- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ PHƯƠNG UY TỪ BIỆT ÂM ĐẾN DỤ NGÔN

03 Tháng Giêng 201610:45 CH(Xem: 27900)

PhuongUy 2015 BW
Phương Uy -2015


 

biệt âm nỗi nhớ 2

sẽ đóng cửa - một ngày thôi đóng cửa

mang hoang vu về lận dưới chân thềm

sẽ đặt xuống cạnh thân mình nỗi nhớ

rồi âm thầm- tạc những - khắc- không – em

 

sẽ ép lại dưới mộ bia ngày cũ

rằng tin xa không hồi báo âm gần

chỉ xin nắng một nụ cười trở lại

em không còn, sao nỗi nhớ chung thân?

 

đêm đắm đuối vớt phù du đắm đuối

nghe đài sen rũ nát giữa lòng ao

trên nhánh liễu giọt cam lồ có đọng

hay sương thu sót lại giữa hư hao?

 

bóng 6


chỉ là khi muốn lặng im

trên đồi đầy gió

cơn đau vỡ xước bóng mình

loang tràn mặt cỏ

đêm giấu hình nhân mặt nạ

nỗi đau giấu trong lặng im

cô đơn trên bệ cửa

đốt cháy tàn tro chính mình

khi cơn đau kèn cựa

chỉ còn cái bóng sẻ chia

một ngày bên vách trắng

tỵ hiềm ở phía bên kia

 

rời rạc 10


này đêm ơi

tôi gọi mình rã giọng sương mù

nghe thời gian khát tràn giọt khóc

gió lay đọt giếng mù u

trên đôi tay chưa từng ngà ngọc

chỉ còn chát đắng sương mù

 

này đêm ơi

tôi nhớ mình lòng sâu hầm mộ

 ban công hoa hồng thuốc đắng

khoác trời mây lạnh buốt đêm thu

khoác trời mây lạnh buốt đêm đông

lạnh buốt lòng sâu hầm mộ

 

này đêm ơi

tôi khát mình đêm tràn nguyệt thực

nao nao trăng máu vỗ về

âm u khúc mù diễm tuyệt

bên thềm sương nhập lam khê

tròng mắt đỏ dọc đêm nguyệt thực

 

Này đêm ơi

khi chữ nghĩa đã sức cùng lực kiệt

lối cỏ tranh theo dấu máu hoen về

lối cỏ tranh đêm ngày xưa mưa ướt

tôi gọi mình trong ám chướng hôn mê

 

khi đã vãn

đêm ngày xưa cũng khóc

máu đã hoen

 trên dấu ước thề bồi

đêm nhập mộng

đêm xưa

 tràn vị đắng

tôi gọi mình

từ rời

rạc

đêm ơi

 

dụ ngôn 2


úp mặt bàn tay héo

bờ đêm ánh sáng gầy

cố gắng giải mã một ám tượng đỏ

vàng khói thuốc đầu ngón tay

 

con sóng ngủ mê

thế kỉ chạy loạn những hư hao

chân lạc bờ tưởng tượng

đoá hồng mân côi tháng Mười

vừa tắt

Người không là vua của binh đao

 

cầu cho kẻ sống và kẻ chết

là từ vực sâu

lời trầm thống

câu kinh đổ bóng lên mầu

 

tiếng gió tràn qua đồi cao

" nay là chúng tôi"

dụ ngôn về ngày sau cuối

còn lưu dấu trên môi

 

Phương Uy

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98812)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32240)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110658)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128059)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84031)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.