- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGUYỄN DU NHƯ TÔI NGHĨ…

01 Tháng Mười Một 20154:09 CH(Xem: 33770)

KhucDauDamAmDuongHoa-tranhNgocMai

tranh Ngọc Mai- (Vietnam.net)




Bấy lâu nói về Nguyễn Du ta quen nhìn ông dưới góc độ một nhà thơ, một “nhà nho tài tử”, cho rằng ông chuyên chú nhiều cho văn chương, cuộc đời ông chủ yếu là văn chương, bàng bạc trong văn chương ông là một nỗi suy tư, nỗi buồn dằng dặc (?!). Thực ra khi hữu thời cũng như khi sa cơ ông luôn là một “nhà nho hành đạo”,  một nho quan ôm chí lớn và văn chương chỉ là một phương diện an ủi tâm sự thầm kín. Bởi vậy tìm hiểu Nguyễn Du chúng tôi muốn quay trở lại với lời nhận xét của các cụ về con người toàn vẹn của ông: Tài thư kiếm vang lừng hai vế[i], cả văn lược lẫn võ công mong thức nhận phần nào bề dày, độ lớn con người ông.  Là một nhà thơ lỗi lạc, ông còn là một võ quan nhiều mưu đồ đại nghiệp, một vị văn quan rất biết cách “chăn dân” cũng là một nhà ngoại giao xuất chúng, là một triết gia thâm thúy và cũng là một nhà nông thực tế hữu dụng.

Về văn nghiệp, Nguyễn có một sự nghiệp lẫy lừng.  Giải thích thiên tài của ông chúng ta không loại trừ nhân tố thiên bẩm, nhưng các yếu tố  truyền thống gia đình, cuộc đời riêng đầy sóng gió cũng như bối cảnh một xã hội nhiễu nhương ảnh hưởng không nhỏ.  Trong thiên tài của Nguyễn Du, ông đã thừa hưởng được cái nếp phong lưu của xứ Kinh Bắc nhờ ảnh hưởng của mẹ, đã hưởng được hào khí của đất Hồng Lam quê cha, cùng với lòng tiết nghĩa, khiếu văn chương, do gia phong truyền lại trải bao nhiêu đời.  Nhiều năm sống với bác tại Thăng Long, dấu vết đài các hoa lệ của kinh đô cũng để lại nhiều ấn tượng trong ký ức Nguyễn nhưng bao nhiêu yếu tố đó cũng chưa đủ tạo thành cái tính cách phức tạp và mâu thuẫn của ông, nếu ta không kể đến những ngày tháng loạn ly ông phải sống điền dã nơi hang cùng xóm vắng, trong sự thiếu thốn, lạnh rét như những người loạn dân thời bấy giờ, cũng như những tháng ngày bôn ba xứ người đảm đương trọng trách đại diện cho một triều đình trên đường tuế cống tiếp cận một nền văn hóa, phong tục mới lạ.  Bên cạnh nghìn lần kinh sách ông từng đọc thì nghìn lần gặp gỡ cảnh ngộ sinh dân đã tạo một nền móng cho thiên tài văn chương của Nguyễn.  Văn chương ông không chỉ là nỗi buồn mà còn mang một tâm sự khác, một tâm sự  mà câu thơ trong bài Lam giang  khi nói về nỗi khổ người dân địa phương.

“Muốn đem Thiên Nhẫn sơn, lấp bằng Sông Lam lại” đã gửi gắm.  Nhưng ý nguyện là một chuyện, hành động là một chuyện khác và kết quả lại là một chuyện khác nữa!  Tâm sự cũng như hành trạng của Nguyễn còn nhiều điều phải bàn và đối với chúng ta hôm nay không phải không còn ảnh hưởng.

Về võ công, một điều mà bấy lâu ta ít nhắc đến.  Võ công, hiểu theo nghĩa rộng, như các cụ nói tài thư kiếm, tài thao lược của Nguyễn không phải không làm cho người đời nể trọng.  Đặc điểm này thể hiện qua hành trạng, trách nhiệm, cùng những việc làm, đặc biệt qua tâm trạng, qua ý chí lập thân, cũng như qua tính cách “văn võ song hành”, tư chất văn sĩ, tráng sĩ luôn được nuôi dưỡng và thể hiện trong ông ở những thời điểm quan trọng của đời người.  Có nhà văn khi găp một người là cháu xa đời của Nguyễn Du, người cao lớn, ông liên tưởng đến Nguyễn Du cho là cụ  “có lúc mang gươm làm võ tướng” và nghĩ rằng vóc dáng của “Nguyễn Du cũng không phải là vóc dáng thư sinh mảnh khảnh, yếu đuối”, cũng phần nào thể hiện cốt cách “con nhà võ” đó[ii].

Quả vậy, những năm niên thiếu của Nguyễn là những năm đầy biến động.  Năm 1783, Nguyễn Du thi hương đậu Tam Trường, sau đó ông không tiếp tục thi lên nữa mà sung vào một chức quan võ công cán duới trướng của cha nuôi.  Có việc này là vì lúc bấy giờ Nguyễn Khản, là anh cả của Nguyễn Du đồng thời là thầy dạy chúa Trịnh Tông đang tại chức Thượng thư bộ Lại kiêm trấn thủ Hưng Hóa, Thái Nguyên.  Khản bố trí các em giữ quyền trấn thủ các vùng dưới quyền: Nguyễn Điều, Nguyễn Nễ trấn thủ Sơn Tây, Nguyễn Trứ, Nguyễn Nghi vùng Hưng Hóa, trong đó Nguyễn Du và cha nuôi nắm giữ đội binh hùng hậu nhất (Chánh thủ hiệu quân Hùng hậu hiệu) trấn thủ ở Thái Nguyên.  Nguyễn Du, theo tác giả Phạm Trọng Chánh, từng học võ, kết nghĩa với Nguyễn Đại lang một võ sư người Tàu dưới trướng Nguyễn Khản.  Sau này lúc về sống ở Thái Bình trước khi gặp Gia Long, Nguyễn còn dạy võ và chiêu tập thủ hạ lập đội binh ở vùng quê vợ (Phạm Trọng Chánh - Nguyễn Du từ Thái Nguyên sang Vân Nam -Tạp chí Thơ số 10-2014- tr39).

Ở Bắc dưới thời các chúa Trịnh Giang, Trịnh Doanh và Trịnh Sâm giặc giã nổi lên tứ tung vì tệ tham nhũng, bè phái.  Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương chưa tan, thì Hoàng Công Chất nổi lên từ năm 1739 ở miền Hưng  Hoá và Thanh Hoá,  Lê Duy Mật nổi lên từ năm 1738 đóng giữ miền Trấn Ninh.  Các cuộc khởi nghĩa mới tạm yên thì lại diễn ra cuộc đánh Nguyễn ở miền Nam, dưỡng phụ ông cũng nhiều lần xuất chinh, ông phải trị nhiệm giúp cha.  Rồi nạn Kiêu binh năm 1782, loạn quân giết Hoàng Đình Bảo, phá nhà quan Tham tụng Nguyễn Khản (anh cả Nguyễn Du) cùng là giết quan Thủ hiệu Nguyễn Triêm ngay trước phủ chúa.  Bấy giờ cũng như sau này, khi quân Tây Sơn ra Bắc, Nguyễn Khản và Nguyễn Điều hai anh của Nguyễn Du nhiều lần chạy lên phương bắc để gọi quân các trấn về trừ kiêu binh hoặc chống Tây Sơn.  Những cuộc binh biến này không thể không ảnh hưởng gì đến Nguyễn Du, và Nguyễn không  thể không cùng hai anh mưu đồ bàn bạc kế sách dẫu có nhiều lý do để việc không thành?

Những năm tập chức của cha nuôi, làm Chánh thủ hiệu  ở Thái Nguyên, cùng hai anh chống loạn kiêu binh, rồi chống quân Tây Sơn đã chuẩn bị cho ông ít mưu đồ võ nghiệp, để khi thời thế đổi thay sau này vẫn tiếp tục.  Khi về lánh nạn ở quê vợ làng Hải An huyện Quỳnh Côi xứ Sơn Nam (bây giờ là tỉnh Thái Bình) trong lúc người anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn  ra làm quan với Tây Sơn thì ông bí mật tập hợp hào mục tuyển mộ dân binh mưu đồ khôi phục nhà Lê, nhưng chung quy thất bại phải về quê nhà ở Tiên Điền.  Không yên lòng với đại cuôc, một thời gian lại toan kiếm đường vào Gia Định giúp chúa Nguyễn Ánh, nhưng việc tiết lộ, ông bị  tướng Tây Sơn là Thận Quận Công bắt giam.  Đấy là cái tư cách  võ công “muốn hùng binh mấy vạn rắp phen Trương Tử phục Hàn gia” như người đời sau nói về ông.  Sau khi được tha, ông tự thấy mình không làm được người nghĩa sĩ đem thân hy sinh cho chúa đành làm kẻ bình dân giữ trọn tiết trung trinh.

Bên cạnh thể hiện không đậm đặc trong thơ văn, nhưng cũng thoáng ẩn hiện ở nhiều thi tiết đủ cho người đọc kết nối lại đúc thành một nhân vật song toàn thư kiếm. Đó là hình ảnh người tráng sĩ với thanh kiếm dài được nhắc đi nhắc lại chứa chất biết bao tâm trạng.  Hình ảnh người tráng sĩ với thanh kiếm dài khi nói về mình không phải là hình ảnh khoa trương để ám chỉ một kẻ “hào hoa phong nhã” , mà chính là hình ảnh thực của con người Nguyễn với đầy đủ “hai nghề văn võ”  với bao tâm sự trong nhiều hoàn cảnh.  Nguyễn Du mong hành đạo nhưng không đạt ý nguyện!  Đấy là cái tâm tình chua chát của ông  trong những ngày khó khăn Tựa kiếm dài ngạo nghễ ngắm trời xanh, Lăn lộn trong đám bùn dơ ba mươi năm  (Tằng lăng trường kiếm ỷ thanh thiên, Triển chuyển nê đồ tam thập niên - Khất thực), cũng như tấm lòng nặng trĩu âu lo vì thế sự  Kiếm dài đeo lưng trước gió thu, Đứng lặng trước sân nhìn khóm trúc (Yêu gian trường kiếm quải thu phong , Vô ngôn độc đối đình tiền trúc - Ký hữu).

Và đây là lời bộc bạch chân thành  khi ông tự ngắm lại đời mình:

Hết xuân lại thu đầu bạc thêm, Nghề văn nghề vỏ thảy không thành..

(Thư kiếm vô thành sinh kế xúc , Xuân thu đại tự bạch đầu tân -Tự thán)

Bao ngày tháng trôi đi, bao ước muốn trở thành vô vọng vì sinh kế:

Tráng sĩ bạc đầu than với trời xanh/ Thật khó cho chí lớn với đời nghèo

(Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên/ Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên)

Và phải chăng nhờ cái khí chất tráng sĩ  cũng như cái ý đồ  “Trương Tử phục Hàn gia”( khôi phục cựu triều) này ở trong tính cách, trong tâm hồn mà Nguyễn đã viết một cách đồng cảm sâu xa các thành bại, được mất nơi sự nghiệp của các anh hùng dũng tướng trong Bắc hành tạp lục (Sở Bá Vương, Liễu Hạ Huệ, Chu Lang, Nhạc Vũ, Hàn Tín, Liêm Pha, Kinh Kha…) cũng như Truyện Kiều (Từ Hải), khiến người đời xúc động.

Phất cờ trăm vạn lính qua sông

Dưới đất Yên giao có giáo đồng

Việc trước hai ngàn năm vắng vẻ

Bên thành một bãi cát mênh mông.

(Nơi Hàn Tín luyện binh - bản dịch Lê Thước )

Qua thơ văn, Nguyễn hiện lên như một kẻ “thư-kiếm” luôn song hành, trong một vài tình huống có khi cái khí phách tráng sĩ lại mạnh hơn!  Cho đến sau này khi về ở quê nhà trong các cuộc vui săn bắn trên núi Hồng Lĩnh, cáí tư chất “tráng sĩ” dũng mảnh của ông càng thể hiện rõ mà bình thường ta ít hình dung ra, nó thường bị che lấp sau những câu văn quá ư trang nhã, uyển chuyển!

Việc chăn dân (văn trị): Khi thời thế thay đổi, nhà Tây Sơn thất bại, Nguyễn Ánh thống nhất được Bắc Nam, vua Gia Long xuống chiếu triệu tập những người dòng dõi cựu thần nhà Lê.  Sau nhiều lần lữa, phân vân cuối cùng ông quyết định ra làm quan với nhà Nguyễn.  Tháng tám năm đầu hiệu Gia Long (1802), ông được bổ tri huyện Phù Dung trấn Sơn Nam, tháng mười một được thăng Tri phủ Thường Tín.  Tháng giêng năm sau được thăng hàm Đông Các Học Sĩ và phong tước Du Đức Hầu.  Tháng tư năm Gia Long thứ tám, ông được bổ chức Cai bạ  Quảng Bình, rồi thăng hàm Cần chánh điện Học sĩ.

Những năm làm tri huyện Phù Dung trấn Sơn Nam, tri phủ Thường Tín, rồi cai bạ Quảng Bình, cũng như những năm làm việc tại kinh ông đã nêu một tấm gương mà trong văn tế các cụ đã tổng kết lại.

Khi thủ hiến Tiên châu, khi Thần kinh lĩnh doãn, đức thanh cần thấm thía đến muôn dân.  Ông đã nêu một gương sáng về đức trị dân của một ông quan thanh liêm có một tấm lòng “ái dân” cũng như một chủ trương hành sự rất cần mẫn, hữu dụng.  Qua một số thơ văn nói rõ điều đó.  Ông rất quan tâm đến đời sông dân quê, Quê hương hạn hán làm hại công việc nhà nông (Cố hương cang hạn cửu phương nồng – Ngẫu hứng),  thấy rõ tầm quan trọng của việc nông tang thời kỳ sau chiến tranh  Trong buổi thanh bình không chinh chiến , Trâu bò cáy cuốc  trọng việc nông (Thanh bình thì tiết vô tranh chiến, Ngưu độc ưu sừ chính trọng nông - Pháo đài).

Nổi bật là đức thanh liêm, làm quan lớn mà trong nhà lương thực chỉ đủ ăn:

Hoa vàng, trúc xanh nhìn không nói,

Thu hoạch hàng năm cơm gạo đủ,

Cháu thơ bồng bế tuổi thêm già …

(Hoàng hoa lục trúc lưỡng vong ngôn

Tuế thu truật mễ kham cung khách

Thiên giả tùng niên cập bão tôn.

Tái thử nguyên vận).

Có khi con cái còn lo đói “thập khẩu đề cơ Hoành lĩnh bắc”.

Tại nhiệm tám năm, nhờ thực hiện các chính sách nghiêm minh, đời sống rất là giản dị thanh liêm, chúng dân đều yêu mến.  Nhờ vậy làm quan địa phương chẳng bao lâu thì được về Kinh, phong tước cao, chức lớn lại còn được hai lần cử đi làm sứ thần đại diện triều đinh đi giao thiệp với Trung Hoa. Chúng ta cần hiểu rằng, những năm Nguyễn Du ra làm quan triều Nguyễn là những năm mà trong triều nhiều phe phái ghét ghen, kìm hại lẫn nhau.  Vũ Trinh anh rể Nguyễn Du bị án“trảm giam hậu” cũng nằm trong cái bối cảnh Thượng uyển oanh kiều đa đố sắc (Những con oanh đẹp trong vườn thượng uyển hay ghen ghét nhau - Tống nhân).  Đó là chưa kể Nguyễn lại thuộc cái phái cựu thần nhà Lê luôn bị chèn lấn nghi kỵ.  Ấy thế mà đường công danh của Nguyễn Du với nhà Nguyễn hình như chẳng có mấy trở ngại, ông thăng chức nhanh và giữ chức trọng.  Có thể Gia Long trọng tài ông, hoặc tỏ ý rộng rãi để thu phục nhân tâm kẻ sĩ Bắc Hà, đặc biệt đám cựu thần nhà Lê, nhưng cái chính cũng phải dựa vào “đức thanh cần”, năng lực “chăn dân” bao năm của Nguyễn.

Trên con đường hoạn lộ đáng kể nhất là những năm được triều Nguyễn trọng dụng, cử làm Chánh sứ đi tuế cống triều Thanh.  Những ngày tháng đua tài với các sứ thần Hàn, Nhật, tâu trình đối đáp với nhà vua được triều Thanh nể trọng, về sau nhà Nguyễn khen thưởng, tất cả đó đâu phải ở tài văn thơ của Nguyễn mà cái chính là ở cái mưu lược, tài ngoại giao, phẩm cách chính trị  của ông, cố nhiên trong lĩnh vực này chắc cái sở học uyên bác của Nguyễn có góp phần không nhỏ.  Cái đáng quí là trong thời gian đi sứ, Nguyễn Du đã được tận mắt chứng kiến nhiều nỗi oan trái và cuộc sống khổ ải của dân nghèo, sau này đã được tập hợp lại trong tập thơ mang tên Bắc hành tạp lục.  Cũng trong thời gian này Nguyễn Du đã có dịp tìm hiểu sâu nền văn hoá Trung Quốc và với vốn sống đa dạng và tài năng kiệt xuất của mình, hấp thụ tinh hoa hai nền văn hóa để sau khi về nước, ông đã hoàn thành tác phẩm Truyện Kiều, lấy cảm hứng từ tập truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, viết nên một kiệt tác thơ ca trong lịch sử văn chương Việt Nam và thế giới.

Trong chuyến công cán lịch sử này, với đầu óc thực tế của một người làm vườn và một tình yêu thiên nhiên ông cùng người em trai, đã chọn được giống cây hồng quý đem về trồng ở nhà vườn An Hiên (Huế) và ở miệt vườn quê Hà Tĩnh, hiện vẫn  được người dân nâng niu chăm sóc.  Về giống cây hồng mà sứ đoàn Nguyễn Du mang về, tương truyền giống hồng này được nhiều gia đình ở Nghi Xuân, quê hương Nguyễn, nhân giống phát triển nhanh,  trở thành một giống hồng khá nổi tiếng, ngày trước là món quà hàng năm tiến kinh dâng vua gọi là “hồng tiến” (Nghi Xuân hội nhập và phát triển- Đặc san Đảng bộ Nghi Xuân lần 19, tr17).

Nguyễn như đã phân tích, là một đại quí  tộc, một đại thần qua hai triều đại cả võ công, văn trị đều thành tựu, ông còn là một nho sĩ – một trí thức chân chính.  Trong ông như có hai con người: Người quí tộc sống qua hai triều đại tận mắt chứng kiến nhiều hệ lụy phi lý vẫn là người tôn thờ lý tưởng“trung quân ái quốc”, vừa là người trí thức nho sĩ trong khuôn khổ “nhà nho hành đạo” thông cảm nỗi đau nhân quần, thấy nhiều phi lý trong cuộc sống, có lòng tự tôn dân tộc và trách nhiệm cộng đồng.  Nỗi buồn bã u uất trước những bất công của cuộc đời xen lẫn tinh thần trách nhiệm công dân cũng như nỗi chán ghét quan lại triều đình nhưng không xa lìa lý tưởng trung quân ái quốc là những mặt vừa phân ly vừa thống nhất trong con người Nguyễn đã được thể hiện rất rõ trong thơ văn cũng như trong hành xử thường nhật của ông, tạo nên những điều kỳ khu, những mâu thuẫn không dễ giải thích mà người đời hay nhắc đến và riêng ông còn muốn gửi gắm đến ba trăm năm sau.

Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du, sự bất tử, tình yêu của mọi người đối với Nguyễn được ghi lại khá trọn vẹn trong bài bia sau đây nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày mất của cụ:

Hồn vẫn đi về, cảo thơm sực nức

Kiếm gác bên đền, gió mưa vẫn sắc

Bút tựa mặt hồ, trăng sao vằng vặc

Cảnh ấy bia này, nghìn thu dằng dặc [iii].

Cuộc sống, lý tưởng, hoài vọng, tâm trạng của Nguyễn Du nhiều sắc thái, cung bậc, ngắm nhìn bức chân dung tinh thần của ông nếu chỉ nhìn một phía chắc khó nhận ra, chúng tôi nghĩ bức chân dung đó chắc còn nhiều ảnh hưởng, gợi nhiều suy cảm cho giới văn nhân hôm nay.

 

Yên Nhi

 



[i]    Đào Tử Minh - Văn truy điệu Nguyễn Du -   Hội Tri Tân - ngày 10/8 Giáp thân (1944)

[ii]   “...Đến Tiên Điền thì đoàn có gặp được chắt Châu (?) là cháu xa đời cụ Nguyễn Du. Cụ người cao lớn (có thể suy ra là Nguyễn Du cũng không phải là vóc dáng thư sinh mảnh khảnh, yếu đuối nên có lúc mang gươm làm võ tướng!).”

     Nguyễn Văn Hoàn - Hồi ức về việc kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du ( 1965).

     Vĩ thanh ( Mai Quốc Liên) - Tc Hồn Việt số 80, 2014

[iii]  Phó bảng Ưu Thiên Bùi Kỷ bái thảo - Văn bia - Ngày rằm tháng hai năm Kỷ Tỵ , niên hiệu    Bảo Đại thứ tư, Hội Khai trí Tiến Đức cẩn chi .

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười 202310:38 CH(Xem: 4740)
Hàng ngày trên con đường kiếm sống, thỉnh thoảng ta vẫn nghe trên cây khế trước nhà tiếng kêu của một loài quạ “ăn khế trả vàng, may túi ba gang mà đựng”. Dân ta ai cũng may sẵn những chiếc túi ba gang. Thời mở cửa, ai cũng hăm hở, ai cũng tưởng mình đã hốt đầy vàng trong cái kho của trời đất. Có biết đâu rằng vàng đã cho đi cả, chỉ còn lại sỏi và đá trong chiếc túi ba gang của mình. / Ta cho đi hết, cho hết cả … từ tài nguyên, của cải cho đến những giá trị cốt lõi. Và thế là đất không còn lành, chim không muốn đậu. Bầy chim túa đi thiên di mang theo tất cả, cả tuổi trẻ, tình yêu, nhiệt huyết,… rời bỏ đất nước mình!
24 Tháng Mười 20235:59 CH(Xem: 4707)
Em có buồn khi phải chia tay / Làm sao quên được phút giây này / Ngày mai tôi chết ai còn nhớ / Mộng đã không thành mây vẫn bay
24 Tháng Mười 20233:58 CH(Xem: 3873)
Người ta thường ví Mèo như một người phụ nữ, bởi Mèo có vẻ nhẹ nhàng nhỏ nhẻ từ cách ăn, cách ngủ cả đến lúc Mèo gần gũi, nũng nịu bên chủ để được che chở vuốt ve. Tôi không thích Mèo và không bao giờ có ý nghĩ là mình sẽ nuôi Mèo. Tôi cho rằng cái cách dịu dàng của Mèo như một sự dối trá ẩn sau cái ác. Bởi lẽ lúc nhỏ, tôi đã từng chứng kiến và xót đau khi cái lũ mèo nhà hàng xóm xé tan xác ăn thịt mấy con chim bồ câu nhà mình nuôi. Nửa đêm khuya khắc tôi hay bị thức giấc vì tiếng kêu, tiếng chạy đuổi nhau trên mái tôn nhà ông Lý sát cạnh nhà mình, nghe bắt rợn người. Và có lẽ vì Mèo nó có cái vẻ yểu điệu, dịu dàng tương phản với cái vẻ thô thô, cứng ngắt của tôi nên tôi ghét nó...
24 Tháng Mười 20233:51 CH(Xem: 4474)
sáng mùa đông ta đi tản bộ / cỏ cây còn đẫm lạnh hơi sương / ta đi mà vẫn chưa về đến / đất cũ quê nhà chốn cố hương
24 Tháng Mười 20233:22 CH(Xem: 3590)
Mọi thông tin luôn nhanh chóng hiển thị trước mán hình vi tính . Chuỗi sự kiện của cuộc sống quanh tôi và tôi cảm nhận nó bằng tâm hồn mình./ Mỗi buổi sáng, khi thức thức dậy, bước xuống giường, vén mùng là tôi đã start máy, rê chuột là cả thế giới hiển thị trước mặt . Cây trong vườn vẫn xanh như độ nào, cành nhãn nở chùm bông trắng đầu mùa in bên khung cửa sổ như một bức tranh. Ngày nắng cũng như mưa, nó luôn hiển thị. Một thế giới hiện thực đầy hư ảo! / Tôi thích mơ mộng, trong tôi luôn hình dung những sự kiện rồi huyễn tưởng và sống với niềm hạnh phúc chứa chan trong cõi mộng đó.
24 Tháng Mười 20232:52 CH(Xem: 4696)
bởi mùa thu chỉ là hoàng hôn bên cửa / bên ngoài sân ga / mà tôi bỏ quên dấu tay chưa che lại / của giọt sương mai trên mái tóc buông dài / cho thêm dỗi hờn lên ngực / đã ngủ say khi cơn mưa vừa thức / lắng nghe âm thanh của ký ức mịt mù / khi rừng vừa bị đốn sạch / chôn trọn mối tư tình vào hoang phế mùa thu
16 Tháng Mười 20236:02 CH(Xem: 4204)
Sau mấy stt. của hắn trên MXH về chuyện vu cáo tồi tệ của vài vị “chức sắc” ở Hội Kiều học (Hội khoa học nghiên cứu Nguyễn Du & Truyện Kiều), cô con gái hắn - sinh viên năm thứ hai ĐH KHXH&NV vừa về tới nhà đã xộc tới bàn làm việc của hắn, với gương mặt đỏ bừng mà ngày thường vẫn lạnh như bà hoàng Băng giá, nó tức tối chất vấn, như hành hạ ông bố đã thất bại đủ thứ và đang khốn khổ đủ điều
16 Tháng Mười 20235:52 CH(Xem: 4141)
Tôi có duyên với chợ nên đi về cuối đường đời thì dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là cái chợ, nhớ nhất là cái thời còn buôn bán ở chợ nên đến bây giờ cả trong giấc ngủ tôi vẫn thường mơ thấy chợ, nơi ấy là nhà là kỷ niệm ăn sâu nhất không quên được.
16 Tháng Mười 20235:20 CH(Xem: 4512)
Nắng lạc lõng nắng tàn trên hè phố / Chiều bơ vơ chiều té xuống sông / Tôi im lặng tôi ngồi nghe sóng vỗ / Đời vô thường nên có cũng như không
16 Tháng Mười 20235:01 CH(Xem: 4714)
phương đông có quê hương là mặt trời / phương tây có thành phố đầy cổ tích / gửi về nàng chìm đắm / thanh thản những đóa hoa mộc lan / thì thầm điều to nhỏ / trong khu vườn hoang dã / ngơ ngác như mây mưa…