- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MẸ BÁN XÔI

08 Tháng Năm 20189:17 SA(Xem: 24042)

ba-ban-xoi-dau-ngo-bw2
Mẹ bán xôi- ảnh internet



Nhà tôi cách nhà nó một hàng rào dây tơ hồng.

Tôi và nó hoàn cảnh giống nhau, đều không có cha, chỉ còn mẹ.

Nhưng mẹ tôi bán xôi.

Mẹ nó không bán xôi.

Mẹ nó đẹp, vẻ đẹp đượm buồn vì đôi mắt đen dài sâu thăm thẵm như đáy giếng nước nhà tôi trong đêm không trăng. Mẹ nó thơm như bụi hoa lài bên ao, mỗi lần mẹ nó lướt qua là khoảnh sân bé nhỏ của nhà tôi cũng tràn ngập mùi hương hoa xa lạ. Mẹ nó ăn mặc đẹp lượt là. Mẹ tôi chỉ một màu áo bà ba đen quanh năm không đổi. Có khác chăng là đôi khi khác màu miếng vá đắp lên những chỗ đã rách sờn. Mẹ bảo mẹ để dành tiền cho tôi ăn học.

Mẹ tôi không đẹp như mẹ nó. Mắt mẹ tôi cũng buồn, nhưng quanh năm đỏ quạch vì mẹ tôi luôn thiếu ngủ, mẹ gánh gánh xôi đi từ sáng sớm, chiều về lại lật đật đãi đậu, lượm nếp, tước lá chuối chuẩn bị nấu nồi xôi khác vào giữa khuya. Mẹ ghé lưng xuống phản cạnh tôi chỉ độ một, hai tiếng đồng hồ là đã lật đật trở dậy nhen lửa chuẩn bị cho gánh xôi sáng.

Mẹ nó ngủ cả ngày, chiều chạng vạng mới bắt đầu đi ra khỏi nhà và trở về rất khuya, khi nó đã lăn ra ngủ say trên tấm phản gỗ nhà tôi. Bao giờ cũng vậy, khi nghe tiếng cánh cổng rào nhà nó rón rén kêu kèn kẹt giữa đêm khuya và tiếng con vàng rin rít sủa nhắng lên vì mừng rỡ, là nó vội lồm cồm bò dậy, mắt nhắm mắt mở, chạy về nhà với mẹ nó.

Người mẹ tôi không thơm tho ngào ngạt như mẹ nó. Nhưng tôi thèm rúc vào người mẹ mỗi đêm, quàng hai tay ôm chặt cổ mẹ hít lấy hít để cái mùi mồ hôi nồng nồng quen thuộc trộn với mùi lá dứa tươi, mùi đâu xanh đãi vỏ, mùi củi gộc khô cháy nỏ thành than, thiếu cái mùi đó tôi trăn trở không thể nào ngủ được.

Vào mấy tháng hè, tôi cũng đi theo mẹ phụ bán xôi. Hai mẹ con ngồi thu lu trên xe ba gác của bác Bảy chạy bon bon ra chợ từ năm giờ sáng. Tôi ngồi lọt thỏm giữa những mớ rau thơm, rau mùi, rau cải ngồng đâm hoa vàng ươm và từng bao ớt xanh, chanh còn tươi gắt mùi lá. Như tôi đang ở giữa chợ rau vùng ngoại thành.

Đến ngã tư đường phố quen thuộc, bác Bảy dừng lại cho hai mẹ con gánh xôi xuống. Khi có khách mua xôi, tôi chỉ có một việc đưa lá cho mẹ gói xôi và thu tiền. Có những cô mặc váy xinh đẹp ngồi nguyên trên yên xe, chống chân hất hàm ăn nói chỏng lỏn, rồi hấp tấp vứt tờ tiền nhào nát vào tay tôi và rồ xe chạy mất, để lại  làn khói khét lẹt, pha mùi nước hoa gay gắt. Cũng có những người rất dễ thương, chống xe ngồi xuống sát bên tôi, bẹo má khen tôi ngoan và trao tận tay tôi những tờ tiền còn mới tinh, vuốt thẳng nếp. Có người không lấy tiền thừa. Có người nằng nặc đòi từng năm trăm đồng tiền thối, có người kì kèo đòi thêm chút xôi, chút muối mè, chút đường…. Mẹ tôi đều dịu dàng, vâng dạ, chìu ý từng người mua xôi một.

Vào những ngày nắng ráo, hai mẹ con bán hết gánh xôi trong buổi sáng, mẹ dắt tôi vào chợ mua thêm cho tôi cái cặp tóc hoặc xấp vải kate in hoa mới. Buồn nhất là những ngày mưa bão, hai mẹ con tôi núp trong mảnh nylon mỏng, chủ yếu là che cho gánh xôi và cho tôi. Có lần mưa kèm gió lốc to, miếng nylon lật tung khỏi tay mẹ tôi, bay qua bên kia đường, hai mẹ con tôi len lén nhích vào sát mái hiên của mấy shop rực rỡ đèn gần đó để trú tạm, mấy cô bán hàng trong bộ đầm đồng phục ngắn đến đầu gối, với những móng tay nhuộm hồng xinh xinh nhìn hai mẹ con tôi bằng cặp mắt lạnh lẻo còn hơn nước mưa đầy nghi ngờ và khinh khỉnh. Những ngày đó thường là xôi bị ế, thể nào hai mẹ con cũng phải ăn xôi trừ cơm. Tối về bụng tôi ních căng xôi bắp và thở ra cũng có mùi nếp.

Những ngày như vậy, nó cũng được ăn xôi. Nhưng nó không ngao ngán như tôi, mà lại vô cùng thích thú. Nó khen xôi đậu phộng mẹ tôi nấu dẻo ngon, hột đậu bùi thơm khác xôi nó mua ngoài chợ. Vui nhất là những khi hai đứa cạy cục ngồi cạo cháy trong nồi xôi cuộn lại chấm muối vừng. Nó cười khoe hàm răng lốm đốm vết cháy đen và muội than như bị sún, thế là cả hai đứa ôm nhau cười không ngừng được.

Mẹ nó không có thời giờ nấu xôi cho nó ăn.

Bù lại, nó có những món đồ chơi mà tôi chỉ dám mơ ước và đứng nhìn từ xa thèm thuồng: nguyên bộ búp bê công chúa hoàng tử và những cuốn truyện tranh xanh đỏ. Nhưng tôi giấu kín ước mơ trong lòng vậy thôi, không bao giờ dám hé ra cho nó biết và nhất là cho mẹ biết. Mẹ tôi có bán xôi đắt quanh năm cũng không đủ tiền mua bộ đồ chơi như thế cho tôi. Có khi, mơ ước cháy bỏng gặm nhấm trái tim non nớt của tôi, và tôi lân la hỏi mẹ:

“Mẹ ơi, sao mẹ lại bán xôi?”

Mẹ nhìn tôi hồi lâu rồi trả lời nhỏ nhẹ:

“Vì bà ngoại bán xôi rồi truyền lại nghề cho mẹ. Bà ngoại nuôi cả nhà cũng bằng gánh xôi. Cái góc ngã tư đó, bà ngoại cũng đã ngồi chục năm rồi con ạ. Nay thì đến mẹ ngồi”

Câu trả lời của mẹ thật đơn giản làm tôi vội nuốt ngược vào cổ câu hỏi thứ hai đang chực chờ sẵn trên môi: sao mẹ không làm nghề gì khác khá hơn?

Một chiều mưa gió, nó đem búp bê công chúa qua ấn vào tay tôi, thì thào:

Tớ biết cậu thích con búp bê này lắm. Hai đứa mình chơi chung đi. Đổi cho tớ miếng xôi đậu đen cháy, hôm qua tới giờ mẹ chưa về, tớ chẳng có gì ăn hết.
Tôi đang cùng với nó lục cục cạo nồi xôi thì ngoài cổng nhà nó có tiếng người ồn ào. Một đám đông đàn bà ùa vào nhà nó, vừa phá tung đồ đạc vừa la lối hung tợn:

“Nó trốn đâu? Trốn đằng trời? Nhà cửa này, đồ đạc này cũng moi móc tiền đàn ông mà có. Đập nát đồ, giựt sập nhà nó cho tao”.

Nó run rẩy co rúm người nép vào sát cửa nhà tôi, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng trên mặt. Hàng xóm bu đen kín chung quanh, chỉ chỏ, xì xào bàn tán không ai dám can thiệp. Mẹ tôi vừa gánh xôi về tới ngỏ, thấy vậy, lật đật xốc ngược lại đòn gánh vạch đám đông lao vào:

“Mấy người không được ngang ngược nghe chưa! Chuyện đâu còn có đó, cái gì cũng có luật pháp, ai cho mấy người đi phá nhà người ta?”

Đám đàn bà đang say máu giật mình dừng tay, quay lại nhìn thấy có mỗi mẹ tôi đơn độc, đã hua dao và gậy gộc định xốc tới. Nhưng ông Bảy ba gác ở đâu cũng xách hai cái càng xe đổ đánh rầm trước hiên, cất giọng la làng to như chuông:

“Ỷ đông hiếp đáp người cô thế hả? Bây thử nhào vào xem có chạy thoát ra khỏi cái xóm này không?”

Mọi người cung quanh như chợt sực tỉnh, vội vã nhao nhao ủng hộ:

“Biết điều thì mấy người thôi ngay nha. Ở đây tuy bà con lao động nhưng biết trọng nghĩa trọng tình, ai sống sao còn có trời có đất. Mấy người không được làm càn”.

Chừng như hoảng sợ trước đôi mắt gườm gườm của dân xóm, đám đàn bà vội vàng thu dao kéo rút lui, bỏ lại lời dọa nạt:

“Biết nó làm nghề gì không mà cả xóm xúm lại binh vực? Binh chi cái con làm đỉ mạt hạng! Nói cho nó biết, tụi này không có bỏ qua đâu. Chừng nào nó bỏ nghề, bỏ đất này mà đi thì thôi!”

Mọi người dần dần tản đi, mẹ tôi dắt hai đứa tôi vào nhà đóng cổng lại. Mẹ nó từ đâu, đầu tóc rũ rượi, áo quần te tua xơ xác chạy ùa vào nhà tôi, ngồi phục dưới chân mẹ tôi khóc không thành tiếng.

Nó đang úp mặt vào lòng mẹ tôi run rẩy, vội vùng dậy, chạy ngay vào góc nhà, thoát khỏi vòng tay của mẹ nó đang dang ra chơi với. Nó gào lên thật to:

“Sao mẹ lại làm cái việc đó? “

“Mẹ làm như vậy là vì con” - mẹ nó nghẹn ngào cúi đầu thật thấp.

Nó bật lên khóc nức nở:

“Con không cần mẹ làm vậy đâu !Sao mẹ không đi bán xôi?”

Gió ngoài kia thổi ù ù qua căn nhà lặng phắc. Chỉ còn tiếng khóc của hai mẹ con nghe nhói lòng.

 

UYÊN LÊ

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
25 Tháng Mười 20181:21 CH
Khách
. ''Vui nhất là những khi hai đứa cạy cục ngồi cạo cháy trong nồi xôi cuộn lại chấm muối vừng'' Xôi đồ bằng chõ thì sao lại có cháy được
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 106413)
N hững lời chứng thuyền nhân, những hình ảnh kỷ niệm, những bài viết ngậm ngùi… ngày giỗ năm nay càng thêm lớn với 3 chương trình lễ tưởng niệm nơi tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, đêm thắp nến, hội thảo, chiếu phim, và hàng loạt những chương trình truyền thanh truyền hình, băng đĩa kỷ niệm. “Ngày này năm ấy” được người Việt lưu vong nhắc đến tựa như dân Mỹ đóng lại vở kịch nội chiến 1876 hàng năm. Khác chăng, trang sử của chúng ta chưa thể khép lại. 
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 101660)
K hi bố tôi rời bỏ gia đình đi tìm một cuộc sống mới, tôi còn quá nhỏ để hiểu điều gì vừa xảy ra. Tôi không nhớ được mẹ tôi có buồn nhiều không, có khóc nhiều không? Tôi chỉ nhớ mẹ tôi nói với tôi rằng bố tôi sẽ không bao giờ về nữa. Tôi không hiểu vì sao mẹ tôi nói thế. Tôi hỏi lại thì mẹ tôi trả lời : “ lớn lên con sẽ hiểu ”.
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 109015)
T rong thế giới " không có vua ", cha con, anh em gầm gừ, chửi bới, cạnh khóe, cấu xé nhau, không tiếc lời nanh độc giành cho nhau; em "sòng phẳng" trả "tiền công" cắt tóc cho anh trai; cha chồng nhìn trộm con dâu tắm, em chồng ngang nhiên sàm sỡ, đòi ngủ với chị dâu; con giơ tay biểu quyết để cha chết...
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 93410)
Đ ây là bài viết thứ hai, trong số 3 bài viết về tương lai Đồng Bằng Sông Cửu Long “Nhìn Xa Nửa Thế Kỷ Tới” . Bài thứ nhất, như một tổng quan, với nhận định: thủy điện vẫn là nguồn năng lượng rẻ nhất, do nhu cầu phát triển, những bước khai thác thủy điện trên sông Mekong, cho dù mau hay chậm, trước hoặc sau, thì đó vẫn là một tiến trình không thể đảo nghịch trong vòng nửa thế kỷ tới.( Ngô Thế Vinh )
05 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 113374)
T ôi ký họa mặt người vào dòng sông buông Nơi có lau sậy hóa mình trôi theo tiềm thức Đột ngột giận mình
04 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 87198)
C hủ nhật ngày 1 tháng 5, 2011[...]Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden cùng các thành viên trong ban an ninh quốc gia theo giõi, qua "hệ thống truyền hình riêng" (secure communications systems) tại phòng hội (Situation Room) tại toà Bạch Ốc, cuộc đột kích của toán Navy SEAL Team Six, dưới sự điều động của cơ quan tình báo Hoa Kỳ Central Intelligence Agency (CIA), vào sào huyệt của Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan, cách Washington, D.C. trên 7,000 miles.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94817)
T ôi cũng nhớ cả đến những đêm về sáng ở vũ trường Tự Do, ngồi nghe Lệ Thu hát hết bài Tôi Đưa Em Sang Sông , để rồi ngày mai lại phải xa thành phố về một nơi mịt mù của đất nước. Sau này, lần nào từ Mỹ về thăm lại Saigon, chúng tôi cũng đến Givral ngồi bên ly cà phê, trầm ngâm nhớ lại cả một thời và những người bạn ngày xưa. Bây giờ thì Givral không còn nữa rồi.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94193)
...T ại sao lại đặt cột mốc trước và sau 30-4-1975 cho lý lịch của mỗi con người? Ngày chấm dứt chiến tranh, ngày hòa bình, ngày thống nhất đất nước. Đó cũng là ngày phán xử. Kẻ thua người thắng. Ngày định phận. Kẻ có công người có tội. Và mỗi lần khai lý lịch là mỗi lần xác nhận cái sự thua thắng, công tội đó. Một lằn ranh không cho phép ai vượt qua. Một sự chia cắt vĩnh viễn giữa các con người, giữa các công dân...
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 111070)
C ha bỏ xác trên rừng mẹ ngồi đan áo mũi kim đâm vào đầu ngón tay nước mắt rơi xuống hai chữ anh hùng tôi tiếp tục cầm súng đi ngược chiều Trường Sơn
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 114987)
M ỗi chúng ta phải chỉ có một thứ thôi Yêu tổ quốc mình và yêu tự do là trên hết Hãy làm đi và xin đừng rên nữa Đớn đau quá nhiều và hèn kém đã ăn sâu.