- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TRÊN ĐÁM MÂY CÓ KHUÔN MẶT CỦA NGƯỜI MÌNH THƯƠNG

19 Tháng Bảy 20162:38 SA(Xem: 32540)



10011920_4341738399838_2014401763_o
tranh - Lê Thánh Thư




Trên đám mây có khuôn mặt của người mình thương

Ký ức tuổi nhỏ của em gắn liền với cái hàng ba.

Bây giờ chắc không ai biết “cái hàng ba” là gì?

Đi đâu rồi em cũng trở về với cái hàng ba.

Khi em ra đời cái hàng ba đã ở đó rồi.

Mẹ em nói cái hàng ba của nhà ngoại còn ra đời trước mẹ.

Khi xây nhà mẹ đã bê nguyên cái hàng ba nhà ngoại vào Ngã tư Bảy hiền, ở Saigon.

Rồi mấy chục năm tuổi thơ, em chưa bao giờ rời cái hàng ba đó một ngày, không loanh quanh, luẩn quẩn ở hàng ba nhà mẹ, thì cũng loay hoay trở về với cái hàng ba ở nhà ngoại.

Cái hàng ba chỉ là khoảng sân trước nhà, dài bằng hết chiều dài ngôi nhà, nhưng chỉ rộng có 4-5 thước, hai bên là hai hàng cột và được ngăn với nhà hàng xóm bằng cái bông gió, hoặc là bông gió kiểu hoa văn gothic giản lược ở nhà ngoại, hoặc chỉ là mấy hàng lan can chạy dọc nếu cẩn thận có đúc thêm sắt chính giữa lan can, bên ngoài bọc xi măng. Như ở nhà mẹ, trên cùng của lan can bông gió là một cái bệ, cũng xây bằng xi măng, có lát thêm hàng gạch bông kiểu cổ, rất bền theo thời gian, càng ngày mặt gạch bông càng láng mịn, sờn mòn vì bong tróc hết lớp màu bóng của gạch mới ban đầu.

Trên hàng ba này là kỷ niệm buồn vui của thời tuổi nhỏ, cũng có những tai nạn, rủi ro đã xảy ra, là em chỉ nghe kể lại, đôi khi ham vui cà kê với nhà hàng xóm, chị Hai đã lỡ buông tay bế em út rớt tọt từ hàng ba xuống giữa hàng rào kẽm gai ngăn với nhà hàng xóm, loay hoay kéo em lên,may mà không bị rách mảng da thịt nào, là khi vì nghịch dại, mái đầu bằng trái cam của mấy đứa nhỏ bị kẹt lại giữa hai chấn song, dưới bệ gạch, làm mấy chị em vừa khóc vừa cười, mím môi mím lợi, mặt mày tái xanh tái xám hì hục kéo cái đầu tóc dính bệt và ướt đẫm mồ hôi của con nhỏ ra khỏi lan can, cho đến khi 2 chị em cùng té bịch xuống bậc thềm nhà, mới thở phào hú hồn hú vía.

Trên hàng ba này còn là nơi em nằm ngửa mặt nhìn trời, hai chân lơn tơn, đung đưa buông thả xuống lan can gạch, mải mê hàng giờ nhìn những đám mây.

Vì trên đám mây có khuôn mặt người mình thương.

Đám mây của ngày xưa có màu của mùa hè, trắng xốp như bông gòn, giữa nền trời xanh như màu biển sáng sớm, có đôi khi sau một giờ bềnh bồng, em không còn phân biệt đâu là biển, đâu là trời, như không còn đường phân định giữa chân trời và mặt biển bao la xanh.

Đám mây của ngày xưa còn có mùi của mùa hè, trong và ngọt dịu, mùi của hoa mận từng chùm mịn mượt, chín nẫu tỏa hương ngọt ngào rưng rức.

Đám mây của ngày xưa luôn thay hình, đổi dạng,nhưng lúc nào cũng mang khuôn mặt của những người mình thương.

Đó là khuôn mặt của những người vẫn còn một bên, như là mẹ, là ba, là anh chị hai, là cả chị Tư trợn, chị Vàng, hay bà Ba còng giúp việc, những người mà mỗi ngày mình luôn nhìn thấy mặt, rất đỗi bình thường, nhưng bỗng hiện lên trong đám mây sáng rỡ, hiền lành và rõ ràng từng đường nét, từng sợi tóc ướt mồ hôi bay lất phất, từng môi cười hiền mà tươi rói.

Có khi đó là những khuôn mặt của người đã đi xa rồi, đã mất rồ , nhưng chợt hiện lên, không rõ mồn một, mà dịu mờ, và trời ơi, là mềm mại và dịu dàng, vì những đường nét bị xóa mờ bởi ánh sáng, bởi tia nắng, bởi làn gió, và bởi vì mình nhung nhớ. Đó là khuôn mặt của bà ngoại, của ông ngoại, (dù trí nhớ về ông ngoại chỉ vỏn vẹn trong tấm hình thờ màu đen trắng!), của cậu út, của cậu ba, của những người không bao giờ còn về nữa. Nhưng mỗi ngày lại hiện ra trong đám mây.

Những thời khắc đó, nằm trên hàng ba, ngửa mặt nhìn trời, hai chân lơn tơn, thõng xuống, đung đưa giữa hàng lan can bằng gạch, là những thời khắc, mê mẩn, ngọt ngào nhất của tuổi thơ.

Sau này, sau này nữa, mẹ em dời nhà, rồi bán nhà, xây nhà mới mấy lần, những căn nhà dần về sau không còn lưu giữ kiến trúc của thập niên 50 - 60 nữa, càng ngày càng cầu kỳ và hiện đại, cái hàng ba vì thế mà biến mất, chốn thiêng liêng tụ tập và giao lưu với hàng xóm cũng không còn, vì người ta không còn nhu cầu giao lưu với hàng xóm qua cái hàng ba. Mà cũng mất hẳn nhu cầu giao lưu.

Nhưng cái hàng ba không mất đi trong ký ức của em. Trong nỗi nhớ nhà, cái hàng ba vẫn luôn ở đó, hiện lên rõ mồn một, ký ức như một cuốn phim màu sắc tươi nguyên, tươi mới mỗi lần, luôn là cận cảnh, thật chậm rãi, từ 2 cây cột cái tròn màu trắng, đến hàng lan can chấn song, nhìn qua hàng rào kẽm gai lưa thưa cho có lệ ngăn với nhà hàng xóm, và sau đó là cái bệ xi mặng lát gạch bông, trời ơi là cái bệ lát gạch bông rêu phong cũ mòn quen thuộc, và rồi, ký ức lại trải mình ra trên cái bệ mát rượi lất phất gió trưa hè có mùi hoa mận thơm ngòn ngọt rưng rức ấy, lại ngửa mặt nhìn vào trời xanh, màu xanh trong vắt của ngày xưa, và rồi ùa về, đầy trời, những đám mây bông xốp màu trắng tinh của bông gòn. Trên đó,mang đầy những khuôn mặt người mình thương!

Chiều hôm qua, trước khi trời mưa, trước khi cơn gió ẩm ướt xua tan những đám mây đen tả tơi rách rưới đi, trước khi bầu trời tối sụp xuống, cái màu tối thê lương ảm đạm trước cơn giông, trước khi chuyến xe bus số 30 của em tới, em ngồi một mình ở trạm xe bus, bất chợt ngẩng lên nhìn trời, và thấy chỉ một mảng nhỏ của những đám mây màu trắng bông xưa trở về.

Trên những đám mây đó em thấy trước hết khuôn mặt của ba. Cũng nụ cười hiền lành, dịu dàng, mà bí ẩn đó, trên khuôn mặt sáng ngời, khôi ngô, quen thuộc đó.

Và em thấy khuôn mặt anh, trước khi cơn gió ấy tới, thay đổi hình dạng, và khuôn mặt anh, liên tục thay đổi, đôi mắt, sóng mũi, miệng cười, đường nét vuông vức của cái cằm, và cả lúm đồng tiền sâu hút, cũng liên tục đổi thay.

Chỉ một phút giây đó thôi, rồi sau đó, tất cả vụt biến mất. Và cơn mưa tới. Em không kịp chạy cơn mưa, đứng ngẩn ngơ giữa trời.

Đứng ngẩn ngơ, nhìn theo đám mây mang khuôn mặt của người mình thương, tan đi, và cuối cùng, biến mất.

 

UYÊN LÊ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 7108)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 6378)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4603)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi
12 Tháng Chín 20238:24 CH(Xem: 6626)
Đá nghe chuyện của mưa / Mang lời cho gió / Phía sau câu chuyện là tiếng sóng / Nụ cười gieo / Gió cuốn mây / Những đứa trẻ nhặt mưa ban ngày.
12 Tháng Chín 20231:30 CH(Xem: 5978)
Kể từ lần đó, chúng tôi quay trở lại và coi quán Eden như điểm hẹn hàng ngày. Thi thoảng, em sẽ đến sớm hơn tôi, vẫn dáng vẻ im lìm nhắm mắt hút thuốc không hề để tâm tới xung quanh ấy. Em thích những bản nhạc thê thiết vẫn nhả lời rầu rĩ ở quán. Lý do mới thật sự đơn giản làm sao.
12 Tháng Chín 20232:20 SA(Xem: 6858)
Ngủ đi. mênh mang suối nguồn / Ngủ đi. vợi nhẹ tâm buồn không đâu / Một bóng đời vút ảnh câu / Mà trần gian vẫn nhiệm mầu sắc không
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 6216)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.
12 Tháng Chín 202312:43 SA(Xem: 6388)
Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của William Butler Yeats. Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đẫm máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc trỗi dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh.
12 Tháng Chín 202312:14 SA(Xem: 7164)
khi ngôn ngữ trở thành phù phiếm / trên môi người hát ca / anh trở về yên ngủ / dưới cội hoa mai già
10 Tháng Chín 20238:59 CH(Xem: 5931)
Sau gần một năm, chính xác là 11 tháng và 15 ngày, chữa trị ung thư mắt tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas, nay tôi đã về nhà yên bình và niềm vui trong lòng dâng cao mãi. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi nhận ra mình thực sự sống sót, thoát chết, trở về trong “chiến thắng vinh quang”, sau cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác. Căn bệnh ấy quái ác thật, nguy hiểm thật, chỉ nghe tên cũng rùng mình run sợ. Điều trị khỏi bệnh ung thư đối với riêng tôi, là một dấu ấn hằn sâu trong tâm não. Đã có biết bao người bỏ cuộc giữa đường. Tôi thì không! Một chiến sĩ trên đường ra mặt trận, được trang bị tinh thần quyết chiến, quyết thắng, lẽ nào tôi không có chiến công mang về. Trung tâm ung thư nằm ở tầng lầu 14 của bệnh viện, đã gợi ý tôi, tưởng tượng rằng mình đã xuống tới tầng địa ngục thứ 14, và không ngại ngùng, ghi lại những cảm xúc chân thực và niềm vui sướng tuyệt vời trong bài hồi ức “Trở về từ tầng…14”.