- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MẮC KẸT

14 Tháng Tám 20172:02 SA(Xem: 26086)


CITY 3

 

Hơi nóng hầm hập. Người mẹ ngơ ngác ôm đứa con ngồi ở băng ghế chờ. Bảng điện cứ kéo dài lê thê. Ba dòng đỏ nằm nối tiếp cạnh nhau, “delay- delay- delay.” Đứa bé quay sang: “Mình đợi bao lâu nữa mới tới nhà nội?” Người đàn bà đưa mắt về phía trước mặt không trả lời thêm câu nào. Đợi chờ đối với trẻ con bao giờ cũng là cực hình. Vì chúng có bao giờ chịu ngồi yên dẫu chỉ một phút. Đứa bé ngả ngớn ra phía sau quan sát mọi người xung quanh với cặp mắt hoài nghi và tò mò. Thời gian ngừng bặt. Từng người một di chuyển, thưa vắng hẳn đi. Thay vào đó bằng sự uể oải, rệu rã về cái gì đó không có kết thúc.

 

15 phút. Con số lặp lại theo trật tự đã được định sẵn. Việc đợi, có thể làm cho sự cáu gắt tăng giảm một cách đột ngột. Cô gái mặc áo màu thiên thanh thì khác. Vẫn thản nhiên, tay cầm điện thoại và mắt dán chặt vào màn hình giống như đang theo dõi một hành trình khám phá hay một bí mật ghê gớm nào đó.  Cô gái ngồi xuống cạnh tôi. Cảm giác tò mò đã nhen nhóm từ lúc nào. Tôi ngồi xích lại gần, chăm chú. Điện thoại trong túi rung lên. Tôi mở tin nhắn ra, “lại cái tin quảng cáo chết tiệt đến quấy rầy mình đây.” Đã hơn chục lần, tôi quyết định gọi lại, “Xin đừng làm phiền. Tôi không có thời gian.” Phía đầu dây là giọng nữ, truyền cảm, “Ông quên rồi sao? Chính ông là người đăng ký thông tin về việc mua căn hộ trả góp? Hôm nay, đang có chương trình giảm giá.” Tôi hơi bực dọc, đứng phắt dậy khỏi băng ghế chờ. Cô gái mặc áo màu thiên thanh liếc sang, xong mắt lại đưa về vị trí cũ. Tôi nói như hét vào điện thoại, “Tôi chưa bao giờ đăng ký dịch vụ. Vì đã mua nhà cách đây hai năm.” Giọng nói bên kia vẫn cứ bình thản, từ tốn đến lạ thường, “Thông tin của ông: Trần Văn Quang, 43 tuổi, 2305xxxx. Rất chính xác, rõ ràng. Chúng tôi buộc phải sử dụng hết số thời gian mà ông đã đăng ký dịch vụ.”

 

Tôi vội cúp máy. Lục lại trong trí nhớ về cái thông tin đã đăng ký. “Ai đã làm cơ chứ! Không lẽ, là vợ của mình.” Tôi vẫn đang loay hoay với cái bản “lý lịch trích ngang” trơn tuột được đọc ra bởi một người hoàn toàn xa lạ.  “Đó là cái bẫy. Chính xác như vậy.” Tôi lấy vợ được mười ba năm. Sau khi sinh xong đứa con đầu tiên, cuộc sống vợ chồng tôi gần như rơi vào sự bế tắc. Cuộc sống cứ lặp lại. Ngày nào cũng đi làm rồi quay trở về nhà. Chúng tôi rất ít nói chuyện với nhau, và những cuộc nói chuyện, đôi khi có cái gì đó, tựa như hai người bạn, xã giao quen thuộc. “Công việc sao rồi?”; “Có gì mới không?” Tiếng nói chung duy nhất của chúng tôi là đứa con bé bỏng duy nhất này. “Trưa nay, anh cho con ăn nhé ,em phải đi gặp bạn.”; “Con đau rồi, em đi làm về rất trễ, anh đưa con đi khám bác sĩ giúp em.” Vì đi làm về sớm hơn, nên việc đưa đón con về là của tôi. Mỗi lần đến như thế, nó thường chào tôi trước, từ xa rồi nhảy tót lên xe, ôm tôi thật chặt và bảo, “con phải ôm bố chặt, sợ bố tuột mất lắm bố ạ.” Buổi tối, tôi lôi hai, ba cuốn sách ra đọc rồi mới đi ngủ. Thi thoảng, tôi lao ra đường kiếm một quán cà phê ngồi cà kê với đám bạn. Cuộc sống cứ trôi, lề mề, bằng phẳng chừng như không có một viên sạn nào chứ đừng nói là cục đá to ngáng trở trên đường đi. Rồi một hôm, vợ tôi nói muốn ly dị. Tôi gặng hỏi về lý do, cô ấy trả lời thẳng thừng, “Đã quá chán.” Thế là xong, đứa con đi theo cô ấy. Tôi quay trở lại vạch xuất phát như một người đàn ông độc thân đứng tuổi.

 

Chuyến đi hôm nay rất quan trọng với tôi. Chúng tôi sẽ về nhà ngoại lần cuối để trình bày với mọi người về việc không thể chung sống của mình. Riêng tôi, không biết phải bắt đầu như thế nào. Thật sự quá khó để nói với mọi người về điều gì đó gây đổ vỡ. Nó như sự thất bại,  chẳng ai lại muốn kể cho nhiều người biết cả, tất nhiên.

 

***

 

Tôi cứ miên man suy nghĩ về chuyện sắp tới. Mọi việc đang diễn ra trước mắt. Bố tôi, ông sẽ thất vọng về đứa con trai của mình lắm, sụp đổ thật rồi. “Lỗi tại ai?” Tôi tự nói với mình. Bất chợt, giọng cô gái buôn bán bất động sản vang vang như cuốn, như hút lấy tôi về một thế giới nào đó, khang khác mà cũng quen quen, chừng như tôi đã từng cư trú ở đó một thời gian không lâu. Cái thế giới mà tôi thấy thiếu thốn từ khi lập gia đình: thủ thỉ, nhẹ nhàng và gần gũi. Những người lạ vẫn có thể nói chuyện hàng giờ với nhau mà cảm thấy không chán.

 

Phía bên cạnh, cô gái mặc áo màu thiên thanh chẳng may mảy quan tâm. Không một chút nào. Tôi thề là như vậy.

 

Tôi bắt đầu bằng những câu hỏi, “Cô cho biết vì sao chuyến bay này bị hoãn lại không?” Cô gái không thèm ngước mặt lên, “Nghe đâu có bão.” Tôi lấy làm lạ. Vì từ bữa giờ, để chuẩn bị cho chuyến đi này tôi phải theo dõi thời tiết rất kĩ càng. Thông tin dự báo thời tiết tôi nghe ngóng được là thế này, sẽ có nắng nóng, nhiệt độ từ 32 – 33 độ, không mưa. “Đang có điều gì không bình thường ở đây.”

 “Cô đã chờ ở đây bao lâu rồi.” Lần này, cô gái dừng chăm chú trên màn hình điện thoại, “Đã hơn hai tiếng đồng hồ.” Đôi môi của cô gái chúm chím, dễ thương hay đúng hơn là khiêu gợi đến lạ. Một lớp son màu cánh sen vừa đủ, như mới tô điểm lên vài phút, tươi mới, e ấp nhưng mời mọc. Cả tiếng nói đến hơi thở cũng thế, điềm đạm nhỏ nhẹ. Đôi khi, cảm giác thản nhiên nữa. Vì sao lại có chuyện vô lý, nghịch đời như thế, trễ hơn hai tiếng đồng hồ mà chẳng ai buồn chất vấn hay kiện tụng cái hãng bay khốn khiếp kia. Vẫn ngồi chờ, đợi, chẳng hề vội vã. Tôi đưa mắt ra chung quanh mình, từng gương mặt đăm chiêu, mỗi người có lẽ đang theo đuổi một ý nghĩ riêng tư của mình. “Sao họ không chọn chuyến bay khác nhỉ?” Tôi nói thành tiếng, tuồng như không cần đối thoại. Bỗng cô gái dừng ngón tay thôi không lướt trên bàn phím. “Đây là chuyến bay cuối cùng trong ngày, thưa ông?” Tôi suy nghĩ, thấy cũng có lý. Bất chợt, ý nghĩ khác len lỏi, phản biện. “Hai tiếng đồng hồ là quá lâu. Có điều gì, không  bình thường đang diễn ra ở đây?” Cô gái vẫn tiếp tục “công việc” ở trên màn hình điện thoại. Ở phía dưới chân, chỉ có cái túi xách nhỏ. Không giống như đi du lịch hay đi xa, tất cả quá gọn gàng. Tôi tự nhủ, “Không biết cái điện thoại kia có gì trong đó?”

 

Tôi cố đánh lừa suy nghĩ bằng cách lấy quyển sách ra đọc. Nhưng không tài nào tập trung được, câu chữ cứ ngang dọc trước mắt. Tâm trí còn mải theo đuổi về bí mật mơ hồ đang nằm ở trên tay cô gái, tôi buộc lòng phải gấp sách lại và nhét vào balo.

 

Bất ngờ, cô gái đóng gập màn hình điện thoại lại. Phải mất vài giây tôi mới định thần lại khi ngắm nhìn khuôn mặt trắng ngần, à không, đúng hơn là phần da mịn màng ở cổ và vai cô gái. “Ông có thể trông giúp túi xách không? Tôi có việc phải vào nhà vệ sinh.” Cô gái để cái điện thoại ở trong cái túi xách nhỏ. Tiếng guốc chan chát xuống nền gạch. Tôi hơi ngạc nhiên vì cô ta đã không mang theo cái vật bất ly thân đấy vào nhà vệ sinh mà lại nhờ tôi trông hộ.

 

“Cơ hội tốt.” Tôi ngồi nhích lại gần cái túi xách, nhìn xung quanh xem xét một lượt. Người đàn bà vẫn ôm đứa con ngồi ngủ ngay trên băng ghế. Phía tấm bảng điện tử, dòng chữ đỏ vẫn cứ hiện ra liên tục. Tôi đưa bàn tay về cái phéc –mơ –tuya, nhẹ nhàng như dân móc túi chuyên nghiệp. Không có động tác thừa nào cả. Chiếc điện thoại màu cánh gián hiện ra trước mắt tôi, lồ lộ. Tay run lên bần bật. Tôi bật nối nguồn điện thoại, mà hình sáng lên. Những biểu tượng, những thanh công cụ quen thuộc. Bí mật sẽ được giải mã chỉ trong vài giây nữa. Tôi hồi hộp và có cảm giác tội lỗi thế nào ấy khi lục lọi hành lý của người khác. Nhất là người không máu mủ, ngay cả vợ, tôi cũng không bao giờ làm vậy. Giữa chúng tôi luôn có sự riêng tư tồn tại như một cam kết không ai bảo ai. Tôi thần người trước dòng chữ to tướng hiện ra trên nền màn hình màu xanh lá cây, “Đang có chiến dịch giảm giá, xin quý khách liên hệ đến chúng tôi. Công ty nhà xanh rất hân hạnh.” Rút chiếc điện thoại của mình ra để kiểm ra. Ra thế, hai dòng chữ về cái công ty đó, cái số điện thoại chết tiệt đó, trùng khớp nhau. “Không lẽ, đây là cô gái đã gọi cho mình sao?”

Tin nhắn từ số điện thoại của vợ tôi. “Anh đã bay chưa? Em và con đã tới nơi rồi? Nhắn em nhé. Đừng trễ giờ.” Tôi ngồi im ở trên băng ghế. Không biết làm gì để thoát ra khỏi nơi đây. Tôi nhìn lên thấy tín hiệu đèn xanh ở trên bảng điện tử với thông báo: “Chuyến bay đi từ X đến Y, lúc 5h45 đã mở cửa. Chuyển bay sẽ kết thúc khoảng 15 phút nữa. Xin quý khách chuẩn bị hàng lý đến phòng Z để làm thủ tục.” Tôi cầm hành lý đứng lên đi về phía cánh cửa ở trước mặt. Một thoáng ngần ngừ, tôi nhìn vào cái túi xách có nhãn hiệu Gucci. Tiếng chuông điện thoại rung lên. Giọng nữ, quen thuộc ở phía đầu dây bên kia: “Em có thể đi hơi lâu. Ông chờ em được không?”

 

Tôi ngồi ở băng ghế và không thèm để ý đến chuyến bay nữa. Tôi bị dính chặt vào cái ghế như định mệnh. “Có lẽ, ở nhà rất nhiều người đang cần gặp tôi.”

 

Trịnh Duy Kỳ

Sài Gòn, tháng 04, 2015.

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Năm 20154:18 SA(Xem: 31533)
Mấy tay bạn trai của Nga nhiều lúc cũng âm mưu, đưa Nga vào những chỗ nhạy cảm, rồi đòi hỏi này nọ, nhưng Nga cương quyết từ chối. Không phải là Nga không thèm muốn. Thì thịt da ai chả là người. Nhiều lúc ở bên các chàng chuyện trò tâm sự. Rồi chân tay đụng chạm, ôm ấp hôn hít, cũng rực hết người lên. Những muốn mặc kệ cái sự đời…
13 Tháng Năm 20154:12 SA(Xem: 31970)
Tin nhắn chú Tư e không qua khỏi đêm nay làm Nhiên đờ đẫn. Nhiên đóng cửa phòng mạch, chạy chẳng kịp chào ai. Đường vào nhà chú ngoằn nghèo rắc rối tựa ma trận. Sau rốt Nhiên vẫn đến được theo quán tính. Sự âm u lạnh lẽo cô buồn bàng bạc khắp nhà. Một vùng cấm mấy chục năm nay không hề có bóng đàn bà. Chú cấm tiệt. Cấm luôn thằng con trai duy nhất, không được có bạn gái.
13 Tháng Năm 20154:03 SA(Xem: 33270)
Không ngủ được. là khi không được ngủ Mở hai mắt ngó chằm chặm quanh mình Ngủ không được có vì tờ mộng rách Dạ thưa nường đồi núi chợt rung rinh
13 Tháng Năm 20153:58 SA(Xem: 30136)
Tháng tư đá dựng mờ sương khói Những chiến trường xưa đất bạc màu Anh hùng rót mật tràn gan phổi Đồng đội dồn lên đỏ chiến hào
13 Tháng Năm 20153:53 SA(Xem: 30873)
Đám đông đã chia thành hai phe và tranh cãi rất quyết liệt. Cuộc tranh cãi có khi đổ máu đã kéo dài suốt 40 năm. Sự tranh cãi ấy bắt đầu từ những thứ tài sản cướp được của những người chạy trốn. Đôi lúc, qua những khe cửa rất nhỏ từ xa, có những ánh mắt nhìn về phía họ mà sợ hãi. “Lạy trời, lạy thánh, cho chúng ôm hết về mà im tiếng ngay đi”. Đó là bọn đĩ điếm và quân ăn cướp.
13 Tháng Năm 20153:43 SA(Xem: 31712)
Từ nhà tạm cư ở Merang, Trăng-ga-nu, đúng chữ là Terrenganu, Cao Ủy đã đưa 38 người của tàu SS0682 nhập trại Bidong, chỉ riêng anh Huân bị đứt một lóng tay và Bố ói ra máu đòi vào nhà thương nên Cao ủy bảo ở lại đất liền. Chớp mắt Ngà thành thông dịch viên đi theo vì dường như đó là điều hợp lý (!) và làm cho người đi kẻ ở được an tâm.
26 Tháng Tư 20151:48 SA(Xem: 31100)
Trước và sau thời 1954-75 ở Miền Nam, không thấy ở nơi nào khác trên đất nước ta, văn học được phát triển trong tinh thần tự do và cởi mở như vậy. [Võ Phiến nói chuyện với Đặng Tiến 28-10-1998] Có thể nói Võ Phiến là một trong số các tác giả được viết và nhắc tới nhiều nhất. Trước khi quen biết nhà văn Võ Phiến, tôi đã rất thân quen với những nhân vật tiểu thuyết của ông như anh Ba Thê đồng thời, anh Bốn thôi, ông Năm tản, ông tú Từ lâm, chị Bốn chìa vôi từ các tác phẩm Giã từ, Lại Thư nhà, Một mình...
20 Tháng Tư 201512:22 SA(Xem: 31337)
Ngày 30-4, ngày nếu có một triệu người vui, cũng là ngày có một triệu người buồn. Câu nói trong quá khứ của ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ Tướng chủ trương chính sách Đổi Mới, được lập đi nhắc lại nhưng liệu có còn chính xác với tình thế hiện tại của đất nước ? Ngày nay, kinh tế tụt hậu, hàng xuất là lao động giá bèo, cái đinh vít cũng không làm được mà nhập hàng ngoại tuốt tuột, nợ chồng chất. Rồi tham nhũng lên đỉnh cao, đạo đức xã hội xuống cấp...
13 Tháng Tư 20154:11 CH(Xem: 33427)
Cho tôi quá giang qua mùa nắng hạ Bỏ mặc phố trôi về phía thật xa Cho tôi quá giang về nỗi buồn hôm bữa Có còn người với góc phố chậm đưa?
12 Tháng Tư 20154:32 SA(Xem: 33211)
Bất ngờ, chị đến gần la lớn. Chào, ông thiếu úy đồn trưởng. Người xe thồ giựt mình sém phun cọng mì, mắt nhìn lấm la lấm lét xung quanh. Tám năm trong tù ra, giờ mới có người gọi ông là thiếu úy. Lạy chị, đừng gọi tôi như rứa. Tôi mới được…từ trại cải tạo về…trả quyền công dân thôi.