- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MÙI HƯƠNG

27 Tháng Tám 20163:13 SA(Xem: 30264)

ConGai

 

Những đêm ngồi một mình như thế này, tôi bỗng nhớ về Đà lạt.

Đúng hơn là nhớ xưởng chế tạo tinh dầu của nhà tôi ở Đà lạt.

Có lẽ vì ngọn đèn xanh có lúc rung rinh và chấp chớp vì mắt tôi nhìn tập trung quá lâu vào một điểm này, hay là vì cơn gió nhẹ nhàng ngoài cửa sổ kia, lật lật cánh màn màu xanh ngọc bích hơi ngả sang úa, đem vào mùi hương hoa gì đó ẩm mưa trộn lẫn hương đêm rất dịu dàng.

Dịu dàng là điều lay động nhất trong đám lùng nhùng ký ức của tôi về xưởng chế tạo tinh dầu và Đà lạt. Ngày đó cây cỏ còn dịu dàng , dịu dàng đến ngây ngất, dịu dàng đến nỗi ngay cả đám hoa cỏ dại mọc lây lất nhưng vươn lên rất nhanh sau cơn bụi nửa đêm , chen giữa khe hẹp của viên gạch lát thềm, hay bò trên chậu thủy tùng bông sai, cũng không ai nỡ nhổ bỏ vứt đi. Dịu dàng vì ngầy ngật mùi hương, chẳng biết mùi hương từ đâu đến nữa, có thể từ chính giữa những thân cỏ mập mạp xanh tốt, từ những mao lông lấm tấm sương sáng mai, ứa ra thứ hương cỏ ngây ngây mùi mật , hay là ngay cả từ đám dây Su su leo nặng trĩu hàng rào, từ bông hoa bìm bìm màu tím mọc trĩu nặng trên cánh cổng gỗ màu trắng, hay từ dây leo hoa Tỏi tây màu tím trắng, hay màu cam rực rỡ rung rinh như nắng rớt trên mặt hiên, hay là từ đám bụi mù óng ánh phấn hoa Quỳ phát tán trong không trung khi tia nắng đầu tiên xuyên qua trong suốt mà rực rỡ...

Hay mùi hương đã từ phía bên kia của bờ hồ, nơi mà đám sương mù đầu ngày như mảnh khăn lụa viền xám nhạt chưa bị ánh sáng làm rách toạc rồi loang lổ thứ hương tươi mát của sương qua đến bờ bên này?

Tôi thật sự tin rằng không nơi nào tốt hơn căn nhà nằm sát bên bờ hồ , sau lưng viện Đại học, dưới chân một thung lũng nhỏ có một viền rất đậm màu cây thông tùng lâu năm, để chế tạo ra tinh dầu.
Và tạo ra cả những giấc mơ hư hư thực thực, những câu chuyện luẩn quất giữa sương mờ và mùi hương, đến nỗi sau này, mỗi lần nhớ lại,tôi đều hoang mang, không biết câu chuyện đã có mình, hay chính mình là câu chuyện?

Vùng đất ấy là cả một kho hương liệu, và chúng tôi, rất tùy tiện mà nôn nóng, say sưa và có phần phóng túng, lục lọi, tìm tòi, khám phá, pha trộn tất cả các loại cây cỏ trong tầm tay, hay tầm mắt bắt gặp được, bất cứ thứ gì để tạo ra thứ hương thơm "đặc biệt, duy nhất" mà ai cũng khoe khoang là do mình sáng tạo ra.

Dù cả xưởng chế tạo gia đình ngày ấy, chỉ có 3 người pha hương chính là Anh Đạt, Chị Quế và tôi.

Tự động, không ai phân công, rất tự nhiên mà vô thức, 3 chúng tôi mỗi người hình thành một công thức và vùng hương riêng của mình. Anh Đạt độc quyền thứ hương đầu gay gắt, vì mối tình hầu như tuyệt vọng với chị Quế, nhẫn nhục, mà cay đắng, chua chát, đôi lúc bất chợt nồng nàn, mê đắm kinh người của nhựa gỗ tùng, của vỏ cây thông khô, của xạ hương và hổ phách.

Chị Quế, nhợt nhạt như hoa Lys đứng cúi mặt ở chân rào, gần như không để ý đến mọi người chung quanh, hay lơ đãng và xao lãng, sau này chúng tôi mới hiểu chị đang sa vào mối tình sâu nặng với anh chàng bí ẩn nào đấy, (rồi tôi sẽ kể chuyện tình yêu của chị Quế, mà tôi ngờ rằng chính ám ảnh đó đã tạo ra mùi hương chị theo đuổi sau này). Mùi hương của chị nồng gắt, ẩn hiện và nhanh chóng tàn phai, khó lưu giữ lại, là tổng hợp của vị cỏ nhân nhẫn, thứ hương hoa đã qua một đêm một phần héo tàn, và rong rêu lục diệp bám vào vỏ cây, vừa mong manh vừa nhẫn nhục.

Tôi chính là mùi hương giữa, ấm áp và gay gắt, nông nổi mà tự do, là thứ hương tỏa lan của phấn hoa Dã Quỳ trên cánh đồng, thô gắt mạnh mẽ của bụi đất đỏ ba zan và quấn quít ngọt ngào vị trái cây của vỏ chanh cam quýt. Bây giờ nhớ lại, tôi mới hiểu rằng những ngày ngắn ngủi ấy ở Đà lạt là thời gian kỳ lạ nhất của chúng tôi, uể oải mà điên cuồng, tự do đến điên cuồng.

Dù là trong góc nhà tối, nơi những chai lọ thủy tinh cổ nhỏ, miệng kín nút bấc ngâm tẩm hàng trăm loại cây cỏ chiết xuất hương thơm, ngạt ngào mùi vodka và tinh dầu lên men oi nồng. Hay khoảng trống giếng trời rộng mênh mông bằng nửa gian nhà, rin rít tiếng ròng rọc chạy trượt trên con lăn những ngày mưa, và rồi mưa đổ xuống , tuôn theo hàng ngàn giọt bụi trắng li ti , mịn như phấn nhưng mát như hơi nước đọng trên mặt hồ. Hay ở giàn phơi, ủ những lớp cánh hoa vừa hái vào buổi sáng chưa tan hết sương, thứ cánh hoa đã se mình và nẫu nùng, bung hết mùi trinh bạch trong một góc tối. Hay là quanh thùng lạnh giàn chưng cất, nơi người ta có thể duỗi chân cả ngày ngắm chán chê hơi thở như khói, như sương của tinh dầu tuôn tràn qua ống nhựa và đọng lại thành từng giọt trong mờ, rồi rụng xuống run rẩy bằng hơi thở dài và ngập ngừng.

Nhưng hầu hết thời gian là chúng tôi ở trong rừng và lang thang trên cánh đồng. Trong không gian còn nguyên sơ hương từ 5 giờ đến 7 giờ sáng, Chúng tôi bứt bừa những lá cỏ , vò nát những mao hương nơi cuống lá, đưa lên mũi hít ngửi chán chê, uống tràn mùi hương trinh bạch ấy cho no nê từng dây thần kinh luôn rung động. Khác với âm nhạc hay hội họa, âm thanh hay hình ảnh, ánh sáng, luôn có thể gọi tên, đo đạc, mùi hương không thể gọi tên, vì mùi hương có cấu tạo thành phần rất riêng, có tính cách rất riêng, chỉ dựa vào cảm xúc của người và tình yêu với mùi hương ấy, như mỗi người yêu sẽ khám phá nhau bằng cung bậc tình cảm khác lạ và rung động đặc biệt của mình.

Có khi một thời gian dài, chúng tôi không ra phố, chúng tôi sợ mùi hương đa tạp và thô bạo của phố như người ăn chay quanh năm sợ mùi vị thô thiển của cá thịt. Với những cái mũi đã được rèn luyện khắt khe nhận biết rồi ghi nhớ chỉ đến 4 mùi hương trong một ngày và hai chục mùi hương trong một tuần, thì hương vị lai tạp của phố là mâm thức ăn hổ lốn ngập tràn hương liệu ngay lập tức có thể gây choáng váng và nôn ói.

Ba đứa theo đuổi giấc mơ riêng, thường rất thầm kín, ít chia sẻ với nhau, nhưng rồi ai cũng lờ mờ hiểu được, như mùi hương ấy, càng tinh khiết, càng trong trẻo càng kích thích và quyến rũ. Anh Đạt mơ giấc mơ cao nguyên, gần như bị ám ảnh về một tinh chất hương gọi lên mùi núi rừng. Cái cách anh lật từng vỏ gỗ, chúi mặt vào nhựa cây, vọc tay vào đất đỏ, vừa khắc khổ vừa cuồng tín. Ngoài tình yêu tan nát với chị Quế ra, tôi tin chỉ có cái mùi cao nguyên ấy có thể hủy hoại anh.

Tôi chẳng ước mơ gì xa vời, tôi chỉ thích pha trộn, tôi luẩn quẩn đi tìm thứ rất gần gũi, như con người ta thích thú khi tắm gội hoang sơ, tôi thích đằm mình trong thứ mùi hương pha trộn. Có lẽ vì bản tính tò mò háo hức gần như trẻ con, tôi chạy theo khuynh hướng Accord, kết hợp hoàn hảo giữa Absolute và Concrete, giữa Ambergris xa xỉ và Chypre đa dạng chỉ là hương hoa cỏ bình dân, hay Fougere ngọt ngào của trái cây chín tới và Oriental bí ẩn huyền hoặc...

Chị Quế là người hay mơ mộng viễn vông nhất trong 3 đứa, lại chay theo khuynh hướng hương xa, chị ủ mùi đại dương. Chúng tôi hay trêu ghẹo đam mê về rong rêu của chị, trêu ghẹo cả cái nông nổi tách từ mùi thứ rêu lằng nhằng gớm chết ký sinh ấy hương vị tảo biển và mùi tro mặn lẫn vị trái cây quấn quít chín rục của mùa hè ở biển. Biết đâu chừng chị đã nghiện cái mùi ấy từ giây phút đầu tiên người đàn ông của chị từ mép nước đi lên, trên tóc và da thịt ròng ròng tràn trề mùi tanh tao mà rất gợi tình của đại dương ? Anh Đạt hay trề môi xì xào rằng cái thứ mùi đai dương ấy mà, chẳng khác gì kiểu nghiện ngập vì bị tình dục mê hoặc!

Có đêm, anh Đạt mò vào góc nhà nơi tôi ngủ mê mệt, nghiến răng kèn kẹt (mẹ tôi kể tôi bị bệnh nghiến răng từ bé, do thần kinh quá nhậy cảm, tôi thì cho rằng căn bệnh này cũng một phần tạo ra từ nỗi đam mê nông nổi và quá quắt với mùi hương), nóng nảy kê quai dép cao su vào miệng tôi để cắt ngang cơn nghiến răng trèo treọ của tôi, và thì thầm, trong bóng tối:

- Đi theo anh, anh thấy chị Quế ra khỏi nhà.

Thế là tôi bật tỉnh ngay dậy. Đêm đó, tôi nhớ, là một đêm sương dày đặc, thứ sương tỏa lên từ hồ, trộn với hơi nước trĩu nặng lơ lửng giữa 2 tầng mây và mặt đất, tạo thành một lớp khói sương vừa lạnh lẽo vừa đặc quánh như keo dính dấp trên da thịt. Chị Quế chỉ còn là một chiếc bóng chuyển động sẫm màu hơn màn sương một tông. Anh Đạt và tôi núp sau hàng rào dày đặc hoa Bìm bịp, nhìn theo chị Quế tha thẩn giữa những gốc thông, thân hình mảnh dẻ lúc dặt dẹo áp vào một gốc thông này, lúc trườn qua một cây thông khác, động tác mê muội, đắm đuối của người đang làm tình với hư không. Cùng một lúc, mùi hương từ mặt hồ trào lên mãnh liệt, tôi chợt hiểu, thứ hương liệu nồng dậy tiết ra trong nắng sớm, chỉ là thứ hương hời hợt và thô thiển, mùi hương nồng dậy trong đêm khuya chính là thứ hương tinh chất sâu đằm, tiết ra từ cơn giao hoan đắm đuối của toàn thể thảm thực vật, cây cỏ và hoa lá và bầu trời đêm giao hòa vào nhau. Đó là mùi hương tỏa ra từ hoan lạc, đắm đuối đến mê muội và mãn nguyện.

Đó là bí mật của mùi hương riêng của chị Quế, mùi hương khi chị làm tình với màn đêm. Đó chính là người tình đặc biệt của chị Quế. Người tình trong bóng đêm.

Sau đêm đó, cuộc đời của 3 chúng tôi hoàn toàn thay đổi. Anh Đạt đột ngột chấm dứt hẳn tình yêu đơn phương tuyệt vọng với chị Quế. Chị Quế lặng lẽ bỏ chúng tôi và xưởng tinh dầu mà đi. Có nhiều hãng tinh dầu chuyên nhập hóa chất từ Trung quốc về pha trộn ra thứ hương liệu rẻ tiền và bán phá giá thị trường. Một ngày, bố tôi bán xưởng tinh dầu và cả khu đất cho một người kinh doanh resort.

Chúng tôi rời bỏ xưởng một sáng mùa Hè.

Mẹ tôi nói chúng tôi là những đứa điên dại vì hương.

Thời kỳ điên dại cuối cùng chấm dứt ở căn hộ chung cư 17 tầng giữa thành phố. Ở đó , tôi thấy mình bất động hàng giờ, nhìn qua khung cửa sổ nắng tràn trề xuống thành phố lô xô , xiêu vẹo, đa sắc màu bên dưới. Và không có một mùi hương nào. Phẳng lặng, rỗng không, nhạt nhẽo.

Không có một mùi hương nào từ tầng 17 nhìn xuống thành phố!

Ở đó, giấc mơ của chúng tôi chết đi và không trở lại nữa bao giờ!

Chỉ có thỉnh thoảng, khi cơn mưa nào đó, rào rạt xiên qua cửa kính, và vẽ ngang dọc từng đường run rẩy nguệc ngoạc trên mặt kiếng, tôi len lén, hé mở cửa, hít lấy hít để mùi mưa trong mát. Và nghe sâu lắm, chìm đâu đó, từ từ trỗi dậy, nỗi nhớ gần như là vết cắt đau đớn, rách toạc ra và khóc ri rỉ như trẻ con.

Miền linh thiêng của chúng tôi, những mùi hương xưa, đã đi đâu mất rồi?

 

UYÊN LÊ

(SG 7-2016)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89740)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75408)
Hợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 103471)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86890)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92405)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109031)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84123)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83163)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75502)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80446)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.