- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Lời nhà xuất bản

15 Tháng Mười Một 20152:57 SA(Xem: 44727)

 dh 2013

Sau một thời gian khá dài tạm ngưng xuất bản báo in của Hợp Lưu, chúng tôi quyết định sẽ theo chiếu hướng phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật truyền thông, để tái bản Tạp Chí Hợp Lưu in, đồng thời phát động việc ấn hành các tác phẩm có giá trị của các học giả và tác giả ngoài cũng như trong nước.

Tác phẩm được chọn để mở đầu hoạt động của Nhà Xuất Bản Hợp Lưu là biên khảo mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu và Bà Hoàng Đỗ Vũ, về một đề tài sôi động dư luận suốt bốn thập niên qua, tức vấn đề “tranh chấp biển đảo” Đông Nam Á. Nghiên cứu nặng về khía cạnh pháp lý này đã được sơ thảo năm 1999, bằng Anh ngữ, tức tiểu luận về khía cạnh Nhân Quyền trong bang giao Liên Bang Mỹ và Việt Nam từ 1975 tới 1995. Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu và bà Hoàng Đỗ Vũ cũng đã nhận học bổng Fulbright của Bộ Ngoại Giao Mỹ du khảo Việt Nam trong niên khóa 2004-2005, nghiên cứu về khía cạnh pháp luật của kế hoạch đổi mới (1986 tới hiện tại), đồng thời có dịp làm việc, thăm viếng từ bắc chí nam, qua sự trợ giúp của Đại học Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh—tức Đại học Văn Khoa cũ của Sài Gòn, nơi Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu đã tốt nghiệp bằng Cử Nhân Giáo Khoa Triết Đông năm 1974, mặc dù đã bị động viên, tái ngũ sau cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968.

Phần thứ hai của tác phẩm này là một nghiên cứu về tham tâm xâm chiếm Đại Việt của nhà Minh (1368-1644), đổi tên nước ta thành Giao Chỉ Đô thống sứ ti (5/7/1407-2/1/1428). Dựa trên tư liệu Trung Hoa, đặc biệt là Minh thực lục [Ming shi-lu], cùng các bộ quốc sử Lê, Tây Sơn và Nguyễn, Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu tóm lược những kỷ niệm buồn vui của hơn 20 năm chiến tranh kháng Minh (1407-1428), cùng thí nghiệm “đô thống sứ ti” [dutong tusi] mà nhà Minh đã áp dụng ở Đại Việt, cho tới năm 1647, khi Chu Do Lang, tức Minh Quế Vương, phong Thái thượng Hoàng Lê Duy Kỳ (Lê Thần Tông, 23/6/1619-27/11/1643, TTH 1643-1649,11-12/1649-2/11/1662) làm An Nam Quốc Vương, và rồi 20 năm sau, 1667, Ải Tân Giác La Huyền Hoa (Khang Hy, 1661-1722) nhà Thanh cũng phong Lê Huyền Tông (1662-1671) làm An Nam Quốc Vương, trả lại quốc thống cho vua chúa Việt. Trong bài phúng điếu Quang Trung, Ải Tân Giác La Hoằng Lịch (Càn Long, 1735-1796) cũng giúp khẳng định về tục lệ cống tượng người vàng [kimren] khoanh tay, cúi đầu mà vua Minh bắt các vua An Nam phải cống lễ, cùng với số quí kim vàng bạc lên tới 5,000-10,000 lạng (187 kilograms 500 tới 375 kg) mỗi năm. Trong nghiên cứu mới nhất này, sử gia Vũ Ngự Chiêu đã dùng phương pháp tỉ đối nhiều nguồn tư liệu gốc, trả lại sự thực cho lịch sử dân tộc. Đặc biệt, tác giả dành phần kết luận cho độc giả và hậu thế, hơn tiếm đặt những kết luận mà mỗi công dân Việt cần tự suy gẫm, tìm hiểu cho mình. Kết luận cần thiết vì tình trạng địa lý-chính trị giữa Việt Nam với Trung Hoa—hai nước láng giềng, nhưng nhỏ lớn khác nhau, và tham vọng làm chủ cả vũ trụ của Hán tộc. Chúng tôi cũng sẽ phổ biến những sáng tác văn chương có giá trị, với niềm tin không thể có sự trói buộc phi nhân, vô lý nào quyến tự do được sáng tác, và tự do thông tin.

Đa tạ sự yểm trợ của quí vị độc giả cùng văn thi hữu suốt hơn hai thập niên qua.

Tạp Chí Hợp Lưu

ĐÃ PHÁT HÀNH:

Sách có thể đặt mua từ hệ thống phát hành AMAZON theo đường dẫn dưới đây:

Nhuc Han Bien Dong Nam A -Kien Hay Khong Kien, tap 1 (Volume 1) (Vietnamese Edition) (Vietnamese) Paperback – November 11, 2015

by Chieu N Vu (Author)

http://www.amazon.com/Nhuc-Bien--Kien-Khong-Vietnamese/dp/1944372008/ref=sr_1_1?ie=UTF8&qid=1447811671&sr=8-1&keywords=NHUC+HAN+BIEN+DONG+NAM+A

 






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31375)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 29981)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32706)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35613)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 38009)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32504)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?
28 Tháng Giêng 20151:21 SA(Xem: 32622)
Vòng vèo từng sợi mây trời Vẽ chi đậm nhạt ngôn lời đong đưa Em ngồi vẫy tóc nắng mưa Sầu hai giếng mắt dây dưa những gì Hay là mộng mị li ti Bồng bềnh biển gió trôi về ngàn phương.
27 Tháng Giêng 20159:03 CH(Xem: 33922)
Có người chỉ đọc vì mê cái bìa sách đẹp. Có người đọc vì thích sưu tập sách. Hảy tìm người đàn ông biết đọc mình, từ trang đầu tới trang cuối...
26 Tháng Giêng 20153:30 SA(Xem: 33701)
Nơi có những buổi sáng vàng nắng lung linh Em chạy đuổi tuổi mình Mãi miết Phía bên kia bờ phù du Có gì là bất diệt? Hay chỉ là nắng vàng ngập trong từng buổi mai lên?
26 Tháng Giêng 20152:56 SA(Xem: 34936)
Cáo thủ lĩnh đã chết và ngủ say trong nhiều tầng ký ức. Nó được hỏa táng và vì thế không có mộ địa để viếng. Đời thú sau không biết đến vị già làng thủ lĩnh. Hiển nhiên rằng các bậc trưởng lão đời trước đấy không kể lại, cũng không hề dạy chúng cách đối thoại với cộng đồng du mục.