, nhưng không bảo đảm an ninh trong tình thề hiện tại. Alessandri trả lời rằng đã được Tướng Hà Ứng Khâm mời tham dự lễ đầu hàng Nhật. Yêu cầu cho mang theo số sĩ quan cần thiết để dự lễ đầu hàng. Yêu cầu can thiệp. Lư Hán không muốn có đại diện Pháp ở Hà Nội.

Tel 198/3/NR Arrivé, ngày 11/9/1945, 17G45, FFC Kunming gửi EMGDN Paris; CAOM (Aix), INF, c. 125, d. 1123.

Xác nhận mối lo ngại TH muốn ngăn Alessandri vào Hà Nội. Lư Hán đã rời Côn Minh từ chiều 10/9/1945. Chiều 10/9, Alessandri cũng gặp Gallagher. Gallagher tuyên bố vấn đề ĐD vượt trên lãnh vực địa phương, cần giải quyết ở cấp chính phủ. Gallagher còn trình bày ý kiến riêng là “thật vô ích khi ra khỏi một cuộc chiến lại đi vào một cuộc chiến khác.” Alessandri đề nghị mở chiến dịch báo chí ở Pháp và Mỹ. Tel 206/3/NR Arrivé, ngày 14/9/1945, 09G25, FFC Kunming gửi EMGDN Paris; CAOM (Aix), INF, c. 125, d. 1123.

 

Thứ Ba, 11/9/1945 [6/8 Ất Dậu]:

* Hà Nội: Lư Hán tới Hà Nội.

[Võ Nguyên Giáp, KTNQ, 1974:38, 2001:34. Sainteny cũng ghi nhận ngày này; 1953:124] Có tin ngày 14/9/1945 Lư Hán mới tới Hà Nội.

Hàng ngày HCM phải tiếp nhiều khách. Tướng TH đòi gạo, rất nhiều gạo. Chúng còn đòi tiền, đòi nhà ở, thuốc phiện, v.. v..

Liên trưởng [đại đội trưởng] bán súng, đạn, 2001:43.

- Sau nhiều ngày "tử thủ" Dinh Toàn Quyền, Sainteny và nhóm M-5 phải dời về biệt thự cũ của Giám đốc Học chính trên đường Jauréguiberry.

[Thứ Ba, 11/9/1945:] * Hà Nội: Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 23, bổ nhiệm công dân số 1 Nguyễn Phước Vĩnh Thụy làm Cố Vấn. (Dân Chủ, 19/9/45).

* Côn Minh: Alessandri đánh điện báo rằng Lư Hán không cho tiếp kiến.

* Singapore: Mountbatten tới Singapore. Dự lễ đầu hàng của Nhật vào hôm sau.

Đài phát thanh New Dehli loan tin quân TH vào Hà Nội.

Có thể được không vận. Có lẽ là SĐ 20, thuộc QĐ 93 Vân Nam, do Long Hin chỉ huy (cựu SV Saint Cyr). [14/3/1945?, Lư Hán cũng có mặt. Ngày 13/8, Alessandri vẫn chưa gặp Lư Hán. Lễ đầu hàng dự trù vào 15/8]; BR 64/2, n.d.; & 83/2, n.d., SHAT (Vincennes), 10 H xxx [83].

Đài phát thanh New Dehli còn loan tin BT Thông tin THDQ tuyên bố không thành lập chính phủ quân quản. Điều này xác nhận lời tuyên bố của Gaston Wang với Alessandri ở Khai Viễn [Kai Yuan]. Wang thêm là Lư Hán có quyền hành rộng rãi để hành động, tùy theo hoàn cảnh. Vẫn theo Wang, Lư Hán tránh mặt Alessandri vì muốn chờ kết quả buổi gặp mặt giữa TV Song và Bidault tại London.

Những nguồn tin bán chính thức cho rằng TH yểm trợ độc lập cho Đông Dương. Không rõ ý Tưởng Giới Thạch ra sao. Ngày 24/8/1945, Thạch tuyên bố: “We have not territorial design in Indochina. We hope that Indochina will be autonomous and eventually become independent in accordance with the provisions of the Atlantic Charter.” (AP 3441, d. 1).

* Ceylon: D'Argenlieu tới Kandy. Có Phó Đô Đốc Graziani, Tư lệnh Hải quân; Louis Arthur Longeaux, Chánh văn phòng; Đại tá Appert, Chánh võ phòng.

 

* Burma: Gracey gửi thư cho Thống chế Terauchi cảnh cáo về việc 1 sĩ quan Pháp chết, người khác bị thương nặng.

Cho lệnh phải điều tra và trừng phạt những người phạm tội. (SHAT, 10H xxx [84]).

* Trùng Khánh: Đại sứ Mỹ Patrick Hurley báo cáo Pháp chưa hề nhắc gì đến đề nghị ngày 28/8/1945 ở Washington.

Hurley cũng không nêu vấn đề đó vì việc chuẩn bị vào Đông Dương của quân TH đã tiến triển quá xa, khó thể thu hồi lệnh. (FRUS, 1945, VII:514).

 

Thứ Tư, 12/9/1945 [7/8 Ất Dậu]:

* Hà Nội: Báo Cứu Quốc, cơ quan ngôn luận của Việt Minh, loan tin "ba tên phản quốc nữa đã bị bắt."

Theo báo này, đó là: Bùi Trần Thường, cận vệ của Võ Văn Cầm; Phạm Ngọc Hàm, "mật thám cho Pháp mới từ Cao Bằng về liên lạc;" Đào Chu Khải, làm "xếp tanh" trên đường Lào Kai-Vân Nam, VNQDĐ ở Vân Nam; sau 9/3/1945, làm "tay sai cho Nhật." (CQ, 12/9/1945).

- Giáp ký sắc lệnh số 30 giải tán Việt Nam Hưng Quốc Thanh Niên Hội của Lê Ngọc Vũ và Việt Nam Thanh Niên Ái Quốc Hội của Võ Văn Cầm. (Dân Chủ, 19/9/1945).

- Báo Cờ Giải Phóng, "Cơ quan tuyên truyền, cổ động trung ương của Đảng Cộng Sản Đông Dương," số 16, đăng bài "Cách Mạng hay đảo chính" của Trường Chinh.

* Hải Phòng: Bắt đầu thu Quĩ Độc lập.

12/9/1945: * Sài Gòn: Tiền quân của Lữ đoàn 80 Gurkha Bri-tên tới Sài Gòn. [Xem thêm 8/10/1945]

- Đại úy OSS Leonard tới Sài Gòn. [Xem 13/9/1945]

* Singapore: Lễ đầu hàng của Nhật ở Singapore.

A career colonial officer, Tướng Douglas D Gracey had fought the war in Burma as commander of the 20th Division, manned chiefly by India's Ghurkhas.  On September 13, the day he left Singapore, Gracey reportedly declared: The question of the government of Indochina is exclusively French . . . . Civil and military control of Indochina is exclusively French. (36)

36. Jean-Michel Hertritch, Doc Lap! L’Independence ou la mort (Paris: Vigneau, 1946), cited in Hammer, Struggle, p. 116.

 

* India: D'Argenlieu rời Kandy về Chandernagor.

 

Thứ Năm, 13/9/1945 [8/8 Ất Dậu]:

* Hà Nội: HCM ký sắc lệnh số 31, bắt phải khai báo trước 24 giờ tất cả những cuộc biểu tình, hội họp. (Dân Chủ, 19/9/1945).

15/9/1945 [10/8 Ất Dậu]: Hồ Chí Minh ký sắc lệnh an trí những người nguy hiểm cho cách mạng. (Dân Chủ, 17/9/1945).

 

Trần Huy Liệu họp báo khẩn cấp ở Hà Nội. Cho biết toàn quốc sẽ tổ chức những cuộc biểu tình vĩ đại để phản đối phái bộ Bri-tên “đã dung túng và ủng hộ cho kiều dân Pháp chiếm trụ sở của Ủy ban nhân dân Nam bộ” ở Sài Gòn. (CQ, số đặc biệt, 13/9/1945).

 

- Báo Cứu Quốc ra số đặc biệt, kêu gọi biểu tình vào ngày hôm sau, 14/9, vào lúc 7 giờ 30 tại Nhà Hát lớn, để phản đối phái bộ Anh đã xử dụng võ lực chiếm đóng Nam bộ phủ.

Sau đó sẽ tuần hành qua các đường Tràng Tiền, hàng Vôi, hàng Đào, hàng Ngang, hàng Đường, hàng Mã, hàng Đồng, Đường thành (Henri d'Orléans), hàng Bông, ra cửa Nam, hàng Lọng, Đồng Khánh, tụ tập quanh bờ Hồ.

- Báo Cứu Quốc đăng bài “Hai tên phản quốc Sơn và Nghiệp đã bị bắt trong trường hợp nào,” mạ lị ba lãnh tụ VNQDĐ Nhượng Tống, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Thế Nghiệp.

* Sài Gòn: Tướng Gracey tới Sài Gòn.

Có Trung Tá Rivier, chỉ huy lực lượng biệt kích (commando) Pháp tháp tùng.

Tướng Noel trao cho Trung tá Rivier một số tù binh bí mật tổ chức thành đơn vị từ ngày 3/9/1945. Bị dẫn giải từ Căm Bốt về trại Quartier Vigile (PC 5è RTA [Tirailleurs annamites], rồi trại Martin de Pallières (TrĐ 11 RIC), Noel gặp Jean Cédille và Thiếu tá Pierce, Đại diện Bri-tên. Được Pierce tin cậy. Thứ Hai, 3/9/1945 [27/7 Ất Dậu]: * Sài Gòn: Cédile họp Ủy Ban Đón tiếp quân Đồng Minh. Y sĩ Phạm Ngọc Thạch không còn ở trong Lâm ủy hành chính nữa. (CAOM [Aix], CP, Carton 247)

Noel, “Les Japonais en Indochine; 9 mars 1945 au Cambodge;” (24/3/1946); SHAT (Vincennes), Indochine 10 H xxx [80/2].

Gracey cho lệnh Lâm Ủy Hành chánh Nam Kỳ phải rời khỏi dinh Toàn quyền (dinh Norodom, tức dinh Độc Lập sau này).

 

- Đại úy OSS Coolidge và Varner bay lên Đà Lạt.

14/9/1945 [9/8 Ất Dậu]:

- VM tổ chức biểu tình phản đối việc Bri-tên ủng hộ Pháp tái chiếm Việt Nam.

* Sài Gòn: Phạm Văn Bạch cực lực tố cáo hành động của Pháp và Bri-tên nhằm phá hoại nền độc lập của Việt Nam.

- Gracey cho lệnh Toán Embankment ngưng mọi hoạt động. (Spector, 1963:67)

15/9/1945 [10/8 Ất Dậu]:

* Hà Nội: Hồ Chí Minh ký sắc lệnh an trí những người nguy hiểm cho cách mạng. (Dân Chủ, 17/9/1945).

- Đổi tên các tỉnh lỵ và thị xã.

Hà Nội thành Hoàng Diệu; Hà Đông: Nguyễn Trãi; Bắc Giang: Đề Thám; Bắc Ninh: Lý Thường Kiệt; Hưng Yên: Tán Thuật; Nam Định: Trần Hưng Đạo; Ninh Bình: Hoa Lư; Phúc Yên: Trưng Trắc; Vĩnh Yên: Nguyễn Thái Học; Thái Nguyên: Đội Cấn; Sơn Tây: Ngô Quyền; Hải  Phòng: Tô Hiệu; Hải Dương: Phạm Ngũ Lão; Phú Yên: Cao Thắng; Sông Cầu: Tú Phương; Qui Nhơn: Nguyễn Huệ; Quảng Ngãi: Lê Trung Đĩnh; Quảng Nam: Thái Phiên. (CQ, 15/9/1945).

- 14G30: Lư Hán họp báo ở Đồn Thủy, Hà Nội.

Theo Lư Hán, quân Trung Hoa vào Việt Nam gồm 200,000 người, chia làm 5 ngả: Lạng Sơn, Lào Kai, Lai Châu, Hà Giang, Móng-Cái. Sẽ đóng rải rác tại nhiều địa điểm, từ vĩ tuyến 16 ra Bắc. Chỉ lo việc quân sự, tước khí giới của Nhật, không tham dự vào nội bộ Việt Nam.

- Gallagher nhận được lệnh phải dàn xếp cho Alessandri và Pignon vào Hà Nội. [Xem 19/9/1945]

Thứ Sáu, 7/9/1945: Côn Minh: Léon Pignon và Tướng Marcel Alessandri xin gặp Lư Hán, nhưng bị từ chối. 7/9/1945: India: Paul Mus và Đại tá Répiton đi Côn Minh và Trùng Khánh.

Thứ Bảy, [8/9/1945]* Trùng Khánh: Đại sứ Hurley báo cáo Pháp chưa hề nhắc gì đến đề nghị ngày 28/8/1945 ở Oat-shinh-tân. Hurley cũng không nêu vấn đề đó vì việc chuẩn bị vào Đông Dương của quân TH đã tiến triển quá xa, khó thể thu hồi lệnh. (FRUS, 1945, VII:514).

Thứ Hai, 10/9/1945: * Côn Minh: Alessandri gặp Tướng Gallagher, đại diện Mỹ bên cạnh Lư Hán, xin cho phương tiện vào Hà Nội. Gallagher từ chối. Thứ Ba, 11/9/1945: * Côn Minh: Alessandri điện báo Lư Hán không cho tiếp kiến. 11/9/1945: Lư Hán tới Hà Nội. [Theo Võ Nguyên Giáp, Lư Hán tới ngày 11/9; 1974:38. Sainteny cũng ghi nhận ngày này; 1953:124] 15/9/1945: - 14G30: Lư Hán họp báo ở Đồn Thủy, Hà Nội. Theo Lư Hán, quân Trung Hoa vào Việt Nam gồm 200,000 người, chia làm 5 ngả: Lạng Sơn, Lào Kay, Lai Châu, Hà Giang, Móng Cáy. Sẽ đóng rải rác tại nhiều địa điểm, từ vĩ tuyến 16 ra Bắc. Chỉ lo việc quân sự, tước khí giới của Nhật, không tham dự vào nội bộ Việt Nam.

15/9/1945: - Gallagher nhận được lệnh phải dàn xếp cho Alessandri và Léon Pignon vào Hà Nội.

Pignon từng làm việc tại Tổng Nha Chính Trị Bộ Thuộc Địa dưới quyền de Laurentie. Sau khi phụ giúp Laurentie soạn thảo tuyên cáo 24/3/1945, biệt phái qua Calcutta cùng de Raymond, v.. v.. 19/9/1945: Tướng Alessandri và Pignon rời Côn Minh vào Hà Nội. (SHAT, 10H 83).19/9/1945: * Paris: Tống Tử Văn cam kết với De Gaulle là Trung Hoa không có tham vọng lãnh thổ ở Đông Dương, và nếu có thể sẵn sàng yểm trợ Pháp trở lại Đông Dương. (Gaulle, War Memoirs, tr. 929)

20/9/1945: * Hà Nội: Lư Hán tiếp Alessandri, tuyên bố không biết gì về chức vụ và quyền hạn của Alessandri. (Tel No. 100/2, 28/9/1945, FEFEO Kandy, gửi EMGDN, Paris; INF, Carton 125/1123).

Lúc này, ở Hà Nội có khoảng 60 người Mỹ. (Spector, 1983:60)

Đại tá Nordlinger đề nghị Lư Hán giải giới Việt Minh, nhưng Lư Hán không đồng ý. (Spector, 1983:60)

Gallagher tán thành chủ trương “hands-off” của Lư Hán, nhưng vẫn yểm trợ Nordlinger trong công tác giảm thiểu tình trạng khổ sở của tù binh Pháp. (Spector, 1983:60)

Nordlinger và sĩ quan an ninh, Trung tá John C. Bane, tin rằng VM do Nhật tạo nên. (Spector, 1983:60)

Thiếu tá F. M. Mullins tin rằng “VM là Cộng Sản nhưng thân Mỹ.” (Spector, 1983:61)

Gallagher thì tin rằng “HCM là tay cách mạng kỳ cựu, nhưng đại diện cho ước muốn độc lập của dân chúng Việt Nam. . . . Thực tâm muốn Việt Nam được độc lập.” (Thư gửi McClure ngày 20/9/1945; Spector, 1983:61)

* Sài Gòn: Gracey gặp Trung tướng Numuta, chuyển lệnh là Thống chế Térauchi không được nêu lý do sức khoẻ từ chối gặp Gracey. [Xem 26/9/1945]

- Cédile họp Ủy ban đón tiếp” ở Sài Gòn. Tham dự có: Gannay, Béziat, Bocquet, Mialin, Roques, Douvisis, Marty. (CAOM [Aix], HCFI,  CP 247).

 

- Đại úy OSS Joseph Coolidge và Varner, người Bri-tên, bị phục kích trên đường từ Đà Lạt trở lại Sài Gòn.

Coolidge bị thương nặng, phải di tản qua Ceylon.

- Nhân viên OSS thuộc toán Embankment tiếp xúc với Phạm Ngọc Thạch.

Thạch cho biết mục đích chính là đánh đuổi thực dân Pháp, nhưng VN sẽ cần trợ giúp của Pháp.

Trung tá Rivier báo cáo:

Ngày 13/9, đến Sài Gòn cùng Gracey. Quân Bri-tên còn quá ít để chiếm các trại lính. Bộ Tư lệnh SĐ Nam Kỳ-Căm-Bốt được tái tổ chức với những người kinh nghiệm, gồm 6 đại đội tác chiến, 3 đại đội Hải quân, quân số 150 người. Thiếu vũ khí và trang phục. (CĐ 4, 5, 6 ngày 15/9/1945 của Rivier; SHAT (Vincennes), 10H xxx [84])

* Ceylon: Leclerc viết thư cho d'Argenlieu, than phiền về "dualité de commandement."

Tối, được Tướng Wheeler hứa sẽ lo việc tàu chuyên chở quân Pháp qua Viễn Đông.

- D'Argenlieu cử Leclerc làm Đại biểu miền Nam cho tới khi mình đến Sài Gòn; Alessandri làm Đại biểu miền Bắc. (JOFI, I [15/11/1945]:8).

 

15/9/1945 [10/8 Ất Dậu]:

* Hà Nội: Hồ Chí Minh ký sắc lệnh an trí những người nguy hiểm cho cách mạng. (Dân Chủ, 17/9/1945).

- Đổi tên các tỉnh lỵ và thị xã.

Hà Nội thành Hoàng Diệu; Hà Đông: Nguyễn Trãi; Bắc Giang: Đề Thám; Bắc Ninh: Lý Thường Kiệt; Hưng Yên: Tán Thuật; Nam Định: Trần Hưng Đạo; Ninh Bình: Hoa Lư; Phúc Yên: Trưng Trắc; Vĩnh Yên: Nguyễn Thái Học; Thái Nguyên: Đội Cấn; Sơn Tây: Ngô Quyền; Hải  Phòng: Tô Hiệu; Hải Dương: Phạm Ngũ Lão; Phú Yên: Cao Thắng; Sông Cầu: Tú Phương; Qui Nhơn: Nguyễn Huệ; Quảng Ngãi: Lê Trung Đĩnh; Quảng Nam: Thái Phiên. (CQ, 15/9/1945).

- 14G30: Lư Hán họp báo ở Đồn Thủy, Hà Nội.

Theo Lư Hán, quân Trung Hoa vào Việt Nam gồm 200,000 người, chia làm 5 ngả: Lạng Sơn, Lào Kai, Lai Châu, Hà Giang, Móng-Cái. Sẽ đóng rải rác tại nhiều địa điểm, từ vĩ tuyến 16 ra Bắc. Chỉ lo việc quân sự, tước khí giới của Nhật, không tham dự vào nội bộ Việt Nam.

- Gallagher nhận được lệnh phải dàn xếp cho Alessandri và Pignon vào Hà Nội. [Xem 19/9/1945]

Lúc này, ở Hà Nội có khoảng 60 người Mỹ. (Spector, 1983:60)

Đại tá Nordlinger đề nghị Lư Hán giải giới Việt Minh, nhưng Lư Hán không đồng ý. (Spector, 1983:60)

Gallagher tán thành chủ trương “hands-off” của Lư Hán, nhưng vẫn yểm trợ Nordlinger trong công tác giảm thiểu tình trạng khổ sở của tù binh Pháp. (Spector, 1983:60)

Nordlinger và sĩ quan an ninh, Trung tá John C. Bane, tin rằng VM do Nhật tạo nên. (Spector, 1983:60)

Thiếu tá F. M. Mullins tin rằng VM là Cộng Sản nhưng thân Mỹ. (Spector, 1983:61)

Gallagher thì tin rằng HCM là tay cách mạng kỳ cựu, nhưng đại diện cho ước muốn độc lập của dân chúng Việt Nam. . . . Thực tâm muốn Việt Nam được độc lập. (Thư gửi McClure ngày 20/9/1945; Spector, 1983:61)

* Sài Gòn: Gracey gặp Trung tướng Numuta, chuyển lệnh là Thống chế Térauchi không được nêu lý do sức khoẻ từ chối gặp Gracey. [Xem 26/9/1945]

- Cédile họp Ủy ban đón tiếp” ở Sài Gòn.

Tham dự có: Gannay, Béziat, Bocquet, Mialin, Roques, Douvisis, Marty. (CAOM [Aix], CP 247).

- Đại úy OSS Joseph Coolidge và Varner, người Bri-tên, bị phục kích trên đường từ Đà Lạt trở lại Sài Gòn.

Coolidge bị thương nặng, phải di tản qua Ceylon.

- Nhân viên OSS thuộc toán Embankment tiếp xúc với Phạm Ngọc Thạch.

Thạch cho biết mục đích chính là đánh đuổi thực dân Pháp, nhưng VN sẽ cần trợ giúp của Pháp.

Trung tá Rivier báo cáo:

Ngày 13/9, đến Sài Gòn cùng Gracey. Quân Bri-tên còn quá ít để chiếm các trại lính. Bộ Tư lệnh SĐ Nam Kỳ-Căm-Bốt được tái tổ chức với những người kinh nghiệm, gồm 6 đại đội tác chiến, 3 đại đội Hải quân, quân số 150 người. Thiếu vũ khí và trang phục. (CĐ 4, 5, 6 ngày 15/9/1945 của Rivier; SHAT (Vincennes), 10H xxx [84])

Gallagher thì tin rằng HCM là tay cách mạng kỳ cựu, nhưng đại diện cho ước muốn độc lập của dân chúng Việt Nam. . . . Thực tâm muốn Việt Nam được độc lập. (Thư gửi McClure ngày 20/9/1945; Spector, 1983:61)

* Ceylon: Leclerc viết thư cho d'Argenlieu, than phiền về "dualité de commandement."

Tối, được Tướng Earle Wheeler hứa sẽ lo việc tàu chuyên chở quân Pháp qua Viễn Đông.

- D'Argenlieu cử Leclerc làm Đại biểu miền Nam cho tới khi mình đến Sài Gòn; Alessandri làm Đại biểu miền Bắc. (JOFI, I [15/11/1945]:8).

Chủ Nhật, 16/9/1945 [11/8 Ất Dậu]:

* Hà-nội: Bắt đầu "Tuần lễ Vàng" tại Hà Nội. (Dân Chủ, 17/9/45)

Nguyễn Phước Vĩnh Thụy, Cố vấn Chính phủ Lâm thời Việt Nam, gửi điện văn cho chính phủ và quốc dân Pháp, (tức cựu hoàng Nguyễn Phước Điện, niên hiệu Bảo Đại) yêu cầu đừng thiết lập chế độ bảo hộ.

Phái đoàn Con Nai (Deer Team) của Thiếu Tá Thomas rời Hà Nội.

* Paris: De Gaulle viết thư cho D’Argenlieu.

Do Leclerc chuyển tay trên đường tới Sài Gòn [vào ngày 3/10/1945].

Nói về ý định của TH và chuyến ghé Paris của Tống Tử Văn sắp tới. TH muốn quyền lợi cho ngoại kiều và đường xe lửa. [p. 63-4]

Không tin tưởng Bri-tên. Họ hypocrite. Bri-tên muốn chứng tỏ họ mạnh. Không tin rằng Bri-tên cho mượn tàu chở quân.

Cho lệnh phải tới Sài Gòn càng sớm càng tốt [vào cuối tháng 10/1945].

Không liên hệ với Việt Minh. Có thể tiếp xúc, nhưng trong bí mật. Không chấp nhân Bri-tên hay Mỹ làm trung gian. Tránh xảy ra trò thiếu cao thượng của Bri-tên ở Syria. [p. 64] (D’Argenlieu, Chronique, 1985:63-4)

Ngày 5/10/1945, d’Argenlieu trả lời. Hai việc quan trọng trong nội địa Đông Dương: Tiếp tế gạo miền nam ra bắc; và, không di tản Pháp kiều ở Hà Nội, Sài Gòn hay Huế như TH và Mỹ đề nghị. Với VM, chỉ tiếp xúc ở Sài Gòn và Hà Nội. Sẽ triệu hồi phái đoàn Alessandri ở Côn Minh và Hà Nội. [p. 65] (D’Argenlieu, Chronique, 1985:64-5)

 

L'Humanité cho biết chính phủ lâm thời của VN có cả quốc gia và Cộng Sản.

Đòi hỏi độc lập hoàn toàn.

 

Thứ Hai, 17/9/1945 [12/8 Ất Dậu]:

* Sài Gòn: Từ ngày này, những buổi họp của Bri-tên và Pháp sẽ chia làm hai: một thường lệ, và một gồm những nhân vật trọng yếu. Bàn về dự thảo Bản tuyên cáo số 1 của Gracey, sẽ ban hành ngày 19/9/1945.

- Phạm Văn Bạch kêu gọi dân chúng đình công tức khắc.

Nhân cuộc đình công này, Gracey đề nghị với Mountbatten một số biện pháp cấp thời để "vãn hồi trật tự." Đó là sử dụng lực lượng tù binh Nhật và qui trách nhiệm cho chính Thống chế Terauchi; và, gửi ngay toàn bộ Sư Đoàn 20 tới Sài Gòn. (Vũ, “Social and Cultural Change,” Dec 1984:546-47). [Xem 19/9/1945]

* Hải Phòng: Báo Dân Chủ đăng lại thư Bảo Đại gửi de Gaulle và nhân dân Pháp.

* Hà Nội: Báo Cờ Giải Phóng, số 17, có bài của Tân Trào và bài "Hãy hạ các ông quan cách mạng ấy xuống" của XXX. Tác giả có lẽ là Trường Chinh hay HCM.

Chendernagor: D’Argenlieu đọc diễn văn truyền thanh về Đông Dương. (D’Argenlieu, Chronique, 1985:57-8)

 

Thứ Ba, 18/9/1945 [13/8 Ất Dậu]:

Hà Nội: Gallagher nói với Tướng Gaston Wang rằng nếu Pháp trở lại sẽ bị chống đối.

Wang có bạn bè Pháp, nói lại việc này với Sainteny. Sainteny báo cáo về Paris. BNG Pháp phản đối với BNG Mỹ. Robert McClure phải cảnh giác Gallagher nên thận trọng. Chính phủ TH nhìn nhận chủ quyền của Pháp tại Đông Dương, và muốn Lư Hán giúp Pháp tái tổ chức chính quyền. Phần Mỹ, vẫn “hands-off.” (Spector, 1983:61-3)

 

[18/9/1945]* Sài Gòn: Trong phiên họp hàng ngày của Ủy Ban kiểm soát Nhật đầu hàng, đại diện Lữ Đoàn 80 Gurkha loan báo đã thay thế quân Nhật ở các vị trí quan trọng như nhà hàng Continental, khách sạn Majestic và khu vực hành chính.

Việc đưa Lữ Đoàn 80 tới Sài Gòn bị đình trễ vì thiếu săng phi cơ. Đại diện Pháp thông báo đã chiếm được những vị trí cần thiết để khởi đầu việc hành chính. Dự trù ngày 2/10, sẽ có 600 quân Pháp trên tàu Richelieu và 2,000 lính của Leclerc vào khoảng ngày 20/10/1945. (SHAT 10H 140).

[18/9/1945]* Sài Gòn: - Phái đoàn Bri-tên và Việt Minh gặp nhau tại tòa Đô chính về việc lưu thông trên cảng Sài Gòn.

A. Việt Nam: Phạm Văn Bạch, Chủ tịch; Phạm Ngọc Thạch, Ngoại giao; Huỳnh Văn Phương, Cố vấn; Nguyễn Ngọc Bích, Kỹ sư; Lý Văn Sâm, Kỹ sư, Giám đốc thương cảng Sài Gòn; Khưu Ngọc Đức, Thuyền trưởng (capitaine) thương cảng.

B. Bri-tên: Thiếu Tá T.S.L. Fox-Pitt và 3 người khác.

- Cédile báo cáo Gracey đã tịch thu kho đạn, và trong ngày 1,500 Pháp kiều sẽ được trang bị khí giới.

* Kiến An: Tuần lễ vàng ở Kiến An (cho tới ngày 23/9/1945). (Dân Chủ, 18/9/1945)

Thứ Tư, 19/9/1945 [14/8 Ất Dậu]:

* Sài-gòn: Phạm Văn Bạch xuống "Hịch" kêu gọi mọi người chuẩn bị kháng chiến.

Cho lệnh tản cư ông già, bà cả, phụ nữ và trẻ con khỏi Sài Gòn.

- Đích thân Tướng William J. Slim, Tư lệnh Lục quân Đông Nam Á, tới Sài Gòn  cho Gracey biết Mountbatten đã chấp thuận các đề nghị của Gracey.

Cédile vào gặp Gracey và yêu cầu giúp sức vì có tin Việt Minh đang chuẩn bị chiến tranh.

Gracey bèn cho lệnh quân Bri-tên chiếm lại tất cả các công sở do Việt Minh chiếm.

- Gracey ra "Thông cáo số 1:"

1...... Quan Đô Đốc Lord Louis Mountbatten Tổng tư lịnh các đạo quân Đồng Minh tại Đông Nam Á Châu ... đã giao quyền cho ta là Đại tướng D.D. Gracey ... cai quản tất cả quân đội (Anh Pháp và Nhựt) cùng các đội bảo an hoặc quân đội khác.

2. Mỗi người phải hiểu rỏ rằng: Ta nhất định sẽ dùng các phương pháp một cách trung lập đến triệt để đặng mà thi hành sự trần thuật ôn hoà trong thời kỳ giao thời giữa buổi chiến tranh và lúc hoà bình ...

3. Thay mặt cho quan Tổng Tư lịnh quân đội Đồng Minh, Ta bảo cho tất cả dân chúng phải hợp tác một cách triệt để mà thực hành cái mục đích đã nói trên. Luôn đây Ta bảo cho những kẻ bất lương nhứt là trộm cướp ... biết rằng: chúng sẻ bị tữ hình ngay.

4. Nhửng lịnh sau đây sẻ thi hành lập tức:

a. không được phép tổ chức cuộc biểu tình và cuộc biểu diễn nào hết.

b. không được hội hợp đâu hết.

c. không được phép mang vỏ khí bất kỳ là thứ nào cho đến gậy, giáo, tầm vông, vọt nhọn ., vân vân.. trừ ra quân đội Anh và Đồng Minh và các quân đội nhà binh hay là Bảo An có Ta cho phép riêng mới được.

d. Thiết quân luật theo lịnh Ta mà nhà binh Nhật đã buộc ở trong châu thành SAIGON-CHOLON từ 21 giờ rưởi cho đến 5 giờ rưởi sáng sẽ còn thi hành và quang soát một cách nghiêm nhặt.

Saigon, le 19 Septembre 1945

Ký tên: D. D. Gracey

Quan Tổng Tư lịnh lục quân Đồng Minh

Đóng ở miền nam Đông Dương

 

Tuy nhiên, thông cáo này chưa được yết thị ngay. [Xem 21/9/1945]

* Hà Nội: Alessandri và Pignon rời Côn Minh tới Hà Nội. (SHAT, 10H xxx [83]).

Ngay sau khi Gallagher vừa đến Hà Nội, Hồ đã đích thân tới chào mừng.

Trong một lá thư ngày 20/9/1945, gửi Tướng Robert B. McClure, Phó Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Trung Hoa, Gallagher Cố vấn của Lư Hán, thuật lại về buổi hội kiến này như sau:

[Hồ] đến thăm tôi và nồng nhiệt chào mừng phái đoàn, tặng tôi một lá cờ có tên tôi trên đó và vài nhận xét về “nước Mỹ vĩ đại”, v.. v... Hồ nhìn về nước Mỹ như người cứu nạn của các quốc gia, và mọi hành động của ông ta đều dựa trên lời tuyên bố của bản Atlantic Charter [Hiến chương Atantic], rằng các cường quốc sẽ bảo đảm nền độc lập cho các nước nhỏ. Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng Hiến chương trên chẳng có chữ ký của ai cả. (12)

12. Tàu dịch là Hiến chương “Đại Tây Dương,” Biển to phía Tây Âu Châu; nhưng cũng là “biển to phía Đông châu Mỹ.” Nên nhớ người Tàu cũng vô cùng tham lam, chọn nước Tàu làm trung tâm thế giới, gọi biển Đông Nam Á là biển Nam của họ. Đầu thế kỷ XXI, Xi Jin-ping [Tập Cận Bình] và Trung Nam Hải còn chiếm một phần lớn các quần đảo Đông Nam Á, bất chấp án lệnh ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng Tài Quốc Tế The Hague; xây dựng một số căn cứ hải quân nhân tạo—một chính sách tội ác chiến tranh và xâm lược, tiềm ẩn trong DNA Tàu.

 

Sự khéo léo của Hồ và thiện cảm của Gallagher với nền độc lập của Việt Nam tạo nên một liên hệ khá chặt chẽ giữa hai người. Trong buổi gặp mặt đầu tiên, Gallagher khuyên Hồ “phải thu được lòng tin cậy của Lư Hán [tức Tư lệnh đạo quân Trung Hoa] và tìm cách liên hệ với ông ta.” (Ibid) Sau khi Patti rời Hà Nội vào cuối tháng 9/1945, Gallagher lại trở thành cố vấn của Hồ. Tư liệu văn khố cho thấy Gallagher đã chuyển các công điện của Hồ ra thế giới bên ngoài qua Tòa Đại sứ Mỹ ở Trùng Khánh. Gallagher, theo một nguồn tin, còn tham dự buổi họp thành lập Hội Hữu nghị Việt-Mỹ tại Hà Nội vào tháng 10/1945, và trong dịp này còn hát một bài hát tiếng Việt. Tuy nhiên, liên hệ tốt giữa Hồ và các quan chức Mỹ tại chỗ không bảo đảm rằng chính phủ Truman yểm trợ Hồ. Gallagher phản ảnh:

Cá nhân tôi muốn người Việt được độc lập, nhưng dĩ nhiên, chúng tôi chẳng có tiếng nói nào về vấn đề này.

 

Thật vậy, mặc dù sự hiện diện của người Mỹ có thể viện dẫn làm bằng chứng cho điều khoa trương rằng Hồ liên hệ thân thiết với Liên Bang Mỹ, điều tối đa mà các quan chức Mỹ tại chỗ có thể giúp Hồ là chuyển các điện tín tới Oat-shinh-tân hay thủ đô một số nước, và giúp Hồ sống còn dưới chế độ quân quản của Trung Hoa. (Xem Dept of Defense,  US-Vietnam Relations, Bk I, 1971, C 63-104)

* Sơn La: Quân Trung Hoa tới Sơn La.

* Ceylon: Leclerc gặp Mountbatten.

Mountbatten gửi điện cho Bộ chiến tranh Bri-tên, yêu cầu đẩy mạnh việc gửi Sư Đoàn 9 Bộ Binh Pháp, của Jean Valluy, qua Viễn Đông càng sớm càng tốt; và điện cho Tướng Albert C. Wedemeyer, Tổng Tư lệnh M19t Trận Tàu, yêu cầu Đài phát thanh Bạch Mai chấm dứt những bản phát thanh khiêu khích, xúi dân làm loạn.

* Paris: Tống Tử Văn cam kết với De Gaulle là Tàu không có tham vọng lãnh thổ ở Đông Dương, và nếu có thể sẵn sàng yểm trợ Pháp trở lại Đông Dương. (Gaulle, War Memoirs, tr. 929)

Thứ Năm, 20/9/1945 [15/8 Ất Dậu]:

* Sài Gòn: Gracey gửi cho Phạm Văn Bạch một lá thư cảnh cáo rằng sẽ không khoan dung bất cứ một cuộc tẩy chay hay đình công, bãi thị nào.

Cùng ngày, quân Bri-tên nắm quyền kiểm soát các nhà tù. Tất cả những nhà in cũng bị lục soát để bảo đảm rằng báo chí tiếng Việt không xuất bản được.

* Hà Nội: Lư Hán tiếp Alessandri, tuyên bố không biết gì về chức vụ và quyền hạn của Alessandri. (Tel No. 100/2, 28/9/1945, FEFEO Kandy, gửi EMGDN, Paris; INF, c. 125, d. 1123).

 

* Hải Phòng: Tuần lễ vàng ở Hải Phòng (cho tới ngày 23/9/1945).

Thứ Sáu, 21/9/1945 [16/8 Ất Dậu]:

* Sài Gòn: Việt Minh cho lệnh đình công bãi thị ở Sài Gòn-Chợ Lớn.

- Bri-tên chính thức niêm yết Cáo thị số 1 của Gracey.

Đồng thời, cho phép Trung Tá Rivier vào các trại tập trung tù binh Pháp tổ chức 12 đại đội tác chiến, với quân số khoảng 1,400 người. [Xem 23/9/1945]

* Đà Lạt: Tham Mưu Trưởng của Térauchi tự tử. (10 H 140).

* Ceylon: Leclerc gặp Kimmins và Slim.

Đồng ý cho đưa SĐ 9 BB qua Đông Dương. Yêu cầu Leclerc tới Sài Gòn hoặc Hà Nội.

* Paris: L'Humanité đăng Nghị quyết ngày 20/9/1945 của Đảng Communist [Marxist-Leninist] Pháp, đòi thương thuyết với chính phủ HCM.

Thứ Bảy, 22/9/1945 [17/8 Ất Dậu]:

* Sài Gòn: Quân Pháp chiếm nhà tù, bưu điện, ty cảnh sát Sài Gòn.

- Trung tá Rivier hoàn tất việc trang bị vũ khí cho 12 đại đội của Trung đoàn 11 Bộ binh thuộc địa mà Tướng Noel bí mật thành lập trong các trại tâp trung tù binh.

24G00:

Chủ Nhật, 23/9/1945 [18/8 Ất Dậu]:

00G00 23/9/1945: Hoàng Quốc Việt, đại diện TWĐ và Tổng bộ VM,  họp xứ ủy mở rộng. với UBND tại đường Cây Mai, quyết định kháng chiến. Rút các đơn vị khỏi Sài Gòn. Các đội công đoàn XP và TNXP tổ chức 350 đội XP với đủ loại vũ khí, chỉ có 120 súng.

Tuyến Đông: chỉ huy sở tại Gò Vấp.

Tuyến Tây: chỉ huy sở ở đường Cây Mai

Tuyến nam: Bình Xuyên-Bình Đăng. (50 năm đấu tranh kiên cường của Đảng bộ và nhân dân thành phố (TP/HCM:1981), tr. 86-7.

Do BCHKC TP Sài Gòn-Chợ Lớn: Nguyễn Văn Tư, Huỳnh Đình Hai, Từ Văn Ri. [87]

23/9/1945: UBKC Nam Bộ thành lập. [87]

* Sài Gòn, mờ sáng: Pháp làm đảo chính.

Quân Bri-tên lo nhiệm vụ an ninh ở Chợ Lớn. (Báo cáo ngày 28/9/1945, Cédile gửi Leclerc; 10H xxx [140])

- Buổi chiều: Gracey bãi bỏ lệnh giới nghiêm.

Khoảng 20,000 Pháp kiều hớn hở ăn mừng chiến thắng bằng cách sỉ nhục và hành hung bất cứ người Việt nào họ gặp mặt trên đường phố Sài Gòn. [Xem 25/9/1945]

[23/9/1945] Côn Đảo: Tàu Phú Quốc chở về đất liền 170 tù chính trị, và 23 ghe số còn lại trong 1886 tù sống sót.

(Mai Chí Thọ, Những mẩu chuyện đời tôi (Hà Nội: 1995), tr. 105.

Tối: Tới Đại Ngãi (Sóc Trăng). 24/9: Về tới Sóc Trăng. 25/9/1945: Phạm Văn Bạch, Hoàng Quốc Việt, Bùi Công Trừng, Cao Hồng Lãnh tới Sóc Trăng. [107] Sau tù phân phối cho miền Nam.

Mountbatten muốn thực hiện kế hoạch thứ nhất, vì trong buổi họp ngày 23/9, Leclerc vẫn tuyên bố quân số Pháp còn quá ít nên chưa muốn nắm quyền chỉ huy quân sự cũng như dân sự. (88) 88. ICG, De Gaulle, 1981, tr. 202-3 [lời chứng của Philippe Devillers].

 

Guillebon chuyển de Gaulle:

Ngày 22/9/1945, Mountbatten triệu tập một buổi họp có đại diện BNG và một sĩ quan Mỹ. Vì có lệnh mới từ London và báo cáo của Gracey. Gracey đã cho phổ biến yết thị cho lệnh duy trì trật tự và an ninh ở phía nam vĩ tuyến 16 tại Đông Dương. Trong khi đó London cho lệnh Mountbatten phải giới hạn chặt chẽ để tránh việc đàn áp chính trị.

Tôi phát biểu rằng Gracey đã có những biện pháp tuyệt hảo vì nếu không cứng rắn tình thế trở nên nghiêm trọng.

Mountbatten muốn Leclerc nắm quyền chỉ huy càng sớm càng tốt, nhưng Leclerc trả lời như những lần trước là chỉ nắm quyền chỉ huy khi quân Pháp đã đầy đủ, tức SĐ 9 đã tới Sài Gòn. Mountbatten đề nghị chia cho Leclerc một vùng trách nhiệm, và quân Bri-tên sẽ bảo vệ Sài Gòn. Nhưng Leclerc vẫn muốn có đủ lực lượng Pháp.

Mountbatten cũng đề nghị Pháp ra tuyên cáo chính thức về quyền tự trị của Liên bang Đông Dương như trường hợp Burma.

Leclerc tuyên bố là sự hỗn loạn hiện nay do Nhật tạo ra.

Một dấu hiệu yếu đuối sẽ khiến bị sập bẫy Nhật và đưa đến những hậu quả trầm trọng cho dân da trắng ở Á Châu. Cần hành động của Bri-tên cho tới khi SĐ 9 đổ bộ. Tel 140/CM Arrivé, ngày 23/9/1945, 14G05, FEFEO Kandy gửi EMGDN Paris; CAOM (Aix), INF, c. 125, d. 1123.


 Tại Bắc Kỳ, Lư Hán đã tiếp Alessandri ngày 20/9/1945. Tuyên bố trung lập, nhưng tước khí giới quân TH và cấm họ trở lại Đông Dương.

TH lập nên những chính quyền địa phương chống VM và thành lập những đội quân phụ thuộc bản xứ.

Tại Nam Kỳ, ngày 23/9, quân Pháp đã tước khí giới cảnh sát, và tiến đến ba cây cầu phía bắc rạch Thị Nghè. Gặp sức chống cự của hàng ngn dân quân, có súng tự động, một dấu hiệu có bàn tay Nhật.

Ngày 24/9, quân VM định tấn công nhà máy điện chính. Quân Bri-tên can thiệp. Trong những ngày qua, kiều dân Pháp mất bình tĩnh [lo lắng = assez nerveux].

24/9/1945: TCĐ kêu gọi đình công, bãi thị.

Trong những ngày đầu, phá hủy 138 xí nghiệp, 22 kho tàng, 4 chợ, 17 đấu máy xe lửa, 30 tàu lớn, 31 tàu nhỏ, 200 xe hơi. [88]

Cơ quan tuyên truyền Việt Minh bịa tin “Lê Văn Tám tự tẩm dầu vào người, rồi châm lửa, nhào vào kho đạn Thị Nghè.”

23/9-10/1945: Liên quân Pháp Bri-tên bị cầm chân ở Sài Gòn. 

Ngày [25/9?], Pháp chết 7 thường dân, 1 Sĩ quan, 2 binh sĩ, 4 bị thương. Bri-tên chết 1, bị thương 2; Annamites 10 chết. Bri-tên nghĩ rằng quân số họ chưa đầy đủ.

Qui trách cho người Mỹ.

Tel 100/2/NR Arrivé, ngày 28/9/1945, 13G05, FEFEO Kandy gửi EMGDN Paris; CAOM (Aix), INF, c. 125, d. 1123.

Thứ Hai, 24/9/1945 [19/8 Ất Dậu]:

* Sài Gòn: Quân Việt phản công. Đốt phá nhiều kho tàng. Gracey cho lệnh Nhật phải mang đại diện Việt Minh tới thương thuyết về vấn đề an ninh, trật tự. [Xem 29/9/1945]

[D’Argenlieu tuyên bố với Blanchet của Le Monde/France Soir: “Ngày Thứ Hai, 24/9/1945, chiến tranh Đông Dương khởi đầu.” (D’Argenlieu, Chronique, 1985:60n1)]

 

Thứ Ba, 25/9/1945 [20/8 Ất Dậu]:

* Sài Gòn: Hỗn loạn ở cư xá Hérault tại Tân Định.

Vài ba người Pháp bị giết, khoảng 50 người bị bắt làm con tin đưa lên phía bắc; rồi bị giết. (Tel 153/2, 29 Sept 45; FEFEO Kandy gửi EMGDN Paris; INF, c. 125, d. 1123.

Tô Ký, UVQuân sự Gia Định bị tình nghi là thủ phạm.

- 10 giờ sáng: Gracey gặp Trung tướng Numata, ép buộc Nhật phải chịu trách nhiệm giữ an ninh.

[Thứ Ba, 25/9/1945]: Sóc Trăng: Phạm Văn Bạch, Hoàng Quốc Việt, Bùi Công Trừng, Cao Hồng Lãnh tiếp đón 1,880 tù nhân Côn Đảo vừa trở lại Sóc Trăng tối 23/9/1945. (Mai Chí Thọ, Những mẩu chuyện đời tôi (Hà Nội: Công An, 1995), tr. 106-7).

Tất cả được tăng cường cho xứ ủy Nam Bộ. Phạm Hùng, UVTV Xứ ủy, Phó Giám đốc CA Nam Bộ, dưới quyền Diệp Ba [thay Nguyễn Văn Trấn]. Sau này, MCT: công an Cần Thơ (tr 132-40). Mỹ Tho, lính Pháp xẻ thịt cán bộ mang ra bán. (1995:149). Lê Duẩn, Bí thư xứ ủy: Trưởng phòng dân quân.

* Lào: Thiếu tá Imfeld bị quân TH bắt ở Luang Prabang.

Ngày hôm sau được trả tự do, nhưng vũ khí bị tịch thu.

Thứ Tư, 26/9/1945 [21/8 Ất Dậu]:

* Sài Gòn: Gracey gọi Thống chế Térauchi vào Dinh Norodom.

Cho lệnh phải thẳng tay đàn áp, bắn giết người An-na-mít nếu cần, để bảo vệ an ninh cho người ngoại quốc ở Sài-gòn cũng như mới bị bắt giữ làm con tin. Đích thân Térauchi sẽ phải chịu trách nhiệm, và việc hồi hương quân Nhật tùy thuộc vào việc "hợp tác toàn diện" để bảo vệ an ninh cho Đồng Minh. (10 H xxx [140]).

Térauchi cũng được lệnh phải có mặt ở Sài Gòn để trực tiếp điều khiển thuộc hạ.

- Lần đầu tiên Nhật dùng súng cối chống lại Việt Minh.

- Thiếu Tá Dewey, trưởng toán OSS Mỹ, trong khi chờ đợi phi cơ rời Sài Gòn, bị phục kích chết trên đường từ phi trường về trụ sở OSS.

Đại úy Herbert J. Bluechel bị thương nhẹ. VM bao vây trụ sở Embankment trong 4 giờ. (Tel 153/2, 29 Sept 45; FEFEO Kandy gửi EMGDN Paris; INF, c. 125, d. 1123.

Phái đoàn Embankment đã từ Karachi đến Sài Gòn từ thượng tuần tháng 9/1945, với nhiệm vụ truy tìm tù binh Đồng Minh và tội phạm chiến tranh. Vì vậy, từ ngày 2/9/1945, Dewey và nhân viên OSS đã tiếp xúc mọi giai tầng xã hội, kể cả đại diện Việt Minh. Các viên chức Pháp không hài lòng, nhiều lần khiếu nại, nên Dewey bị triệu hồi. Trong khi chờ đợi phi cơ rời Sài Gòn, Dewey bị phục kích chết trên đường từ phi trường về trụ sở OSS, thi hài bị mất tích.

Cuộc điều tra của OSS cho biết Việt Minh đã giết Dewey, vì muốn giết bất cứ người da trắng nào, nhưng Gracey lại không cho phép trương cờ Mỹ. Cựu Đại úy Frank M. White, cựu phóng viên Time magazine, trong phái đoàn Embankment năm 1972 tuyên bố đích mắt thấy những người Á Châu bắn về phía Dewey. [151] US Congress. Senate. Causes, Origins, and Lessons of the Vietnam War. Hearings before the Committee on Foreign Relations, 92nd Congress, 2nd Session, May 1972 (Washington: GPO, 1973), tr. 147-48 [145-52].

Nhiều năm sau, một người tị nạn Việt ở Pháp cũng tuyên bố nhóm sát nhân thuộc toán Thanh Niên Tiền Phong do Mười Cương và Bảy Tây cầm đầu. Nhóm này đốt xe Jeep và thả xác Dewey xuống một cái giếng. Khi biết Dewey là người Mỹ, lại lấy xác chôn ở gần làng An Phú Đông. Có người chứng thấy Bảy Tây đeo khẩu Colt 12 của Dewey. Cả hai sau này đều chết trận. Spector

Cái chết của Dewey rúng động Hà Nội. Trong thư gửi Truman ngày Thứ Bảy, 29/9/1945, Hồ đích thân xin lỗi chính phủ Mỹ, giải thích là chỉ biết tin cái chết của Dewey qua đài phát thanh Sài Gòn ngày 27/9. Vì Sài Gòn đang nằm trong tay quân Bri-tên, chưa thể điều tra rõ ràng, chỉ hy vọng không đúng sự thực. Hồ cũng yêu cầu từ nay cho biết trước sự di chuyển của kiều dân Mỹ, và bày tỏ lòng tri ơn "Liên bang Mỹ bảo vệ công lý quốc tế và hòa bình." Hồ còn cam đoan với Tướng Philip E. Gallagher—cố vấn trưởng của Lư Hán, Tư lệnh lực lượng THDQ giải giới quân Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16, kiêm Trưởng đoàn liên lạc Mỹ—rằng nếu ở miền Bắc, thủ phạm phải bước qua xác Hồ. (26)

26. CĐ ngày 18/10/1945, Đại sứ Mỹ tại Trùng Khánh gửi Bộ Ngoại giao; US-Vietnam Relations, 1945-1967, 1971:I:C 69-70; Spector, 1983:67-8; US Senate, Hearings 1972.

Theo tài liệu truyền khẩu, Bảy Viễn cho rằng Trình Minh Thế (1920-1955)—từng làm việc cho Kempeitai Nhật, sau trở thành lãnh tụ Cao Đài Liên Minh—là thủ phạm. Đảng CSVN mới đây tự nhận đã giết Dewey.

Cần ghi nhận, Dewey không phải là quân nhân Mỹ đầu tiên bị mất tích khi thi hành nhiệm vụ [MIA] ở Đông Dương. Tước vị này phải dành cho Trung úy E. A. Shirley, 1 phi công Mỹ trong đợt oanh kích Sài Gòn vào tháng 1/1945, chôn ở nghĩa địa Sài Gòn.

Một phi công khác bị bắn rơi trong cuộc đánh bom Cam Ranh ngày 11/1/1945, đưa về Mỹ Tho điều trị, nhưng chết ở Kontum vào tháng 4/1945. (27) 27. SHAT (Vincennes), 10H xxx [78]; Chính Đạo, VNNB, tập I:1939-1946, 1996:201. [Xem 29/9/1945]

Sau cái chết của Dewey, Ngày 26/9/1945, Hồ Chí Minh nhân danh Ngoại trưởng VNDCCH gửi công điện cho Attlee phản đối quân Bri-tên đã vi phạm chủ quyền Việt Nam, không thi hành chính sách trung lập mà Liên Hiệp Quốc ủy thác. Tuy nhiên không rõ Bri-tên có phúc đáp hay chăng.(28) 28. Xem Phụ Bản III.

Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch, và Hạ Bá Cang (hay Cung, mới lấy bí danh Hoàng Quốc Việt) bị gọi ra Bắc.

 [Thiếu tá Frank M. White, OSS, cựu phóng viên Time magazine, [144 từ Sài Gòn [1/11/1945] qua Manila, Shanghai, Canton, rồi Hà Nội sau khi Pháp đổ bộ Hải Phòng [8/3/1946][147] HCM mời White tới gặp sau khi Pháp đổ bộ Hải Phòng. [148-49] White nói nhiệm vụ là transmit bất cứ messages nào của HCM ra ngoài. [149] HCM: Dân tộc VN quyết tâm đòi độc lập. [149] Thú nhận từng huấn luyện ở Nga, nhưng không tin rằng Nga sẽ đóng góp gì cho việc xây dựng một nước Việt Nam mới. [149-150] Mỹ là nước có thể giúp VN. [150]

Buổi tối, mời White dự dạ tiệc. Gặp Bộ trưởng QP [?] “Nguyễn Văn Giáp.” [151] Gặp phái đoàn Pháp [Leclerc, Sainteny, Valluy, Đại tá Mirmanbeau, TMT của Leclerc. [151] Leclerc không hài lòng khi thấy White. Chính mắt White chứng kiến một người Á Châu bắn về hướng Dewey. [151] Rồi Lư Hán và TMT. [151] Trung tá Trevor Wilson, trưởng nhóm M1-5 của Bri-tên. [152] White được mời ngồi bên Hồ. [152] White rời BV sau khi HCM đi Pháp [30/5/1946]. Nụ hôn của d’Argenlieu: Nụ hôn của tử thần với HCM. [158]

Trevor Wilson: Hồ rất “cô đơn.” Lần cuối cùng Wilson gặp Hồ một mình là tháng 12/1945 để trao thư Nehru. [159]

White không tin HCM là cán bộ QTCS. [159]

Abbot Law Moffat [pp. 161-82.

16/7/1945: Monfort theo OSS nhảy dù xuống Kim Lộng. HCM nhờ Thomas cho Monfort rời căn cứ vì không bảo đảm an ninh. (ICG, de Gaulle, 1982:71-2).

US Congress. Senate. Causes, Origins, and Lessons of the Vietnam War. Hearings before the Committee on Foreign Relations, 92nd Congress, 2nd Session, May 1972 (Washington: GPO, 1973), tr. 151. Giữa tháng 11/1945, White từ Sài Gòn [1/11/1945] ra Hà Nội—nhưng phải qua Manila, rồi Shanghai, Canton—khi Pháp đổ bộ Hải Phòng [8-9/3/1946][147] HCM mơi White tới gặp sau khi Pháp đổ bộ Hải Phòng. [148-49] White nói nhiệm vụ là transmit bất cứ messages nào của HCM ra ngoài. [149] HCM: Dân tộc VN quyết tâm đòi độc lập. [149] Thú nhận từng huấn luyện ở Nga, nhưng không tin rằng Nga sẽ đóng góp gì cho việc xây dựng một nước Việt Nam mới. [149-150] Mỹ là nước có thể giúp VN. [150] [144 Buổi tối, mời White dựdạ tiệc. Gặp Bộ trưởng QP [?] “Nguyễn Văn Giáp.” [151] Gặp phái đoàn Pháp [Leclerc, Sainteny, Valluy, Đại tá Mirmanbeau, TMT của Leclerc. [151] Leclerc không hài lòng khi thấy White. Chính mắt White chứng kiến một người Á Châu bắn về hướng Dewey.

 

* Hà Nội: Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 39, lập Ủy ban dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử.

- Pháp trao cho quân TH 45 triệu Đông Dương.

Nguyên Lư Hán đòi 300 triệu, giao liền 200 triệu. Tuy nhiên, BIC chỉ đưa nhỏ giọt: 25/9, 45 triệu; 26/9, 7.5 triệu; 27/9, 7.5 triệu; 28/9, 9.5 triệu; 29/9, 5 triệu; 3/10, 6 triệu; 5/10, 7.5 triệu. (Thư ngày 30/10/1945, BIC gửi Bộ trưởng Tài chính; INF, c. 128, d. 1153).

Singapore: Mountbatten và Lawson gặp Leclerc ở Singapore.

Sau đó Mountbatten ghé Sài Gòn, cho lệnh phải xúc tiến việc thương thuyết giữa Bri-tên và Việt Minh. (?)

 

Thứ Năm, 27/9/1945 [22/8 Ất Dậu]:

Hà Nội: Gallagher báo cáo về Côn Minh:

Trong buổi nói chuyện với Hồ, có sự tham dự của Patti, Hồ nói lo sợ Đồng Minh coi Việt Nam như vùng bị chiếm đóng, và lính TH là những người chinh phục.

Gallagher và Patti khuyến khích HCM nên thương thuyết với Pháp. (Spector 1983:54)

* Singapore: Bloch-Lainé ký với đại diện Bri-tên một qui ước về hối xuất giữa đồng roupie của India và đồng Đông Dương.

Từ tháng 9 tới tháng 10/1945, 1 roupie tương đương 4.5$; trong tháng 11 và 12/1945, 1 roupie ăn 3.25$; và, từ tháng 1/1945, 1 roupie ăn 1.5$ (Báo cáo ngày 6/1/1946 của Bloch-Lainé; AE, 308).

 

Thứ Sáu, 28/9/1945 [23/8 Ất Dậu]:

* Hà Nội: Lễ đầu hàng của Nhật.

Cờ Pháp không được treo. Alessandri được mời ngồi ở ghế số 115 (INF, Carton 338, d. 2716; Fall, Two Vietnams, p. 69; Patti, 1980:360-2;).

- Tướng Alessandri cùng Pignon gặp Hồ Chí Minh (de Gaulle, 69; Sainteny, 1953:66).

Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Hồ và đại diện Pháp.

* Chandernagor: D'Argenlieu bổ nhiệm Jean Cédile làm Ủy viên Cộng Hoà Nam kỳ (JOFI, I [22/11/1945]:15-6).

Ngày 9/11/1945, Nghị định này sửa lại về giới chức mà Cédile phải nhận lệnh (từ Leclerc qua đích thân d'Argenlieu). [Ibid]

Cédille là người thổi bễ chính sách Nam Kỳ Tự Trị.

- Theo d'Argenlieu, tổng số gạo tồn trữ tại phía Nam Đông Dương lên tới 230,000 tấn (tương đương với 391,000 tấn thóc) (INF, carton 158/1362).

[Thứ Sáu, 28/9/1945 [23/8 Ất Dậu]:* Singapore: Cédile viết báo cáo lên Leclerc về những diễn biến ở Nam Kỳ, đặc biệt là Sài Gòn.

Theo Cédile, “Ý kiến nhất trí lập đi lập lại với tôi từ ngày tới [Sài Gòn] là dân An-nam-mít không thể chống lại sự phối trí những lực lượng quân sự và việc này đủ để những người ôn hòa và lương thiện đến với chúng ta.”

"Enfin, l'avis unanime qui m'était répété depuis mon arrivée était que les annamites ne tiendraient pas devant un simple déploiement de forces et qu'il suffisait de se montrer pour que les modérés, tous les gens bien viennent à nous." (SHAT, 10H xxx [140]).

* Rangoon: Nhân dịp Bộ trưởng chiến tranh John L. Lawson tới Rangoon, Mountbatten gọi Gracey và Cédile qua báo cáo.

Mountbatten cho lệnh Cédile phải thương thuyết với Việt Minh. [Xem 29/9 & 1/10/1945]

Paris: De Gaulle gửi thư cho Leclerc. Muốn Leclerc tới Sài Gòn càng sớm càng tốt.

Although skeptical of British intentions, de Gaulle arranged for the incorporation of the French Expeditionary Corps into SEAC.  Mountbatten and British War Secretary John Lawson met with Leclerc in Kandy in late September and agreed that Valluy’s 9th Division would be shipped to Indochina in November. (44) (44. Letter of 28 Sept 1945, de Gaulle to Leclerc; CARAN (Paris), 72 AJ 539).

 

Thứ Bảy, 29/9/1945 [24/8 Ất Dậu]:

* Hà-Nội: HCM viết thư cho TT Truman.

Chia buồn về cái chết của Trung tá Dewey. Hồ chỉ biết tin này qua đài phát thanh Sai Gòn ngày 27/9. Vì Sài Gòn đang nằm trong tay quân Bri-tên, chưa thể điều tra rõ ràng, chỉ hy vọng không đúng sự thực. Yêu cầu cho biết trước những sự di chuyển của kiều dân Mỹ. Tri ơn "Liên bang Mỹ bảo vệ công lý quốc tế và hòa bình."

Thư này được tóm lược trong công điện của Đại sứ Mỹ Hurley tại Trùng Khánh gửi Bộ Ngoại giao ngày 18/10/1945. (US-Vietnam Relations, 1945-1967, 1971:I:C 69-70).

Việt Nam Dân Quốc Công Báo, số 1, ngày 29/9/1945.

Đăng Sắc lệnh ngày 1/9/1945: Đặt Hà Nội vào tình trạng giới nghiêm; Marr, 1995:519n190.

* Sài Gòn: Lữ đoàn 32 Gurkha tới Sài Gòn. Tản ra đóng ở Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Lái Thiêu. Phần Lữ Đoàn 100 đóng từ Nam Vang, tới Mỹ Tho, Nha Trang.

- Phạm Ngọc Thạch viết thư cho Gracey yêu cầu hạn định ngày và địa điểm gặp gỡ. (SHAT, 10H xxx [140]). [Xem 1/10/1945]

* Chandernagor: D'Argenlieu bổ nhậm Jean Cédile làm Ủy viên Cộng Hoà ở Nam Kỳ. (INF, carton 124, d. 1116).

* Paris: De Gaulle viết thư cho lệnh Leclerc tới Sài Gòn càng sớm càng tốt.

 

Chủ Nhật, 30/9/1945 [25/8 Ất Dậu]:

* Các toán OSS rời Việt Nam.

* Bắc Bộ: Các cánh "Hoa quân Nhập việt” tới vị trí.

Tổng số quân TH vào khoảng 150,000 người, chia làm 2 cánh chính:

1. Một, từ hướng Quảng Tây, do Tiêu Văn chỉ huy. Gồm có Quân đoàn 62 của Hoàng Đào, QĐ 52 của Triệu Công Vũ, và Sư đoàn độc lập 93 của Cổ Quốc Quân. Cánh quân này đóng ở Cao Bằng và dọc theo duyên hải. Theo chân cánh quân này là lực lượng Việt Cách của Nguyễn Hải Thần v.. v...

2. Một cánh khác từ Vân Nam qua, theo ngả Lào Cai. Quân đoàn Vân Nam 60 của Vạn Bảo Bang đóng ở Huế, Quân đoàn Vân Nam 93 của Lư Cổn Truyền đóng ở Hà Nội. Cánh quân này còn có 2 Sư đoàn độc lập 19 và 23. Theo cánh quân này có các lực lượng VNQDĐ. Họ thành lập những căn cứ quân sự dài theo trục tiến quân của quân TH.

Vì nạn lụt ở 6 tỉnh miền bắc, quân TH di chuyển rất chậm.

Từ tháng 10/1945, Quân đoàn 53 Trung ương của Chu Phúc Thành tiến vào Bắc Việt để thay Quân đoàn Vân Nam 93 của Lư Cổn Truyền. Cuộc thay thế hoàn tất vào tháng 12/1945. Sau đó, hai quân đoàn Trung ương 62 và 52 rời Bắc, lên Bắc Trung Hoa chuẩn bị đánh CS. [Sơn, 1978:175-76] Việc cai quản Bắc Đông Dương từ đó do Đoàn Cố vấn Đông Dương của Tưởng Giới Thạch hành sử; gồm có Thiều Bá Xương, Tiêu Văn và Chu Phúc Thành.

* Sài Gòn: Tính đến ngày này, tổng số tiền Đông Dương lưu hành lên tới 2.4 tỉ; so với 280 triệu năm 1940, và 1,557 triệu vào tháng 3/1945 (Báo cáo ngày 6/1/1946 của Bloch-Lainé; CAOM [Aix], AE, Carton 308).

Từ tháng 3 tới tháng 8/1945, Nhật đã tự động phát hành thêm khoảng 800 triệu đồng.

Leclerc gửi CĐ báo cáo lên de Gaulle: tin rằng d’Argenlieu sẽ thành công nếu Paris cung cấp đầy đủ phương tiện và tránh những lời tuyên bố.

Tháng 10 tình trạng còn khó khăn hơn. Chính phủ nên giữ bình tĩnh, chỉ tin tưởng vào báo cáo của DGER và chính tôi.

Chúng tôi đã đạt được những kết quả đáng kể. Cần củng cố phía nam vĩ tuyến 16. Ngày Thứ Tư [5/10/1945] tôi sẽ đi Sài Gòn như dự định. Tel 2160/2161/NR Arrivé, ngày 30/9/1945, 15G220, FEFEO Kandy gửi EMGDN Paris, Guillebon à de Gaulle; CAOM (Aix), INF, c. 125, d. 1123.

 

Tình hình Sài Gòn ổn định từ trưa ngày 24/9/1945. Tuy nhiên, quân Bri-tên rút các binh sĩ Pháp để tránh bị trả thù, nhưng không thay thế họ. Dân Annamites tiến vào trung tâm thành phố, đặt chướng ngại vật. Từ ba ngày qua, hoạt động tích cực ở ngoại ô. Những người ái quốc Việt bị các tiểu đoàn Bri-tên và Pháp đẩy lui. 3 người chết, gồm 1 SQ, 6 bị thương.

Ngày 26, một toán võ trang Annamites xâm nhập thành phố, bắt 50 người, dẫn họ về phía ngoại ô bắc, rồi giết họ.

Ngày 26, Thiếu tá Dewey bị giết. Một đại úy bị thương. Trụ sở OSS bị bao vây 4 tiếng đồng hồ.

Những cuộc giao tranh vẫn xảy ra ở ngoại ô phía bắc và phía nam. Tại phía nam, tấn công nhà máy đèn và phong tỏa lương thực. Bri-tên bắt giam Terauchi.

Tel 153/2/NR Arrivé, ngày 29/9/1945, 04G00, FEFEO Kandy gửi EMGDN Paris; CAOM (Aix), INF, c. 125, d. 1123.

 

Leclerc tin rằng d’Argenlieu sẽ thành công nếu Paris cung cấp đầy đủ phương tiện và tránh những lời tuyên bố.

Tháng 10 tình trạng còn khó khăn hơn. Chính phủ nên giữ bình tĩnh, chỉ tin tưởng vào báo cáo của DGER và chính tôi.

Chúng tôi đã đạt được những kết quả đáng kể. Cần củng cố phía nam vĩ tuyến 16. Ngày Thứ Tư [5/10/1945] tôi sẽ đi Sài Gòn như dự định.

Tel 2160/2161/NR Arrivé, ngày 30/9/1945, 15G220, FEFEO Kandy gửi EMGDN Paris, Guillebon à de Gaulle; CAOM (Aix), INF, c. 125, d. 1123.

Tại Sài Gòn, Tướng Gracey ra sức giúp Pháp cướp chính quyền Sài Gòn vào cuối tuần 22-23/9/1945, rồi thổi phồng vụ “tàn sát Hérault Cité” tại Tân Định để ép Nhật phải cầm súng chống lại Việt Minh. Mountbatten cũng không ngừng khuyến khích Leclerc mau vào Sài Gòn, thiết lập chế độ quân quản và mở rộng cuộc xâm chiếm miền Nam vĩ tuyến 16. (80)

80. Cable No. 192/CEM, 2 Oct. 1945, FEFEO (Kandy) to EMGDN (Paris); CAOM (Aix), INF, Carton 125, d. 1124.

 

Tuy nhiên, mãi tới ngày 5/10/1945, Leclerc mới tới Sài Gòn. Ngày 14/10, khi liên quân Bri-tên và Nhật mở rông vùng kiểm soát về phía những kho tàng cao su và gạo ở Thủ Dầu Một và Biên Hòa, Leclerc nhấn mạnh chỉ có quyết tâm sử dụng bạo lực mới hy vọng chiếm lại Đông Dương. (81)

81. Cable No. 76-CAS, 14 Oct 1945, CORORIENT (Saigon) to CORORIENT (Paris); Ibid. Theo Giám mục Ngô Đình Thục, bị kẹt ở Biên Hòa từ ngày 22/10/1945, quân Gurkha Bri-tên vi phạm những tội ác chiến tranh như xả xúng bắn vào đám đông sau một cuộc đột kích của cảm tử Việt Minh tại chợ Biên Hòa.

 

Generally speaking, the British were quite generous to the French.  In Saigon, General Gracey helped Cedile establish the nucleaus of French authority on September 23, and afterwards used both Japanese prisoners-of-war and his Indian mercenaries to pacify the areas adjacent to Saigon. In Kandy, Mounbatten encouraged Leclerc to go to Saigon to assume military command and administrative responsibilities.(45) 45. Cable No. 192/CEM, 2 Oct. 1945, FEFEO (Kandy) to EMGDN (Paris); CAOM (Aix), INF, Carton 125, d. 1124.

However, not until October 5 did Leclerc arrive in Saigon.

 

2-3/10/1945: Ngưng bắn. [90]

3/10/1945: TrĐ 9 BB Pháp tới Sài Gòn. Pháp muốn tiến qua Cầu Bông, bị chặn lại tới ngày 7/10.

7/10: Đánh lớn ở Thị Nghè.

- Việt Minh bắt giữ một số lãnh tụ giáo phái và phe Trốt-kít ở  Chợ Lớn vì "âm mưu làm đảo chính."

10/10: Trận Khánh Hội.

13/10: Trận Cầu Hang, Gò Vấp.

11/10: Trận Phú Lâm (v/s Nhật)

The warm welcome the French community in Saigon gave their liberator, together with the good news from Paris that the Americans had agreed to dispatch two transport convoys for French use from San Francisco and Los Angeles within that month, led Leclerc to adopt a hard line toward the Viet Minh.  On October 14, after Gracey’s troops began to move toward the provincial towns northeast of Saigon, Bien Hoa and Thu Dau Mot, Leclerc cabled Paris:(46)

Primo: I learn that Paris receives messages [broadcast] from Hanoi radio . . . I consider that this procedure is very dangerous.

Secundo:  Situation [in] Cochinchina and Cambodia ameliorates daily, it only needs a show of force after the arrival of the Massu Group.

Tertio: Indochina may and has to become French again.  It is not the moment to give up when our forces are here to affirm it.

46. Cable No. 76-CAS, 14 Oct 1945, CORORIENT (Saigon) to CORORIENT (Paris); Ibid.

 

Hôm sau, khi hai tàu Pháp Béarn và Ville de Strabourg đưa Lữ đoàn chiến xa Massu, cùng các đơn vị của Sư đoàn 9 và một lữ đoàn TQLC tới Sài Gòn, Leclerc và các sĩ quan Pháp bừng bừng hào khí xâm lược bằng vũ lực.

15/10: Trận TSN v/s Bri-tên. [90]

16/10: An Nhơn, Gò Vấp.

18/10: Thị Nghè

19/10: Nancy

Thực ra, phe Trốt-kít, đặc biệt là Trần Văn Thạch, từng chất vấn Trần Văn Giàu về sự chính thống của Lâm Ủy Hành Chính trong buổi họp báo ngày 30/8/1945.

Luật sư Huỳnh Văn Phương và Đạo Xển tố cáo Giàu là tay sai của mật thám Pháp trong một buổi họp có Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh tham dự. (dẫn Paul Isoart: Duchênes, nói cung cấp súng ngắn và máy in; Ngô Văn, 2000:322-23.

Trốt-kít và phản động rải truyền đơn mị dân, “chính quyền về tay công nông,” “thực hiện cách mạng ruộng đất.” (50 năm đấu tranh kiên cường của Đảng bộ và nhân dân thành phố (TP/HCM:1981), tr. 85-6.

Cao Đài, Hòa Hảo, thân Nhật, Trốt Kít thành lập chính phủ quốc gia liên hiệp. Bí mật họp tại Tân Bình: Dương Văn Giáo, Vũ Tam Anh, Huỳnh Văn Phương, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Huỳnh Phú Sổ, Nguyễn Thị Sương, Hồ Văn Ký, v.. v.. Bị CS khám phá, bắt giữ, thu vũ khí, “dập tắt âm mưu phản cách mạng của chúng.” (50 năm đấu tranh kiên ường của Đảng bộ và nhân dân thành phố (TP/HCM:1981), tr. 86.

 

Bri-tên:

Great Britain, House of Commons, Documents relating to the discussion of Korea and Indo-China at the Geneva Conference." Miscellaneous No.16 (1954) ", Cmd. 9186.

5/10/1945 [30/8 Ất Dậu]:, 15G30: Leclerc tới Sài Gòn. Vào ở Dinh Toàn quyền. "Mưa to, gió lớn."

9/10/1945 [4/9 Ất Dậu]: Leclerc qua Rangoon gặp Mountbatten. Có Gracey và Cédile tham dự. Kế hoạch tảo thanh của Gracey được chấp thuận.

15/10/1945: Lữ Đoàn Thiết Giáp của Trung tá Jacques Massu và vài đơn vị của Sư Đoàn 9 BB đổ bộ ở  Sài Gòn.

21/11/1945: Leclerc đặt Đại Đội A của Trung đoàn 5 Thuộc Địa (RIC) tại Mỹ Tho dưới quyền chỉ huy của Trung tá Rivier để tiến chiếm Ban Mê Thuột ngày 27/11/1945.

Nhiệm vụ của Rivier sau khi chiếm BMT là tuyển mộ lính tác chiến cũng như lính địa phương (partisans). (10H 939).

25/11/1945: D'Argenlieu tuyên bố "những cuộc thương thuyết với dân An-na-mít để giải quyết những dị biệt tiến triển rất khả quan và chúng tôi đã hứa không xét xử những lãnh tụ An-na-mít như tội phạm chiến tranh." (Hale, 1945:30)

26/11/1945: - Sainteny trả lời cho Bộ Tư lệnh TH biết không thể chấp thuận yêu sách của họ. Tuy nhiên, d'Argenlieu đồng ý tăng thêm tiền ứng trước quân phí lên 55 triệu đồng một tháng. Ngược lại, Trùng Khánh phải ứng cho quân Pháp đồn trú ở TH 600 triệu quan kim. Cố vấn tài chính của Lư Hán đồng ý, nhưng yêu cầu phải ứng trước ngay 15 triệu đồng cho tháng 11/1945. Sainteny từ chối.

Thứ Năm, 29/11/1945: Jean Laurent và Beylin, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Đông Dương (BIC) ở Hà Nội, bị quân TH bắt. (Thư ngày 29/11/1945 của J. Fontaine; INF, Carton 338/2718).

Ngày này, quan Tướng TH đòi Ngân hàng Đông Dương phải thu nhận giấy bạc 500 và ứng trước 15 triệu quân phí. Khi Beylin và Laurent từ chối, Tướng TH cho lệnh bắt. [Xem 4/12/1945] 4/12/1945: - Nhờ trung gian của Tướng Gallagher, Bộ Tư lệnh TH và Pháp đạt thoả ước về vấn đề tài chính. Ngân Hàng Đông Dương đồng ý trả cho quân TH 15 triệu đồng, hủy bỏ việc thâu hồi giấy bạc 500, và đồng ý đổi giấy bạc 500 bằng giấy bạc nhỏ hơn. (AP 3441/2).

2/12/1945: Thiếu tá Moret, người được giao thiết lập Nha Cảnh Sát và Liêm phóng Bắc kỳ, tới Hà Nội.

7/12/1945: Trùng Khánh: Tưởng Giới Thạch, nhân dịp Đại sứ Pechkoff vào chào từ biệt, nói đã quyết định rút quân khỏi Bắc Đông Dương. Dục Pháp nên thương thảo càng sớm càng tốt.

15/12/1945: Ban-mê-thuột: Rivier và Lacroix được lệnh về Sài Gòn.

20/12/1945: * Paris: Báo Paris Presse đăng bài của René Dussart, tố cáo những "sự tàn bạo mà binh sĩ Pháp đã đối xử với cán bộ Việt Minh [atrocités commises par les militaires francaises sur la personne d'Annamites du Viet Minh]."

22/12/1945: Hãng AP [Associated Press] đi tin của Nathan Bloch về sự tàn bạo của lính Pháp. Các báo Anh ngữ trên thế giới đều đăng tin này.

* Paris: Franc-Tireur viết bài Xã luận "La tâche de sang" (Ố Máu). Nhắc đến một lá thư của một binh sĩ Pháp so sánh sự tàn bạo của lính Pháp tại Nam Bộ với những việc làm tương tự ở Oradour.

Pháp chiếm được Cai Lậy, giao cho Nguyễn Văn Tâm cai quản.

31/12/1945 [27/11 Ất Dậu]:

 Tính đến ngày này, nhờ sự giúp đỡ của Bri-tên, Pháp đã thu hồi được 64,000 tấn cao su ở phía Bắc Sài Gòn, và 17,000 tấn ở phía Đông. (CAOM [Aix], AE, Carton 14).

Thứ Hai, 1/10/1945 [26/8 Ất Dậu]:

* Sài Gòn: Gracey, cùng cố vấn H. N. Brain, gặp Phạm Ngọc Thạch. Hai phe đồng ý ngưng chiến từ nửa đêm 2-3/10/1945 để thảo luận. Bri-tên cũng làm trung gian cho Pháp nói chuyện với Việt Minh.

* Lộc Ninh: Cédile tới đưa Đô đốc Jean Decoux bị giam lỏng  ở đồn điền Hớn Quản (Lộc Ninh, 150 km bắc Sài Gòn) rời Đông Dương.

Decoux cùng Đô đốc Bérenger (từ Tân Sơn Nhứt), Tướng Aymé (từ Hà Nội, ngày 8/10 tới Kunming) và tùy tùng qua Calcutta.  

Cédile đã được thăng chức Cao Ủy Nam Kỳ từ ngày [28/9/1945]. Tháp tùng là Trung tá de Riancourt. 1985:423.

Theo Cédile, trong thư ngày 1/10/1949, nói đi gặp Decoux tại đồn điền Hớn Quản ngày 1/10/1945. Có Thiếu tá De Riancourt tháp tùng. Leclerc nhiều lần khó chịu về việc Decoux nuôi tham vọng trở lại cầm quyền ở Đông Dương. Nhưng ngày 1/10/1945, khi được Bri-tên cho biết có phi cơ đưa Decoux qua Calcutta, Cédile mới tới gặp Decoux.

Buổi sáng, Decoux đang sốt, nằm trên giường bệnh. Decoux chỉ trích chính phủ Pháp mới không bảo vệ Đông Dương, nhường Đông Dương cho Bri-tên. Chỉ trích Mordant, de Langlade, và Mus. Cédile giận dữ bảo vệ chính sách của de Gaulle. Sau đó, ăn sáng với Boisanger. Khi ăn sáng xong, Decoux yêu cầu được gặp lại. Nói từ biệt.

Sở dĩ không cắt người đưa tiễn Decoux ở  Thủ Dầu Một vì vấn đề an ninh cho Decoux và tùy tùng. Nhật chỉ hứa bảo đảm an ninh từ Hớn Quản tới Thủ Dầu Một. Quân Bri-tên và Pháp vẫn còn trong phạm vi Sài Gòn.

Phụ Bản 6, thư ngày 1/10/1949, Cédile gửi D’Argenlieu; 1985:423-24.

Buổi sáng, đang trên giường bệnh, mắc quần áo ngủ, Decoux rất bất mãn khi được tin Đồng Minh chia Đông Dương làm hai vùng giải giới.

Mặc dù có sự hiện diện của cố vấn Ngoại giao Claude de Boisanger, Cédile khiến tự ái Decoux bị tổn thương nặng khi cho Decoux biết cựu Toàn quyền sẽ bị dẫn giải thẳng từ Hớn Quản về nước và sẽ bị xét xử trước Tòa án quân sự. [SL Ordinance ngày 18/11/1944; 1985:62-3 Phụ Bản 6, 1985:423-25

(Lệnh trực tiếp từ De Gaulle cho D’Argenlieu pp. 30, 62: và D’Argenlieu cho Leclerc (Thư ngày 17/8/1945, 1985:32-3: elle doit frapper haut, fort, vite et peu; đưa Decoux, Bérenger và Aymé về nước bằng phi cơ]; pp. 30, 62: Lệnh de Gaulle;

Sau khi ăn sáng, thay đổi thái độ.

Theo Boisanger, Cédile quyết định giữ Decoux và Boisanger ở đồn điền. Một tháng sau, đưa thẳng ra phi trường Tân Sơn Nhất, qua Calcutta, rồi hồi hương. Boisanger, 1977:109-10. Marr, 1995:521.

Theo lời chứng ngày 28/3/1949 của Trung tá Schlumberger, ngày 3/10/1945, Schlumberger nhận lệnh mang xe riêng của d’Argenlieu tới phi trường Calcutta đón về phòng nghỉ, chờ lên phi cơ về Pháp. Cùng đi với Decoux có Đề đốc Bérenger, cùng đoàn tùy tùng của Decoux: 1985:425.

Phụ Bản 6, Thư Schlumberger, ngày 28/3/1949; 1985:425.

Theo D’Argenlieu, lệnh De Gaulle phải đưa Decoux, Bérenger và Tướng Mordant về nước ngay bằng phi cơ.

* Hà Nội: Hồ tham dự lễ bế mạc khoá huấn luyện thứ 4 trường Quân Chính Việt Nam (CQ, 3/10/45).

- Lê Văn Hiến, Bộ trưởng Lao Động, ký nghị định bắt chủ nhân phải trả tiền phụ cấp thất nghiệp cho công nhân làm việc trên một năm.

* Rangoon: Tổng Tham Mưu trưởng Bri-tên cho phép Gracey sử dụng quân Gurkha giúp Pháp tái chiếm miền Nam.

1/10/1945: Diễn văn của d’Argenlieu trên đài Delhi. (D’Argenlieu, Chronique, 1985:59-60)

Georges Gautier gặp Alessandri. Ngày 8/10/1945, cùng vợ con bay sang Côn Minh. (1978:321)

Càc tù binh Pháp được tiếp xúc thân nhân, đi phép, v.. v.. Tuy nhiên hơn 4000 tù binh Lê Dương không được trang bị vũ khí.

Thứ Ba, 2/10/1945 [27/8 Ất Dậu]:

* Hà Nội: Hà Ứng Khâm, Tổng Tư lệnh Quân đội TH, và Trung Tướng Robert McLure tới Hà Nội.

15G30: Hàng chục vạn dân chúng biểu tình đón tiếp TTL; (Cứu Quốc, số 57, ngày Thứ Tư, 3/10/1945, tr. 1, 2; Độc Lập, 5 & 9/10/1945).

Theo Võ Nguyên Giáp, 30 vạn dân, thực ra để uy hiếp Khâm. Chuyến đi của Khâm còn có mục đích lật đổ Việt Minh, nhưng sau lại bỏ dở. (Giáp, KTNQ, 2001:54) Xe Giáp phải dán giấy phép của Cảnh vệ. Giáp vào Hà Đông, bị giữ lại vài giờ; KTNQ, 2001:57. HCM thay đổi chỗ ngủ cũng như lộ trình; 2001:58.

- Buổi tối: Alessandri được mời tham dự dạ tiệc đón Khâm.

14G00: Báo chí phỏng vấn tướng McLure tại trụ sở phố Hàng Trống. Từ chối bình luận việc quân Bri-tên-Pháp tái chiếm Nam Bộ. Cứu Quốc, số 57, ngày Thứ Tư, 3/10/1945, tr. 1, 2.

 

Độc Lập đi bài “Liên Minh Đông Nam Á Châu,” của Lê Trọng Đức.

Để duy trì hòa bình thế giới vì “còn ai có thể chối cãi được rằng muốn duy trì nền hòa bình vĩnh viễn cho nhân loại chỉ mấy cường quốc họp lại không đủ mà cần phải có sự hợp tác chặt chẽ và ngang hàng của một Mặt Trận lớn lao họp lại toàn thể các nước nhỏ trên hoàn cầu.” (Độc Lập, 2/10/1945)

Thứ Ba, Ngày 2/10/1945 [27/8 Ất Dậu]: Trần Huy Liệu chỉ thị cho UBHCNB những điều kiện thương thuyết: Thừa nhận VN độc lập; thừa nhận CPDCCH do HCM làm Chủ tịch; Đình chỉ việc bắn giết; Cứu Quốc, số 57, ngày Thứ Tư, 3/10/1945, tr. 1.

* Chandernagor: D'Argenlieu bổ nhiệm Sainteny làm Ủy viên Cộng Hòa Bắc Kỳ và Bắc An-Nam. Theo Sainteny, đã nhận vì lời khuyên của Jean Laurent, Phó Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Đông Dương tại Calcutta trong buổi tối ngày hôm trước (Sainteny, 1953:117).

Calcutta: Decoux, Bérenger, Tướng Aymé cùng gia quyến các tùy tùng tới Calcutta. D’Argenlieu gửi Trung tá Schlumberger đi đón ở phi trường, rồi đưa đến Calcutta bằng một chiếc taxi và một xe camion nhỏ.

Aurrillac, chánh văn phòng; Arnoux; Tướng Mordant, Aymé, Georges Gautier ở lại Calcutta, bị tra hỏi trong thời gian D’Argenlieu đi thăm Trùng Khánh (9-13/10/1945), 1985:62. Appendix 6, lời chứng của Cédile ngày 1/10/1949, tr. 423-24; Schlumberger, 28/3/1949, tr. 425)

Leclerc thấy việc Decoux vận động trở lại Sài Gòn, quyết định đưa Decoux rời Đông Dương càng sớm càng tốt. Người Bri-tên cũng muốn Decoux hồi hương vì thái độ chống Bri-tên. [1985:423]

* Paris: De Gaulle bổ nhậm Alessandri làm đại diện Pháp bên cạnh quân Trung Hoa (Sainteny làm Đại diện Pháp tại Bắc Kỳ).

 

Thứ Tư, 3/10/1945 [28/8 Ất Dậu]:

* Hà Nội: “Chính sách ngoại giao của CPLT nước DCCHVN;” Dựa trên nền tảng Hiến chương Atlantic [Đại Tây Dương].

Thông báo của BNG; Cứu Quốc, số 57, ngày Thứ Tư, 3/10/1945, tr. 1.

Vĩnh Thụy gặp anh cột chèo là Pierre Didelot. Theo Didelot, Vĩnh Thụy tuyên bố: Nhật chỉ ba xạo (blageurs, pas sérieux); Mỹ chỉ biết đến mình; Bri-tên, thừa nước đục thả câu; còn TH chẳng muốn giúp gì cả.

Didelot nhận xét: Vĩnh Thụy "tuyệt đối mất tư cách (manque absolu de caractère)." (AP, Carton 365).

* Sài Gòn: Đại diện Pháp gặp đại diện VM ở Sài Gòn.

Hẹn gặp lại ngày 6/10/1945.

- Tàu Triomphant tới Sài Gòn, mang theo Trung đoàn 5 RIC.

Quân Pháp tiến ra Cầu Bông, bị chặn lại. Trận chiến kéo dài 1 tuần.

Một trung đội Bri-tên cũng bị chặn lại khi tiến qua cầu Tham Lương.

* Vũng Tàu: Tàu Richelieu tới Cap St Jacques (Vũng Tàu).

Chở theo một toán commando (55 người) và 2 đại đội Bộ binh (6 sĩ quan, 100 lính). (CAOM [Aix], INF, Carton 338, d. 2716).

Calcutta: Decoux, Bérenger, Tướng Aymé cùng gia quyến các tùy tùng đáp phi cơ về Paris. Sau này, được miễn tố. (D’Argenlieu, 1985:61-62.

 

Thứ Năm, 4/10/1945 [29/8 Ất Dậu]:

* Hà Nội: Việt Minh gửi 72 khoá sinh mới tốt nghiệp khoá 4 Quân Chính vào Nam bộ. Tham d các trn đánh Khánh Hòa-Ban Mê Thut cho tới tháng 3/1946.

- Gallagher báo cáo Hà Nội có vẻ thay đổi thái độ. Lo ngại Mỹ yểm trợ Pháp. (Spector, 1983:64)

* Côn Minh: Wedemeyer cho Gallagher biết là không muốn dính líu đến vấn đề chính trị. (Spector, 1983:64)

* Chandernagor (Inida): D’Argenlieu ra chỉ thị cho Leclerc về nhiệm vụ ở miền nam Đông Dương.

Không di tản Pháp kiều.

D’Argenlieu sẽ đối xử với TH bằng ngoại giao.

Nghiên cứu việc tiếp tế Bắc Kỳ bằng tàu biển. (D’Argenlieu, Chronique, 1985:61-2)

- D'Argenlieu bổ nhiệm Jean H. Sainteny làm Ủy viên Cộng Hoà Bắc và Trung Kỳ. ( GI [22/11/1945]:16). [Xem 8/10/1945]

Thứ Sáu, 5/10/1945 [30/8 Ất Dậu]: * Sài Gòn, 15G30: Leclerc tới Sài Gòn. Vào ở Dinh Toàn quyền. "Mưa to, gió lớn."

Generally speaking, the British were quite generous to the French.  In Saigon, General Gracey helped Cedile establish the nucleus of French authority on September 23, and afterwards used both Japanese prisoners-of-war and his Indian mercenaries to pacify the areas adjacent to Saigon. In Kandy, Mounbatten encouraged Leclerc to go to Saigon to assume military command and administrative responsibilities.(45) However, not until October 5 did Leclerc arrive in Saigon.

45. Cable No. 192/CEM, 2 Oct. 1945, FEFEO (Kandy) to EMGDN (Paris); CAOM (Aix), INF, Carton 125, d. 1124.

 

The warm welcome the French community in Saigon gave their liberator, together with the good news from Paris that the Americans had agreed to dispatch two transport convoys for French use from San Francisco and Los Angeles within that month, led Leclerc to adopt a hard line toward the Viet Minh.  On October 14, after Gracey’s troops began to move toward the provincial towns northeast of Saigon, Bien Hoa and Thu Dau Mot, Leclerc cabled Paris:

Primo: I learn that Paris receives messages [broadcast] from Hanoi radio . . . I consider that this procedure is very dangerous.

Secundo:  Situation [in] Cochinchina and Cambodia ameliorates daily, it only needs a show of force after the arrival of the Massu Group.

Tertio: Indochina may and has to become French again.  It is not the moment to give up when our forces are here to affirm it. (46)

46. Cable No. 76-CAS, 14 Oct 1945, CORORIENT (Saigon) to CORORIENT (Paris); Ibid. CAOM (Aix), INF, Carton 125, d. 1124.

Hôm sau, khi hai tàu Pháp Béarn và Ville de Strabourg đưa Lữ đoàn chiến xa Massu, cùng các đơn vị của Sư đoàn 9 và một lữ đoàn TQLC tới Sài Gòn, Leclerc và các sĩ quan Pháp bừng bừng hào khí xâm lược bằng vũ lực.

 

* Côn Minh: Quân Đoàn 53 Trung Ương của Tưởng Giới Thạch lật đổ Long Vân. Lư Hán sẽ làm Tỉnh trưởng Vân Nam.

* Chendernagor: Ngày 5/10/1945, d’Argenlieu trả lời thư ngày 16/9/1945 của de Gaulle.

Hai việc quan trọng trong nội địa Đông Dương: Tiếp tế gạo miền nam ra bắc; và, không di tản Pháp kiều ở Hà Nội, Sài Gòn hay Huế như TH và Mỹ đề nghị. Với VM, chỉ tiếp xúc ở Sài Gòn và Hà Nội. Sẽ triệu hồi phái đoàn Alessandri ở Côn Minh và Hà Nội. [p. 65] (D’Argenlieu, Chronique, 1985:64-5)

[16/9/1945 * Paris: De Gaulle viết thư cho D’Argenlieu.

Do Leclerc đưa tay trên đường tới Sài Gòn [vào ngày 5/10/1945].

Nói về ý định của TH và chuyến ghé Paris của Thủ tướng/BT Ngoại Giao Tống Tử Văn sắp tới. TH muốn quyền lợi cho ngoại kiều và đường xe lửa. [p. 63-4]

Không tin tưởng Bri-tên. Họ hypocrite. Bri-tên muốn chứng tỏ họ mạnh. Không tin rằng Bri-tên cho mượn tàu chở quân.

Cho lệnh phải tới Sài Gòn càng sớm càng tốt [vào cuối tháng 10/1945].

Không liên hệ với Việt Minh. Có thể tiếp xúc, nhưng trong bí mật. Không chấp nhận Bri-tên hay Mỹ làm trung gian. Tránh xảy ra trò thiếu cao thượng của Bri-tên ở Syria. [p. 64] (D’Argenlieu, Chronique, 1985:63-4)

Ngày 5/10/1945, d’Argenlieu trả lời De Gaulle. Hai việc quan trọng trong nội địa Đông Dương: Tiếp tế gạo miền nam ra bắc; và, không di tản Pháp kiều ở Hà Nội, Sài Gòn hay Huế như TH và Mỹ đề nghị. Với VM, chỉ tiếp xúc ở Sài Gòn và Hà Nội. Sẽ triệu hồi phái đoàn Alessandri ở Côn Minh và Hà Nội. [p. 65] (D’Argenlieu, Chronique, 1985:64-5)

L'Humanité cho biết chính phủ lâm thời của VN có cả quốc gia và Cộng Sản. Đòi hỏi độc lập hoàn toàn.

[5/10/1945] Oat-shinh-tân: BNG gửi các Tòa Đại sứ: Chính phủ Mỹ không chống đối việc Pháp trở lại Đông Dương, nhưng cũng không giúp Pháp trở lại đó.” FRUS, 1945, VI:313; Gautier, 1978, p. 304.

Đã đề cập từ tháng 6/1945, Marshall gửi Wedemeyer; BNG gửi Đại sứ Hurley..

Thứ Bảy, 6/10/1945 [1/9 Ất Dậu]: * Hà Nội: Alessandri và Pignon gặp HCM lần thứ hai (Sainteny 1953:163).

* Sài Gòn: Đại diện Việt Minh lại gặp Cédile và phái đoàn Pháp, nhưng không mang lại kết quả cụ thể nào. Đồng ý kéo dài ngưng bắn thêm 48 tiếng.

Chủ Nhật, 7/10/1945 [2/9 Ất Dậu]: * Hà Nội: Cờ Giải Phóng đi bài của Tân Trào, kêu gọi "Phải triệt hạ ngay bọn Trốt-kít."

- Khai mạc "Tuần lễ Văn hoá," thực ra chỉ để gây quĩ "sắm vũ khí gửi cho chiến sĩ miền Nam." (CGP, 24, 11/10/1945).

Theo Võ Nguyên Giáp, tổng số tiền thu được qua Quỹ Độc Lập, Tuần Lễ Vàng, Tuần lễ Văn Hoá v.. v... lên tới 375 kí vàng và 20 triệu Đông Dương. (Giáp, 1974:79)

* Sài Gòn: Leclerc gặp Gracey. Đánh lớn ở Thị Nghè.

Thứ Hai, 8/10/1945 [3/9 Ất Dậu]:

* Hà Nội: Sainteny trở lại Hà Nội với nhiều nhân viên mới thuộc Đoàn Thuộc Địa. Trong số này có Léon Pignon, Pinier, Deville, Trung tá Hải quân Blanchard và Sanguinetti, Đại úy Borel, các trung úy Sauvagnac và Blanchouin. Theo Sainteny, binh sĩ TH cố tình gây trở ngại tại phi trường Gia Lâm, kể cả việc lục soát hành lý. Nhờ có Đại tá Nordlinger can thiệp, mới được vào Hà Nội. (Sainteny, 1953:117; Eugène Mordant, Au service de la France, 1940-1945 (Saigon: Edition IFOM, 1949), tr. 183-84, Gautier, 1978:333-35)

 [8/10/1945] Gautier, Mordant, Aymé, Chauvet, Tướng Tavera, Thiếu tá Robbe (cựu Giám đốc Thông Tin), Taboulet dùng DC 3 đi từ Gia Lâm tới Côn Minh. Tại cầu Paul Doumer, xe Mordant bị giữ lại nhiều giờ, nhờ Mỹ can thiệp mới tới được Gia Lâm. Tại phi trường, Sainteny bị lục soát hành lí vài giờ. Gần tối phi cơ mới cất cánh. Eugène Mordant, Au service de la France, 1940-1945 (Saigon: Edition IFOM, 1949), tr. 183-84, Gautier, 1978:333-35) [Xem 20/10/1945]

[8/10/1945] Gautier, Mordant, Aymé, Chauvet, Tướng Tavera, Thiếu tá Robbe (cựu Giám đốc Thông Tin), Taboulet dùng DC 3 đi từ Gia Lâm tới Côn Minh.

Tới Kunming. Phi trường tối tân hơn. Mordant và Aymé biến dạng. Gautier cùng gia đình ở trạm liên lạc Kunming. Được đọc những bản tin từ đầu năm 1945. Chi tiết như có tới 350,000 quân Nhật ở Đông Dương. Pháp tiếp tục chiến đấu. Các toán tiền phương đã tới Kandy, Calcutta, và “Wimbleton” [Britên] để huấn luyện.

* Sài Gòn: Đơn vị cuối cùng của SĐ 20 Gurkha [cơ bản là Nepal] tới Sài Gòn. Quân Gurkha chạm súng dữ dội với quân Việt Minh.

 

Thứ Ba, 9/10/1945 [4/9 Ất Dậu]:

* Vân Nam: D'Argenlieu tới Côn Minh, dự trù thăm xã giao Tưởng Giới Thạch từ 10 tới 12/10/1945, nhân dịp lễ "Song Thập" (10/10) của Trung Hoa.

* Rangoon: Leclerc qua Rangoon gặp Mountbatten. Có Gracey và Cédile tham dự. Kế hoạch tảo thanh của Gracey được chấp thuận.

* London: Chính phủ Attlee tuyên bố yểm trợ việc Pháp tái chiếm Đông Dương [Việt Nam, Căm Bt, Lào]; chấp nhận chính quyền Pháp ở Sài Gòn và giao quyền cai trị Nam vĩ tuyến 16 cho Pháp. (Mãi tới năm 1949, quốc hiệu Việt Nam mới được Pháp công nhận)

In London, on October 9, the Attlee government also abandoned its pretense of neutrality and openly declared its support for the French reconquest of Indochina.  That same day, after the signing of a series of Franco-British agreements, including those concerning the French withdrawal from Syria, Britain formally recognized French administration in Saigon and ceded its occupation rights in southern Indochina to the French. (47) 47. This accord was not published. For details, see Tel. of 12 Oct 1945, Caffery (Paris) to Byrnes; US-Vietnam Relations, 1945-1967. Bk 8, V-B2, p. 49.

 

Thứ Tư, 10/10/1945 [5/9 Ất Dậu]:

* Sài Gòn: Gracey báo cho đại diện VM biết sẽ mở rộng vùng kiểm soát.

- Pháp-Việt nói chuyện lần cuối cùng ở Sài Gòn.

* Trùng Khánh: D'Argenlieu tới Trùng Khánh. Được Tống Tử Văn (T. V. Soong) đón tiếp, báo tin Trung Hoa không hề có tham tâm ở Đông Dương. (Chronique, 1985:67). Sau đó được Tưởng Giới Thạch mời dự lễ tiếp tân. Trong buổi này có cả Mao Trạch Đông tham dự.

Mao Trạch Đông tới Trùng Khánh từ 28/8/1945 để thảo luận với phe Tưởng. Ngày 10/10/1945, ký Hiệp định Song Thập.

10/1/1946: Hiệp định đình chiến. hiệu lực từ ngày 13/1/1946.

Thành lập Ban điều xử quân sự ở Bắc Kinh: Trương Trị Trung (VNQDĐ), Marshall (Mỹ), Chu Ân Lai(CS).

7/1947: Lưu Bá Thừa và Đặng Tiểu Bình vượt Hoàng Hà, tấn công phía nam.

10/10/1947: Chiêu bài đánh đổ Tưởng Giới Thạch.

5/1948: Lý Tông Nhân làm Phó Tổng thống.

20/1/1950: Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân qua Mat-scơ-va.

30/1/1950: Đồng chí Đinh tới Mat-scơ-va.

 

Thứ Năm, 11/10/1945 [6/9 Ất Dậu]: * Hà Nội: Cờ Giải Phóng đi bài "At-Ly (Attlee), tên đày tớ trung thành của chủ nghĩa đế quốc Anh."

* Sài Gòn: Quân Bri-tên bắt đầu mở rộng vòng đai phòng thủ khỏi Sài Gòn.

* Trùng Khánh: D'Argenlieu được Bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Trung Hoa tiếp kiến.

* Oat-shinh-tân: Ngoại trưởng Mỹ Marshall thông báo cho Pháp biết sẽ tập trung nhân viên Mỹ ở Hà Nội, chờ di tản.

Thứ Sáu, 12/10/1945 [7/9 Ất Dậu]: * Hà Nội: Sainteny gặp Nguyễn Hải Thần lần thứ nhất.

Có Pignon, Giám đốc Chính trị và Hành chính, tháp tùng. [Xem 15/10/1945]

* Nam: Quân Gurkha mở rộng vùng kiểm soát về hướng Biên Hòa và Thủ Dầu Một.

* Trùng Khánh, 4 giờ chiều: Tưởng Giới Thạch tiếp d'Argenlieu; lập lại rằng Trùng Khánh không hề có tham tâm nhòm ngó Bắc Việt. (Chronique, 1985:70).

Combined Food Board dành cho Holland 66,000 Ts. D’Argenlieu chỉ đồng ý 6,000 Ts. Xuống tàu ngày 17/11/1945.

(Cable DCR 29, ngày 11/10/1945, Haussaire gửi Nha Kinh tế, BTĐ;  CAOM (Aix), AE 14.

Sau đó, CFB quyết định xuất cảng cho BK 30,000 Ts, Philippines, 15,000 Ts, Indonesia, 4,500 Ts, UNRRA, cho TH, 21,500 Ts, Malaysia 36,500 Ts. Tổng cộng 123,287 Ts.

Sự phân chia của CFB dựa theo số gạo tồn kho Mitsui (66,000 Ts) và Sài Gòn (21,000 Ts). Trong số này Bri-tên đã lấy 18000 Ts để nuôi tù binh Nhật, 1,600 Ts gửi lên Kontum, và 18,000 Ts nuôi dân Sài Gòn-Chợ Lớn tới cuối tháng 2/1946. Như thế còn 49,400 Ts.

 (Cable DCR 38, ngày 16/10/1945, Haussaire gửi Nha Kinh tế, BTĐ;  CAOM (Aix), AE 14. v/v

Nhưng BK không phải là ngoại quốc. Cần dự trữ thêm cho BK tới tháng 1/1946, 50,000 Ts, và Dutch East Indies, 6,000 Ts. Tổng cộng, 56 Ts, thiếu -6,600 Ts.

Trên thực tế, thiếu 20,000 Ts kho Mitsui cho Bri-tên, 6,000 Ts cho DEI.

Quyết định của CFB không thể thực hiện được, vì Đông Dương sẽ phải xuất cảng 367,500 Ts—và hiện trạng không cho phép. Đề nghị xin hủy bỏ.

Báo cáo No 5-Cb, ngày 13/11/1945, Esquissaux gửi Haussaire, tr. 3; CAOM (Aix), AE 14.

Sự phân chia của CFB dựa theo số gạo tồn kho Mitsui (66,000 Ts) và Sài Gòn (21,000 Ts). Trong số này Bri-tên đã lấy 18000 Ts để nuôi tù binh Nhật, 1,600 Ts gửi lên Kontum, và 18,000 Ts nuôi dân Sài Gòn-Chợ Lớn tới cuối tháng 2/1946. Như thế còn 49,400 Ts.

Nhưng BK không phải là ngoại quốc. Cần dự trữ thêm cho BK tới tháng 1/1946, 50,000 Ts, và Dutch East Indies, 6,000 Ts. Tổng cộng, 56 Ts, thiếu -6,600 Ts.

Trên thực tế, thiếu 20,000 Ts kho Mitsui cho Bri-tên, 6,000 Ts cho DEI.

Quyết định của CFB không thể thực hiện được, vì Đông Dương sẽ phải xuất cảng 367,500 Ts—và hiện trạng không cho phép. Đề nghị xin hủy bỏ.

Báo cáo No 5-Cb, ngày 13/11/1945, Esquissaux gửi Haussaire, tr. 3; CAOM (Aix), AE 14.

Giá mua: thóc (1 Picul, 68 kg) giá 12$, 13.50$, 15$; thành gạo, 100 Kg, 40$, 44$, 46$.

 

Hiện nay không có gạo để làm theo lệnh của FCB. ( Cable ngày 17/11/1945, Haussaire gửi Nha Kinh tế, BTĐ;  [để trả lời CĐ số 39]; CAOM (Aix), AE 14.

Thực tế, Bri-tên sử dụng Kho Mitsui để nuôi tù binh và lính Gurkha. Họ còn kiểm soát các kho Bộ Binh và HQ Nhật. Ngoài ra, xuất cảng 1000 Ts cho Hong Kong.

Tính đến ngày 7/12/1945, d’Argenlieu đã xuất kho: 1600 Ts cho BK; 6000 Ts cho DEI; 3000 Ts cho Sài Gòn. Hiện tại chỉ có 66,000 Ts kho Mitsui và UBMễ Cốc (73,000) vì bị cướp bóc, phá hủy.

Theo Phòng quân lương [l’Intendance britanique], vào cuối tháng 11/1945, đã xuất kho 38,000 Ts.

Còn lại một số gạo ở nội địa, Căm Bốt và An Nam; nhưng hiện chưa kiểm soát được. Báo cáo ngày 7/12/1945. Haussaire gửi Colonies; CAOM (Aix), AE 14.

16/10/1945: Đại sứ Bonnet thông báo về quyết định của UNRRA về tình trạng đói ở BK. Thiếu sữa khô.

Thứ Bảy, 20/10/1945: Gautier, Robbe, Taboulet rời Kunming qua Calcutta trên một phi cơ chở hàng [cargo]. Gautier, 1978:337; gặp gia đình ở Calcutta cùng qua thủ tục nhập cảnh Bri-tên. Cảnh thuộc địa ở Calcutta. Ăn mày trước khách sạn sang trọng xin tiền hay một mẩu bánh dư thừa. Gautier, 1978:338;

Gautier thỉnh thoảng qua Chandernagor, một banlieu của Calcutta, còn là nhượng địa Pháp.  Xin gặp d’Argenlieu, nhưng d’Argenlieu từ chối. Gặp Longeaux, Kỹ sư cầu cống, hiện là Chánh văn phòng của d’Argenlieu; Phó thanh tra lục lộ dưới thời Decoux; nhưng là đại diện kháng chiến miền bắc của Mordant. Sau ngày 9/3/1945, Longeaux chạy kịp qua TH. Gautier, 1978:338-39 [Gautier không biết rằng D’Argenlieu cho lệnh Longeaux, v.. v.. lấy khẩu cung nhóm Gautier].;

Thứ Bảy, [27]/10/1945: Rời Calcutta. 31/10/1945, 16G30: Tới phi trường Bourget, Paris. Francois de Langlade ra phi trường đón Mordant. Langlade đã tới Indochine, gặp Mordant ngày 5/7/1944. Mordant, 1949, tr. 188-89. [Ngày 7/10/1945, Decoux đã về Paris. Bị đưa về Quai des Orfères: Gautier, 1978:339-40].

1/11/1945: Gautier gặp Trưởng nhóm Epuration Thuộc Địa. Sau được Laurentie tiếp chuyện. (1978:340) Chuyên viên về Phi Châu, Laurentie nói chuyện khoảng 40 phút về Đông Dương—quanh viễn tượng các quốc gia độc lập, liên minh với Pháp, à l’instar de l’Union des Républiques Socialistes Sovietiques, dans une puissant grouepement. Nhưng không hỏi gì về Đông Dương. (1978:340)

Dự trù chuyên chở trong tháng 12/1945 và tháng 1/1946:

2000 Ts xe cộ và 7000 Ts khác.

7000 Ts cao-su qua Pháp.

14,000 Ts cao-su qua Mỹ.

13,000 Ts gạo đi BK. Tel 450 F, 18/12/1945, Haussaire gửi Commindo; SE, c. 14.

Gửi ra BK 6000 Ts, xuống tàu ngày 18 và 30/12/1945.

25/12/1945: Gửi cho TH 2000 Ts, tàu Kontum.

28/12/1945: Gửi cho TH 3000 Ts, tàu Espérance. (Cable 468, 24/12/1945, Haussaire gửi Comindo; CAOM (Aix), AE 14.

 

Thứ Bảy, 13/10/1945 [8/9 Ất Dậu]: Hà Nội, 15G00: HCM tiếp Hoàng Xuân Hãn, qua trung gian Cố vấn Bảo Đại. (Hoàng Xuân Hãn, Một vài ký vãng về hội nghị Đà Lạt (Sài Gòn: Tập san Sử Địa số 23 & 24, 1971), tr. 9-11 [80 trang].

Thảo luận về Cộng Sản và độc tài. HCM: không chủ trương độc tài; tại địa phương. Về đảng tranh, Hãn nói Nguyễn Hải Thần từng gặp Hãn. Hãn nói các cụ già nên đoàn kết, tuổi trẻ sẽ theo. [10] HCM hỏi hai câu: Trường hợp NHT và dư luận về VM. [10-12]

* Trùng Khánh: D'Argenlieu rời Trùng Khánh về lại Chandernagor.

Nhóm Gauthier từ Kunming xuống Chendernagor, một ngoại ô của Calcutta.

Chủ Nhật, 14/10/1945 [10/9 Ất Dậu]:

Ngày 14/10, khi liên quân Bri-tên và Nhật mở rộng vùng kiểm soát về phía những kho tàng cao su và gạo ở Thủ Dầu Một và Biên Hòa, Leclerc nhấn mạnh chỉ có quyết tâm sử dụng sức mạnh mới hy vọng chiếm lại Đông Dương. (81) 81. Cable No. 76-CAS, 14 Oct 1945, CORORIENT (Saigon) to CORORIENT (Paris); Ibid.

On October 14, after Gracey’s troops began to move toward the provincial towns northeast of Saigon, Bien Hoa and Thu Dau Mot, Leclerc cabled Paris:(46)

Primo: I learn that Paris receives messages [broadcast] from Hanoi radio . . . I consider that this procedure is very dangerous.

Secundo:  Situation [in] Cochinchina and Cambodia ameliorates daily, it only needs a show of force after the arrival of the Massu Group.

Tertio: Indochina may and has to become French again.  It is not the moment to give up when our forces are here to affirm it.

46. Cable No. 76-CAS, 14 Oct 1945, CORORIENT (Saigon) to CORORIENT (Paris); Ibid. CAOM (Aix), INF, Carton 125, d. 1124.

Theo Giám mục Ngô Đình Thục, bị kẹt ở Biên Hòa từ ngày 22/10/1945, quân Gurkha Bri-tên vi phạm những tội ác chiến tranh như xả xúng bắn vào đám đông sau một cuộc đột kích của cảm tử Việt Minh tại chợ Biên Hòa.

26/9/1945: * Singapore: Mountbatten và Bộ trưởng chiến tranh John L. Lawson gặp Leclerc ở Singapore. Sau đó Mountbatten ghé Sài Gòn, cho lệnh phải xúc tiến việc thương thuyết giữa Bri-tên và Việt Minh. (?)

[Thứ Sáu, 28/9/1945: Nhân dịp Lawson tới Rangoon, Mountbatten gọi Gracey và Cédile qua báo cáo. Mountbatten cho lệnh Cédile phải thương thuyết với Việt Minh.

29/9/1945: Phạm Ngọc Thạch viết thư cho Gracey yêu cầu hạn định ngày và địa điểm gặp gỡ. (SHAT, 10H xxx [140]). 1/10/1945 * Sài Gòn: Gracey, cùng cố vấn H. N. Brain, gặp Phạm Ngọc Thạch. Hai phe đồng ý ngưng chiến từ nửa đêm 2-3/10/1945 để thảo luận. Bri-tên cũng làm trung gian cho Pháp nói chuyện với Việt Minh.

Thứ Ba, Ngày 2/10/1945 [27/8 Ất Dậu]: Trần Huy Liệu chỉ thị cho UBHCNB những điều kiện thương thuyết: Thừa nhận VN độc lập; thừa nhận CPDCCH do HCM làm Chủ tịch; Đình chỉ việc bắn giết; Cứu Quốc, số 57, ngày Thứ Tư, 3/10/1945, tr. 1.

3/10/1945: Đại diện Pháp gặp đại diện VM ở Sài Gòn. Hẹn gặp lại ngày 6/10/1945.

- Tàu Triomphant tới Sài Gòn, mang theo Trung đoàn 5 RIC. Quân Pháp tiến ra Cầu Bông, bị chặn lại. Trận chiến kéo dài 1 tuần.

Một trung đội Bri-tên cũng bị chặn lại khi tiến qua cầu Tham Lương.

* Vũng Tàu: Tàu Richelieu tới Cap St Jacques (Vũng Tàu). Chở theo một toán commando (55 người) và 2 đại đội Bộ binh (6 sĩ quan, 100 lính). (CAOM [Aix], INF, Carton 338, d. 2716).

Chủ Nhật, 7/10/1945 [2/9 Ất Dậu]: * Sài Gòn: Leclerc gặp Gracey.

Đánh lớn ở Thị Nghè.

* 8/10/1945: Đơn vị cuối cùng của SĐ 20 Gurkha [cơ bản là Nepal] tới Sài Gòn. Quân Gurkha chạm súng dữ dội với quân Việt Minh.

8/10/1945:* London: Bri-tên và Pháp ký Tạm ước về vấn đề hành chính và tư pháp phía Nam vĩ tuyến 16.

 (JOFI, I [15/11/1945]:3-4). This accord was not published. For details, see Tel. of 12 Oct 1945, Caffery (Paris) to Byrnes; US-Vietnam Relations, 1945-1967. Bk 8, V-B2, p. 49.

9/10/1945:* Rangoon: Leclerc qua Rangoon gặp Mountbatten. Có Gracey và Cédile tham dự. Kế hoạch tảo thanh của Gracey được chấp thuận.

9/10/1945:Chính phủ Attlee tuyên bố yểm trợ việc Pháp tái chiếm Việt Nam; chấp nhận chính quyền Pháp ở Sài Gòn và giao quyền cai trị Nam vĩ tuyến 16 cho Pháp.

In London, on October 9, the Attlee government also abandoned its pretense of neutrality and openly declared its support for the French reconquest of Indochina.  That same day, after the signing of a series of Franco-British agreements, including those concerning the French withdrawal from Syria, Britain formally recognized French administration in Saigon and ceded its occupation rights in southern Indochina to the French. (47) 47. This accord was not published. For details, see Tel. of 12 Oct 1945, Caffery (Paris) to Byrnes; US-Vietnam Relations, 1945-1967. Bk 8, V-B2, p. 49.

Thứ Tư, 10/10/1945 [5/9 Ất Dậu]: * Sài Gòn: Gracey báo cho đại diện VM biết sẽ mở rộng vùng kiểm soát.

- Pháp-Việt nói chuyện lần cuối cùng ở Sài Gòn.

Thứ Năm, 11/10/1945 [6/9 Ất Dậu]: Quân Bri-tên bắt đầu mở rộng vòng đai phòng thủ khỏi Sài Gòn.

12/10/1945: * Nam: Quân Gurkha mở rộng vùng kiểm soát về hướng Biên Hòa và Thủ Dầu Một.

Chủ Nhật, 14/10/1945 [9/9 Ất Dậu]: Liên quân Bri-tên và Nhật mở rộng vùng kiểm soát về phía những kho tàng cao su và gạo ở Thủ Dầu Một và Biên Hòa.

Leclerc nhấn mạnh chỉ có quyết tâm sử dụng sức mạnh mới hy vọng chiếm lại Đông Dương. (81) 81. Cable No. 76-CAS, 14 Oct 1945, CORORIENT (Saigon) to CORORIENT (Paris); Ibid.

On October 14, after Gracey’s troops began to move toward the provincial towns northeast of Saigon, Bien Hoa and Thu Dau Mot, Leclerc cabled Paris:(46)

Primo: I learn that Paris receives messages [broadcast] from Hanoi radio . . . I consider that this procedure is very dangerous.

Secundo:  Situation [in] Cochinchina and Cambodia ameliorates daily, it only needs a show of force after the arrival of the Massu Group.

Tertio: Indochina may and has to become French again.  It is not the moment to give up when our forces are here to affirm it.

46. Cable No. 76-CAS, 14 Oct 1945, CORORIENT (Saigon) to CORORIENT (Paris); Ibid. CAOM (Aix), INF, Carton 125, d. 1124.

 

Thứ Hai, 15/10/1945 [10/9 Ất Dậu]: * Hà Nội: Arthur Hale, đại diện cơ quan Thông tin Mỹ (USIS) tới Hà Nội. Theo Hale, đường phố Hà Nội như dầu sôi lửa bỏng vì tin quân Pháp đổ bộ ở miền Nam. Nhiều tin đồn về ám sát, hành hung loan truyền.

Báo chí Việt có 7 tờ chính. Cứu Quốc và Cờ Giải Phóng. Còn Dân Quốc, Việt Nam Thời Báo, Quốc Gia, Thanh Niên, Dân Thanh.

[Không nhắc đến tờ Độc Lập của Đỗ Đức Dục]

Pháp có báo L’Action, rồi từ 25/10/1945, có báo L’Entente.

Báo chữ Hoa có ba tờ; bán chạy nhất là tờ Youth Daily [Thanh Niên Nhật Báo]. Hale, 1945:25-26.

Hai tàu Pháp Béarn và Ville de Strabourg đưa Lữ đoàn chiến xa Massu, cùng các đơn vị của Sư đoàn 9 và một lữ đoàn TQLC tới Sài Gòn, Leclerc và các sĩ quan Pháp bừng bừng hào khí xâm lược bằng vũ lực.

Thứ Hai, Oct 15-25: Mob riots after the French troops began to reconquer the areas outside Sai Gon.

Chinese showed their determination to keep order.

Thứ Sáu, Nov 2-5, 1945 [28/9-2/10 Ất Dậu]: The US began to evacuate. Chính phủ Hồ kêu gọi các cường quốc giúp đỡ. Street incidents increased. Hale, 1945:24-5. TH bắt giữ cả Cảnh sát trưởng Hà Nội. Hale, 1945:24

Thứ Bảy, Nov 3, 1945 [29/9 Ất Dậu]: HCM muốn thương thuyết với Pháp. Hale, 1945:25 [Appendix 1, 1945:23-36]

[Appendix 2, 1946:36-44 (Abbot Low Moffat)]

Tháng 10/1945. Văn Hóa Cứu Quốc Hội xuất bản báo La République Arthur Hale, 1945:25. [Thứ Tư, 5/9/1945: Khoáng đại Hội nghị bầu BCH mới: Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Hữu Đang, Đặng Thái Mai, Trang, Nguyễn Huy Tưởng. CQ, số 39, 10/9/1945, tr. 2.

Dân Annamites: unanimous feeling: independence of Viet Nam. Arthur Hale, 1945:28.

HCM: “The outstanding personality is, of course, President HCM. He is reputed to have received political training in Russia, to have spent sometimes in France, and to have been arrested [a] few times in China for “Communist” activities. A cultured, well-educated man of international experience, he has given the government a certain dignity which even severest French critics recognise with such comments as “Ho Chi Minh is all right, but that gang he has around him is unsupportable.” Hale, 1945:28.

Arthur Hale sống ở Hà Nội từ 15-28/10/1945. Báo cáo bổ túc bằng chứng từ của những người rời Hà Nội cho tới 5/11/1945.

 

- Sainteny và Pignon gặp Nguyễn Hải Thần lần thứ hai. (Sainteny, 1953:163-64). Từ ngày 15/10/1945, Sainteny cũng bắt đầu gặp Hồ. (Sainteny, 1970:51).

* Hải Phòng: Tất cả nhà ở Hải Phòng được lệnh treo trước cửa khẩu hiệu: "ủng hộ cuộc kháng chiến tại Nam bộ." (CQ, 23/10/1945).

* Sài Gòn: Lữ Đoàn Thiết Giáp của Trung tá Jacques Massu /SĐ 2 Tăng, và vài đơn vị của Sư Đoàn 9 BB đổ bộ ở  Sài Gòn.

* Phnom Penh: Leclerc bay sang Phnom Penh.

Với sự giúp sức của Trung tá Murray, bắt Thủ tướng Sơn Ngọc Thành mang về Sài Gòn. (Gautier, 1978:323-24) Ngày 8/10/1945, oknha Kim Tit đã qua Sài Gòn, yêu cầu Leclerc giải tỏa áp lực của Thủ tướng Sơn Ngọc Thành (do Nhật đưa lên) trên ông vua trẻ tuổi Norodom Sihanouk; [p. 323].

* Chandernagor: D'Argenlieu bổ nhiệm Imfeld làm Ủy viên Cộng Hoà tại Lào.

 

Thứ Ba, 16/10/1945 [11/9 Ất Dậu]:

* Hà Nội: Sainteny bị lính Trung Hoa bắt giữ ít giờ; nhưng sau đó được tha do sự can thiệp của Mỹ. (INF, carton 159, d. 1363).

* Chandernagor: Tướng Raoul Salan, 46 tuổi, trên đường qua Hà Nội nhận nhiệm sở, gặp d'Argenlieu ở Chandernagor, cách Calcutta khoảng 40 cây số về hướng bắc.

Salan sẽ chính thức làm Tư lệnh Quân Pháp ở TH và Bắc vĩ tuyến 16. [Xem 30/10/1945] Ngày 29/10, nhận lệnh Leclerc chuẩn bị đưa quân ra bắc; Raoul Salan, Mémoires, T. I, pp. 192, 252, 258ff; dẫn trong Gautier, 1978:325.

 

Thứ Tư, 17/10/1945 [12/9 Ất Dậu]: * Hà Nội: - HCM ký nghị định về thể lệ bầu cử Quốc hội, gồm 70 điều. Điều thứ nhất: Ngày bầu cử là 23/12/1945. (CQ, 23/10/1945). Sau dời lại ngày Chủ Nhật, 6/1/1946 [4/12 Ất Dậu]. Ngày này, HCM tuyên bố vơi một ký giả Pháp là Pháp và Việt Nam như “cùng một nhà”không nên cắt đứt liên hệ (Gautier, 1978:327)

Thứ Tư, 17/10/1945 [12/9 Ất Dậu]: HCM gửi điện văn cho Tổng Thống Truman xin cho VN tham gia ủy Ban Cố Vấn Viễn Đông LHQ (UN Advisory Commission for the Far East):

. Phản đối việc nhận Pháp vào ủy Ban Cố Vấn Viễn Đông của LHQ, vì không có căn bản pháp lý hay thực tế nào (groundless eirher de jure or de facto).

. VN xứng đáng được hưởng qui chế một quốc gia theo tinh thần Hiến chương [Tung Ước] Đại Tây Dương (Atlantic Charter).

. Yêu cầu TT Mỹ đưa vấn đề ra trước LHQ

. Đe dọa nếu VN không được tham dự, sẽ mang lại tình trạng bất ổn tại Viễn Đông (US-Vietnam Relations, 1945-1967, Bk I:C 73-4).

Khi công điện này được chuyển từ Bạch Cung qua Bộ Ngoại Giao, Moffat của Đông Nam Á Vụ trình lên Viễn Đông Vụ (John Carter Vincent): "SEA considers that no action should be taken.... [ĐNA cho rằng không nên có hành động gì ...]" (US-Vietnam Relations, 1945-1967, Bk I, C-71).

- HCM ký nghị định về thể lệ bầu cử Quốc hội, gồm 70 điều.

Điều thứ nhất: Ngày bầu cử là 23/12/1945. (CQ, 23/10/1945). Sau dời lại ngày Chủ Nhật, 6/1/1946 [4/12 Ất Dậu]. Ngày này, HCM tuyên bố vơi một ký giả Pháp là Pháp và Việt Nam như “cùng một nhà”không nên cắt đứt liên hệ. “Nous voulons, nous devons nous arranger entre nous. (Gautier, 1978:327)

Thứ Năm, 18/10/1945 [13/9 Ất Dậu]: * Hà Nội: HCM, nhân danh Chủ tịch Chính phủ Lâm thời VNDCCH, viết thư cho Truman và Tưởng Giới Thạch.

Trong thư, Hồ lược thuật lại tình hình Đông Dương từ năm 1940 tới 1945: Pháp, qua hiệp ước 7/1941 và 8/12/1941 với Nhật đã "từ bỏ chủ quyền [ở Đông Dương] và đứng vào vị thế chống Đồng Minh." Sau ngày 6/3/1945, Pháp hoặc thoát chạy, cầm tù hay đầu hàng Nhật, trái ngược với tinh thần các hòa ước 3/1874 và 6/1884, như thế "cắt đứt mọi liên hệ pháp lý và hành chính với Đông Dương." Chính phủ VNDCCH thành lập ngày 19/8/1945 sau khi đã giành được độc lập từ tay Nhật. Sau ngày Nhật đầu hàng, trong khi Việt Nam đang xây dựng một quốc gia trên căn bản Hiến chương Đại Tây Dương, Pháp coi thường mọi hòa ước ký kết bởi các nước thuộc Liên Hiệp Quốc vào cuối Thế Chiến, đã tráo trở tấn công Sài Gòn ngày 23/9, và đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam muốn hợp tác với LHQ để xây dựng hoà bình vĩnh cửu của thế giới và đã đau khổ nhiều dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, đau khổ hơn nữa dưới ách đô hộ của Nhật từ năm 1941, đã quyết tâm không cho Pháp trở lại Đông Dương. Nếu quân Pháp trở lại, từ Trung Hoa nơi chúng đã chạy qua từ ngày Nhật chiếm đóng hay từ bất cứ nơi nào đến, tại bất cứ nơi nào họ đặt chân đến đều sẽ bị người Việt đánh lại.

Như thế, nếu bất ổn, máu đổ hay đại hỏa tai (conflagration) xảy ra tại Đông Nam Á vì những lý do nêu trên thì người Pháp chịu hoàn toàn trách nhiệm (US-Vietnam Relations, 1945-1967, vol. I, C 84-6).

Thư này trao cho Tướng Gallagher, nhờ chuyển cho Tòa Đại sứ Mỹ ở Trùng Khánh ngày 18/10/1945. Sau đó lập lại nội dung trong công điện ngày 8/11/1945.

Robertson, trong công điện chuyển tiếp ngày 8/11/1945, báo cáo là một lá thư tương tự cũng được chuyển qua hệ thống Bộ binh; nhưng Tòa Đại sứ Mỹ không chuyển cho Thạch, trừ trường hợp có chỉ thị (Ibid., vol. I, C-86).

 

* Nam: Liên quân Bri tên/tù binh Nhật chiếm Chợ Lớn.

Thứ Sáu, 19/10/1945 [14/9 Ất Dậu]:

* Chandernagor: D'Argenlieu bổ nhiệm Maurice Vallat làm Ủy viên Cộng Hoà miền Nam An-Nam.

* Hà Nội: Mở trường Cán bộ Thanh niên Việt Nam, đặt tại Đại học Thú Y Hà Nội.

Mỗi khoá kéo dài 15 ngày. (Dân Quyền, số 4, 28/10/1945).

5/9/1945: D’Argenlieu rời Paris. (Chronique, 1985:57) 8/9/1945: Tới Kandy gặp Mountbatten. Đã gặp nhau ở London từ năm 1943. (Chronique, 1985:40) Đặt Tổng Hành Dinh ở Chandernagor, một nhượng địa Pháp tại India, 40 cây số bắc Calcutta.

17/9/1945: Đọc thông điệp gửi dân Đông Dương. (1985:57-8)

9/10/1945: D'Argenlieu tới Côn Minh, dự trù thăm xã giao Tưởng Giới Thạch từ 10 tới 12/10/1945, nhân dịp lễ "Song Thập" (10/10) của Trung Hoa. 10/10/1945: D'Argenlieu tới Trùng Khánh. Được Tống Tử Văn (T. V. Soong) đón tiếp, báo tin Trung Hoa không hề có tham tâm ở Đông Dương. (D'Argenlieu, Chronique, 1985:67). Sau đó được Tưởng Giới Thạch mời dự lễ tiếp tân. Trong buổi này có cả Mao Trạch Đông tham dự. 11/10/1945: Trùng Khánh: D'Argenlieu được Bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Trung Hoa tiếp kiến. 12/10/1945: Trùng Khánh, 4 giờ chiều: Tưởng Giới Thạch tiếp d'Argenlieu; lập lại rằng Trùng Khánh không hề có tham tâm nhòm ngó Bắc Việt. (Chronique, 1985:70). 13/10/1945: D'Argenlieu rời Trùng Khánh về lại Chandernagor.

 

Thứ Bảy, 20/10/1945 [15/9 Ất Dậu]: * Hà Nội: Hồ họp một số báo lớn ở Hà Nội, nói về chính sách với Trung Hoa và Pháp.

Quan hệ VN-TH như môi với răng. VN được độc lập, TH không phải lo về phía nam, vì nhiều người Pháp muốn nhòm ngó Hoa Nam. TH chưa giúp VN về mặt vật chất, nhưng đã giúp về tinh thần: cuộc kháng chiến của TH 8, 9 năm giúp VN tin tưởng sẽ thắng lợi trong cuộc chiến kháng Nhật. Chính sách của VN: thân thiện với TH. Những rắc rối về quan kim, việc xung đột thường ngày vì không hiểu ngôn ngữ có thể giải quyết được.

Điểm đáng nhấn mạnh: Pháp phải thừa nhận nền độc lập của Việt Nam, bằng không thì "không thể nói chuyện gì được cả" (CQ, 23/10/1945, tr. 1, 4).

Chủ Nhật, 21/10/1945: "Hội nghị liên tịch của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội."

Sau đó, ra tuyên ngôn đoàn kết, đặt nước nhà và dân tộc lên trên hết.

Đại biểu VM: Nguyễn Lương Bằng, Dương Đức Hiền, Nguyễn Văn Ba, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Công Truyền.

Đại biểu Đồng Minh Hội (Việt Cách): Đinh Chương Dương, Trương Trung Phụng, Lê Tùng Sơn, Bồ Xuân Luật, Hồ Đức Thành, Vũ Kim Thành, Dương Thanh Dân. (CGP, 28, 25/10/1945).

Nhóm Gauthier từ Kunming xuống Chendernagor, một ngoại ô của Calcutta, 40 km phía bắc. [Xem 31/10/1945]

 

Chủ Nhật, 21/10/1945 [16/9 Ất Dậu]:

* Hà Nội: "Hội nghị liên tịch của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội."

Theo tài liệu CS, "Hội nghị liên tịch của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội" nhóm họp tại Hà Nội ngày Chủ Nhật 21/10/1945; sau đó, ra tuyên ngôn đoàn kết, đặt nước nhà và dân tộc lên trên hết.

Đại biểu VM có Nguyễn Lương Bằng, Dương Đức Hiền, Nguyễn Văn Ba, Hoàng Hữu Nam (Phan Bôi), Nguyễn Công Truyền. Đại biểu Đồng Minh Hội (Việt Cách) gồm Đinh Chương Dương, Trương Trung Phụng, Lê Tùng Sơn, Bồ Xuân Luật, Hồ Đức Thành, Vũ Kim Thành, và Dương Thanh Dân; CGP (Hà Nội), 28, 25/10/1945. Sau đó, ra tuyên ngôn đoàn kết, đặt nước nhà và dân tộc lên trên hết.

Đại biểu VM: Nguyễn Lương Bằng, Dương Đức Hiền, Nguyễn Văn Ba, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Công Truyền.

Đại biểu Đồng Minh Hội (Việt Cách): Đinh Chương Dương, Trương Trung Phụng, Lê Tùng Sơn, Bồ Xuân Luật, Hồ Đức Thành, Vũ Kim Thành, Dương Thanh Dân. (CQ, 23/10/1945; CGP, 28, 25/10/1945).

Thời gian này, theo Lê Tùng Sơn, Sơn được Giáp chỉ thị lập ra một hệ phái Đồng Minh Hội ly khai; cũng xuất bản báo Đồng Minh, để tấn công nhóm Nguyễn Hải Thần-Vũ Hồng Khanh; Sơn 1978:189-91.

 

* Paris: Pháp tổ chức Trưng cầu dân ý, biến Quốc hội "lập hiến (consultative)" thành "lập pháp (Constituante)."

 

* Oat-shinh-tân: John C. Vincent công bố chính sách của Mỹ với Đông Dương và Indonesia.

Bài diễn văn này khiến cả hai phe VM và Pháp đều ca ngợi.

 

Thứ Hai, 22/10/1945 [17/9 Ất Dậu]: Hồ, nhân danh Bộ trưởng Ngoại giao chính phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ James Byrnes.

Theo Hồ, bản Hiến Chương Đại Tây Dương (14/8/1941) của Mỹ và Bri-tên, và bản Hiến chương San Francisco (Liên Hiệp Quốc), được coi như nền tảng của Việt Nam trong tương lai. Hồ đưa ra bốn đòi hỏi:

1. Tình hình Việt Nam phải được thảo luận trong phiên họp đầu tiên của Ủy Ban Cố Vấn Viễn Đông LHQ;

2. Đại diện VN được tham dự để trình bày quan điểm của VN;

3. LHQ gửi qua VN một ủy ban điều tra sự thực;

4. LHQ phải nhìn nhận nền độc lập của VN. (US-Vietnam Relations, 1945-1967, 1971:I:C-80-1).

- Hồ và Nguyễn Vĩnh Thụy ("Pao Ta" tức Bảo Đại) gửi thư cho Tưởng Giới Thạch.

Xin được qua Trùng Khánh để bày tỏ sự kính trọng Thạch, và chào Bộ trưởng Ch'en Cheng [Trần Thành]. (US-Vietnam Relations, 1945-1967, vol. I, C-83).

- Tiêu Văn gửi thư cho Trưởng Khối Ngoại Kiều của Đệ Nhất Phương Diện Quân, Chen Zheng [Trần Thành]:

. Khẳng định các đảng phái Việt Nam đã đoàn kết;

. Xin cung cấp một máy bay cho Văn tháp tùng Hồ và Bảo Đại qua thăm Trùng Khánh. (US-Vietnam Relations, 1945-1947, Bk 1, C-82).

Theo Tổng Lãnh sự Côn Minh, Philip D. Spouse, Đại tá Stephen Nordlinger, trưởng đoàn tìm kiếm tù binh, mang bản chính thư Hồ qua Oat-shinh-tân. Và, giao thư Hồ cùng Bảo Đại gửi Tưởng Giới Thạch qua hệ thống quân sự tại Côn Minh. (Thư số 38, ngày 24/10/1945, Spouse gửi State; US-Vietnam Relations, 1945-1967, Bk 1, C-76-78).

* Sài Gòn: Leclerc biệt phái Thiếu tá Paul Mus qua Chandernagor.

Yêu cầu d'Argenlieu tới Sài Gòn càng sớm càng tốt. (Chronique, 1985:72).

* Biên Hòa: Ngô Đình Thục, Giám Mục Vĩnh Long, có mặt ở Biên Hoà.

Thục khai với Nha Cảnh Sát và Liêm Phóng là có mặt ở Biên Hoà từ ngày 22/10/1945. Thục được giấy mời ra Phát Diệm dự lễ tấn phong Giám Mục Từ [29/10/1945] đồng thời cũng muốn thăm thú tình hình miền Bắc. Nhưng tới Biên Hoà thì gặp lúc Bri-tên đang hành quân, không thể tiếp tục ra Phan Thiết.

Thục cải chính không hề dính liu gì đến tuyên cáo đọc trên đài phát thanh Bạch Mai của 4 Giám mục Việt Nam. Thục cũng nghĩ rằng Giám Mục Nguyễn Bá Tòng chẳng dính líu gì đến việc này, dù Tòng bị chống đối về thái độ thân Pháp.

Chỉ trích việc quân Bri-tên đối xử với người Việt, như xả súng bắn khiến khoảng 40 người phần đông là đàn bà bị thương, sau khi có lựu đạn nổ ở nhà lồng chợ. Theo Thục, cuộc chiến không cân xứng này chẳng mang lại kết quả gì; nó đang xảy ra ở đây, nơi dân chúng ôn hòa, nhưng sẽ gay gắt hơn ở miền bắc Trung Kỳ và Bắc Kỳ, nơi dân chúng hiếu chiến hơn. Mặc dù có thể cứ 100 người Pháp chết, sẽ có 10,000 dân Việt bị giết, nhưng cuộc chiến sẽ kéo dài. Để chấm dứt cuộc chiến, Pháp phải cho Việt Nam tình trạng “dominion” mà Bri-tên ban cho các thuộc địa (như India), với sự tự trị rộng rãi. Tại Vĩnh Long, nhờ sự can thiệp của một giáo viên, Nguyễn Văn Nguyễn không đụng chạm gì đến Thục, và Thục cũng bảo vệ được một số giáo sĩ Âu Châu. Thục từng khuyến khích tín đồ tham gia TNTP. Thục muốn được độc lập, nhưng theo đường lối hòa bình.

Khi trở lại Vĩnh Long, Thục sẽ khuyến khích tín đồ Ki-tô cũng như người Lương chấp nhận hợp tác nếu Pháp cho Việt Nam tình trạng dominion. Thục cũng sẽ ra bắc, thuyết phục mọi người hòa giải.

Được hỏi về Ngô Đình Diệm, Thục nói Diệm đã bị bắt ở An Nam, và có thể đã bị giết. Sau chiến dịch Meigo, Nhật và Bảo Đại hai lần mời Diệm làm Thủ tướng, nhưng Diệm từ chối vì không tin tưởng ở khả năng tốn tại của một chế độ chính trị do Nhật bảo trợ. Đích thân Thục cũng ngăn cản Diệm. Thêm vào đó, Thục và Diệm không hài lòng khi thấy Bảo Đại bị vây quanh bởi những thành phần Tam Điểm [Franmacon] như Trần Trọng Kim và Trịnh Đình Thảo. Sở dĩ Diệm phải nhờ Nhật che chở vì sợ bị [Decoux] bắt giữ. Khi Giám đốc Nha Cảnh Sát và Liêm Phóng nói không có ý định bắt Diệm, Thục nói sợ rằng tại miền Trung, các quan lại bảo thủ hơn, tốt nhất là đùng đối diện họ. [tr. 5]; Rapport à M. le Directeur de la Police et de la Sureté Général au sujet de Mgr. Ngô Đình Thục, Evêque de Vinh Long;” [novembre 1945; CAOM (Aix), HCFI, CP 125). 23/11/1945 [19/10 Ất Dậu]: Sài Gòn: Longeaux, Chánh văn phòng của D'Argenlieu, cho Cédile biết là Ngô Đình Thục xin về lại Vĩnh Long, nhưng chưa thuận lợi. Theo Longeaux, Diệm có vẻ có cảm tình với VM. (Thư ngày 23/11/1945, d’Argenlieu gửi Cédile; CP, Carton 125). [Xem thêm ngày 29/1/1946]

 

Thứ Ba, 23/10/1945 [18/9 Ất Dậu]:

* Hà Nội: Cứu Quốc, cơ quan tuyên truyền của Tổng bộ Việt Minh, loan tin Hồ quyết định chọn ngày 5/11/1945 [19/10 Ất Dậu] làm ngày Kháng chiến Toàn quốc.

23/10/1945: CQ đi tin 4 cột trang nhất: "Chiến sự tại Nam Bộ; Quân ta đương thực hiện khẩu hiệu: Đốt Sài Gòn ra tro."

Tư gia, nhà thờ, chùa chiền, xe cộ phải trương hai biểu ngữ: Cương quyết dành độc lập; ủng hộ cuộc kháng chiến của đồng bào Nam Bộ. (“Thông Cáo;” CQ, 23/10/45, tr. 4).

- VM và ĐMH ký thỏa ước hợp tác lần thứ nhất. [Xem thêm 24/11/1945]

- Bạo động diễn ra trên đường phố, vì Ủy ban Hoa kiều treo cờ Liên Hiệp Quốc, kể cả cờ Pháp, trước một rạp hát để chào đón quan tướng TH mà không treo cờ VM.

Đám đông xé cờ Pháp, tấn công Pháp kiều, giết chết hai [2] sĩ quan Pháp lận súng ngắn trong người. (United States Senate. Committee on Foreign Relations. The United States and Vietnam: 1944-1947; A Staff Study Based on the Pentagon Papers, Prepared [by Leon Blum] for the Use of the Committee on Foreign Relations United States Senate [Washington, DC: GOP, 1972], Appendix 1, p.24).

Thứ Bảy, 27/10/1945 [22/9 Ất Dậu]:

* Oat-shinh-tân: Nhân ngày Hải Quân, Truman đọc diễn văn về chính sách ngoại giao của Mỹ. [Xem phản ứng của HCM ngày 18/1/1946]

Chủ Nhật, 28/10/1945 [23/9 Ất Dậu]:

* Hà-Nội: HCM, nhân danh Chủ tịch nước VNDCCH, gửi công điện cho Thống chế Tưởng Giới Thạch.

Phản kháng việc Tướng Gracey và Leclerc sử dụng quân Nhật đàn áp phong trào giải phóng quốc gia ở Nam Đông Dương. Yêu cầu Tưởng Giới Thạch:

1. Cho lệnh ngưng ngay việc thảm sát một dân tộc đang bảo vệ chủ quyền chính đáng đã viết trong Hiến chương Đại Tây Dương và San Francisco (LHQ).

2. Nhìn nhận nền độc lập toàn vẹn của VN. (United States-Vietnam Relations, 1945-1967, Bk 1, C-91). Thư này được gửi về BNG cùng với các tài liệu khác ngày 26/11/1945 (I:C 89).

 

 

Thứ Hai, 29/10/1945 [24/9 Ất Dậu]:

* Phát Diệm: Lê Hữu Từ được phong Giám Mục Phát Diệm.

Giám mục Việt thứ 5, sau Nguyễn Bá Tòng (1933), Hồ Ngọc Cẩn (1935), Ngô Đình Thục (1938) và Phan Đình Phùng (1940).

Tham dự có: Bảo Đại, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huy Liệu. Sau lễ tấn phong, Từ hỏi nhỏ Bảo Đại: "Hoàng Đế mưu tính gì chưa? Tính đi, đã có chúng tôi làm hậu thuẫn?" Bảo Đại thở dài đáp: "Cụ coi còn tính được gì trong hoàn cảnh ni?" Bất mãn, Từ nói: "Thế thì ông xoàng lắm." (Từ, Hồi ký, tr. 5; dẫn trong Đoàn Độc Thư và Xuân Huy, tr. 44-5).

Cũng ngày này, Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc ra đời, trong khuôn khổ Việt Minh.

Chủ tịch: Trần Công Chính; Phó Chủ tịch: Lm Hoàng Quỳnh; TTK: Nguyễn Văn Hiển.

Sài Gòn: Leclerc cho lệnh Salan chuẩn bị cho quân Pháp ra Bắc. Raoul Salan, Memoires, I:192, 252, 258, Gautier, 1978, tr. 325.

Sau đó, Salan chịu trách nhiệm thương thuyết với TH về việc thay thế quân TH. Salan, Memoires, I:192, 252, 258; Gautier, 1978, tr. 325. [Xem 1/11/1845]

 

Thứ Ba, 30/10/1945 [25/9 Ất Dậu]:

* Sài Gòn, 15G00: D'Argenlieu tới Sài Gòn.

Leclerc và Gracey ra đón ở phi trường.

Thứ Tư, 31/10/1945 [26/9 Ất Dậu]:

* Sài Gòn: D'Argenlieu bổ nhiệm Alessandri làm Ủy viên Cộng Hoà Căm Bốt.

Paris: Francois de Langlade ra phi trường Paris đón Mordant. 27/10/1945: Mordant rời Calcutta. Langlade đã tới Indochine, gặp Mordant ngày 5/7/1944. Mordant, 1950, tr. 188-89, Gautier, 1978:339.

 

29/11/1945: Mountbatten tới Sài Gòn—tuyên bố trong khoảng 6 tháng sẽ có cách mạng ở India (Ấn Độ), đó là cuộc tranh đấu giữa vàng và trắng. "Những người Mỹ đã ngu xuẩn yểm trợ hoặc để người ta nghĩ rằng đang yểm trợ tất cả các phong trào cách mạng." (SHAT, 10H xxx [161, d. 2])

30/11/1945: Mountbatten và d'Argenlieu họp mật. Thứ Bảy, 1/12/1945: Mountbatten rời Sài Gòn.

Đầu tháng 12/1945: Quân dụng của Force 136—đã được lệnh giải tán—chở qua Sài Gòn cho Pháp sử dụng cho 2,500 người trong 6 tháng. “Les évènements du 9 mars 1945;” pp. 24-5; SHAT (Vincennes), Indochine, 10H xxx [79]

5-7/12/1945: Rangoon: Mountbatten hội nghị với Leclerc về vấn đề đạn dược và quân vận. (Journal de marche; 10H xxx [161/2]).

Thứ Tư, 12/12/1945 [18/11 t Du]: Phái đoàn Gallagher rời Hà Nội. (Spector 1983:72)

Philip E. Gallagher, Thiếu tướng [Brigadier General]

Cố vấn của Lư Hán.

Refused to release French POWs because it might set off a civil war; OSS Msg, Colonel Stephen Nordlinger Thr Patti, for Indv for G-5, No 54, 31 Aug 1945, PSYWAR 091 (1957) Indochina, RG 319; (Spector 1983:59)

Thứ Hai, 10/9/1945: * Côn Minh: Alessandri gặp Tướng Gallagher, đại diện Mỹ bên cạnh Lư Hán, xin cho phương tiện vào Hà Nội. Gallagher từ chối. 15/9/1945: Gallagher nhận được lệnh phải dàn xếp cho Alessandri và Léon Pignon vào Hà Nội.

Lt Col John C. Bane

15/9/1945: Chinese civilians were “terrified of the Annamese.” Their homes were being looted by armed bands and Frenchmen found on the streets at night were often jailed for a short period. Thư Lt Col John C. Bane to Gallagher, FIC file, China Theater Files (Spector 1983:58)

Colonel Stephen Nordlinger

The plight of some 4,500 legionnaires in the Ha Noi citadel. Rpt, Colonel Stephen Nordlinger to Lt Col John C. Bane, Sept 1945, FIC file, China Theater Files (Spector 1983:58)

20/9/1945: Hà Nội: Gallagher báo cáo về Côn Minh [tướng: R. B. McClureơ: In this report, Gallagher described Ho as “an old revolutionist. .. a product of Moscow, a Communist." (34) 34. Gen. Philip E Gallagher to Gen. R. B. McClure, September 20, 1945, Gallagher Papers, Office of the Chief of Military History, U.S. Army, Washington, D.C. See Hess, op. cit., p. 367.

27/9/1945: Hà Nội: Gallagher báo cáo về Côn Minh: Trong buổi nói chuyện với Hồ, có sự tham dự của Patti, Hồ nói lo sợ Đồng Minh coi Việt Nam như vùng bị chiếm đóng, và lính TH là những người chinh phục. Gallagher và Patti khuyến khích HCM nên thương thuyết với Pháp. (Spector 1983:54)

Chủ Nhật, 30/9/1945: Các toán OSS rời Việt Nam.

Thứ Tư, 30/1/1946: * Oat-shing-tân: Thiếu tướng Philip E. Gallagher, từng ở Hà Nội từ 22/8 tới 12/12/1945, thuyết trình về hiện trạng Đông Dương tại Bộ Ngoại Giao. Tham dự có Tân Tổng Lãnh sự được đề cử Charles S. Reed; Woodruff Wallner, Vụ Tây Âu; Moffat và Richard L. Sharp của Vụ Đông Nam Á. (Memo ngày 30/1/1946 của Richard L. Sharp, Vụ Đông Nam Á; US-Vietnam Relations, 1945-1967, Bk 8, tr. 53-7; FRUS, 1946, VIII: The Far East (1971), pp. 15-20)]

1. Việc triệt thoái quân TH: Sau khi hồi hương xong quân Nhật. 20-30000 tù binh Nhật đang tập trung ở Hải Phòng và bán đảo Đồ Sơn. Hiện chưa có phương tiện chuyên chở. Có lẽ Mỹ phải nhúng tay. [p. 16]

Vấn đề Pháp thay quân TH: Gallagher nói theo Sainteny nói vào tháng 12/1945, Pháp chỉ ra Bắc sau khi TH di tản. Việc thương thuyết chưa tiến triển xa [were probably not getting very far in negotiating] với TH về việc rút quân [removal]. [p. 16] Ngoại trừ trường hợp dàn xếp trước, Pháp có thể xâm nhập bằng đường bộ thay vì đổ quân ở các cảng miền bắc

Pháp và TH chẳng có sự yêu thương nào để mất. Các nhóm Mỹ đã giúp giải tỏa bớt tinh thần chống Pháp. Gallagher đã thúc dục Lư Hán giúp Pháp và VM nói chuyện và duy trì trật tự. [p. 16] Nếu không có sự hiện diện của TH hay Pháp, tình trạng vô cùng nguy hiểm. Người Việt sẽ phản ứng mạnh mẽ với Pháp. Muốn kiểm soát bắc Đông Dương, Pháp cần đủ quân lực khắp miền Bắc. [p. 16] Pháp cần một đến hai sư đoàn để thắng VM. [p. 17]

Nếu Pháp chiếm các tỉnh lị, VM sẽ rút vào mật khu. Tình hình ở Sài Gòn không yên tĩnh như Bri-tên và Pháp tự nhận. Pháp cần phi cơ đưa quân ra Bắc. VM khá có tổ chức. Vũ khí cá nhân nhiều, dù không có hải quân, pháo phòng dương, và ít pháo binh. [p. 17]

Về thương thuyết, mới đầu HCM muốn nói chuyện. Sau khi De Gaulle công bố chính sách Đông Dương, tháng 10/1945, thái độ HCM cứng rắn hơn. [p. 17] TH có thể đưa một chính phủ bớt cứng rắn lên cầm quyền đề thương thuyết tiến triển. Mọi nỗ lực của Pháp để đảo chính Hồ đều không thành công. Cá nhân Hồ sẽ không make a deal với Pháp. VM mạnh và bất kể những thay đổi phiến diện trong chính phủ, Hồ sẽ đứng đằng sau bất cứ phong trào Annamite nào. Sainteny cho Gallagher biết Pháp sẽ thành công trong việc thương thuyết với HCM. [p. 17]

Về khả năng hành chính, chính phủ VM rất năng động, có khả năng. Nhưng về số lượng quá ít. Họ chưa đủ khả năng tự trị [self-government].  Theo ý kiến riêng của Gallagher, nếu cạnh tranh với những nước khác, VN sẽ “mất hết quần áo’ [they would lose their shirts]. [p. 17] Tuy nhiên, đòi hỏi độc lập rất cao. Ngay đến nông dân cũng mong muốn được như Phi Lip Pin. [p. 17] Nhưng tinh thần chống Pháp đã bị VM thổi bùng lên một cách khéo léo [the deep seated hatred for the French has been fanned by exceedingly clever Vietminh propaganda. [pp. 17-8] (Memo ngày 30/1/1946 của Richard L. Sharp, Vụ Đông Nam Á; US-Vietnam Relations, Bk 8, tr. 53-7; FRUS, 1946, VIII: the Far East (1971), pp. 17-8 [15-20])]

Nếu đánh nhau với quân lực Pháp, VM sẽ bị tàn sát [slaughtered]. Dù họ rất thành thạo về biểu tình, diễn hành [parades] và lập đi lập lại ước muốn “chiến đấu đến người cuối cùng” [willingness to fight to the last man], họ biết rõ sẽ thua. VM có thể lấy được súng cộng đồng của Nhật như súng cối xoay mà quân TH không tìm thấy khi kiểm kê. [p. 18] Nhân viên Mỹ không biết rõ về khí giới của VM. TH chắc chắn không trao khí giới của Nhật cho VM. Trước ngày đầu hàng, Nhật đã giao khí giới và huấn luyện cho VN. [p. 18]

Vấn đề con tin [hostages]: Liệu thường dân Pháp có khiến quân Pháp bị hạn chế hoạt động? Theo Gallagher chỉ có rất ít Pháp kiều được di tản bằng máy bay. Số còn lại, kể cả 5,000 quân nhân bị tước khí giới, khó thể di tản; dù Lư Hán đã chấp thuận cho tập trung ở vùng Đồ Sơn. Sự hiện diện của thường dân Pháp khiến Sainteny bị hạn chế.

Liệu người “Annamese” có đồng ý cho di tản: Theo Gallagher, nếu TH còn ở miền bắc; nhưng nếu TH rút lui, sẽ có nhiều vấn đề. Mỹ đã áp lực bắt TH cho Pháp kiều ở Huế, Đà Nẵng và nhiều trung tâm khác được tự do di chuyển, kể cả Hà Nội. Tuy nhiên Pháp và TH đã dàn xếp riêng việc chuyên chở thực phẩm ra Bắc. Mỹ cũng can thiệp để tránh tránh sự độc quyền phân phối lương thực và đồ trợ giúp của Mỹ. [p.18]. Nếu TH tập trung Pháp kiều ở Hồng Gai và Tourane, Mỹ có thể giúp di tản. [p. 19] Nhưng việc này sẽ khiến Mỹ phải đương đầu với người Việt.

Theo Gallagher, thoạt tiên Pháp mong muốn Mỹ cũng hành động như Bri-tên ở miền nam. Sau khi khám phá ra việc Mỹ giữ trung lập, Pháp kiều trở nên oán hận [antagonistic] và tìm mọi cách thuyết phục quân nhân Mỹ. Họ không nhớ đến [they had no appreciation] sự trợ giúp của Mỹ với các tù binh hay thường dân Pháp. Phía Việt Nam cũng trông đợi sự giúp đỡ của Mỹ, họ được nhập tâm Hiến chương Atlantic và những lời tuyên bố về chủ thuyết chính trị khác. Thái độ trung lập của Mỹ khiến cả Pháp lẫn Việt Minh đều thất vọng [In our neutral role we were thus a disappointment to both sides]. [p. 19]

Về Lư Hán, theo Gallagher, sẽ trung thành với chính phủ trung ương ở Trùng Khánh; nhưng ở vị thế tỉnh trưởng Vân Nam, Hán muốn duy trì liên hệ Vân Nam/bắc Đông Dương để mang lại lợi nhuận [profitable to him]. [p. 19]

Gallagher biết một số sĩ quan và viên chức cao cấp Pháp rời Hà Nội sau khi Sainteny trở lại [như UVCH miền bắc], nhưng không rõ số phận Decoux. [p. 19] (VNC: Decoux đã rời Hớn Quản [An Lộc, tỉnh lỵ Bình Long] ngày 1/10, tới Calcutta ngày 2/10, rời Calcutta ngày 3/10, tới Paris ngày 7/10/1945)Tướng Mordant, Aymé, Đề đốc Béranger, và viên chức cao cấp như Thống sứ Paul Chauvet và gia đình, Aurillac, Longeaux, v.. v.. từ ngày 8/10/1945.)

Liên hệ với “Cộng Sản” [Communism] của Việt Minh: Cách tổ chức và tuyên truyền cho thấy VM chịu ảnh hưởng Nga [the earmarks of some Russian influence]. [p. 19] Họ rất thông minh và thành công trong việc dấu diếm nguồn gốc Cộng Sản. Họ nhấn mạnh vào độc lập và lòng yêu nước An Nam. Nhưng VM không đơn thuần giáo điều CS [the VM should not be labeled full-fledged doctrinaire communist]. [p. 19] Cao Đài là CS quá khích [sic]. [p. 19]

Hiện nay, TH kiểm soát đài truyền thanh Hà Nội [và truyền tin giữa Hà Nội với Sài Gòn]. Bri-tên gửi những toán liên lạc hỗn hợp tới Hà Nội và TH gửi toán liên lạc tới Sài Gòn [p. 19].

Hai quân đoàn TH, 60 ở phía nam và 93 ở Hà Nội, khoảng 50,000 đã nhận lệnh chuẩn bị lên Manchuria. [pp. 19-20] Từ tháng 12/1945, QĐ 53 bắt đầu vào Bắc Việt thay thế hai đại đơn vị trên. [p. 20]

Mìn từ lực ở cửa biển miền bắc chưa kịp tháo gỡ. Bởi thế Pháp khó thể đổ bộ. [p. 20] Đường xe lửa Bắc-Nam cần ít nhất một năm nữa mới sửa chữa xong. (Memo ngày 30/1/1946 của Richard L. Sharp, Vụ Đông Nam Á; US-Vietnam Relations, Bk 8, tr. 53-7; FRUS, 1946, VIII: the Far East (1971), pp. 17-8 [15-20])]

Từ 21/9/1945 tới 1/1/1946, Pháp thiệt hại 237 người (15 SQ, 64 HSQ, 158 BS); Cable No. 34 EMHG (11 Jan 1946)

Từ 1/1/1946 tới 1/15/1946, 49 (2 SQ, 7 HSQ, 40 BS)

Từ 15/1/1946 tới 1/2/1946, 38  (5 SQ, 13 HSQ, 20 BS) 30/CAB/Militaire (30 Jan 1946)

Từ 1/2/1946 tới 15/2/1946, 60 (14 SQ, 15 HSQ, 31 BS)

Total: 484 [15+2+5+14 = 36 SQ; 64+7+13+15 = 99 HSQ; 158+40+20+31 = 249 BS]

 

 

 

Phụ Bản 22. Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Brett W Kavanaugh:

Thứ Tư, 27/6/2018 [523rd]: Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện [Justice] Anthony M Kennedy, 81 tuổi, tuyên bố nghỉ hưu từ 31/7/2018. Tại Fargo, North Dakota, Trump nói sẽ cử người thay sớm. TNS Cộng Hòa, như Mitch McConnell (R-Kentucky), John Kennedy (R-Louisiana), John Cornyn, Graham, Charles [Chuck] E Grassley, (R-Iowa), Chủ tịch Tiểu ban Tư Pháp Thượng Viện., v.. v... cũng muốn confirm sớm.

TNS Dân Chủ như Chuck Schumer (D-NY): Phải chờ sau Bầu cử. (CNN, 27-28/6/2018; Thư ngày 27/6/2018, Kennedy gửi Trump; Michael D Shear, “Supreme Court Justice Anthony Kennedy Will Retire;” NYT, 27/6/2018).

9/7/2018: Trump đề cử Brett Kavanaugh, 53 tuổi, US Court of Appeals for the DC Court, cựu thư ký của Kennedy, thay Kennedy.

Kavanaugh tuyên bố: “Vô cùng vinh hạnh được đề cử [Deeply honored to be nominated].” MSNBC, 9/7/2018; NYT, 9/7/2018.

Đây là đề cử viên thứ hai Tối Cao Pháp Viện của Trump trong vòng chưa đầy nửa năm. Sẽ ảnh hưởng sâu đậm trên lịch sử pháp luật Mỹ. Khuynh hướng bảo thủ sẽ thắng thế với tỉ lệ 5-4 trong một thời gian dài. Các án lệnh giải thích Hiến Pháp có thể thay đổi. Thể chế phân quyền, check-and-balance của Mỹ có thể bị ảnh hưởng.

Vai trò Tổng thống có thể được tăng gia, trở thành một thứ “untouchable” “royal president.” Quyền tự trị tiểu bang—qua Supreme Clause—sẽ bị giới hạn. Quyền người căn bản, tiêu biểu như Tu Chính Án 14, sẽ bị giới hạn. Hiềm khích chủng tộc [racism] sẽ gia tăng.

Chief Justice John G Roberts, Jr, bảo thủ [conservative]; nhưng bị Trump chỉ trích. Thêm một thẩm phán do Trump lựa chọn còn mở nắp một hộp sâu bọ mới trên mặt trận pháp lý mà Trump và cronies phải đương đầu từ trước ngày đắc cử. Bởi vậy có tin Trump và cộng sự viên như Leonard Leo đã thuyết phục Kennedy nghỉ hưu sớm, thay bằng một trong những đệ tử của Kennedy.

McConnell đề nghị hai trong danh sách 4 finalists của Trump: Raymond Kethledge, 51 tuổi, và Thomas Hardiman. Nhưng Leonard Leo, Federalist Society: “hard to sell.” Nên tuyên bố: “The president made a superb choice.”

Cựu TT George W Bush 43rd ủng hộ.

Biểu tình phản đối trước tối cao pháp viện. CNN, 9/7/2018.

10/7/2018: Mike Pence dẫn Brett Kavanaugh tới Capitol Hill tiếp xúc các TNS. Gặp McConnell, rồi Grassley.

Khởi đầu cuộc chiến confirmation với Đảng Dân Chủ.

Ba vấn đề chính: Mueller’s investigation; healthcare và 14th Amendment.

Dân Chủ muốn  Kavanaugh tự rút lui [to recuse from the Mueller probe]. Năm 1999, Kavanaugh từng tuyên bố TCPV “wrong” khi nhất trí bắt Nixon nộp tape, vì “no one is above the law.” Kavanaugh cũng đưa ra lý luận một tổng thống tại chức được hoãn xét xử mọi vi phạm; và chỉ Quốc Hội mới có quyền điều tra—theo kiểu Nunes và nhóm Cộng Hòa UBTBHV rằng “không có evidence việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử 2016?”

Kavanaugh còn là clerk của Thẩm phán Alex Rozinski Tòa Kháng Án khu 9, bị liên hệ tình dục và phải nghỉ hưu. NYT, 18/12/2017.

21/8/2018: Gặp Schumer.

Confirmation Hearing: 4-7/9/2018.

Thứ Ba, 4/9/2018 [592nd]: Rigged Hearing: Brett Kavanaugh

Capitol Hill: 9:30 AM: Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện bắt đầu confirmation hearing. Biểu tình phản đối. 53 lần ngưng thủ tục vì những câu hô hoán như “Sham President, Sham Democracy, Sham Justice.” 70 người bị bắt giữ. Một phụ nữ, Linda Sarsour, khởi đầu bằng lời hô hoán: “This is a travesty of justice! Adjourn the hearing!” (Trong ba ngày 4,5, 6/9/2018, 212 người bị bắt giữ, đóng 35 MK tiền phạt. Tuy nhiên, cuộc điều trần tiếp tục hối hả diễn ra, dự trù hoàn tất trước ngày bầu cử 6/11/2018)

Các TNS Dân Chủ yêu cầu đình hoãn [adjourn] vì chưa được cung cấp đầy đủ tài liệu. TNS Diane Feinstein (D-CA) 93% documents.

Richard Blumenthal, (D-Connecticut), Cory Booker  (D-NJ, da đen) yêu cầu bỏ phiếu, nhưng Grassley phản đối. Muốn hoàn tất trong tuần, “expected Kavanaugh là justice.”

Thứ , 5/9/2018 [593rd]: Rigged Hearing 2:

Capitol Hill, 9G30: Phe Dân Chủ cực lực chống đối. Chất vấn các đề tài:

Confidentiality các tài liệu

Coy Booker (D-NJ), da đen Sẽ tự động công bố một số tư liệu

Dianne Feinstein (D-California)

Richard Blumenthal (D-Connecticut)

Mazie Hirono (D-Hawaii)

Obamacare

Phá Thai

14th Amendment

Sexual assault?

Dianne Feinstein (D-California)

Mazie Hirono (D-Hawaii)

Công tố viên đặc biệt Mueller

Tự ý đứng ngoài [Recusal]?

Kamala D Harris (D-CA): Có thảo luận với ai về Mueller?

22G00 mới tạm ngưng.

New York Times đi bài Op-Ed dấu tên của một viên chức cao cấp, nói về cuộc silent resistance chống Trump.

2:51 PM, rồi 5:15 PM, 5/9/2018: Trump tweets: TREASON.

2:58 PM, rồi 7:00 PM: Cho lệnh nội các in thư khẳng định không viết bài ý kiến trên NYT. Cho lệnh Sessions điều tra.

Thứ Năm, 6/9/2018 [594th, 27/7 Mậu Tuất]: Rigged Hearing 3:

Capitol Hill, 9G30: Kamala D Harris (D-CA): Mueller?

Thứ Sáu, 7/9/2018 [595th, 28/7 Mậu Tuất]: Capitol Hill: UBTPHV dự trù bỏ phiếu về confirmation hearing của Kavanaugh Thứ Năm, 20/9/2018 [608th]:. Thượng viện dự trù bỏ phiếu vào cuối tháng, trước ngày 1/10/2018.

Ngày 13/9/2018, TNS Feinstein (D-CA, UBTPTV) công bố thư một phụ nữ tố cáo Kavanaugh và một người khác xâm phạm tình dục 36 năm trước. Đã chuyển thư cho FBI điều tra. CNN, 15/9/2018. Grassley nói có 65 phụ nữ bênh vực Kavanaugh.

Chiều 16/9/2018, Washington Post công bố tên tuổi nạn nhân của Kavanaugh: Giáo sư Christine Blasey Ford, 51 tuổi, một research therapist tại Đại học Palo Alto, bắc California. Bị Kavanaugh “âm mưu hiếp dâm” trong một cơn say, trước sự chứng kiến của một bạn học khác là Mark Judge. WP, 16/9/2018; NYT, 16/9/2018; CNN, 16/9/2018; Reuters, 16/9/2018.

TNS Feinstein chuyển thư của Ford cho FBI. TNS Jeff Flake, (R-Arizona), yêu cầu hoãn ngày bỏ phiếu. Hai TNS Lisa Murkowski (R-Alaska) và Susan Collins (R-Maine) chưa có quyết định.

TNS Dân Chủ Feinstein, Schumer, Hirono, Durbin, v.. v... đòi hoãn bỏ phiếu thông qua UBTPTV trước toàn thể TV trước ngày 1/10/2018.

Ngày Thứ Hai, 17/9/2018, dời tới ngày  24/9/2018. Nhưng những đột biến chấn động dư luận. Dời tới ngày Thứ Sáu 28/9/2018.

Chinh Dao: Professor Ford’s courageous act should be appreciated by the silent majority and deserves their support. Also, the role of the mainstream media around the country—not limited to the NYT, WP, CNN, MSNBC, Reuters, etc.—will be crucial before this CBU bomb, similar to Ms Summer Zervos’ lawsuit against Donald J Trump, or the Hollywood Access tape.

The Senate Judiciary Committee should delay the vote until the FBI completes its investigation. Otherwise, it would be a historical crime in the history of jurisprudence. NYT, 16/9/2018.

Chinh Dao: The most important and urgent task now is the possible crimes and subordination of the Trumps and dozens of their associates and campaign officials to the Russian spy networks.

McConnell should have also paid attention to Trump’s emolument violations, including though not limited to, the Chinese loan of 500 million to the Trump Organization in Indonesia. Silence is equivalent to complicity.

The Kennedy replacement can be delayed until after the mid-term elections [in Nov 2018]. NYT, 27/6/2018.

Chinh Dao: Frankly, I’m very disappointed. I never consider Brett Kavanaugh as a distinguished scholar. Kavanaugh should have declined the nomination. Your mind has been constitutionally blind. I’m thinking about the US v. Nixon et al. No one is above the law. You, too. NYT, 9/7/2018.

 

Chinh Dao: There will be more than Roe v. Wade (abortion, 67% don’t want it be overturned).

The fundamental issue is whether or not this is a plot  to cover up Trump’s unlawful offensives—from the People of the State of New York v Donald J Trump, et al (the Trump Foundation), to the Summer Zervos v. Trump, et al (defamation, sexual assaults), the emolument lawsuits, the criminal investigation into the Russian probe (especially, his attempting to cover up his children’s ties to the Russian and foreign spy networks, via dozens of his close, convicted, or indicted associates and campaign officials)

More importantly, I believe, whether he is personally honest enough to nominate a Supreme Court justice?

The confirmation vote can be delayed until next year. The concerned voters should contact your senators to prevent Trump’s plot. This may be a dark page of our history of jurisprudence.” WP, 1/7/2018.

Manhatten, NY: Zervos v Trump, et al.

28/9/2018. Hạn chót các câu hỏi thành văn, có tuyên thệ. Ngày Thứ Sáu, 7/9/2018, luật sư hai phe đồng ý Trump trả lời bằng chữ viết. CNN, 9/9/2018; WP, 9/9/2018.

9:30 AM: UBTPTV dự trù bỏ phiếu về Kavanaugh.

American Bar Association và Khoa trưởng Trường Luật Yale Heather Gerden yêu cầu FBI điều tra bổ túc.

2:00 PM: Thuận đưa việc bổ nhiệm Kavanaugh với số phiếu 11-10. TNS Jeff Flake chỉ bỏ phiếu thuận với điều kiện đình hoãn bỏ phiếu tại TV một tuần, cho FBI điều tra thêm. CNN, 28/9/2018; NYT, 28/9/2018; WP, 28/9/2018.

Chinh Dao: Patriotism and moral decency have not been completely dormant and/or taking a vacation among the GOP lawmakers, save for a few Trump’s attack dogs like McConnell, Graham, Cornyn, Grassley, etc.

Also, on Friday morning of Sept 28, 2018, Dean Healther Gerden of Yale law school joined the American Bar Association to admirably call for further investigation into the accused statute rape and other sexual misconducts by Kavanaugh. Yale is one of our top universities, highly respected in the scholarly community. In 1981, I was invited to New Haven to participate into Huynh Sanh Thong’s oral history project regarding the Vietnam war, under the supervision of Professor Scotts. Their professionalism and scholarly kindness left in my heart deep impressions about the institution and its student body of Yale. Its reputation should not be tainted by a rotten bully alumnus.

Whatever the outcome of this historic Infamy, the vast majority of silent Americans should be ready to vote out the evil GOP candidates on November 6, 2018. The mainstream media like the New York Times, Washington Post, CNN, NBC, Reuters, etc., should support the minimal rights of survivors of Kavanaugh’s sexual misconducts. The FBI and other government agencies certainly will carry out their professional and civic duties. NYT, 28/9/2018; WP, 28/9/2018.

Chủ Nhật, 30/9/2018 [618th, 21/8 Mậu Tuất]: Vụ tai tiếng Kavanaugh tiếp tục chấn động dư luận.

Xuất hiện trên CNN, TNS Amy Klobuchar tuyên bố stunned vì thái độ của K. khi trả lời câu hỏi về drinking và passed out. CNN, 30/9/2018.

James Roche, roommate of Kavanaugh: “Kavanaugh was a heavy drinker, belligerent when he was drunk.” CNN, 25/9/2018.

Mazie K Hirono: not to be a “farce.” CNN, 30/9/2018.

Graham xuất hiện trên ABC than phiền về “[despicable process];” đe dọa sẽ yêu cầu điều tra ban tham mưu của Dianne Feinstein. ABC, 30/9/2018.

Trump tweets về “delay” và “resist.”

Kellyna tuyên bố từng là nạn nhân xách nhiễu tình dục.

Chad Ludington, bạn học K ở Yale, hiện là Giáo sư, khai Kavanaugh không nói sự thực [lied] trước UBTPTV. K ưa say sưa, tính tình hung dữ khi say. Từng dính líu vào một cuộc đánh lộn tại quán nhậu [bar fight] ở New Haven lúc 1:20 sáng tháng 9/1985. Một người bạn bị bắt. Đã báo cho FBI. NYT, 30/9/2018. CNN, 1/10/2018 [Prime Time, Cuomo: lied to the Senate]

Theo báo cáo của cảnh sát, Kavanaugh hắt bia vào mặt Dom Cozzouno. Chris Dudley, cầu thủ bóng rổ,  đập ly vào màng tai Cozzouno, đổ máu. NYT, 1/10/2018.

 

FBI mới chỉ tiếp xúc Deborah Ramirez, người tố cáo K dí dương vật vào mặt mình trong một party.

Mark Judge: Có lẽ là “prolific Puckers” tham dự buổi uống rượu say sưa [loud, obnoxious drunk] năm 1983, theo thư của “Bart;” NYT, 2/10/2018; CNN, 2/10/2018.

Tim Gaudette: party tại nhà Gaudette tối 1/7/1982. NYT, 1/10/2018.

Elisabeth Rasor, bạn gái của K tại Georgetown Prep: “horse play culture,” K và Mark Judge.

Patrick J Smyth,

 Leland Keyser

1/10/2018: Christine Blasey Ford, và nạn nhân thứ ba Julie Swetnik chưa được tiếp xúc.

Luật sư Michael Avenatti: nộp sworn affidavit của new accuser: gang rape, dùng drugs và rượu. CNN, 26/9/2018.

Sẵn sàng take polygraph test.

Christopher Garrett, boy friend của Blasey Ford, giới thiệu Blasey với Kavanaugh.

Misogynistic

Rachel Crooks (D-Ohio candidate)

Lisa Bloom

Nhà Trắng muốn FBI hạn chế scope và thời gian điều tra.

Hai nhân chứng khác, dấu tên, về Kavanaugh năm 1986 và 1998.

Alex Rozinski

Comey: FBI có khả năng và ước muốn tìm sự thực. NYT, 30/9/2018.

 

Chính Đạo: Sept 30, 2018. Seventy three years ago, this Sunday Sept 30, 1945, the Americans left Indochina, as their war duties abruptly came to the end. They left behind at least five American MIA/KIAs: First Lt E A Shirley (TX), Second Lt Henry, Capt Stevenson, Capt Peterson and, most tragically, Major A Peter Dewey, the head of the Embankment team, who had just been killed five days earlier at an ouskirt of present Sai Gon, partly due to the dirty plots by the British and French war criminals, and was covered up for decades.

Seventy-three years later, another Infamy cover-up has been going on right in DC, from the White House to the Capitol Hill. Trump and his attack dogs attempted to transform a rotten drunkard, accused statute rapist and violent sexual predator, to a judicial tool before the coming storm of legal battles and criminal investigations into the Russian interferences in the 2016 election.They have inhumanly plowed through the lives and careers of the survivors of Kavanaugh to do their evil jobs, as arrogantly professed McConnell and Graham.

It's time for the vast majority of silent Americans to act, stopping all cover-up and abuse of power. The mainstream press around the country—not limited to the New York Times, Washington Post, Mercury News, CNN, NBC, etc.—should continue their support of the resistance against the assaults on our constitutional democracy and core values. Attorney General Sessions, Deputy AG Rosenstein and the FBI should conduct a thorough investigation and reveal the whole truth for the sake of public trust. No one is above the law. WP, 30/9/2018.

Thứ Hai, 1/10/2018 [619th, 22/8 Mậu Tuất]:

Stockhom, Sweden: Jean Claude Arnault, 72 tuổi, bị tước Nobel Prize văn chương năm 2018, bị kết án hai năm tù. NYT, 1/10/2018.

11:00 AM: Trump tuyên bố ký Hiệp ước thương mại MY-Mexico, Canada. Không nhắc đền Border Wall.

12:00-12:31 PM: Bảo vệ Kavanaugh: Trump không nghĩ K nói dối về drinking. Fine man. No 1 at Yale.

Cho lệnh FBI comprehensive and quick investigation on Kavanaugh. Ford credible nhưng left unanswered questions. Open mind. Không muốn Witch hunt. CNN, 1/10/2018.

Boston: 2:00 PM: Jeff Flake (R-Arizona) tuyên bố cần thêm thông tin về K, not less. I don’t like K’s partisan remarks. FBI should look into “any credible allegations.” CNN, 1/10/2018.

TNS Chuck Schumer (D-NY) đưa ra list 24 nhân chứng cho FBI, yêu cầu điều tra.

Báo cáo của Rachael Mitchell, một nữ luật sư Arizona chuyên về sexual crimes do GOP thuê để chất vấn Ford và Kavanaugh: “no corroborated evidence.”

McConnell: sẽ bỏ phiếu trong tuần.

TNS Susan Collins, (R-Maine), về SC pick: không bỏ phiếu cho bất cứ ai overturn Roe v. Wade. WP, 1/7/2018; NYT, 1/7/2018; CNN, 2/7/2018. Có lẽ ám chỉ Amy Comey Barrett, 7th Circuit.

Các TNS CH: Lisa Murkowski, (R-Alaska).

Jeff Flake,

Richard Blumenthal, (D-Connecticut), Cory Booker  (D-NJ, da đen) yêu cầu bỏ phiếu, nhưng Grassley phản đối. Muốn hoàn tất trong tuần, “expected Kavanaugh là justice.”

Mario Hoziro (D-Hawaii), Sheldon Whitehouse (D-Rhode Island), Patrick Leahy (D-Vermont), Dick Durbin (D-Illinois), Amy Klobuchar (D Minnesota), Chris Coons (D-Delaware)

John Cornyn (D-Texas), John Kennedy (R-Louisiana): FBI không tìm sự thực [từng đe dọa trục xuất những ai vi phạm “confidentiality.”]

Swing votes: Sẽ tái tranh cử ngày 6/11/2018.

TNS Joe Manchin (D-W Va) gặp K. ngày 4/9/2018, vẫn im lặng.

Dough Jones (D-Alabama), Joe Donnelly (D-Indiana), Heidi Heitkamp (D-NDakota) ngày 4/9/2018, tuyên bố sẽ vote No.

 

Tối Cao Pháp Viện nhóm họp khóa đầu niên khoá 2018-2019.

Chính Đạo: To Trump, McConnell, Graham, Cornyn, Kennedy, and Grassley, truth doesn’t matter. Trump, for instance, ignored FBI Director Wray’s professional insistance, under oaths, that the Russian probe isn’t a Witch Hunt, repeatedly accused the FBI Russian investigation as Rigged Witch Hunt. Besides his GOP attack dogs’ dirty works as Devin Nunes’ s memo of Feb 2, 2016, or Grassley’s report on the June 9, 2016 meeting at Trump Tower between the Russian spies and Donald J Trump, Jr, Jared Kushner, and Paul J Manafort, Trump himself has launched his counterattacks on the DOJ, the Intelligence Community, especially the FBI—James B Comey, Andrew McCabe, Peter Strzok and Bruce Ohr included. Trump and his evil GOP attack dogs shall attempt to plow through the lives and careers of Kavanaugh’s victims and “do their jobs” of creating a judicial tool to defend Trump and deny the impacts of the Russian interferences in the 2016 election at all costs. (Marc E Kasowitz, from June 23, 2017 on, and Rudoplh Giuliani have more than once threatened to appeal Trump’s lawsuits to the Supreme Court)

Trump and his evil GOP attack dogs have ceased to act as responsible elected federal officials. NYT, 1/10/2018; WP, 1/10/2018.

 

Richard Penedo, một computer programmer ở Los Angeles, bị subpoena ra trước Đại Bồi Thấm Đoàn vì “identity theft”, liên hệ tình báo Nga.

Randy Credido, một phụ tá cùa Roger Stone, ra trước Bồi Thẩm Đoàn. Trung gian giữa Stone và WikiLeaks. Chuyển e-mail của Guccifer2.0 và DCLeaks cho Stone. NYT, 29/11/2017, 10/8/2018; Reuters, 10/8/2018.

10/8/2018: Andrew Miller kháng án quyết định contempt for the court.

Một nhân vật khác liên hệ là Jason Sullivan.

 [1/10/2018: Schumer đưa ra list 24 nhân chứng cho FBI, yêu cầu điều tra].

Thứ Ba, 2/10/2018 [620th, 23/8 Mậu Tuất]:

Hà Nội: Khai mạc Hội Nghị 8 TWĐ.

Indonesia: Nạn nhân động đất và sóng thần lên tới 1,234 người. [3/10/2018: 1,407] Hơn 800 bị thương.

Thượng Viện dự trù bỏ phiếu về Kavanaugh. Nhưng hoãn một tuần.

McConnell: sẽ bỏ phiếu trong tuần. Buổi tối bị riễu cợt trên NBC, ABC.

Schumer: Dem không delay và resist.

Southhaven, Missouri: Trump riễu cợt lời khai của Ford. TNS Flake: kinh hoàng [appalling], [wrong] Collins. Murkowski [wrong]. Graham cũng không hài lòng. Nhà Trắng: Trump chỉ nói sự thực.

New York Times công bố âm mưu trốn thuế của gia đình Trump. Việc chuyển nhượng tài sản của Fred C Trump (chết 6/1999) và Mary Anne Trump (chết 8/2000).

Dựa trên tài liệu của chị Trump, Thẩm phán Tòa Kháng Án 3, về Tổ Hợp All County Building Supply and Maintenance Corp., Inc, thành lập năm 1992. Mua lại 1/3 tài sản của cha mẹ, sau hai plans GRATs từ 22/11/1996 tới 22/7/1997. Evasion of estate taxes và gift taxes (chỉ trả 50 triệu MK thay vì 550 triệu MK), và outright fraud. Sở Thuế Tiểu Bang New York đã điều tra. NYT, 2/10/2018.

Ngày 27/2/2018, Trump, con thứ hai là Eric, Cohen, cùng luật sư của Trump Organization xin trát tòa trọng tài bắt Stormy Daniels im lặng theo NDA ngày 27/10/2016; NYT, 2/10/2018; CNN, 2/10/2018.

 

Thứ Tư, 3/10/2018 [621st, 24/8 Mậu Tuất]:

11:00 AM-1:00 PM: Tái khám. Tốt. Tái khám 2/1/2019.

Thứ Tư, 3/10/2018 [621st, 24/8 Mậu Tuất]: TNS Dick Blumenthal (D-NY) gửi thư chỉ trích những cuộc background checks Kavanaugh không nhắc gì đến drinking, sexual misconducts. GOP Senators: “false smears.”

8:15-8:28 PM ET: Jamie Roche, bạn học Kavanaugh ở Yale được Anderson 360 phỏng vấn: Kavanaugh không nói thực Trước TV: K had a belligerent drinking, loud telling. incoherent and stumbling drinking. Possible black-out. Ramirez không có lý do nói dối. Roche chưa gặp FBI. CNN, 3/10/2018.

NYT: Trên 1.000 [sau lên tới hơn 2,400] giáo sư luật toàn quốc yêu cầu không nên bổ nhiệm [should not confirm] Kavanaugh. NYT, 3/10/2018.

FBI hoàn tất điều tra. Theo TNS Chris Coons (D-Delaware), Thượng viện dự trù đọc báo cáo FBI lúc 8:00 AM ngày Thứ Năm, bỏ phiếu ngày Thứ Sáu; vòng 2, ngày Thứ Bảy nếu cần]

McGahn II tiếp xúc TNS Flake [chê Trump riễu cợt lời khai của Ford tối 2/10/2018 tại Southhaven, Missouri: [ appalling, wrong]

TNS Susan Collins, (R-Maine), về SC pick: không bỏ phiếu cho bất cứ ai overturn Roe v. Wade. WP, 1/7/2018; NYT, 1/7/2018; CNN, 2/7/2018. Có lẽ ám chỉ Amy Comey Barrett, 7th Circuit.

TNS CH: Lisa Murkowski, (R-Alaska) [undecided]..

Graham cũng không hài lòng. Nhà Trắng: Trump chỉ nói sự thực [the facts].

Richard Blumenthal, (D-Connecticut), Cory Booker  (D-NJ, da đen) yêu cầu bỏ phiếu, nhưng Grassley phản đối. Muốn hoàn tất trong tuần, “expected Kavanaugh là justice.”

Mario Hoziro (D-Hawaii), Sheldon Whitehouse (D-Rhode Island), Patrick Leahy (D-Vermont), Dick Durbin (D-Illinois), Amy Klobuchar (D Minnesota), Chris Coons (D-Delaware)

John Cornyn (D-Texas), John Kennedy (R-Louisiana): FBI không tìm sự thực [từng đe dọa trục xuất những ai vi phạm “confidentiality.”]

Swing votes: TNS Joe Manchin (D-W Va), Heidi Heitkamp (D-NDakota), Dough Jones (D-Alabama), Joe Donnelly (D-Indiana),

 

4/10/2018: Ban lễ tang Nguyễn Cống: Nguyễn Phú Trọng, Nguyỗn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Quôc Vượng, TòngThị Phóng, Phạm Minh Chính, Võ Văn Thưởng, Trương Thị Mai, Nguyễn Văn Bình Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vương Đình Huệ, Ngô Xuân Lịch, Tô Lâm, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân. 14 người khác, kể cả Đặng Thị Ngọc Thịnh, Quyền CTNN.

8:00 AM: TNS bắt đầu đọc báo cáo của FBI. McConnell quyết định bỏ phiếu về thủ tục bầu cloture lúc 10:30 ngày Thứ Sáu. Chính thức bỏ hiếu lúc 17:50 ngày Thứ Bảy, 6/10/2018. BBC, 4/10/2018; CNN, 4/10/2018.

Indicted 7 Russians.

Pence cảnh cáo Trung Cộng: Mỹ không bị uy hiếp indimidated.

DC: 302 người biểu tình bị bắt.

Thứ Sáu, 5/10/2018 [623rd, 26/8 Mậu Tuất]: 10:30 AM: Bỏ phiếu đợt một [clotal procedural] về K. Kết quả: 51-49.

Flake, Collins và Manchin (Democrat-West Virginia) tuyên bố sẽ bỏ phiếu thuận. Cộng Hoà chỉ có Lisa Murkowski (Alaska) bỏ phiếu No.

Thứ Bảy, 6/10/2018 [624th, 27/8 Mậu Tuất]:

Sinh nhật 76 Vũ Ngự Chiêu.

5:20 PM: Bỏ phiếu đợt hai về K.

Biểu tình từ Maines tới Arizona

Cộng Hòa:

Ben Sasse (R-Nebraska)

Cory Gardner

Steve Daines: bận đám cưới con gái. (BBC, 4/10/2018).

 

 

[B3]. Summer Zervos v. Donald Trump, et al. New York Supreme Court, 20/3/2018. WP, 20/3/2018; CNN, 20/3/2018.

Dec 2007: Trump assaulted Zervos Một cựu diễn viên trên chương trình “The Apprentice” at the Trump Tower. 10/2016: Zeivos ở Los Angeles họp báo với Luật sư]; tố cáo Trump xâm phạm tình dục. (CNN, 14 Oct 2016).

20/3/2018: Kiện ở New York Supreme Court. Chánh án Jennifer Schecter không cho đổi venue. Tuyên bố có jurisdiction.”No one is above the law.” Lut sư ca Zervos, Marriann Wong. WP, 20/3/2018; CNN, 20/3/2018.

 [21/3/2018: CNN chiếu lại cuộc tranh luận, kể cả  giữa Luật sư và bạn cùa Cohen và Luật sư của Daniels/Clifford. 23/3/2018: Luật sư của Daniels/Clifford. công bố hình một DVD về liên hệ giữa Trump và Clifford].

2/5/2018: New York: Luật sư Marriann Wong của Zervos đòi Trump nộp tòa tất cả hồ sơ về chương trình “The Apprentice.

17/5/2018: An intermediate Appeals court refused to halt Zervos lawsuit. Reuters, 22/5/2018.

5/6/2018: Manhattan, NY: Conference on Zervos v. Trump, et al. Thẩm phán Jennifer Schecter, the NY State Supreme Court, set out a discovery schedule for the case, despite Trump attorney Marc E Kasowitz—tác giả memo ngày 23/6/2017 gửi Mueller về inherent constitutional right—nỗ lực delay the matter, pending appeals. Cho lệnh hai bên giao nộp tài liệu vào tháng 9/2018, và hoàn tất deposition ngày 31/1/2019. Thời gian deposition giới hạn trong 7 giờ. Về vấn đề tài liệu liên quan đến những phụ nữ khác, Thẩm phán cho lệnh hai bên nộp “legal briefs.”

Kasowitz đưa ra lập luận Điều Khoản Tối Thượng của Hiến Pháp [the Supremacy Clause of the US Constitution] không cho phép các vụ kiện ở tiêu bang chống lại một tổng thống tại chức [bars a state court lawsuits against a sitting president], and và ngày Thứ Ba đe dọa sẽ kiện lên tới Tối Cao Pháp Viện [“this issue will likely reach the United States Supreme Court”]. ABC News, 5/6/2018; Reuters, 5/6/2018.

Trump had appealed the Zervos v. Trump to the highest NY Court of Appeals, asking to delay the trial for presidential immunity. Reuters, 22/5/2018.

Manhattan, NYC: Manhattan Supreme Court, ban kháng án, rejected Trump’s claim of immunity, cho lệnh vụ án Zervos v Trump et al ngày 20/3/2018 tiếp tục. Justice Jennifer Schecter ruling: “No one is above the law.” Luật sư của Zervos, Mariann Wang. CNN, 17/5/2018. Reuters, 17/5/2018.

28/9/2018: Hạn chót Trump phải trả lời câu hỏi [deposition] của Zervos.

 

A. Emoluments:

1a. 25/7/2018: Greenbelt, Md: Thẩm phán Peter E Messite of the US District Court in Maryland quyết định vụ án Emoluments của District of Columbia và Maryland chống lại Trump OrganizationTrump International Hotel tại Washington sẽ tiến hành.

Brett Shumate, Deputy Assistant AG, argued that Trump did not violate the Constitution. On March 28, Messite đã bác đơn xin dismiss của DOJ. NYT, 28/3/2018, 21/6/2018.

 

b. The Federal Court of Appeals for the Second Circuit has another Emolument case chống Trump và the Trump Organization về một khách sạn ở New York. Tháng 2/2018, Citizens for Responsibility and Ethics Watchdog [CREW] kháng án lệnh dismiss ngày 21/12/2017 của Thẩm phán George B Daniels, Southern District of NY tại Manhattan. Vụ án khởi tố ngày 22/1/2017. NYT, 22/1/2017, 21/12/2017.

 

c. Cambridge Analytica của nhóm SGL Election Ltd: Robert Mercer, GOP magadonor, Stephen F Bannon, Alexander Rix.

2013: Mercer bỏ ra 15 triệu MK, để cung cấp dịch vụ về tâm lý voters, trong kỳ tranh cử mid-terms 2014.

6/2016: Trump thuê Cambridge Analytica của SGL group: Mercer, [a mega donator], Bannon. Rix, CEO; Rzenszian testimony. Sử dụng tư liệu 87 triệu công dân Mỹ trong kỳ tranh cử 2016.

12/2017: WSJ loan tin Mueller subpoena e-mails của Cambridge Analytica.

Thứ Ba, 20/3/2018: CEO Cambridge Analytica trong một video tuyên bố giúp Trump đắc cử năm 2016. Có thể liên hệ với Nga, qua Lukeoil của Vagit Alekperoy. Thân tín của Putin.

Joshua Green: Bannon thu thập tin tức cho Cambridge Analytica. Christopher Wyle, làm việc cho Cambridge Analytica từ 2014: Bannon và Bolton làm việc cho Cambridge Analytica, Bolton: MK454,170; CNN, 23/3/2018.

Liên hệ với Lukeoil của Vagit Alekperoy. Thân tín của Putin.

18/3/2018: Facebook suspends account của data firm with ties to Trump’s campaign [Cambridge Analytica], của Bri-tên từ tháng 6/2016.

19/3/2018: Facebook “audit” data firm with ties to Trump’s campaign [Cambridge Analytica], của Bri-tên.

20/3/2018: Sen Amy Kopuchar (D-Minn): QH sẽ yêu cầu CEO Facebook điều trần. CNN, 20/3/2018. Sen John Kennedy (R, Louisinia): QH sẽ yêu cầu CEO Facebook điều trần. CNN, 20/3/2018.

Thứ Ba, 20/3/2018: UK cho lệnh CEO Cambridge Analytica điều trần. Facebook mất 33 tỉ.

21/3/2018: Mark Zuckerberg cho CNN phỏng vấn.

Class Action against Facebook

10-11/4/2018: Chairman & CEO Facebook  Mark Zuckerberg điều trần trước Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện. Khẳng định sự can thiệp của Nga. Xin lỗi và sẽ điều chỉnh. Hợp tác với Mueller team.

3/2018: Cambridge Analytica khai phá sn.

NY: Cambridge Analytica filed for Chapt 7 bankruptcy at the US Bankruptcy court Southern District Court of New York. Petitionners: Rebekah và Jennifer Mercer, con gái tỉ phú Robert Mercer, CH, người đóng góp nhiều cho Trump. Đã tuyên bố ngưng hoạt động, phá sản từ tháng 3/2018. Reuters, 18/5/2018.

9/2018: Facebook báo động 50 triệu người sử dụng có thể bị hacked

d. Vấn đề impeachment,

Art II of the constitution: The president … “shall be removed from office on impeachment for, and conviction of, Treason, Bribery, or other high crimes and misdemeanors.” (Section 4, Art II, of the Constitution; Gilbert, 1994, pp 285, col2, 286col 1)

Fraud and racketeering are serious crimes that legally rise to the level of impeachable acts.

Impeachment (the procecution of a public official by the Congress, with the House of Representatives making the accusation, and the Senate acting as the trier of fact; instead of jury as in the other criminal cases). Art III, sections 2&3, Gilbert, 1994, pp 286col 2)

Amendment XXV: Gilbert, 1994, pp 296, col1-297,col 1)

Một tweet thứ hai: “The appoinment of the Special Councel is totally UNCONSTITUTIONAL. Despite that, we play the game because I, unlike the Democrats, have done nothing wrong.” Michael D Shear,  “Trump Says Appoinment of Special Counsel is ‘Totally Unconstitutional,’;” NYT, 4/6/2018; CNN, 4/6/2018; “Trump Says He Has ‘Absolute Right’ to Pardon Himself and Calls Special Counsel Unconstitutional;” LAT, 4/6/2018.

7:55 AM, June 4, 2018: Trump tweets: As has [have] been stated by numerous legal scholars, I have the absolute right to PARDON myself …Michael D Shear,  “Trump Says Appointment of Special Counsel is ‘Totally Unconstitutional’;” NYT, 4/6/2018; CNN, 4/6/2018; “Trump Says He Has ‘Absolute Right’ to Pardon Himself and Calls Special Counsel Unconstitutional;” LAT, 4/6/2018

Ngày 3/6/2018, Rudolph W Giuliani tung bong bóng trên ABC về việc Trump có thể pardon himself. ABC, 3/6/2018; CNN, 3,4/6/2018.

Giuliani còn tuyên bố với một cơ quan truyền thông khác là Trump có thể bắn cựu Giám Đốc FBI Comey mà vẫn vô sự. HuffPost, 3/6/2018; CNN, 3,4/6/2018; LAT, 4/6/2018

 

Phung The Tai (1920-?)

x Phung Van Thu, Truong Van Nghia, Nguyen Huu Tai

 

Thuong Tin, Ha Dong (Ha Tay). 1933: Went to Kunming, Yunnan. Adopted by Vu Anh (Trinh Dong Hai). 1936: Joined the Thieu Nien Duc Tai. 1939: Joined the ICP. Ho Chi Minh’s bodyguard in Yunnan.

1940-1942: Purchased weapons and shipped them from Yunnan to Cao Bang

4/1942: Served in Cao Bang.

11/1944-1945: Accompanied HCM to Yunnan for about four months, participating in the negotiations with Chennault. [pp. 57-87]. Brought with them Lt Shaw, a US downed-pilot. Delivered Shaw to Tran Bao Xuong at Tinh Tay [61-62]. Xuong intended to arrest HCM, Ho had to flee Tinh Tay back to Pac Bo [Cao Bang]. Then went to Kunming. [pp. 64-74]. Ho was seriously sick after a long trip of eleven days. Stayed at Tong Minh Phuong’s home.

Reached an agreement with Chennault?[pp. 82-87]. Participants: Pham Viet Tu, etc.

8/1945 : Liberated That Khe, Lang Son.

1945-1953: Deputy military commander in Lang Son, Regiment commander in Phat Diem, Deputy Commander of 320th Division.

9/1954: Commander of the 349 Artillery division.

Went to Russia for advanced training.

11/1960: Director of the Artillery School

12/1962: Commander of the Anti-Aicraft forces; the Commander of the Anti-Airctaft and Air Forces.

1967-1987:

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 90204)
Ngày bốn chị em tôi đến phi trường Houston, Texas, anh Bằng ra đón chúng tôi. Tôi đã ngỡ ngàng khi trông thấy anh. Người anh cả của tôi đã mất dáng vẻ của một cậu công tử được bố mẹ nuông chiều, tóc anh để dài hơn trước nhiều, gương mặt gầy guộc hẳn đi, ánh mắt hòa nhã, không còn một chút khó khăn và bướng bỉnh của ngày xưa.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 88360)
TCHL xin giới thiệu một biên khảo mới của GS. Nguyễn Phạm Hùng tại Đại học Quốc gia Hà Nội về Nguyễn Công Trứ, dưới mắt nhìn mới, khác biệt với thành kiến bấy lâu.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 88239)
Sau đám cưới, Cung về đơn vị, tôi vẫn ở nhà với cha mẹ, đợi Cung được biệt phái về dậy học lại, (Bộ Giáo Dục hứa sẽ cho các giáo chức được về vào tháng 10/1969) rồi sẽ ra ở riêng.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 114718)
B ài thơ anh viết lại nhiều lần Ao ước xoá đi niềm đau giữa hai hàng chữ Nhưng làm sao nói lời tỏ tình Với những điều không thật...
11 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 115571)
đếm những bước chân tá túc ở xứ lạ bằng nỗi chật hẹp tù túng nơi quê nhà, mùa xuân trước tôi thấy thênh thang một nỗi buồn, khập khễnh (em đi bên cạnh, rất xa, những chân trần, thui chột gót hồn nhiên)
09 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84026)
Là một dân tộc đã có ít nhất ngàn năm lịch sử thành văn, từng nhiều phen đổ xương máu để bảo vệ chủ quyền của mình và đồng thời mở mang bờ cõi về phía Nam, từ đầu thế kỷ XX, người Việt bắt đầu chiêm nghiệm lý do thất bại của các phong trào Cần Vương, Văn Thân v... v...
08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 97509)
Nguyễn Trung, để đi đến Xám Trắng Đen năm nay hay Bảng Đen năm 2004 là cả một chuổi dài rượt nà theo nghệ thuật. Kể từ những năm năm mươi tại Đàm trường viễn kiến của Nguyễn đức Quỳnh, những năm sáu mươi ký Anh Oanh viết phê bình mỹ thuật trên Văn Nghệ chủ nhiệm Lý Hoàng Phong, thư ký toà soạn Ngọc Dũng, trị sự Phí Ích Nghiễm (Dương Nghiễm Mậu )...
08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 115966)
Nắng chiếu óng ánh trên mái tóc ngắn của cậu con trai, chiếc sơ mi mầu xanh dương hơi nhàu nơi hai bàn tay cô gái níu. Cô níu chặt quá, làm cái cổ sơ mi như muốn lật ngửa ra soi rõ một cái gáy thanh xuân mạnh mẽ. Cô gái nằm phía dưới tuy không nhìn rõ hết khuôn mặt, nhưng vầng trán nhô ra rất thanh tân.
02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 73440)
02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84135)
...Trong hoàn cảnh hiện nay, người làm văn học, trong hay ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ, đang có cơ hội và khả năng tạo một sinh khí cho xã hội VN, giúp giảm thiểu những phá sản tinh thần đang xẩy ra. Muốn vậy, rất cần có sự đam mê, học hỏi, và lòng can đảm nói thật, viết thật. Không có nền văn học có giá trị nào được xây dựng trên sự giả dối và tránh né.