- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

DÂN VIỆT VÀ NHÂN QUYỀN (*)

18 Tháng Mười 201510:41 CH(Xem: 33791)


DEM-photo DH
Đêm_ảnh Đặng Hiền


Tôi thích những định nghĩa về tự do của John Adams và yêu thơ Tagore. Cả hai đều khơi dậy cái sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người. Điều lạ lùng là dù ở hai vị trí rất khác nhau, một chính khách và một nhà thơ; song họ lại gặp nhau ở một điểm rất chung. Tôi có thể mượn cái quan niệm của John Adam để nói về Tagore. Cả hai đều cho rằng không có sự ưu việt nào bằng sự ưu việt của linh hồn và không có sự giàu có nào bằng sự giàu có của con tim.

 

Tôi nhắc đến hai nhân vật lẫy lừng trên, chỉ để được nói về hai thiếu niên vô danh và một thế hệ ưu việt về tâm linh, giàu có về tình yêu và lòng ái quốc. Nhưng trước hết, xin được trở lại với cái định nghĩa về tự do của John Adams. Ông bảo: Tự Do là quyền lực tự quyết trong một thực thể có tư duy. Nó đưa đến suy nghĩ, lựa chọn và sức mạnh”

Từ định nghĩa đó, rõ ràng dân ta ngày nay thiếu hẳn các tố chất quan trọng và cần thiết để quyết định cho sự tự do của chính mình. Và sự tồn vong của đất nước. Điều này đi ngược lại hoàn toàn với truyền thống các thế hệ cha anh mà Nguyễn Trãi đã ghi lại trong Bình Ngô Đại Cáo: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.

Ngày này có ai đọc lại câu thơ của Nguyễn Trãi mà không khỏi thấy ngậm ngùi!

Mới đây, ông Nguyễn Điểu, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP Đà Nẵng, đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng người Trung Quốc mượn tay người Việt dồn dập mua nhiều lô đất ở ven biển Đà Nẵng. Cũng tại đây, đã thấy xuất hiện những biển quảng cáo bằng tiếng Trung Hoa của một số nhà hàng, khách sạn dùng để lôi kéo khách hàng.

Tại sao lại có tình trạng núp bóng người Việt? Tại sao dân ta lại thờ ơ coi rẻ vận mệnh quốc gia? Nếu nguy cơ mất nước nằm ngay ở người dân, thì một chính quyền hùng mạnh nhất cũng phải sụp đổ nói gì đến lãnh đạo CSVN hiện nay.

Theo dự đoán của công ty  địa ốc Knight Frank, VN là quốc gia có tốc độ tăng số lượng người siêu giàu nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, xã hội chúng ta là một xã hội mất phương hướng, một xã hội thiếu bản sắc. Từ người thật giàu cho đến người nghèo khó, dường như đa số đều hướng về vật chất, hướng về những cái hời hợt bên ngoài. Dân ta có nhiều người giàu, nhưng chẳng giúp ích gì cho những phúc lợi xã hội. Dân số ta đông, nhưng coi rẻ lợi ích quốc gia. Nhiều học giả, nhiều trí thức, nhưng vắng bóng những hành động của trí tuệ. Chúng ta đánh mất nền tảng, chúng ta gãy đổ, không nối kết được chính mình với quá khứ.

Nên nhớ lịch sử VN đâu chỉ được viết nên bởi một Quang Trung, Hưng Đạo hay các hổ tướng tên tuổi lẫy lừng. Lịch sử còn được viết bởi những con người rất bình thường và vô danh.

Xin được kể câu chuyện về hai thiếu niên ở Gò Công, mà thái độ của họ đã khắc một nét thật sâu trong lòng hai viên sĩ quan cao cấp của thực dân Pháp.

Chuyện được kể lại qua lời của thiếu tướng hải quân Réveillère, người có mặt trong cuộc hành quân quy mô, nhằm truy quét phong trào kháng Pháp của Trương Công Định. Năm 1863, thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn tái chiếm lại Gò Công. Hôm đó, họ bắt được hai thiếu niên người Việt, hai anh em ruột. Viên sĩ quan chỉ huy cuộc hành quân là thiếu tá Vergne giao hẹn với cả hai rằng họ sẽ được tha mạng nếu thực tâm dẫn đường cho quân đội Pháp truy lùng các căn cứ của nghĩa quân. Tuy nhiên, hai thiếu niên này đã lừa dẫn quân Pháp đi vòng vo trong rừng. Không có một lãnh tụ nghĩa quân nào của Trương Công Định bị sa lưới ngày hôm đó. Có lẽ chính nhờ hai thiếu niên này họ đã tìm được thời gian trốn thoát.

Chiều tối hôm đó, thiếu tá Vergne đã buộc lòng phải xử bắn cả hai, sau khi bày tỏ sự hối tiếc của ông với thiếu tướng Réveillère: “Họ là những anh hùng. Ở Hy Lạp có lẽ người ta đã tạc tượng để thờ các người ấy. Còn tôi, tôi phải xử bắn họ.” Thiếu tá Vergne đã phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn, nhưng ông đã làm tròn nhiệm vụ của một sĩ quan chỉ huy quân đội Pháp. Riêng hai thiếu niên người Việt, cho đến tận ngày hôm nay chúng ta vẫn không biết họ là ai. Nhưng chúng ta biết rất rõ sự lựa chọn và sức mạnh của họ là lý do cho sự tồn tại của đất nước này.

John Adams nói rằng: “Không thể bảo vệ tự do trong khi nhân dân không nhận thức được nó”. Là một người dẫn đường cho sự độc lập của nước Mỹ, ông xiển dương sức mạnh về tinh thần và ý thức của người dân. Điều này đi ngược lại hoàn toàn với chủ trương của lãnh đạo nước ta. Bộ chính trị chỉ có thể yên tâm về chiếc ghế của mình, nếu Ban Tuyên Giáo dẫn dắt được đàn cừu đi đúng hướng.

 

Trong buổi trò chuyện với báo chí Nhật Bản ngày 12/9 vừa qua, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã rất tự tin khi trả lời những chất vấn của báo giới truyền thông Nhật. Đại khái ông Trọng cho rằng thể chế độc tài tại nước ta sẽ còn sống rất lâu bền vì nó đáp ứng đúng với nguyện vọng của nhân dân VN. Dù ông Trọng bị nhiều chỉ trích, tôi vẫn thấy điều ông nói phản ánh khá đúng với thái độ của đại đa số quần chúng và đó là thực tế đớn đau của đất nước chúng ta. Cứ so sánh con số các nhà hoạt động nhằm thay đổi thể chế đất nước trên tỉ số 90 triệu dân thì biết. Và hãy nhìn xem những nổ lực hết sức của họ đã được đám đông đáp ứng ra sao.

Ý thức tạo nên số phận. Một đàn sư tử mà riu ríu sợ roi thì chẳng khác gì một bầy cừu. Không phải không có cơ sở khi ông Trọng phát biểu như thế. Không phải không có lý do mà các Đại biểu Quốc Hội dám phát biểu rằng vì dân trí ta thấp cho nên luật “trưng cầu dân ý” có khi gây hại.

 

Ngày nào chúng ta còn im lặng trước những trái ngang của luật pháp khi đề nghị mức án cho trẻ em lên đến 15 năm tù; ngày nào chúng ta còn làm ngơ trước tiếng thét oan khuất của người phụ nữ dân oan trước vành móng ngựa; ngày nào chúng ta chưa trở thành thành viên của một tổ chức xã hội dân sự hay một hỗ trợ viên của nhóm Lương Tâm TV; … ngày đó, chúng ta không cần có tự do.

 

Tự do đã bị bóp nghẹt bởi chính cá nhân của mỗi người, khi chúng ta không dám làm điều thiện, điều đúng với lương tâm của mình. Và nhân quyền lại là một điều rất dư thừa, vô bổ. Không ai cần đến nhân quyền khi chúng ta sẵn sàng chịu bị xéo như một con giun.

 

***

 

Tôi nghĩ đến câu thơ của Tagore và hai thiếu niên vô danh ở Gò Công. Bất giác, tôi muốn viết câu thơ này lên tấm bia mộ vô hình của thời gian“Họ đã hôn cõi đời này với chân tay và đôi mắt của họ – Họ đã ôm nó vào lòng, xiết chặt nó vào lòng – Họ đã cho ý nghĩ của họ tràn ngập cả ngày và đêm của nó” (Bài 53 – Hái quả).

Tiếc rằng chúng ta không mang nổi thông điệp của họ đến các thế hệ tương lai. Hãy quên họ đi. Hãy coi họ như hai người anh hùng của một đất nước Hy Lạp nào đó xa xôi!

NGUYỆT QUỲNH

(*) Tựa của Hợp Lưu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười 20233:22 CH(Xem: 3798)
Mọi thông tin luôn nhanh chóng hiển thị trước mán hình vi tính . Chuỗi sự kiện của cuộc sống quanh tôi và tôi cảm nhận nó bằng tâm hồn mình./ Mỗi buổi sáng, khi thức thức dậy, bước xuống giường, vén mùng là tôi đã start máy, rê chuột là cả thế giới hiển thị trước mặt . Cây trong vườn vẫn xanh như độ nào, cành nhãn nở chùm bông trắng đầu mùa in bên khung cửa sổ như một bức tranh. Ngày nắng cũng như mưa, nó luôn hiển thị. Một thế giới hiện thực đầy hư ảo! / Tôi thích mơ mộng, trong tôi luôn hình dung những sự kiện rồi huyễn tưởng và sống với niềm hạnh phúc chứa chan trong cõi mộng đó.
24 Tháng Mười 20232:52 CH(Xem: 5152)
bởi mùa thu chỉ là hoàng hôn bên cửa / bên ngoài sân ga / mà tôi bỏ quên dấu tay chưa che lại / của giọt sương mai trên mái tóc buông dài / cho thêm dỗi hờn lên ngực / đã ngủ say khi cơn mưa vừa thức / lắng nghe âm thanh của ký ức mịt mù / khi rừng vừa bị đốn sạch / chôn trọn mối tư tình vào hoang phế mùa thu
16 Tháng Mười 20236:02 CH(Xem: 4682)
Sau mấy stt. của hắn trên MXH về chuyện vu cáo tồi tệ của vài vị “chức sắc” ở Hội Kiều học (Hội khoa học nghiên cứu Nguyễn Du & Truyện Kiều), cô con gái hắn - sinh viên năm thứ hai ĐH KHXH&NV vừa về tới nhà đã xộc tới bàn làm việc của hắn, với gương mặt đỏ bừng mà ngày thường vẫn lạnh như bà hoàng Băng giá, nó tức tối chất vấn, như hành hạ ông bố đã thất bại đủ thứ và đang khốn khổ đủ điều
16 Tháng Mười 20235:52 CH(Xem: 4479)
Tôi có duyên với chợ nên đi về cuối đường đời thì dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là cái chợ, nhớ nhất là cái thời còn buôn bán ở chợ nên đến bây giờ cả trong giấc ngủ tôi vẫn thường mơ thấy chợ, nơi ấy là nhà là kỷ niệm ăn sâu nhất không quên được.
16 Tháng Mười 20235:20 CH(Xem: 4801)
Nắng lạc lõng nắng tàn trên hè phố / Chiều bơ vơ chiều té xuống sông / Tôi im lặng tôi ngồi nghe sóng vỗ / Đời vô thường nên có cũng như không
16 Tháng Mười 20235:01 CH(Xem: 5371)
phương đông có quê hương là mặt trời / phương tây có thành phố đầy cổ tích / gửi về nàng chìm đắm / thanh thản những đóa hoa mộc lan / thì thầm điều to nhỏ / trong khu vườn hoang dã / ngơ ngác như mây mưa…
16 Tháng Mười 20234:35 CH(Xem: 4976)
Bay đi từ cánh đồng nào thân cò của mẹ / Chắt chiu hạt gạo đồng tiền / Mười đứa con nhân lên mười lần thương khó / Một trăm ngã nhọc nhằn vạn nẻo đắng cay
16 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 4535)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 4893)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 7102)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.