- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Trò Chuyện Cùng Nhà Thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư, Phần Không Tính Cách Tạo Nên Sự Sáng Tạo Riêng Của Mỗi Tác Giả

14 Tháng Ba 20163:26 CH(Xem: 51138)

 

NHAT-PV
Nguyễn Hoàng Anh Thư - Huế 2016



Mỗi người viết đều cần phải có tư duy độc lập, không bị ràng buộc hay giới hạn bởi một đường lối hay chủ trương nào từ các hiệp hội văn học của nhà nước. Bởi văn chương là sáng tạo, mà sáng tạo thì vô cùng. Nếu sáng tạo văn chương mà có thể giới hạn được, thì tôi nghĩ là chỉ có thể là khoanh một vòng tròn độc lập trong cái ý niệm sống của mỗi một cá thể con người. Tôi vẫn vấp phải những trở ngại trong cuộc sống khi sáng tác tự do, nhưng tôi luôn thấy rõ rằng, tôi không vi phạm gì đến pháp luật, tất cả đều vì sáng tạo văn chương. Cảm ơn Như Quỳnh de Prelle đã chia sẻ với tôi về công việc sáng tác này (n.h.a.t.)

 

 

Như Quỳnh de Prelle (từ Brussels):

 

Phần không tính cách trong các tác phẩm tạo nên cái Tôi của nhiều tác giả đương đại. Chị thấy sao từ cá nhân và những người bạn viết mà chị biết?

 

Tôi giải thích một chút về ý nghĩa của Phần không tính cách ở đây. Theo tôi, đó là cách đón nhận suy nghĩ, cảm xúc đến rất nhanh có khi vội vàng của tác giả. Cũng là cách nhìn thế giới trong một khoảnh khắc như là vô tận, hiện hữu và vụt biến ngay đi. Tác phẩm ra đời như thế, không dấu vết ngay cả khi lịch sử đang tồn tại trong đó. Người đọc được cảm nhận và sẻ chia lúc ấy, thậm chí không dấu ấn, không nhớ họ đọc gì nhưng tác phẩm nó đã tồn tại như cách nó ra đời. Người viết thể hiện cái Tôi một cách rõ ràng trong những đứa con tinh thần của mình bằng những khoảnh khắc rất hiện sinh. Câu chuyện ấy được kết thành như sự tồn tại vốn có của loài người và con người đang sống, hoặc đã chết.

 

Nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư (từ Huế):

 

Bạn đã giải thích rõ về Phần không tính cách, Như Quỳnh de Prelle. Tôi nghĩ đơn giản đó là cảm hứng, không mang luận lý của cái nhìn đa chiều từ tính cách cá nhân. Tôi thường hay làm thơ theo cảm hứng ngẫu nhiên, nhưng càng viết thì càng phát hiện nhiều điều thú vị trong thế giới mà mình cảm nghiệm đó. Sự phát hiện như một lăng kính ảo diệu đã làm mình say mê thế giới trong thơ. Như bạn nói: “người viết thể hiện cái Tôi một cách rõ ràng trong những đứa con tinh thần của mình bằng những khoảnh khắc rất hiện sinh”. Đúng như vậy, khi mới viết, bắt đầu từ ý tưởng, thì cảm hứng đã gợi mở những con chữ lạ, đẹp, ngỡ như những mảnh li ti nhiều sắc màu xoay xoay dưới đôi mắt trẻ thơ trong cái kính vạn hoa, mình chỉ việc lắp ghép các ngôn từ ấy lại như một trò game ma thuật cuốn hút (đó là cảm giác của sự say mê rất riêng).

 

Đến với thế giới thơ, mỗi người có một sự quan sát riêng, một không gian thơ riêng, một cảm nghiệm riêng và rộng hay hẹp, nông hay sâu là tùy thuộc vào thế giới quan ấy. Nhiều khi mình hay nói đùa: tính cách của tôi là bẩm sinh, như cốt cách con người vậy, không phải chịu ảnh hưởng gì từ môi trường sống. Thật ra đó là vốn sống là nhiều, sự trải nghiệm trong sách cũng là vốn sống. Điều này vừa hay vừa dở, hay là vì tôi luôn được sống tự do với bản thể, không cần gò mình vào khuôn mẫu nào đó; cái dở là khó hòa đồng với đám đông, khó thăng tiến sự nghiệp (theo nghĩa danh chức). Và mỗi người sáng tạo đều có dấu ấn riêng về thời đại của họ, nhưng vẫn có rất nhiều người đã đánh thức được ký ức của thời đại trước. Nhiều khi tôi thấy việc làm thơ cũng như là mình trình bày thái độ, suy nghĩ của mình với những gì mình thấy. Như tôi đã từng viết rất nhiều bài Thơ nói về Thơ, ví dụ như bài: “Thơ thách đố: với toán học/ nó làm phép cộng trừ yêu và ghét/ không nằm trong công thức gạn lọc/ thơ vẽ đồ thị bình phương lên chiếc bóng/ gieo nỗi buồn lên mỗi bông hoa bồ công anh/rơi trên thảm cỏ xanh/và mắc rối…” Thơ cũng cần sự rõ ràng như toán học, dù thơ là điều gợi ra từ cảm hứng bất chợt, dù khi ý niệm sống của mình có mở ra ba cõi nhân sinh. Thơ tôi lý trí hơn là cảm giác bay bổng, chỉ là tôi khéo léo che đậy sự khô cứng của lý trí bằng những ẩn dụ hoặc ngôn từ hài hước, đời thường, hay bằng giọng điệu giễu cợt… Khi đọc thơ tôi, mọi người sẽ nhận ra ngay tính cách, lứa tuổi, thời đại, thế hệ  của tôi. Vậy nên, nói là “phần không tính cách” nhưng lại mang tính cách rất riêng của mỗi người.

 

Như Quỳnh de Prelle: Là tác giả duy nhất được giải về thơ của Văn đoàn Việt, chị có cảm xúc và suy nghĩ gì?

 

Nguyễn Hoàng Anh Thư: Về giải thưởng Thơ của Văn đoàn Việt, tôi rất quý trọng điều này, vì nhờ đó mà tôi biết thơ của tôi đã có được sự đồng cảm, chia sẻ của đông đảo người đọc và những người làm công việc sáng tạo phê bình văn chương. Đó là sự khởi đầu rất thuận lợi cho con đường sáng tạo của tôi.

 

Như Quỳnh de Prelle: Giải thưởng mở cánh cửa cho chị vào con đường sáng tác chuyên nghiệp, chị sẽ theo sáng tác hoàn toàn hay vẫn song hành là một cô giáo dạy Văn ở trường trung học?

 

Nguyễn Hoàng Anh Thư: Về từ “chuyên nghiệp” này dành cho người viết thì hơi khó phân biệt, bởi tôi thấy nhiều người viết “chuyên nghiệp” bởi họ làm công việc liên quan đến văn chương nhưng chưa hẳn họ sáng tác “chuyên nghiệp”. Và đa số những nhà văn nhà thơ đều tìm cho mình một nghề để mưu sinh, không thể mưu sinh bằng thơ văn được, từ thời của Tản Đà đến bây giờ thì giá của văn chương càng ngày càng tuột dốc giữa chợ trời. Thêm nữa, tôi chỉ là người mới viết, nghề nghiệp chính của tôi mãi là giáo viên cho đến 15 năm nữa nghỉ hưu, hy vọng lúc ấy tôi sẽ có cơ hội chuyển nghề.

 

Như Quỳnh de Prelle: Có nhiều khó khăn với chị khi đi theo hướng sáng tác tự do và không có chủ trương như của các hiệp hội văn học trong nước?

 

Nguyễn Hoàng Anh Thư: Mỗi người viết đều cần phải có tư duy độc lập, không bị ràng buộc hay giới hạn bởi một đường lối hay chủ trương nào từ các hiệp hội văn học của nhà nước. Bởi văn chương là sáng tạo, mà sáng tạo thì vô cùng. Nếu sáng tạo văn chương mà có thể giới hạn được, thì tôi nghĩ là chỉ có thể là khoanh một vòng tròn độc lập trong cái ý niệm sống của mỗi một cá thể con người. Tôi vẫn vấp phải những trở ngại trong cuộc sống khi sáng tác tự do, nhưng tôi luôn thấy rõ rằng, tôi không vi phạm gì đến pháp luật, tất cả đều vì sáng tạo văn chương. Cảm ơn Như Quỳnh de Prelle đã chia sẻ với tôi về công việc sáng tác này.

 

Như Quỳnh de Prelle: Cảm ơn cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư.

 

Brussels-Huế 13/3/2016
Ý kiến bạn đọc
19 Tháng Chín 20171:57 CH
Khách
Nhà văn hóa
19 Tháng Chín 20171:56 CH
Khách
Một cái robot
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 16039)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
12 Tháng Sáu 20259:55 SA(Xem: 200)
trái bóng vẫn lăn... / mấy ngày ở Seattle / theo đà chiếc bánh lăn / một sáng chế mà người bạn đường một thuở đang gửi gắm / thấy chiếc xe đạp vẫn bươn bả trên đường / dù ở nơi nào / xa vạn dặm quê hương
11 Tháng Sáu 20259:50 CH(Xem: 394)
Anh còn có gì / Ngoài khung cửa nhỏ / Em về qua phố / Nắng rực đường đi! -- Em mỉm môi cười: Tình trao ai đó? Lòng anh không gió / Cũng lộng niềm vui /
06 Tháng Sáu 20254:06 CH(Xem: 1900)
Năm ấy, khi còn đang mài đũng quần để lấy tấm bằng Master, anh làm thêm trong một hầm rượu. Một quán rượu nằm nửa chìm nửa nổi dọc bờ sông Seine. Anh không muốn xin tiền nàng vào những khoản bí mật của một thằng đàn ông đã đến tuổi tự lập từ lâu, nên cuộc đi làm thêm diễn ra cũng bí mật, kín đáo y như cái quán rượu huyền bí này- nửa chìm, nửa nổi. Sơ mi trắng, nơ đen, chạy băng băng giữa các thực khách, luôn nhoẻn cười quá ư lễ độ, vô cùng nhũn nhặn phô hàm răng khểnh, không ai nhận ra ngài trợ giảng một trường đại học trong trang phục bồi bàn, nói tiếng Pháp chuẩn âm Paris.
06 Tháng Sáu 20253:23 SA(Xem: 2191)
Tập thơ “Hẹn Anh Về Vỹ Dạ Ngắm Mưa Bay” của Hoàng Thị Bích Hà có hơn 180 bài thơ dài ngắn khác nhau được chia làm 2 phần: Phần 1: 80 bài thơ, Phần 2: 116 bài thơ bốn câu. Phần 1: 80 bài thơ tuyển là những bài tâm đắc được chọn lọc ra từ 10 tập thơ trước đã xuất bản và một số bài thơ mới sáng tác trong thời gian gần đây, chưa in nhưng đã được đăng tải trên các trang báo mạng và website Văn học Nghệ thuật trong và ngoài nước. Phần 2 là những khổ thơ yêu thích, mỗi bài chỉ chon 4 câu trong số những bài thơ đã xuất bản.
06 Tháng Sáu 20252:58 SA(Xem: 2290)
Trước khi thực hiện cuộc phỏng vấn này, tôi đã tham khảo nhiều nguồn thông tin và trực tiếp đối thoại với những nhân vật “sống” trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phản hồi nhận được đa phần rơi vào ba mô thức: (1) phê phán gay gắt phía đối lập, (2) nói chung chung với lý thuyết viễn mơ, hoặc (3) phủ nhận hoàn toàn tính khả thi của việc hòa hợp hòa giải. Do đó, tôi đã tìm đến Trí tuệ Nhân tạo Chat GPT – như một cuộc đối thoại với "sự trống vắng im lặng", và đồng thời là một sự tổng hợp từ hàng triệu nguồn tiếng nói – để có được một cái nhìn khách quan, toàn diện, mang tinh thần đối thoại tương kính về một vấn đề lớn và dai dẳng của dân tộc Việt Nam.
31 Tháng Năm 20251:27 CH(Xem: 3566)
Tôi không phải là một “cư dân mạng” thuần thành, nhãn hiệu mà người ta thường dùng để chỉ những người sống trong thế giới ảo nhiều hơn trong thế giới thật. Tuy vậy, tôi vẫn nặng lòng biết ơn tất cả những nhân tài về kỹ thuật tân tiến trên thế giới đã đóng góp vào việc giữ gìn và phát huy kho tàng văn minh của nhân loại qua các nền tảng trên mạng như Google, Facebook, Wikipedia, YouTube... và gần đây hơn nữa là ChatGPT. Những nguồn thông tin đó đã giúp chúng ta học hỏi, tìm hiểu về vốn kiến thức đồ sộ của con người từ đời nay sang đời khác, trong một thời gian rất ngắn. Cuối thế kỷ trước, khi mạng lưới toàn cầu đã ra đời nhưng chưa thông dụng mấy, tôi từng phải vào thư viện biết bao nhiêu lần, nhiều khi chỉ để tra tìm một chữ, một khái niệm, trong suốt thời gian viết luận án của mình. Ngày nay, chỉ cần “nhấp con chuột” một cái, chúng ta đã có thể tìm được điều mình muốn tìm trong tích tắc.
29 Tháng Năm 20251:06 SA(Xem: 2553)
Ở đâu tôi không biết chứ ở làng quê tôi, điều này đến thế hệ mình ít thấy được duy trì cách gọi này. Thôi thì con cái họ, họ cứ gọi tên cũng được, không sao! Nhưng với người khác nhất là anh em họ hàng nhưng họ lớn tuổi hơn mình thì cần lưu ý cách xưng hô cho lịch sự, dễ nghe để hiệu quả giao tiếp được tốt hơn.
29 Tháng Năm 202512:54 SA(Xem: 2312)
Năm 2025 Hoàng Thị Bích Hà trình làng 2 tập thơ: “Hoa tím sầu đông” (gồm 103 bài thơ) và “Hẹn anh về vĩ dạ ngắm mưa bay” (Hơn 180 bài). Hai tập thơ này tuyển chọn ra những bài thơ tâm đắc của Hoàng Thị Bích Hà trong 10 tập thơ đã xuất bản từ mấy năm trước đây. Những tập gồm 50 bài, mỗi tập lọc ra khoảng 10-15 bài, trong những tập gồm có 100 bài thơ lọc ra khoảng 15-20 bài. (Đây là 2 tập thơ cuối cùng khép lại việc in thơ. Từ nay về sau tôi tiếp tục dành thời gian và tâm huyết cho truyện ngắn và tùy bút, nếu bất chợt có cảm hứng thì vẫn làm thơ, đăng báo chứ không xuất bản nữa).
29 Tháng Năm 202512:23 SA(Xem: 2770)
Trong những năm gần đây, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI : Artificial Intelligence) đã tạo ra một làn sóng quan tâm sâu rộng trong giới viết lách. Với nhiều người, đây là một phương tiện mới mẻ, đáng để thử nghiệm. Nhưng với không ít người khác , nhất là những cây bút kỳ cựu hoặc thủ cựu, thì sự xuất hiện của AI đặt ra những hoài nghi, thậm chí phản ứng: Có nên xử dụng AI khi viết văn? Nếu có sự trợ giúp như thế, tác phẩm đó có còn là của cá nhân? Người viết có còn xứng đáng đứng tên tác giả? Tôi từng bỡ ngỡ và đặt những câu hỏi ấy khi mới tiếp xúc với AI. Nhưng nhờ trải nghiệm thực tiễn, tôi dần nhận ra bản chất thật sự của công cụ này – và càng hiểu rõ hơn đâu là ranh giới giữa công cụ hỗ trợ và ý tưởng sáng tạo. Bài viết này chia xẻ góc nhìn cá nhân ấy, không nhằm tranh luận hay áp đặt, mà như một cách giúp bạn đọc hiểu rõ hơn: trí tuệ nhân tạo không hề thay thế con người, và việc xử dụng AI trong sáng tác – nếu trung thực và có ý thức – là điều hợp lý và xứng đáng.