- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TRÊN ĐÁM MÂY CÓ KHUÔN MẶT CỦA NGƯỜI MÌNH THƯƠNG

19 Tháng Bảy 20162:38 SA(Xem: 32897)



10011920_4341738399838_2014401763_o
tranh - Lê Thánh Thư




Trên đám mây có khuôn mặt của người mình thương

Ký ức tuổi nhỏ của em gắn liền với cái hàng ba.

Bây giờ chắc không ai biết “cái hàng ba” là gì?

Đi đâu rồi em cũng trở về với cái hàng ba.

Khi em ra đời cái hàng ba đã ở đó rồi.

Mẹ em nói cái hàng ba của nhà ngoại còn ra đời trước mẹ.

Khi xây nhà mẹ đã bê nguyên cái hàng ba nhà ngoại vào Ngã tư Bảy hiền, ở Saigon.

Rồi mấy chục năm tuổi thơ, em chưa bao giờ rời cái hàng ba đó một ngày, không loanh quanh, luẩn quẩn ở hàng ba nhà mẹ, thì cũng loay hoay trở về với cái hàng ba ở nhà ngoại.

Cái hàng ba chỉ là khoảng sân trước nhà, dài bằng hết chiều dài ngôi nhà, nhưng chỉ rộng có 4-5 thước, hai bên là hai hàng cột và được ngăn với nhà hàng xóm bằng cái bông gió, hoặc là bông gió kiểu hoa văn gothic giản lược ở nhà ngoại, hoặc chỉ là mấy hàng lan can chạy dọc nếu cẩn thận có đúc thêm sắt chính giữa lan can, bên ngoài bọc xi măng. Như ở nhà mẹ, trên cùng của lan can bông gió là một cái bệ, cũng xây bằng xi măng, có lát thêm hàng gạch bông kiểu cổ, rất bền theo thời gian, càng ngày mặt gạch bông càng láng mịn, sờn mòn vì bong tróc hết lớp màu bóng của gạch mới ban đầu.

Trên hàng ba này là kỷ niệm buồn vui của thời tuổi nhỏ, cũng có những tai nạn, rủi ro đã xảy ra, là em chỉ nghe kể lại, đôi khi ham vui cà kê với nhà hàng xóm, chị Hai đã lỡ buông tay bế em út rớt tọt từ hàng ba xuống giữa hàng rào kẽm gai ngăn với nhà hàng xóm, loay hoay kéo em lên,may mà không bị rách mảng da thịt nào, là khi vì nghịch dại, mái đầu bằng trái cam của mấy đứa nhỏ bị kẹt lại giữa hai chấn song, dưới bệ gạch, làm mấy chị em vừa khóc vừa cười, mím môi mím lợi, mặt mày tái xanh tái xám hì hục kéo cái đầu tóc dính bệt và ướt đẫm mồ hôi của con nhỏ ra khỏi lan can, cho đến khi 2 chị em cùng té bịch xuống bậc thềm nhà, mới thở phào hú hồn hú vía.

Trên hàng ba này còn là nơi em nằm ngửa mặt nhìn trời, hai chân lơn tơn, đung đưa buông thả xuống lan can gạch, mải mê hàng giờ nhìn những đám mây.

Vì trên đám mây có khuôn mặt người mình thương.

Đám mây của ngày xưa có màu của mùa hè, trắng xốp như bông gòn, giữa nền trời xanh như màu biển sáng sớm, có đôi khi sau một giờ bềnh bồng, em không còn phân biệt đâu là biển, đâu là trời, như không còn đường phân định giữa chân trời và mặt biển bao la xanh.

Đám mây của ngày xưa còn có mùi của mùa hè, trong và ngọt dịu, mùi của hoa mận từng chùm mịn mượt, chín nẫu tỏa hương ngọt ngào rưng rức.

Đám mây của ngày xưa luôn thay hình, đổi dạng,nhưng lúc nào cũng mang khuôn mặt của những người mình thương.

Đó là khuôn mặt của những người vẫn còn một bên, như là mẹ, là ba, là anh chị hai, là cả chị Tư trợn, chị Vàng, hay bà Ba còng giúp việc, những người mà mỗi ngày mình luôn nhìn thấy mặt, rất đỗi bình thường, nhưng bỗng hiện lên trong đám mây sáng rỡ, hiền lành và rõ ràng từng đường nét, từng sợi tóc ướt mồ hôi bay lất phất, từng môi cười hiền mà tươi rói.

Có khi đó là những khuôn mặt của người đã đi xa rồi, đã mất rồ , nhưng chợt hiện lên, không rõ mồn một, mà dịu mờ, và trời ơi, là mềm mại và dịu dàng, vì những đường nét bị xóa mờ bởi ánh sáng, bởi tia nắng, bởi làn gió, và bởi vì mình nhung nhớ. Đó là khuôn mặt của bà ngoại, của ông ngoại, (dù trí nhớ về ông ngoại chỉ vỏn vẹn trong tấm hình thờ màu đen trắng!), của cậu út, của cậu ba, của những người không bao giờ còn về nữa. Nhưng mỗi ngày lại hiện ra trong đám mây.

Những thời khắc đó, nằm trên hàng ba, ngửa mặt nhìn trời, hai chân lơn tơn, thõng xuống, đung đưa giữa hàng lan can bằng gạch, là những thời khắc, mê mẩn, ngọt ngào nhất của tuổi thơ.

Sau này, sau này nữa, mẹ em dời nhà, rồi bán nhà, xây nhà mới mấy lần, những căn nhà dần về sau không còn lưu giữ kiến trúc của thập niên 50 - 60 nữa, càng ngày càng cầu kỳ và hiện đại, cái hàng ba vì thế mà biến mất, chốn thiêng liêng tụ tập và giao lưu với hàng xóm cũng không còn, vì người ta không còn nhu cầu giao lưu với hàng xóm qua cái hàng ba. Mà cũng mất hẳn nhu cầu giao lưu.

Nhưng cái hàng ba không mất đi trong ký ức của em. Trong nỗi nhớ nhà, cái hàng ba vẫn luôn ở đó, hiện lên rõ mồn một, ký ức như một cuốn phim màu sắc tươi nguyên, tươi mới mỗi lần, luôn là cận cảnh, thật chậm rãi, từ 2 cây cột cái tròn màu trắng, đến hàng lan can chấn song, nhìn qua hàng rào kẽm gai lưa thưa cho có lệ ngăn với nhà hàng xóm, và sau đó là cái bệ xi mặng lát gạch bông, trời ơi là cái bệ lát gạch bông rêu phong cũ mòn quen thuộc, và rồi, ký ức lại trải mình ra trên cái bệ mát rượi lất phất gió trưa hè có mùi hoa mận thơm ngòn ngọt rưng rức ấy, lại ngửa mặt nhìn vào trời xanh, màu xanh trong vắt của ngày xưa, và rồi ùa về, đầy trời, những đám mây bông xốp màu trắng tinh của bông gòn. Trên đó,mang đầy những khuôn mặt người mình thương!

Chiều hôm qua, trước khi trời mưa, trước khi cơn gió ẩm ướt xua tan những đám mây đen tả tơi rách rưới đi, trước khi bầu trời tối sụp xuống, cái màu tối thê lương ảm đạm trước cơn giông, trước khi chuyến xe bus số 30 của em tới, em ngồi một mình ở trạm xe bus, bất chợt ngẩng lên nhìn trời, và thấy chỉ một mảng nhỏ của những đám mây màu trắng bông xưa trở về.

Trên những đám mây đó em thấy trước hết khuôn mặt của ba. Cũng nụ cười hiền lành, dịu dàng, mà bí ẩn đó, trên khuôn mặt sáng ngời, khôi ngô, quen thuộc đó.

Và em thấy khuôn mặt anh, trước khi cơn gió ấy tới, thay đổi hình dạng, và khuôn mặt anh, liên tục thay đổi, đôi mắt, sóng mũi, miệng cười, đường nét vuông vức của cái cằm, và cả lúm đồng tiền sâu hút, cũng liên tục đổi thay.

Chỉ một phút giây đó thôi, rồi sau đó, tất cả vụt biến mất. Và cơn mưa tới. Em không kịp chạy cơn mưa, đứng ngẩn ngơ giữa trời.

Đứng ngẩn ngơ, nhìn theo đám mây mang khuôn mặt của người mình thương, tan đi, và cuối cùng, biến mất.

 

UYÊN LÊ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 107651)
T ôi chui vào ô tô. Chiếc xe mới coóng. Nội thất vẫn còn nguyên mùi hăng hắc, ngai ngái. Bóng lộn. Tôi khen chủ tịch phường mà sang trọng thế này thì dân được nhờ. Nói xong, chột dạ, sợ hắn nghĩ mình cạnh khóe, tôi vội ự…hừm, ý tôi là ông chủ tịch phường mà ăn nên làm ra thì dân cũng phất theo, chứ làm cán bộ địa phương thời nay mà nghèo quá, lúi xúi quá, thì cũng không có uy tín với dân. Anh nghèo mà làm lãnh đạo thể nào cũng sinh ra tính xà xẻo. Nếu anh giầu có rồi thì anh không tham nữa. Thế là dân được nhờ…Nói xong, tôi tự thấy cái lý luận của mình là loại lý luận ma cô. Lại chột dạ.[...] Rồi lại im không nói gì. Ngoài trời mưa như trút nước. Càng ngày càng to...
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 98552)
L oan cởi nhẫn cưới đeo vào cho Hoàng. “Anh cố giữ làm bùa hộ mệnh, lúc nào cũng có em bên cạnh”. Hoàng thấy vậy mà thương vợ thêm. Có người vợ biết chăm sóc từng li từng tí. Hoàng rưng rưng nước mắt bước ra khỏi nhà…
30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 104306)
N gày 30 tháng Giêng năm 1948, một tên sát thủ theo chủ nghĩa dân tộc Hindu đã sát hại nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần Ấn Độ là ông Mohandas Karamchand Gandhi. Ông bị bắn ba phát đạn vào ngực và bụng trong khi đang trên đường đến nhà thờ để đọc lời cầu nguyện hàng ngày.
30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 98996)
... C ó điều người ta cần phải ghi nhớ là người Tàu luôn luôn kiêu căng, tự coi nước mình là một nước lớn là duy nhất văn minh, chung quanh họ đều là man di mọi rợ, Việt Nam hay Đại Việt đi chăng nữa cũng chỉ là man, Nam Man, nằm ngoài rìa của Hoa Hạ, của Trung Hoa thời Dân Quốc, của Trung Quốc thời Cộng Sản hiện tại...Những chiến thắng của người Việt trong các thời Lý Trần, đặc biệt là chiến thắng chống quân Mông Cổ trong khi người Tàu thực hiện không nổi là những gì họ không chấp nhận được.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 97385)
H ơi cay của rượu lan dần cổ họng chạy dọc thân thể. Cảm giác đầu lưỡi ngọt dư vị rượu trắng không pha như hôn nhân không giá thú, biết nguy hiểm nhưng vẫn dấn thân. Lâu dần cô ghiền cái hơi của gã, không thể sống thiếu gã. Cô thấy mình bị một sợi dây vô hình thít chặt ngang cổ, càng quẫy đạp càng riết chặt hơn, cô kêu cứu nhưng chẳng ai nghe được bởi gã đã ăn mất lưỡi của cô sau từng muỗng hôn ngọt ngào, gằn xé lẫn khinh bỉ.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 92896)
T rịnh Y Thư sinh năm 1952, tại Hà Nội. Viết văn, làm thơ, dịch. Tác phẩm đã xuất bản: Đời nhẹ khôn kham (The Unbearable Lightness of Being), tiểu thuyết của nhà văn Pháp gốc Tiệp Milan Kundera, tạp chí Văn Học xuất bản, 2002; Căn phòng riêng (A Room of One’s Own), lí luận văn học của nhà văn nữ Virginia Woolf, Tri Thức xuất bản, 2009. Người đàn bà khác, tập truyện, Thế Giới xuất bản, 2010. Hiện định cư tại bang California, Hoa Kì.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91548)
T răng non mới chớm lưỡi liềm, nhưng sao tôi nhức nhối lạ thường. Nhức từ bên trong, và cảm thấy cô đơn như chưa từng. Nấm mộ nhà thơ nhô lên, dưới ba thước đất là một nắm xương khô. Nhưng trên mặt đất này, thơ ông vẫn toả sáng những dòng đối chọi lại bệnh tật tàn khốc của ông bằng những niềm hạnh phúc hầu như không tưởng. Nhìn ra xa, biển tít tắp lấp lánh như dát gương. Dăm cánh buồm trắng những con thuyền câu về muộn nhấp nhô ẩn hiện.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99929)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106697)
... T ôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi...
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91959)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)