- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Trò Chuyện Cùng Nhà Thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư, Phần Không Tính Cách Tạo Nên Sự Sáng Tạo Riêng Của Mỗi Tác Giả

14 Tháng Ba 20163:26 CH(Xem: 37242)

 

NHAT-PV
Nguyễn Hoàng Anh Thư - Huế 2016



Mỗi người viết đều cần phải có tư duy độc lập, không bị ràng buộc hay giới hạn bởi một đường lối hay chủ trương nào từ các hiệp hội văn học của nhà nước. Bởi văn chương là sáng tạo, mà sáng tạo thì vô cùng. Nếu sáng tạo văn chương mà có thể giới hạn được, thì tôi nghĩ là chỉ có thể là khoanh một vòng tròn độc lập trong cái ý niệm sống của mỗi một cá thể con người. Tôi vẫn vấp phải những trở ngại trong cuộc sống khi sáng tác tự do, nhưng tôi luôn thấy rõ rằng, tôi không vi phạm gì đến pháp luật, tất cả đều vì sáng tạo văn chương. Cảm ơn Như Quỳnh de Prelle đã chia sẻ với tôi về công việc sáng tác này (n.h.a.t.)

 

 

Như Quỳnh de Prelle (từ Brussels):

 

Phần không tính cách trong các tác phẩm tạo nên cái Tôi của nhiều tác giả đương đại. Chị thấy sao từ cá nhân và những người bạn viết mà chị biết?

 

Tôi giải thích một chút về ý nghĩa của Phần không tính cách ở đây. Theo tôi, đó là cách đón nhận suy nghĩ, cảm xúc đến rất nhanh có khi vội vàng của tác giả. Cũng là cách nhìn thế giới trong một khoảnh khắc như là vô tận, hiện hữu và vụt biến ngay đi. Tác phẩm ra đời như thế, không dấu vết ngay cả khi lịch sử đang tồn tại trong đó. Người đọc được cảm nhận và sẻ chia lúc ấy, thậm chí không dấu ấn, không nhớ họ đọc gì nhưng tác phẩm nó đã tồn tại như cách nó ra đời. Người viết thể hiện cái Tôi một cách rõ ràng trong những đứa con tinh thần của mình bằng những khoảnh khắc rất hiện sinh. Câu chuyện ấy được kết thành như sự tồn tại vốn có của loài người và con người đang sống, hoặc đã chết.

 

Nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư (từ Huế):

 

Bạn đã giải thích rõ về Phần không tính cách, Như Quỳnh de Prelle. Tôi nghĩ đơn giản đó là cảm hứng, không mang luận lý của cái nhìn đa chiều từ tính cách cá nhân. Tôi thường hay làm thơ theo cảm hứng ngẫu nhiên, nhưng càng viết thì càng phát hiện nhiều điều thú vị trong thế giới mà mình cảm nghiệm đó. Sự phát hiện như một lăng kính ảo diệu đã làm mình say mê thế giới trong thơ. Như bạn nói: “người viết thể hiện cái Tôi một cách rõ ràng trong những đứa con tinh thần của mình bằng những khoảnh khắc rất hiện sinh”. Đúng như vậy, khi mới viết, bắt đầu từ ý tưởng, thì cảm hứng đã gợi mở những con chữ lạ, đẹp, ngỡ như những mảnh li ti nhiều sắc màu xoay xoay dưới đôi mắt trẻ thơ trong cái kính vạn hoa, mình chỉ việc lắp ghép các ngôn từ ấy lại như một trò game ma thuật cuốn hút (đó là cảm giác của sự say mê rất riêng).

 

Đến với thế giới thơ, mỗi người có một sự quan sát riêng, một không gian thơ riêng, một cảm nghiệm riêng và rộng hay hẹp, nông hay sâu là tùy thuộc vào thế giới quan ấy. Nhiều khi mình hay nói đùa: tính cách của tôi là bẩm sinh, như cốt cách con người vậy, không phải chịu ảnh hưởng gì từ môi trường sống. Thật ra đó là vốn sống là nhiều, sự trải nghiệm trong sách cũng là vốn sống. Điều này vừa hay vừa dở, hay là vì tôi luôn được sống tự do với bản thể, không cần gò mình vào khuôn mẫu nào đó; cái dở là khó hòa đồng với đám đông, khó thăng tiến sự nghiệp (theo nghĩa danh chức). Và mỗi người sáng tạo đều có dấu ấn riêng về thời đại của họ, nhưng vẫn có rất nhiều người đã đánh thức được ký ức của thời đại trước. Nhiều khi tôi thấy việc làm thơ cũng như là mình trình bày thái độ, suy nghĩ của mình với những gì mình thấy. Như tôi đã từng viết rất nhiều bài Thơ nói về Thơ, ví dụ như bài: “Thơ thách đố: với toán học/ nó làm phép cộng trừ yêu và ghét/ không nằm trong công thức gạn lọc/ thơ vẽ đồ thị bình phương lên chiếc bóng/ gieo nỗi buồn lên mỗi bông hoa bồ công anh/rơi trên thảm cỏ xanh/và mắc rối…” Thơ cũng cần sự rõ ràng như toán học, dù thơ là điều gợi ra từ cảm hứng bất chợt, dù khi ý niệm sống của mình có mở ra ba cõi nhân sinh. Thơ tôi lý trí hơn là cảm giác bay bổng, chỉ là tôi khéo léo che đậy sự khô cứng của lý trí bằng những ẩn dụ hoặc ngôn từ hài hước, đời thường, hay bằng giọng điệu giễu cợt… Khi đọc thơ tôi, mọi người sẽ nhận ra ngay tính cách, lứa tuổi, thời đại, thế hệ  của tôi. Vậy nên, nói là “phần không tính cách” nhưng lại mang tính cách rất riêng của mỗi người.

 

Như Quỳnh de Prelle: Là tác giả duy nhất được giải về thơ của Văn đoàn Việt, chị có cảm xúc và suy nghĩ gì?

 

Nguyễn Hoàng Anh Thư: Về giải thưởng Thơ của Văn đoàn Việt, tôi rất quý trọng điều này, vì nhờ đó mà tôi biết thơ của tôi đã có được sự đồng cảm, chia sẻ của đông đảo người đọc và những người làm công việc sáng tạo phê bình văn chương. Đó là sự khởi đầu rất thuận lợi cho con đường sáng tạo của tôi.

 

Như Quỳnh de Prelle: Giải thưởng mở cánh cửa cho chị vào con đường sáng tác chuyên nghiệp, chị sẽ theo sáng tác hoàn toàn hay vẫn song hành là một cô giáo dạy Văn ở trường trung học?

 

Nguyễn Hoàng Anh Thư: Về từ “chuyên nghiệp” này dành cho người viết thì hơi khó phân biệt, bởi tôi thấy nhiều người viết “chuyên nghiệp” bởi họ làm công việc liên quan đến văn chương nhưng chưa hẳn họ sáng tác “chuyên nghiệp”. Và đa số những nhà văn nhà thơ đều tìm cho mình một nghề để mưu sinh, không thể mưu sinh bằng thơ văn được, từ thời của Tản Đà đến bây giờ thì giá của văn chương càng ngày càng tuột dốc giữa chợ trời. Thêm nữa, tôi chỉ là người mới viết, nghề nghiệp chính của tôi mãi là giáo viên cho đến 15 năm nữa nghỉ hưu, hy vọng lúc ấy tôi sẽ có cơ hội chuyển nghề.

 

Như Quỳnh de Prelle: Có nhiều khó khăn với chị khi đi theo hướng sáng tác tự do và không có chủ trương như của các hiệp hội văn học trong nước?

 

Nguyễn Hoàng Anh Thư: Mỗi người viết đều cần phải có tư duy độc lập, không bị ràng buộc hay giới hạn bởi một đường lối hay chủ trương nào từ các hiệp hội văn học của nhà nước. Bởi văn chương là sáng tạo, mà sáng tạo thì vô cùng. Nếu sáng tạo văn chương mà có thể giới hạn được, thì tôi nghĩ là chỉ có thể là khoanh một vòng tròn độc lập trong cái ý niệm sống của mỗi một cá thể con người. Tôi vẫn vấp phải những trở ngại trong cuộc sống khi sáng tác tự do, nhưng tôi luôn thấy rõ rằng, tôi không vi phạm gì đến pháp luật, tất cả đều vì sáng tạo văn chương. Cảm ơn Như Quỳnh de Prelle đã chia sẻ với tôi về công việc sáng tác này.

 

Như Quỳnh de Prelle: Cảm ơn cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư.

 

Brussels-Huế 13/3/2016
Ý kiến bạn đọc
19 Tháng Chín 20171:57 CH
Khách
Nhà văn hóa
19 Tháng Chín 20171:56 CH
Khách
Một cái robot
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tám 20235:00 CH(Xem: 5423)
bơ phờ là lúc em ánh sáng / ngàn năm mỏi mệt ngân hà / thiên thu bay mãi trời xa / nông nổi ẩn mờ hoài niệm
04 Tháng Tám 20234:38 CH(Xem: 7159)
tôi đã tha hương bên bờ sông nước chảy / một viên sỏi một nhánh rong / như mắt thủy xanh rêu tiền kiếp / tôi nỡ nào để thủy trôi đi làm giọt mưa tan / vào tiềm thức mịt mù của số phận
04 Tháng Tám 20233:39 CH(Xem: 7104)
tôi về đây nghe hết một thời / thân này hồn sẽ bỏ, chia đôi / còn xin giữ lại cho mình chút / nắng sớm mưa chiều … theo mây trôi
04 Tháng Tám 20233:26 CH(Xem: 5774)
mùa xuân/ em đến/ ngại ngần/ mùa hè/ ta ngủ/ căn phần/
15 Tháng Bảy 202311:26 CH(Xem: 6548)
Gia đình chúng tôi vô cùng đau buồn kính báo tin cùng Chư Tôn Đức, Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu xa gần: Con, cháu chúng tôi là: Phật tử: PHẠM TRƯỜNG SONNY / Pháp danh: TRÍ LẠC / Sinh ngày: 11 tháng 9 năm 1994 tại Orange County, California./ Mất ngày: 11 tháng 7 năm 2023 tại Orange County, California. Hưởng dương: 30 tuổi
13 Tháng Bảy 20235:38 CH(Xem: 6446)
con lòng tong nhỏ / trôi đi / bâng khuâng / buồn lại phương phi / giữa trời
10 Tháng Bảy 20235:10 CH(Xem: 5454)
cửa em / không phải cửa mình / cửa ta / nhà bạn / thình lình mở toang
10 Tháng Bảy 20231:55 CH(Xem: 7011)
PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969 Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự... Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu, phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh. Trong tập thơ này, có 34 nhà thơ nữ Hoa Kỳ, và sáu nhà thơ nữ Việt Nam: Xuân Quỳnh (My Son’s Childhood), Hương Tràm (The Vietnamese Mother), Hà Phương (To An Phu, From This Distance I Talk To You), Trần Mộng Tú (The Gift In Wartime, Dream of Peace), Minh Đức Hoài Trinh..., Nguyễn Ngọc Xuân...
28 Tháng Sáu 20239:58 CH(Xem: 7570)
anh là chim cánh mỏi / bay về tổ chiều hôm / không còn ai ngóng đợi / tay với cành hoa thơm
18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 6277)
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ. Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó.