- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Người mang nước: tập thơ của Như Quỳnh de Prelle

28 Tháng Tư 201812:46 SA(Xem: 23594)


nhuquynh


Người mang nước
tập thơ của Như Quỳnh de Prelle
Nhà xuất bản Sống (4/2018, Hoa Kỳ)

 

 

Lời tác giả:

 

Người mang nước gồm 3 phần Nỗi buồn trên cây, Nhiệt đới buồn và Babel như một tuyển tập thơ suốt từ thời thanh xuân 20 cho đến thời điểm hiện tại.

Tiếng Việt là ngôn ngữ tôi viết và sáng tác khi tôi không còn thường xuyên ở quê hương Đất Mẹ. Ngôn ngữ ấy cho tôi khám phá và hiểu biết hơn về những địa lý khác nhau trên trái đất này giữa những giọng nói khác nhau, giữa những ngôn ngữ khác…. Ngôn ngữ ấy cho tôi kiệt cùng của chữ, của tình, của những tan biến, mất mát, trong sự vô vọng có khi hy vọng chỉ như một tia nắng, hay một mầm non. Tôi đã hiểu hơn đời sống thường ngày, hiểu hơn con người không xa lạ, dù bất kể nơi nào, ở đâu, những nơi tôi dừng lại, tôi đi qua. Nghệ thuật thường ngày trở thành luồng dẫn điện truyền cảm hứng cho những nhận thức, cảm quan cuả qua những sự sống đơn giản, bình thường mà thành thi ca. 

Như Quỳnh de Prelle

 



Thi ca và thời tiết

 

mùa đông 016

như một bài thơ thất thường

ngẫu hứng

tuyết hiếm hoi

cạn kiệt

thời tiết chuyển biến sang như xuân

nắng lên ấm áp

thiếu những bông hoa xinh

hương thơm của đất trời

 

thòi tiết là một ví dụ

cho những biến dổi

như thi ca

nhận ra những dấu hiệu của dự báo

sự vận động tự nhiên

trong các quy luật

thoát khỏi ý thức chủ quan

của loài người

 

những biến đổi cũng là hậu quả của loài người

tàn phá thiên nhiên

sự sống trên trái đất

như bài thơ chạm vào nỗi đau

sự thay thế

tột cùng

của một ý thức cá nhân

là thi ca

với chủ nhân của nó

là một ai đó

đại diện cho chính họ

nhìn thấy nỗi đau chung

 

một bài thơ thất thường

thường buồn hơn vui

bản chất của chúng ta là nỗi buồn sâu thẳm

sự rạn nứt trong cái tinh tế mỏng manh

niềm vui đi qua nhanh

trong sự tràn ngập

làm cho con người nhớ mãi

khát khao

 

mùa đông năm nay

thất thường

như một bài thơ

như tính chất dự báo của thi ca

như hậu quả của loài người

như một ví dụ

chúng ta luôn biến đổi

thay thế nhau

những trạng thái

sự tồn tại

 

thi ca là thời tiết

cho con người chạm vào nỗi đau

sự mất mát

niềm hy vọng

trong bóng tối và cả ánh sáng

 

mùa đông là thi ca

thất thường như thời tiết

 mênh mang như người đàn bà ngoài 30

đằm sâu

duyên dáng

 

 

 

Cơn bão tháng 3

 

làm vườn hoa ở ban công của nàng bị dập nát

đất nâu được gió đưa ra khỏi những chiếc hộp gỗ

cơn bão tháng 3 ướt nhoà ô cửa kính

gió đập vào tường thành những gào thét

 

cơn bão tháng 3 là những tiếng nổ

ở phi trường

và nhà gare tàu điện ngầm

bởi bàn tay bọn cực đoan khủng bố

những tị hiềm với văn minh nhân loại

 

cơn bão tháng 3 còn lại trên thịt da

những vết đau

cả những cái xác tan tành không chứng nhận được ID của ai

trên những bông hoa và nến

ngập tràn nước mắt

máu chôn ở đâu

 

 

Tôi nhìn thấy thành phố đang chậm trôi

trên những ngày tang tóc

của những nạn nhân vô danh

của những tiếng nổ

sự lặng im

nín thinh

 

Tôi nghe thấy tiếng gió thổi mùa bão về

rung chuyển những hàng cây

những ô cửa

những chậu hoa ngoài ban công

tiếng chim lạc nhau

trong mưa ướt lệ nhoà

 

Tôi ngắm bầu trời của thành phố

lặng yên

những chiếc máy bay nằm nguyên ở phi trường

với bao linh hồn lang thang

không quê hương

không gia đình

 

Tôi chạm vào nỗi đau của loài người

dường như thua cuộc

trước cái ác

sự tị hiềm khác biệt

của mặc cảm và tự ti

của những ngang nhiên ngạo mạn

 

Tôi chạm vào tôi

thân thể rã rời

như chiếc lá lìa cành

như cành lìa thân cây

máu tôi vẫn chảy miết

chưa đông cứng lại

chưa đặc quánh

 

Và tôi thương thành phố của tôi

nơi bình yên

 

của những bông hoa màu xanh tím

trong cánh rừng ngoại ô

vào tháng 4 muộn đang về

 

Tôi thương

thương nơi này

là nhà

là tình yêu vĩnh hằng

 

 

 

 

Những bông hoa màu nước mắt

 

Trong suốt

không màu

vị cay cay chua chua

cuả những người đàn bà

sinh con

không biết mặt cha

 

Những bông hoa màu nước mắt

kéo dài bao thế kỷ qua

từ chiến tranh loạn lạc

đến thời bình

của những người đàn bà

sinh con luôn thiếu mặt cha

 

Người đàn ông ở đâu sao mà trống vắng

người đàn ông ra mặt trận

trên những ngọn đồi cao nằm gác súng

trên những cung đường máu lửa

nước mắt của những bông hoa

cạn dần

 

Những bông hoa màu nước mắt

của thế giới đổi thay

lên ngôi bình đẳng

đàn ông vẫn thiếu vắng

bên cạnh những người đàn bà cô độc

những đứa con không bao giờ biết mặt cha

dù nhìn thấy nhưng không ai thừa nhận

 

Những bông hoa màu nước mắt

trong đêm

những cay đắng tuôn dài

trên hình hài đứa trẻ

tình yêu không vẹn nguyên

dù người đàn bà đóng vai trò người đàn ông như một

 

Một thế hệ lớn lên

từ những bông hoa không màu ấy

đăng đắng cay cay

đôi lúc ngọt mềm

như môi

lúc thì không mùi không vị

 

Nước mắt của nhân gian

vẫn là tình yêu và thân phận

khát vọng không thành

cứ độc đơn

thiếu trống

một nửa thế gian

những đứa trẻ lớn lên

 

 

Cái chết của tôi

 

Tôi đang chết để được sinh ra một lần khác

Giấc ngủ như muốn quên đi, muốn không tồn tại.

Tôi đã diễn đạt sai hay tôi đang bị hiểu lầm chính tôi

Và tôi đã chết

đã chết thật sự

lần đầu tiên trong cuộc đời này

 

Tôi sẽ mang đi gì với cái chết

Tinh thần cũ kỹ cuả tôi

Tâm hồn trong sáng của tôi

trẻ con và đơn giản

sự ích kỷ

vô thường

 

Cái chết cuả tôi

Tôi yêu nó bao nhiêu

trân trọng bao nhiêu

vì hôm nay tôi khác

tôi đổi thay

 

Tôi không còn của ngày hôm qua

và tôi sẽ sống những ngày tới

trên cái chết kia

lặng lẽ

 

Tôi đã chết và được sinh ra ở một cuộc đời khác

Tột cùng đau khổ, nát tan, tột cùng sự đau đớn, tôi chưa bao giờ nhìn thấy thế, cảm nhận thế

Cái chết của tôi

Thời khắc này

Cái chết của tôi

 

 

 

Sinh nhật BB tháng 2

 

Vỡ tan rồi

Không còn nữa

một thây ma

Không còn nữa

cả linh hồn quỷ dữ

Không còn nữa tiếng người

 

Vỡ tan rồi

bầu trời đầy mây đêm lặng lẽ

đôi bàn tay em khóc trong tuyết

một buổi chiều

khi em chạm vào phím đàn

chảy máu từng cung âm

 

Vỡ tan rồi

ngay cả tình yêu và anh không thể cứu rỗi em

bao che bảo vệ em

không gì có thể

 

Tận thẳm sâu

em đã thành một con sâu mọt

tự đục lỗ cho mình

tìm cái chết

trong sự vữa

không thể sinh sôi đầy hơn

không thể đầy sức sống hơn

không thể

và không còn nữa

 

Vỡ tan rồi

một mùa đông

em đã tự chôn mình

trong rừng khô ẩm ướt

mùa tang trập trùng

bao kín cả tình yêu

lòng thương xót

 

Em đã chết giữa trùng trùng thương nhớ

giữa sự vữa không thể sinh sôi không thể lấp đầy

 

 

 Như Quỳnh de Prelle

 

                                                                                                                    

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81766)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86239)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87258)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78373)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100411)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81325)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192306)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84823)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114804)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84811)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.