- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LỜI CỦA NHỮNG CON NHEN Ở BÌA RỪNG SAU LƯNG TÔI

05 Tháng Ba 201812:54 SA(Xem: 35810)



ND 9
tranh Nghiêu Đề




CẮT TẮC


Hẵng các bạn có lúc phải làm vườn
Cầm kéo cắt vào mây gió
Quá miệt mài tôi danh trụi bàn tay

Điều gì xảy ra khi con tim khô máu
Như thế tốt hơn sống trên hỏa ngục này phải nhập vào vai diễn
Những đám mây tranh luận thường dừng ở đâu
Nơi ngọn kéo hay chết trên đầu lưỡi?

Bạn có thể trả lời mà không phải suy tư
Những trái hái được bằng mồ hôi thường có vị chua nồng
Dù sao cũng kiếm được đồng xu lẻ
Đổi vài câu thơ ở tiệm phô tô

Thể xác đau hay mắc nợ dông dài
Có đột tử thì tốt hơn phải sống
Bí ẩn gói trong sáu tấm vách buồn

Mỗi ngày tôi nhặt một ngón tay
Rồi lại cắt sang bàn tay khác…

 

LỜI CỦA NHỮNG CON NHEN Ở BÌA RỪNG SAU LƯNG TÔI

Tuy nơi đâu cũng thành nơi tử nạn, thông tin về nó như cái mốt
nhưng cái chết của luân thường khiến mưa trái mùa, lương tri đồng loại dửng dưng
lòng tin hoại tử trên bàn tay thế sự

Bạn bay theo tôi qua những cành mây khác

Đám người ấy sửa sai bằng mép lưỡi
nước bọt bật lửa
lời ma trơi rời rã
chúng ta muốn đêm vẹn nguyên chuẩn mực đất trời

Bà bay theo tôi qua nhánh hoang vu ăn muỗi mòng dòi bọ
tránh phát đạn vô hình đang rình rập chúng ta

Mỗi nhiệm kỳ náo xáo dọc đám người
ban phát cho nhau từng cơ tham tiếng vọng
có chữ cái từ lâu mục rỗng

Chúng gọi nhau lét xét dọc bìa rừng…

 

 

VỰC

Sông nói tôi yên bình trên đất nước mát lành
không, người người thấy nó đang giãy chết
lôi tuồn tuột nhà dân vào lòng sâu của nước
bức tử từ bên trong
mang dạng vẻ thản nhiên

Chiếc ghế gãy nói tôi tật nguyền vì bị hút máu
hỗn danh mang tên quyền lực
vì bọn dây mơ rễ má
không thể gọi giàu nhất thế gian
không dưng kéo nhau ra đầu thú
vạ lây tôi

Buổi sáng nói tôi bầm dập vì ngày
và nội tạng rã rời theo hệ thống…

 

ẨN

Đưa tay đôi mắt trũng sâu
quá vãng vô hình trú ngụ 
trong nàng hay trong ta

Dự phóng bàn chân chuột gút 
quằn quại đớn đau bất động
nghe tiếng mây dừng đỉnh nóc buồn

Hun hút phán xét
nhan nhản nạn tai 
biển khơi trơ trụi
đầm lầy chết chóc
bụi hồn nhiên
đèn xanh vừa đi vừa gật

Khoác lên mình tấm áo rách nát linh hồn chiều
lũ gió nhạo báng xương rổng
tủy sống từng đứng reo
đắm mê chạy theo hừng hực

Nằm tâm sự với cơn say
tim ẩn vào không gian trắng…

CHUYỂN HÓA

Thịt xương được nấu chín phơi bày trên mâm
Vực thẳm dưới chân
Thể xác đã mòn
Với con tim ngột ngạt
Ta những con chó không may mắn trên đường đua dù cố gắng về đến đích

 

Sự thật tồn tại khả kiến
Đám đông ấy tin vào bạo lực
Đấm nát mắt bão
Giữ lấy yên bình
Chán rực nản vang số kiếp 
Linh hồn trôi dạt
Họ chỉ nghĩ cái gì không cần nhớ

 

Về trong ánh sáng chuyển hóa
Không linh hồn 
Không thể điệu riêng mình 
Phải ta chết
Trước mặt các sinh vật có năng lực ngôn ngữ.

 

 

KHUẤT TỬ VÙNG SƠN CƯỚC

Cầu vồng tan dần đôi mắt chỉ còn vọng tưởng

Kinh nghiệm như rắn trườn về mang đầy nọc độc

Ước mơ lớn dần phía ấy

Giữa biển tiền thân vỡ khói

Đánh mất bầu trời ngọt ngào thầm đắm

Căng mình nhẹ nhàng thoát xác

 

Số kiếp chăn thả

Làm bạn với các triền đồi

Vi vu lộng lẫy

Các bọn dê con tinh nghịch

Mang niềm vui ngạo nghễ

Suối ẩn hiện mời chào

Đê mê muôn thuở

 

Em ở đô thành

Nghe kể phải cúi thật sâu

Mắt ông ấy khoét hẻm thiên thần đường gió

Mong rẻ tòa biệt phủ

 

Con dao rừng chặt vu vơ cánh bướm

Nghe nói nay mai đấu giá mùa xuân

Triền đồi bị bức tử

Con suối sẽ bị chặn nguồn

Dất nướccúi đầu im bặt

Đường sơn thôn biến mất

Hoa rừng

Buồn

Ngả

Về đâu...

 



CỪU

Con đường trên lưng 
sấm chớp dưới chân
móng vuốt chai mòn
quay về mê muội hát ca

giai điệu xô nhau
bầu trời háu nước
dặm dài chán nản
cuồng nộ hưng thịnh

chỉ lông bốc lửa
rát khô phương hướng
cát, cát lông mày
mắt trôi dạt
trên lưng con đường.

Bến Tre, tháng 01/2018.
Nguyễn Đăng Khương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 200102)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 90981)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 121792)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 90814)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 102564)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 98941)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 106760)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.
30 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 88540)
Khi chúng ta đã thôi nhau anh mới chợt nhận ra Rằng mùa thu đổi sắc lá thành màu mái tóc em Tròn như một vòng trong xoắn ốc như bánh xe trong bánh xe Không kết thúc hoặc bắt đầu trên guồng quay không dứt
20 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 114177)
Nơi dòng sông mang dáng hình loang đường chỉ tay buổi chiều như tôi và em đã mơ rồi cùng gặp lại ở một nơi nào đó bậc cầu thang lặng câm nước của ngàn năm Thác Bạc hình như em khóc! lừng lững trên cao tóc cội buông dòng
23 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 111248)
Ta đang sống trong thời đại của xin lỗi. Dù xin lỗi do động lực nào thì cũng phải nhìn nhận là người được xin lỗi cũng phần nào nguôi ngoai, và người xin lỗi cũng thấy nhẹ nhõm phần nào. Và đấy là bước đầu đưa tới hòa giải.