- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THÁNG TƯ CHI

21 Tháng Tư 201811:44 CH(Xem: 40281)
gaidocsach

 

LTS:. Trong sáng tạo, những cái quen thuộc không hẳn đã hay, và những lạ lùng đôi khi là điều không dở. Trong thi ca, thi sĩ thường dùng một thể thơ nào đó để diễn tả tình cảm và tư tưởng của mình, từ lục bát cho đến tự do rồi tân hình thức v.v... tất cả chỉ là phương tiện, đôi khi là một thử nghiệm để người làm thơ sử dụng và chuyển tải tâm tình của mình đến bạn đọc.  Một lần nữa chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu chùm thơ "Tháng Tư Chi" của Phạm Quyên Chi.

 

TẠP CHÍ HỢP LƯU

 

 

BỎ PHỐ

 

Những ngày muốn bỏ phố 
Nhiều điều không muốn nói ra, rồi cũng chẳng muốn nói ra
Nói để làm gì? 
Được gì? 
Thành phố! 
Trông giống độ tuổi ông già lượm rác 

Ông già thoạt nhìn xa lạ với tuổi tác
Ông không bao giờ và chẳng bao giờ nhặt những vỏ lon nước yến của tôi - nó có mùi chán đời của kẻ 26 tuổi, đầu tóc thưa thớt, 
Chỉ cần ăn tô bún buổi sáng - sống cũng chẳng thật tốt với bản thân 

Tháng tư! Bỏ thành phố như bỏ cuộc chơi 
Hai tai tía lạnh
Viết con số 6 không tròn bụng
Làm gì lạc gần mười năm vậy cô gái? 


Hôm nay thứ 7, gần chủ nhật
Thấy cô nằm gần biển, trông không rõ lắm, cô nói gì đó, 
Bạn cô ngồi bên cô 
"Sáng nay tao thấy bầy chim sếu đậu vào mặt tao"
Làm gì để sống đây Chi? 

Viết Văn cần ý tưởng, cần tư tưởng? 
Làm Thơ cần thấy bông gòn nở to giữa lụi tàn tình yêu 
Còn ai muốn sống nữa! 
Còn ai muốn nói nữa! 
Bọn mình vượt biên thì sỡ nhỡ ai đó mở cửa sổ và trông thấy 
Đùng đùng nước chảy, mắt mờ mờ mịt 


Tháng tư câm 
Xem trọn bộ phim câm
Cái ác tự nhiên làm ngứa cái miệng 
Muốn nói quá 
Hay muốn câm quá 
Một ngày nào đó chúng ta kinh hoàng 
Đập đầu 
Và tự đi ăn xin 


Thành phố tháng tư im ru chán đời lắm 
Ly Cafe buổi sáng hồng lên tiếng xe 
Chi ơi, nhất trí bằng lòng bỏ thành bỏ phố 
Về nhà mình em nhé!!!

Phạm Quyên Chi

 


CƠN LŨ

 

Cơn lũ chết cháy dưới cây cầu bắt ngang sang thi trấn 
Thị Trấn Sava không có thực, buôn bán dưa leo tấp nập 
Bầy chuột xây dựng lại nhà cửa 
Chúng mọc ra nhiều tay chân 
Có hôm tổ chức lễ hội 
Mừng bé chuột con ra đời 
Chuột cha ngồi viết bức thư tay khoan khoái

 

Cơn lũ nằm đen thui 
Đến lúc khuya, bầu trời cho muỗi cắn đốt hút hết máu trên thân xác 
Trên manh chiếu rách, ông già đóng vai cậu bé trong chuyện cổ tích 
Đứng dậy mặc áo quần 
Bỗng đâu đó, ngày hôm qua trở lại bảo hạnh phúc gần đây không hạnh phúc 
Ồ, mừng quá 


Chúng ta nên cắt bánh sinh nhật đi tang cho cơn lũ

Sau đó, lũ chuột họp mặt gấp gáp 
Phải tránh xa " răng lưỡi " của nắng 
Nắng cắt đứt dòng họ để gây ác cho người 
Nắng bắt bọn thú rừng phải ngừng ăn, đi nằm, đổ bệnh và chết bỏ con mình

 

Một con trong bọn chuột 
Xung phong 
Trưa nay đây
Lại phòng trọ tôi 
Họp mặt anh em 
Chúng ta phải phù phép cho chúng ta

Phù phép cho những điều không dám nói ra!

 

Phạm Quyên Chi


TÀN TẠ

 

Tàn tạ đêm tháng tư 
Tôi trở về say bảo 
Cột đèn làm cột mốc 
Lãng quên một con đường

 

Người lạ từng yêu tôi
Mắt buồn sâu rưng rức 
Phải Chi à! Em ngủ 
Đi em nhé, tôi đi 


Xa lắm nơi lạnh lẽo 
Nghìn trùng thăm thẳm nơi 
Đại lộ Chi ơi - em
Nhắm mắt lại tiếp tục 


Mơ đi, như trả giá 
Giúp tôi trước cặp vé 
Xem phim miễn phí cho 
Kẻ đứng thấy mình đầy 


Tội nghiệp, Chi ơi đêm 
Tháng tư tôi sợ em
Bỏ đi - cái chốn em 
Bỏ đi - mù mịt cân


Nước mắt bằng kilogam
Kẻ muốn bán người không 
Muốn mua làm sao đây
cho nhanh liền vết sẹo

 

Tàn tạ đêm tháng tư 
Không tài nào thấy giấc 
Ngủ ngon lành, Chi ơi 
Tên em tru lên nhánh 

 

Cây gầy rồi mà em 
thương chi tôi đứt ruột

Để tôi về nhà nằm
Xuống mới thấy đời 

 

Giông tố xuyên qua mọi 
Thấu kính rồi biệt tăm…

 

 

Phạm Quyên Chi

TRƯA HÈ

 

Trưa hè tôi chết
Con bướm xanh đẻ con bướm vàng mười năm 
Mười năm tôi chết, 
Con bướm vàng đẻ ra con bướm đen hai mươi năm
Hai mươi năm tôi chết 
Con bướm đen bị hư thai 
Con bướm vàng già nua
Con bướm xanh trở nên xanh thẫm – chỉ duy nhất nó đến được thành phố có treo lá cờ xanh 


Trưa hè tôi chết
Người ta bày ra trò ho lao 
Phải , phải rồi, cả tháng không uống nước lã, cổ họng khô, răng mẻ lỗ, lưỡi cứng ngắt, trùng hợp lắm 
Người ta còn dán con tem in hình con bướm lên gửi sang nơi xa nhất trong chuồn bướm 
Phải, phải rồi, sẽ không tốn tiền gửi, mọi thủ tục miễn phí như một giấc mộng dài 
Người ta, sống chỉ vì một thói quen là đã quá quen với thói quen 


Trưa hè tôi chết
Thằng nhỏ 2 tuổi, dở trò cướp bóc 
Căn phòng tôi thuê dài tổng cộng 43 viên gạch rêu, bà chủ cửa hàng vật liệu còn hỏi ý kiến ông chồng về giá cả viên gạch làm thành cuộc trò chuyện bí mật
Con chó đỏ bị xích ngay vị trí cái vú – nằm sấp – nằm ngửa tính ngày lành tháng tốt chuẩn bị đầu thai 
Bức tranh, duy nhất bức tranh còn xót lại trong đống đổ nát vẫn nguyên vẹn hình 4 quả táo với con dao thái 
Hai người con trai ngồi im lặng sợ một tiếng động, hình như trời nắng trí nhớ mất đi tạm thời 


Trưa hè tôi tự tử
Tôi sợ má tôi vô căn phòng thuê sẽ làm tôi quên mất ý định tự tử 25 năm nhen nhóm 
Tôi sợ tôi chết không thành 
Nằm cong veo như cái cốc không nước 
Có con sông quê, à ơi thuở con cua kẹp con cua 


Tôi giật mình 
Trời nắng làm thinh 
Cánh cửa nặng quá, 
Tôi nhích ra không nổi 
Lật ngửa bàn tay 
Tôi biết bò – đi – đứng – chạy – nhảy – hát – ca – khóc – cười – yêu – ghét – giận – hờn 
Tôi biết đọc – sách 
Một cuốn sách có gáy đóng rất đẹp,732 trang luôn bìa , giá 0 đồng 
Chỉ dạy duy nhất một điều 
Một con ma nó có thể chết vì điều gì ???

 

PHẠM QUYÊN CHI

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tư 20255:54 SA(Xem: 2573)
Vũ Xuân Thông sinh ngày 9 tháng 12 năm 1939 tại Hà Nội. Là gia đình có đạo dòng, Thông theo học trường Puginier, là một ngôi trường cổ xưa được xây cất từ năm 1897 tại Hà Nội. Năm 1954, khi gia đình di cư vào Nam, ở tuổi 15 Thông là con trai cả trong một gia đình lúc đó có 4 anh em: Vũ Xuân Thông, Vũ Văn Thanh, Vũ Văn Phượng, Vũ Thị Bích, sau này trên vùng đất mới, gia đình Thông có thêm 2 người em nữa là Vũ Hồng Vân, Vũ Văn Dũng. Có bố là công chức từ thời Vua Bảo Đại, ngay sau Hiệp định Genève 1954 ông quyết định đem toàn gia đình vào Nam và chọn định cư ở Đà Lạt. Vũ Xuân Thông tiếp tục theo học trường công lập Trần Hưng Đạo, tới Tú tài 2 không có lớp nên VXT phải vào Sài Gòn theo học trường Chu Văn An cho đến hết năm cuối trung học
24 Tháng Tư 202510:10 CH(Xem: 4489)
Ai vẽ một đường viền cộng đồng âm nhạc / Lá cỏ ngồi lên hương / Những choàng tay nhau níu cần đêm lạnh / Đàn bập bùng mưa trống vỗ / Thời xa xăm
24 Tháng Tư 20254:11 SA(Xem: 3358)
Năm 1954, khi di cư từ Bắc vào Nam, tôi còn bé lắm. Đại gia đình chúng tôi chọn Tuy Hòa làm nơi an cư lạc nghiệp. Bởi vì có người bà con đã định cư và làm việc ở đó. Ba tôi dạy học mãi ngoài Hội An, nên tôi ở lại Tuy Hoà với Ông Nội và hai bà cô để tiện bề học hành và hầu hạ Ông.
24 Tháng Tư 20252:14 SA(Xem: 2859)
Khi nào thì chúng ta- những người bạn, người thân,.. tâm sự cùng nhau, chia ngọt sẻ bùi? Người ta thường nói: Chia vui để được vui hơn, chia buồn để nỗi buồn vơi đi. Điều đó đúng với người thật sự là bạn, người thân, tri kỷ. Nhưng khi trải lòng, trút cạn nỗi niềm cần đúng người đúng việc và đối tượng chia sẻ là với những người tin cậy, đối xử với nhau thật sự chân thành. Có người nghe với thái độ thờ ơ, hờ hững hoặc lãng tránh: “Câu chuyện của mày không liên quan đến tao nhá!”
24 Tháng Tư 20251:36 SA(Xem: 3385)
Em hiền như ly nước mát / Đơn giản như nụ cười không son / Là quả trứng buổi sáng, là tô canh rau buổi chiều / Là cơn mưa thì thầm trên thềm khuya / ** Em là xếp của nhớ thương / Em oai như nữ tướng / Em tính toán rạch ròi / Em rất bao dung
18 Tháng Tư 20256:00 SA(Xem: 3586)
Dưới màu hoa, như lửa cháy khát khao / Anh nắm tay em, bước dọc con đường vắng / Chỉ có tiếng ve, trong trưa hè yên tĩnh / Không cho lòng ta yên
16 Tháng Tư 20259:59 CH(Xem: 2964)
Em hoa quỳnh nở về đêm / Tôi thằng trộm đứng bờ phên ngập ngừng / Hương một làn bỗng thơm lừng / Tôi hoàn lương chỗ đã từng lưu manh
16 Tháng Tư 20259:16 CH(Xem: 2866)
PHIM “ĐỊA ĐẠO” của Đạo diễn BÙI THẠC CHUYÊN “Từ sau 1975 đến nay, Địa đạo Củ Chi được tô vẽ thành một biểu tượng chiến thắng và kích động lòng yêu nước trong nhân dân bằng văn chương, phim ảnh, mô hình, du lịch… nhằm mục đích tuyên truyền; và phim “Địa đạo…” có thể nói là một đỉnh cao của chiến dịch tuyền truyền đó góp phần tạo ra “Huyền thoại Địa đạo” ít có sự thật lịch sử, và đồng thời cũng tạo ra “cơn sốt” truyền thông” ghê gớm, tựa một “huyền thoại truyền thông” chưa từng có trong lịch sử điện ảnh Việt… Có thể nói, đó là điều đáng tiếc đáng kể đối với một bộ phim “bom tấn” được thực hiện nhằm chào mừng ngày 30 tháng 4 và 50 năm Thống nhất Đất nước. Với bộ phim “Địa đạo…”, những điều đáng tiếc nói trên cũng là sự thất vọng cho tài năng của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, đồng thời gửi gắm hy vọng anh sẽ có những sáng tạo nghệ thuật xứng đáng với nguồn lực khổng lồ mà nhân dân và quân đội dành cho những bộ phim lịch sử lớn mà anh đang ấp ủ!” TRẦN KHẢI.
16 Tháng Tư 20255:33 CH(Xem: 2872)
Ngày 29 tháng 4, tôi nhờ chú em con bà cô chở ra bến Bạch Đằng, Saigon xem tình hình và thấy rất nhiều tàu kể cả chiếc Việt Nam Thương Tín, Trường Xuân, Tàu Hải Quân, trong số này có một số tàu đánh cá của một công ty Đức, to rộng rãi và bằng sắt đàng hoàng. Trở về nhà, tôi hối Ba đi trước với chú em. Hai chú cháu lọt được vào căn cứ Hải Quân và đi theo họ. Riêng tôi còn lần khân ở lại, hy vọng đến phút chót có thể gặp lại được Quỳnh Hoa, người yêu đầu đời của mình, nhưng phép lạ không xẩy ra.
16 Tháng Tư 20254:33 CH(Xem: 3203)
miên man nắng dọi qua đèo / đường sông mấy nhánh hoa leo vào lòng / nhủ thầm đừng có mùa đông / kẻo lưng em đậy kín bưng tóc dài