- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc
Lượt người xem
207,374

thơ Y K Đỗ

29 Tháng Tư 201812:26 SA(Xem: 20921)
em hon nhien - dohaiyen
nhà thơ YK Đỗ



thơ  Y K Đỗ

ANH Ở ĐÂU GIỮA MUÔN TRIỆU HÌNH HÀI

 

anh ở đâu?

trong những mặt người nhởn nhơ ngoài phố

buổi sáng

em đến văn phòng với mớ tóc chưa kịp khô

áo hoa, váy ngắn

chân thoa kem chống nắng, mặt ẩn dưới khẩu trang

vui hay buồn, cần chi ai biết...

em có một căn phòng vuông

chiếc ghế to chực chờ nuốt chửng

những cuộc họp nối đuôi nhau

mắt xanh, da đen, mũi lỏ, Việt Kiều

ngày của em

quay cuồng, chật chội

anh ở đâu?

 

em đọc một bài báo

cặp đồng giới vừa lén lút kết hôn (vậy mà ai cũng biết)

người ta đăng hình họ nhưng che mờ đôi mắt

điều bất thường trong xã hội bất thường

trở nên trò vui kệch cỡm

anh ở đâu?

 

em muốn kể anh nghe về buổi trưa

và hỏi

anh ăn gì?

em rất dễ ăn

chỉ không thích dầu mỡ, xương, da... và nhiều thứ khác

dưới tòa nhà, vài cô gái đứng đợi tình nhân

chiếc váy ôm, môi đỏ, nước hoa nặc nồng

cau mày che nắng

anh ở đâu?

 

ngày dài cỡ nào thì nó vẫn phải trôi

em của buổi chiều buồn hơn buổi sáng

mùi khói xe

mùi bụi

hương thơm từ cổ áo bay đi hơn nửa

con đường thẳng, quẹo trái, thẳng, phải rồi trái

không cần tập trung mà vẫn nhớ...

anh ở đâu?

 

chiếc tivi uể oải phát ra

thứ âm thanh của loài người, (thi thoảng) có khi nghe mà không hiểu

em lăn lộn với chiếc máy tính

nặn nhồi con chữ

vai áo gầy trơ

anh ở đâu?

em hỏi lại lần nữa

rằng

anh ở đâu?

 

hỡi người đàn ông, hỡi chàng hoàng tử

sẽ sánh vai em

trước biển chiều tà cùng những lời chúc tụng

em sẽ tag tên anh

"in relationship"

cả thế giới còn lâu mới bắt kịp

bạn bè sẽ “like”

và chắc chắn, có nhiều người tức giận

mặc xác

mình cứ cho thiên hạ biết: mình yêu!

không phải trăm năm, ngàn năm, hẹn thề vĩ đại

bởi thể nào tóm lại

em rồi cũng cần... anh

 

anh ở đâu?

trong thế giới ngồn ngộn màu da và âm sắc?

cao? gầy? trắng? đen?

anh nói thứ ngôn ngữ gì?

mình có hiểu nhau không?

làm ơn (đừng nói bằng ánh mắt)

em đàn bà nông cạn

nói ra chưa chắc hiểu

anh cứ nói tiếng loài người, tử tế với nhau

cuối cùng thì... anh ở đâu?

 

mau mau

ngày đã tàn, đêm đã tịnh

những bữa cơm, áo quần xúng xính

cần được khen, được khoe

ngày mai và những ngày mai khác

em sẽ lại tìm anh giữa muôn triệu hình hài

gạn đục, khơi trong

anh ở đâu rồi?

 

nhớ

đợi

chờ

em...

 

YK Đỗ

 

  

 

MỒ CÔI

 

Em chạy kiếm tuổi thơ

Những ngày nắng cháy trên đôi chân không giày dép

Những ngày mẹ bắt em mặc quần, tóc cắt ngang, cháy hoe biếng kẹp

Ngày không anh…

 

Em gặp tuổi thơ xao xác, chồng chành

Nơi chiếc cầu trơn, mẹ đi về dăm bảy quận

Sảy chân…

 

Em mồ côi cha

Mẹ mồ côi chồng

Tuổi thơ em….

Cũng từ đó… mồ côi

Và em gặp tuổi thơ trong nét nhớ những gương mặt đàn ông hay lui tới thăm nhà

Những người đàn ông luôn nhìn mẹ bằng ánh nhìn kỳ lạ

Em hóa chim sẻ xù lông, giật giành hơi mẹ

Ngày đó… chưa anh… em côi cút một mình

Thời gian và đứa trẻ trong em rượt nhau, trầy xướt linh tinh…

Mẹ mồ côi!

Em vẫn cứ mồ côi… như thế!

 

Cho đến một ngày em nhận ra… mình không mồ côi nữa

Đó là ngày mẹ thôi còn đủ trẻ… và những người đàn ông quay mặt

Chưa lần, trọn vẹn vá khâu!

Và em cũng có ngày quên đi mình đã mồ côi

Ngày được yêu anh… như đã từng khát khao tình thương người đàn ông là chồng của mẹ…

Em yêu anh bằng tình yêu đứa trẻ

Cứ sợ sẩy chân, lại côi cút một mình!

 

Cho đến ngày, anh hóa người đàn ông, em đã gọi bằng “cha” trong vô thức

Tê buốt là nỗi đau xé cào lồng ngực

Và đứa bé…

Gặp tuổi thơ mình qua ký ức của người mẹ…mồ côi…

 

 

YK Đỗ

 

 

TẬP QUÊN

 

Em có quá nhiều chiếc áo mới chưa kịp mặc

Vì anh...

Đã phai màu trong ngăn kéo,

Em đã thay đổi kiểu tóc, hết đen lại nâu, hết cong rồi lại thẳng

Mà chưa kịp cùng anh xuống phố một lần...

Những đôi giày em mang qua bao nẻo đường không kể siết..

Chưa bao giờ được hò hẹn với anh.

Em đã thay chiếc kính cận biết bao lần...

Gọng xám, gọng xanh, gọng tím rồi gọng đỏ....

Em cứ nghĩ, giá như anh còn đó...

Để biết rằng

Có quá nhiều điều mới mẻ ở quanh em!

 

Em bắt đầu có thêm những bạn bè

Người mới gặp trong bữa tiệc xôn xao, nói cười rồi quên lãng..

Người ở lại cùng em qua bao mùa nắng hạn...

Người quay lưng vì không tìm thấy họ trong em !?

Và căn gác mỗi lần nắng ghé lại bên thềm

Em lại thấy mắt anh như buổi hoàng hôn đến vội

Em ngước nhìn, ước ao và thầm hỏi: "Liệu bao giờ căn gác phủ màu rêu...".

 

Chiếc xe em thay vỏ biết bao nhiêu

Chỗ anh ngồi giờ chỉ có em cầm lái

Những quán ăn ngày xưa bao lần mình ghé lại. Người ta đổi tên, dời chủ...

Nhớ làm sao?

Nhớ làm sao những biến đổi hàng ngày

Khi cuộc sống em đã không anh từ lâu lắm

Vì nếu như em cứ thèm được khoe với anh mỗi ngày như đứa trẻ,

Cũng có ngày đứa trẻ lớn khôn thôi!

 

Giống như em, áo mới, tóc tai, giày dép và mắt kính có kịp thời,

Dẫu có đổi thay đến không còn nhận ra em được nữa…

Nỗi nhớ về anh vẫn cứ ồn ào, ngẩn ngơ như đứa trẻ!!!

Nhẫn tâm nào bắt đứa trẻ quên mau????"

 

 

YK Đỗ

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Năm 20181:38 SA
Khách
Hay Yến à. đọc đc cả tuổi thơ và cảm xúc của bạn trong thơ, thật xúc động
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 81644)
Khái Hưng gốc làng Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Dương–nơi chính quyền Bảo hộ Pháp từng dùng bom đạn san bằng sau cuộc khởi nghĩa mùa Xuân năm 1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ]. Thân phụ là Trần Mỹ, Tuần phủ Phú Thọ [Thái Bình?].
01 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 100276)
có một thời đạn bom bay qua tình trai trẻ có những hẹn hò hình như đã phôi pha có một xấp phong bì nào vàng úa trong tay ta và có lẻ tình yêu là một điều rất thật
29 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 73406)
Mọi Rợ văn hóa [cultural barbarism]. Thoạt nghe có vẻ lạ tai, nhưng suy nghĩ kỹ, mới thấy thấm thía. Đọc cổ thư Trung Hoa, thường thấy những người tự xưng là “người Hoa hạ” rất tự hào về tập tục đội mũ, mặc áo, dinh thự nguy nga, ăn uống tiếp khách ngồi bàn, ngồi ghế, có chữ viết, sách vở.
22 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 106325)
Buổi sáng Hilton café nguội em đã ủ nó trong đôi tay em đã gắng giữ nó khỏi nguội bằng những giọt nước mắt nóng...
16 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 114008)
Nhà văn Nhật Tiến, trong phần phát biểu cảm tưởng tại đám giỗ anh ở phòng sinh hoạt Người Việt, đã kể lại một chuyện cảm động, đó là niềm xúc động đẫm nước mắt khi cầm tờ báo Người Việt trên tay ở trong trại tị nạn vào năm 1979 sau khi ông và những thuyền nhân đồng hành còn sống sót, trong đó có cả cặp ký giả tên tuổi Dương Phục và Vũ Thanh Thủy, sau một thời gian bị hải tặc bắt, giam cầm và hành hạ trên đảo Ko Kra trong Vịnh Thái Lan suốt cả tháng trời.
16 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 114029)
Chàng hôn tôi. Bỗng tôi cảm thấy đau nhói lên ở phía sau lưng vì chiếc móc soutien bị cấn vào vách ván. Tôi dướn người về phía trước làm như đáp trả lại nụ hôn vội vàng của Vị nhưng thật ra là để tránh cho phiến lưng bị chàng ép mãi vào vách. ...Chúng tôi vẫn im lặng hôn nhau. Tôi nhắm khít mắt khi Vị yêu tôi. Nắng rực rỡ đổ xuống, vách ván nóng cùng với hơi thở hâm hấp nóng của Vị không ngớt phả vào cổ vào mặt. Tôi cắn chặt răng để ngăn một tiếng khóc tội nghiệp. Quả thật chưa bao giờ tôi có thể tưởng tượng chúng tôi lại có lúc trở nên khốn đốn như lúc này.
15 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 103676)
Tôi chạy tìm tôi, ngày đã cạn Thắp đèn phủ dụ đám phù du Năm tháng lại trôi , chân lại bước Tôi còn nương tựa bóng thiên thu
15 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 89754)
Saburo Sakai đã trở thành một huyền thoại “sống” ở Nhật Bản trong suốt thời đệ nhị thế chiến. Khắp nơi, các phi công Nhật Bản đã nói đến những chiến công không thể tưởng tượng được của Sakai với tất cả sự nể phục.
09 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 87683)
LTS:Sinh trưởng trong một gia đình Bắc di cư và trải qua tuổi thơ ở Tam Kỳ, Nguyễn Xuân Tường Vy vượt biên đến Phi Luật Tân năm 14 tuổi. Tốt nghiệp cử nhân Sinh Hóa ở San José, Nguyễn Xuân Tường Vy thuộc lớp người viết mới, vừa xuất hiện, của Văn học Di dân Việt Nam. Tạp Chí Hợp Lưu
17 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 157526)
Tìm hiểu về rùa Hoàn Kiếm chúng ta hãy đi ngược trở lại những trang sử Việt Nam , chính sử cũng như huyền sử, và những bài viết thực tế đương thời đã được lưu trữ trong các mạng lưới. Khi đọc những dữ liệu trên, nhiều người sẽ có một cảm tưởng những dữ kiện về rùa không được thống nhất cả về huyền sử lẫn thực tế, và có những vấn đề cần được thảo luận.