- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THÁNG GIÊNG XỨ SỞ EM

05 Tháng Ba 20181:28 SA(Xem: 23768)

 

Nguyen Hoang Nam - Ngu
ngủ- ảnh Nguyễn Hoàng Nam



Ta bỏ em vào ngực rong ruổi đường trần

Trái tim bụi hồng ồn ả

Những bước chân khất thực thời gian

Ngẫu nhiên trôi vào xứ sở

Xứ sở của những con đường lầy lội ngoằn ngoèo cỏ non nhu nhú xanh

Gian khổ trôi về miền quê xác xơ đàn bò lang thang  đói rét

Cụ già cõng yêu thương run rẩy bước qua cánh đồng giá buốt hoa cúc dại trắng đẫm ướt hoàng hôn

Thềm tranh lao xao hương lá trúc

Ta bỏ ngọn gió bấc muộn vào xứ sở cuối năm để nghe tiếng lướt thướt cánh đồng rưng rức thẹn thùa

Tiếng ú ớ đứa trẻ ngồi canh bếp lửa nồi bánh tét xanh ngủ gật mơ manh áo mới

Tiếng í ới than vãn bên đường của những người đàn bà cắp nón lá phiên chợ ba mươi hối hả

Tiếng chuông trừ tịch khoan dung

Hành lang cuộc đời hun hút quê hương

Chen chúc bóng người mưu sinh vật vã

Lổn nhổn bao khuôn mặt nạ

Những khuôn mặt đói khát cuộc tình

Đói khát như mùa màng tuyệt thực

Gian dối câu kinh

Gian dối như trang sách khỏa thân

Hóa duyên giấc mơ ngan ngát hương nhài bình an đêm xóm nhỏ

Ngọn đèn chong êm ả bước chân

Nén nhang

Vẽ vào tịch mịch xứ sợi khói linh thiêng

Bóng tổ tiên dắt tay uyên nguyên mơ hồ sương trắng

Ta bỏ tháng giêng vào mơn mởn ngực cỏ róc rách khe suối em

Chiếc thuyền chòng chành

Con nước dâng hổn hển

Sinh linh rên rỉ

Quê xứ tan hoang…

Ta bỏ tháng giêng xứ sở em vào rạo rực mùa xuân

TRẦN QUANG PHONG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116860)
Sông như lọn tóc dài cầu gầy như cánh tay Sa Lung ga chờ anh vời vợi con tàu qua rất vội như là trốn chạy nhau
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94099)
Khảo sát trên những văn bản tác phẩm của Trần Vũ, tôi thu được một kết quả khá thú vị: có tổng số 13 trên 27 truyện ngắn mà trong đó có sự hiện diện hình ảnh của những cơn mưa. Điều này đủ để nói lên rằng mưa chiếm một vị trí nhất định trong ký ức của anh ― có thể nói gần như một nỗi ám ảnh.
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86367)
Tôi biết Huệ đã lâu. Từ lúc Huệ còn niên thiếu, những trận mưa rào còn bất chợt đổ về qua qua ấp Tây Sơn, thứ mưa nóng và ẩm của vùng Qui Nhơn sỏi đá. Suốt quãng đời niên thiếu, hình như Huệ chỉ đi chơi xa có hai lần. Một lần lên Phú Xuân và một lần bơi xuồng băng ngang đầm Thị Nại.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 91147)
Ngày bốn chị em tôi đến phi trường Houston, Texas, anh Bằng ra đón chúng tôi. Tôi đã ngỡ ngàng khi trông thấy anh. Người anh cả của tôi đã mất dáng vẻ của một cậu công tử được bố mẹ nuông chiều, tóc anh để dài hơn trước nhiều, gương mặt gầy guộc hẳn đi, ánh mắt hòa nhã, không còn một chút khó khăn và bướng bỉnh của ngày xưa.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 89281)
TCHL xin giới thiệu một biên khảo mới của GS. Nguyễn Phạm Hùng tại Đại học Quốc gia Hà Nội về Nguyễn Công Trứ, dưới mắt nhìn mới, khác biệt với thành kiến bấy lâu.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 89175)
Sau đám cưới, Cung về đơn vị, tôi vẫn ở nhà với cha mẹ, đợi Cung được biệt phái về dậy học lại, (Bộ Giáo Dục hứa sẽ cho các giáo chức được về vào tháng 10/1969) rồi sẽ ra ở riêng.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 115780)
B ài thơ anh viết lại nhiều lần Ao ước xoá đi niềm đau giữa hai hàng chữ Nhưng làm sao nói lời tỏ tình Với những điều không thật...
11 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116730)
đếm những bước chân tá túc ở xứ lạ bằng nỗi chật hẹp tù túng nơi quê nhà, mùa xuân trước tôi thấy thênh thang một nỗi buồn, khập khễnh (em đi bên cạnh, rất xa, những chân trần, thui chột gót hồn nhiên)
09 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84838)
Là một dân tộc đã có ít nhất ngàn năm lịch sử thành văn, từng nhiều phen đổ xương máu để bảo vệ chủ quyền của mình và đồng thời mở mang bờ cõi về phía Nam, từ đầu thế kỷ XX, người Việt bắt đầu chiêm nghiệm lý do thất bại của các phong trào Cần Vương, Văn Thân v... v...
08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 98463)
Nguyễn Trung, để đi đến Xám Trắng Đen năm nay hay Bảng Đen năm 2004 là cả một chuổi dài rượt nà theo nghệ thuật. Kể từ những năm năm mươi tại Đàm trường viễn kiến của Nguyễn đức Quỳnh, những năm sáu mươi ký Anh Oanh viết phê bình mỹ thuật trên Văn Nghệ chủ nhiệm Lý Hoàng Phong, thư ký toà soạn Ngọc Dũng, trị sự Phí Ích Nghiễm (Dương Nghiễm Mậu )...