- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng

04 Tháng Tư 20161:35 CH(Xem: 29411)

Studio-DC--Tan-Dinh-1988
Studio ĐC- Tân Định -1988


* Gởi Trịnh Xuân Tịnh,


Tôi xin làm đá cuội…,
…làm hạt mưa tan giữa trời.

 TCS





Từ nhiều năm nay trước khi lên giường ngủ, tôi phải uống ba loại thuốc an thần một lúc. Ngày Đinh Cường còn, chúng tôi thường trao đổi nhau về tên vài loại thuốc trị chứng mất ngủ này. Anh có uống thử, nhưng rồi vẫn trở về với Ambien 5mg,  dù thuốc chỉ giúp anh chợp mắt vài ba tiếng, không ngủ lại được.  Anh đã dùng khoảnh khắc này để làm thơ, những bài thơ như tin nhắn mỗi ngày đến bạn bè khắp nơi. Tôi thì có những giấc ngủ ngắn, sâu nhưng đầy mộng mị, thường bàng hoàng khi chợt tỉnh. Như những đêm gần đây, tỉnh ra, thường nghĩ ngay về một người bạn, để rồi hốt hoảng biết bạn mình không còn nữa. Hình ảnh đó, con người đó đã tan theo mây khói rồi. Lòng thắt lại thảng thốt, có thể nào? Có thể và Không thể. Cứ như đám mây vần vũ mãi trong đầu. Vẫn biết vô thường là thường, mà sao vẫn không thể là rừng xưa đã khép.

Bây giờ ở chốn xa xăm nào đó, những người bạn ngồi lại bên nhau, hả hê vì vĩnh viễn không còn cách trở. Những câu chuyện chưa kịp nói trước đây, cơ hồ, lãng đãng trao đổi nhau lúc này. Ví như, sao không có Hồi ký nào để lại? Phải chăng quan niệm cho rằng hồi ký bị giới hạn bởi chữ nghĩa. Không viết vì muốn đời sống như huyền thoại, làm sao những con chữ có thể diễn đạt. Thôi kệ, hãy để tự nhiên. Đừng mong tìm thông cảm, thấu hiểu về một ca khúc, một tác phẩm hội họa, khi cái nhà tù lớn nhất của người nghệ sĩ còn tồn tại. Nhà tù là sự cấm đoán, là sự phê phán thiếu trí tuệ. Như có một thời đã xảy ra. Bạn không thể vẽ nhà máy mà không có khói !  Từ đó muốn viết thì phải lách, ngôn ngữ trở nên mơ hồ, ý tưởng lấp lửng thực, hư. Nhưng rồi thời gian, dù có trải qua cả thế hệ, cũng sẽ có ngày, người bạn trẻ nghe, nhìn và hiểu.

Những ca từ một hôm không còn ghi ngày tháng ở mỗi bài. Để từ đó, gọi là những bài ca không năm tháng. Những người gần gủi, cận kề chưa hẳn đã hiểu đủ về tác phẩm của họ. Trường hợp Bùi Vĩnh Phúc thì khác, chưa một lần gặp tác giả, nhưng đã viết một tác phẩm về Trịnh Công Sơn giá trị.

Có một ngôi nhà mang đậm nhiều kỷ niệm đã chìm sâu vào dĩ vãng, chỉ còn địa chỉ trong trí nhớ hoang vu là 79 Phan Bội Châu. Tại đây Đinh Cường, Ngô Kha, Trịnh Cung đã lui tới và kết bạn với Sơn. Còn Gác Trịnh hiện nay, 11/3 Nguyễn Trường Tộ chỉ là nhà chung trước đây, anh ở sau cùng, thời gian ngắn nhất.

Vẫn những giấc ngủ đầy mộng mị hằng đêm. Tôi không giấu bạn bè trong những giấc mơ, cớ sao giấc mơ nào các bạn cũng về nói cười vui vẻ, sinh hoạt như những ngày còn nhau. Để lúc tỉnh ra, một mình trong bóng tối, tôi vật vờ hoang mang như kẻ mộng du.

 Và rồi, bắt đầu những con chữ lang thang không ngày tháng, như thế này.

 

LỮ QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tám 201512:50 SA(Xem: 31548)
Bùi Nhật Tiến, bút hiệu Nhật Tiến sinh ngày 24-8-1936 tại Hà Nội. Năm 1946 mới 10 tuổi Nhật Tiến đã phải theo gia đình rời Hà Nội đi tản cư qua những tỉnh như Sơn Tây, Việt Trì, Hưng Hoá, Phú Thọ
19 Tháng Tám 20158:04 CH(Xem: 34275)
Chuyến hành trình của tôi bắt đầu vào một ngày lộng gió, một buổi chiều mà sắc vàng của nắng nhạt chìm ngâp khắp thế gian. Như mọi ngày sau khi tan học tôi đạp xe song song với thằng bạn thân của mình. Người Lạ là cách tôi gọi nó, đó không phải tên thật, nhưng một ngày nọ nó đã quyết định là từ nay tôi phải gọi nó là Người Lạ, như cách nó vẫn trân trọng thông báo về mình.
18 Tháng Tám 20152:21 SA(Xem: 32787)
“ Nói về Nhục Cảm, thì có thể biểu đạt như một cảm giác hưởng thụ.” Cô bạn tôi, sau khi cái miệng xinh đã thỏa mãn chừng vài thỏi chocolate, liền phán tiếp, “ Miếng Chocolate đầu tiên là Thiên đàng, miếng thứ tư thì vẫn còn ngon, nhưng đến miếng thứ mười lăm thì có thể gần như vô vị.
18 Tháng Tám 201512:59 SA(Xem: 44957)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Dương Phương Linh sống và làm việc tại Paris. Ngoài sáng tác thơ, cô còn vẽ và soạn nhạc. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những tác phẩm của Dương Phương Linh đến với quý độc giả và văn hữu Hợp Lưu.
14 Tháng Tám 20151:33 SA(Xem: 35181)
Mang tiếng lấy chồng có cái mát Việt Kiều gia thế, sang đến nơi mới vở lẽ gả ta chỉ giàu mỗi mớ chữ vô dụng, uổng công thị mưu toan tính toán lấy chồng đi Mỹ. Bỏ làng bỏ xóm theo gả sang đây sinh con đẻ cái, thị làm việc đầu tắt mặt tối. Làm quần quật bao nhiêu cũng không đủ ăn thua với thiên hạ.
12 Tháng Tám 20153:54 SA(Xem: 30518)
Dù ai có nghệ sĩ tính tận mây xanh, vốn coi tiền chả ra gì, chắc cũng có lúc phải lúng túng im lặng, khi vắng nó. Ít tiền mà để anh bạn mới quen bao cho bữa nhậu lớn hai người, để nợ mãi một bữa nhậu, thì chắc chừng nào bao lại được thì mới dám bè bạn tiếp với người ta. Ít tiền sao dám rủ rê ai, không rủ không đến với ai thì có ai chơi với mình.
12 Tháng Tám 20153:45 SA(Xem: 31095)
Khung cửa sổ. Những con người đang di chuyển ở phía dưới con đường. Tạp âm trộn lẫn vào nhau: tiếng người và tiếng còi xe rú rít. Nga tìm kiếm một chút trong trẻo xung quanh, nhưng cái váng vất kia chỉ làm bẹp dí quả tim xuống phía dưới lồng ngực.
12 Tháng Tám 20153:27 SA(Xem: 32748)
Thời đó, và có thể còn đậm nét ở thế hệ của tôi (1940), văn nghệ, văn chương theo định nghĩa của Xuân Diệu là “run với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Mây gió trăng, sao, bầu trời xanh biền biệt vẫn là những đề tài muôn thưở của văn hoá, văn học. Thiên nhiên vẫn mãi là cái nền để thị hiện sự hiện hữu và tâm cảm của con người. Cái vở tuồng đời sống cần có mộït sân khấu để người ta yêu nhau, ghét nhau, ham muốn, thù hận, chiến tranh. Mặt trời lên, mang hơi ấm và sự bao bọc yên bình, đêm về với niềm đe doạ nhưng cũng đầy quyến rũ của một vũ trụ thăm thẳm “thiên la địa võng” vây bủa chung quanh.
06 Tháng Tám 20152:42 SA(Xem: 31640)
những mảnh vỡ quá khứ một hôm cắt đứt niềm tin cái thói hèn trở chứng trong một ngày bi quan
06 Tháng Tám 20152:28 SA(Xem: 15978)
Lễ Đầu Hàng Của Ông Cháu Mạc Đăng Dung (30/11/1540-29/4/1541) tiếp cận một thời khoảng dày phủ sương mù của những cuộc tâm lý chiến giữa Trung Hoa và Việt Nam, kéo dài từ thời thượng và trung cổ, tới hiện tại, cũng như các phe phái đối nghịch nhau tại mỗi nước.