- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Phụ Bản IV: Lễ Đầu Hàng Của Ông Cháu Mạc Đăng Dung (30/11/1540-29/4/1541)

06 Tháng Tám 20152:28 SA(Xem: 15147)
tranh LeMinhPhong-bien lay
Biển lẫy - Tranh Lê Minh Phong


LTS: Phụ Bản IV: Lễ Đầu Hàng Của Ông Cháu Mạc Đăng Dung (30/11/1540-29/4/1541) tiếp cận một thời khoảng dày phủ sương mù của những cuộc tâm lý chiến giữa Trung Hoa và Việt Nam, kéo dài từ thời thượng và trung cổ, tới hiện tại, cũng như các phe phái đối nghịch nhau tại mỗi nước. Minh thực lục đưa ra một số thông tin không giống, nếu chẳng muốn nói, phản bác thông tin của sử Việt. Theo Minh thực lục, chẳng hạn, thông tin ngày 29/4/1941 tổng hợp những nét chính của cuộc thấu cáy ngoại giao giữa triều đình Chu Hậu Tổng, tức Minh Thế tổ, 1521-1567, thường được biết như Gia Tĩnh (niên hiệu); và các phe phái Đại Việt, từ Lê Ninh và Nguyễn Kim, tới Vũ Văn Uyên-Vũ Văn Mật ở Thủy Vĩ, Tuyên Quang, và cha con, ông cháu Mạc Đsăng Dung. Phụ bản này sẽ giúp độc giả nhìn sâu hơn vào cái gọi là những cuộc nội chiến ở Đại Việt trong các thế kỷ XV-XVII.
Tạp chí Hợp Lưu
 

 

 

 

Phụ Bản IV:

Lễ Đầu Hàng Của Ông Cháu Mạc Đăng Dung (30/11/1540-29/4/1541)

2015 © Chieu N Vu, All Rights Reserved.

 

Những chữ viết tắt:

ANCL : Lê Tắc, An Nam Chí Lược, bản dịch Chen Ching Ho [Trần Kính Hòa] et al. (dựa trên truyền bản Lạc Thiện Đường, Ginko Kishida [Ngạn Điền Ngâm Hương] sưu tập và hiệu đính năm 1884) (Huế: Đại học Huế, 1961)

BAVH: Bulletin des Amis de Vieux Hué. (Huế, Việt Nam)

BEFEO: Bulletin de l’Ecole Francaise d’Extrême-Orient (Hà Nội, Việt Nam)

CMCB: Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục [CM], Chính Biên [TB], bản dịch viện Sử học, Tiền Biên [TB] & Chính Biên [CB], 2 tập (Hà Nội: NXB Giáo Dục, 1998).

CMTB: Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục [CM], Tiền Biên [TB], bản dịch Trương Bửu Lâm et al., (Sài Gòn: 1960-1970).

Dư Địa Chí: của Nguyễn Trãi, trong Ức Trai Di Tập (1868); bản dịch Viện Sử Học, trong Nguyễn Trãi Toàn Tập [NTTT], in lần thứ hai có tăng bổ và hiệu đính, (Hà Nội: KHXH, 1976), tr. 211-46, 543-662.

ĐNLT: Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên [TB] & Chính Biên [CB], 5 tập (1992); Tiền Biên [TB] (1995)

ĐNNTC: Đại Nam Nhất Thống Chí, bản dịch Phạm Trọng Điềm và Đào Duy Anh, 5 tập (NXB Thuận Hóa, 1997),

ĐNTL: Đại Nam Thực Lục, bản dịch Viện Sử học, 38 tập (Hà Nội: 1962-1978)

ĐVSKTB: Ngô Thì Sĩ et al., Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, Quốc sử quán Tây Sơn (1798-1800), 17 tập (7 NK, 10 BK), bản dịch Dương Thị The et al. (Hà Nội: 1997)

ĐVSKTT: Ngô Sĩ Liên et al., Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngoại Kỷ, bản dịch Cao Huy Giu, 4 tập (Hà Nội: 1967), bản dịch Mạc Bảo Thần-Nhượng Tống (1944, 1964?); bản dịch Ngô Đức Thọ, Hoàng Văn Lâu & Ngô Thế Long, 3 tập (Hà Nội: 2009).

ĐVSK, BKTT: Đại Việt Sử Ký Bản Kỉ Toàn Thư, q. VII:51a [Trần Nghệ Tông, 1370]-X:1a-76b, tập II, Hoàng Văn Lâu (2009), tr. 185-[301]-385.

Thông sử [ĐVTS]: Lê Quí Đôn, Đại Việt Thông Sử, bản dịch Ngô Thế Long, trong Lê Quí Đôn Toàn Tập (Hà Nội: 1978), tập III.

HL: Hợp Lưu (Fountain Valley, CA)

JAS: Journal of Asian Studies (Ann Harbor, MI, USA)

LSTL: Nguyễn Trãi, Lam Sơn Thực Lục [1432], trong Ức Trai Di Tập; bản dịch Viện Sử Học, trong Nguyễn Trãi Toàn Tập [NTTT], in lần thứ hai, (Hà Nội: KHXH, 1976), tr. 43-74, 479-82.

; bản dịch Bảo Thần (1944, 1956), pdf 2001, 3 tập.

Ngày 12/4/1425 [24/3 Ất Tị; Thông sử, Long (1978), tr. 119] hay 17/4/1425 [29/3 Ất Tị; LSTL, 1976:58]  Lê Lợi cúng phi Phạm Ngọc Trần cho thần Phổ Hộ ở thành Triều [Trào] Khẩu, Hưng Nguyên, khi đi đánh Nghệ An; và lập lời thề là sẽ cho con trai phi lên làm vua, tức Thái Tông.  (Lê Quí Đôn, Đại Việt Thông Sử, q [29], “Hậu Phi truyện, “Thái Tổ Phạm Hoàng Hậu,” tờ 81-2, bản dịch Ngô Thế Long & Văn Tân (Hà Nội: 1978), tr. 119 [118-20]; Lam Sơn Thục Lục [1432], bản dịch 1976, tr. 58 [29/3 Ất Tị] ; Bảo Thần (Hà Nội: Tân Việt 1944; Sài Gòn: 1956); bản pdf 2001, q. 2:14 [dịch giả suy đoán là thêm vào]

LTHCLC: Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, (Sai Gòn: 1972), bản dịch Viện Sử học, 3 tập (Hà Nội: 1992)

q. XXI: Lễ Nghi Chí [II], II:38-42 [các vị thờ ở điện Thái Miếu [tr. 38-40] & thờ ở điện Chí Kính [tr. 41-2]

Ming Shi-lu: [Minh thực lục], Geoffrey Wade, Southeast Asia in Ming shi-lu: An Open Access, National University of Singapore data base, 2005.

NCLS: Tập san Nghiên Cứu Lịch Sử (Hà Nội)

Ngô Thì Nhậm: Tuyển Tập Thơ Văn Ngô Thì Nhậm, Mai Quốc Liên et al. dịch, 2 tập (Hà Nội: KHXH, 1978).

NTTT: Nguyễn Trãi Toàn Tập, tái bản có bổ sung (Hà Nội: KHXH, 1976),

QTTMT: Nguyễn Trãi, Quân Trung Từ Mệnh Tập, I & II. NTTT, 1976, [101-206]

 

3. Mạc Phúc Hải (Mo Fu-Hai, 8/3/1540-5/6/1546):

8/3/1540 [1/2 Canh Tí]-5/6/1546 [8/5 Bính Ngọ]

(ĐVSK, BKTB, XVI:6a, Lâu & Long (2009), 3:154, Giu (1967), 3:135; CMCB, XXVII:31, 41, 42 (Hà Nội: 1998), II:108-9, 113, 124-25; Thông sử, tờ 200a-213a, Long (1978), tr. 280-282;

Từ thời nhà Minh: tranh chấp biên giới.

1396 [Bính Tí]: Thổ quan tri phủ Tư Minh là Hoàng QuảngThành tâu lên Chu Đức Dụ (Minh Thái Tổ, 1368-1398) rằng khi Mông Cổ đánh An Nam, đặt trại Vĩnh Bình, cách đồng trụ 100 lí, nơi người Giao Chỉ cung cấp quân lương. Cuối đời Nguyên, người Giao Chỉ đánh chiếm trại Vĩnh Bình, vượt qua Đồng Trụ hơn 200 lí, lấn cướp năm [5] huyện Khâu Ôn, Như Ngao, Khánh Viễn, Uyên và Thoát thuộc phủ Tư Minh. Đồng Đăng là đất phủ Tư Minh mà người Giao Chỉ gọi là đất Đồng trụ. Xin sức cho An Nam trả lại đất ấy. Chu Đức Dụ sai Trần Thành và Lữ Nhượng qua Đông đô bàn thảo từ 31/12/1396 tới 20/3/1397, không xong.

Đến đời Chu Lệ (1402-1424), năm 1405, cha con Quí Ly cắt 59 thôn ở Cổ Lâu “trả lại” cho nhà Minh.

Năm 1407, theo Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư [của Cố Tổ Vũ], phủ Lạng Sơn gồm châu Thất Nguyên [Thất Khê từ đời Thiệu Trị], Thượng Văn, Hạ Văn, Vạn Nhai, Quảng Nguyên, Thượng Tư, Tư Lãng.

Ngày 11/5/1540: Lin Xi Yuan [Lâm Hy Uyên] dâng sớ về việc Mạc Đăng Doanh [Mo [Deng] Ying] xin giải quyết tranh chấp; Mingshilu, Shizong, (Wade, NUS database], juan 236:2a-3a;

31/7/1540: Qiu Luan [Cừu Loan] và Mao Bo-wen [Mao Bá Ôn] dâng sớ: Nếu ông cháu Đăng Dung không đến làm lễ đầu hang, có thể phải vượt biên; Mingshilu, Shizong, (Wade, NUS database], juan 238:8ab;

 

Ngày 29/4/1541 [4/4 Tân Sửu/Gia Tĩnh 20]:

Shizong, (Wade, NUS database], juan 248:1b-5a; MSL, vol 82, pp 4966/73.

 

I. Trước đây, Cừu Loan, [Chinh Di Phó tướng quân từ ngày 26/4/1538] và Mao Bá Ôn [thượng thư bộ Binh, phụ tá chuyển vận, phụ trách việc đối xử với Mạc Đăng Dung từ năm 1537] đã dâng biểu:

A. Khi tới Quảng Tây, chúng tôi sẽ thống nhất các đơn vị bản xứ bạo tợn và quan quân từ Quảng Đông/Quảng Tây, Phúc Kiến và Hồ Quảng. Đồng thời sẽ gửi văn thư đến các cấp chỉ huy Vân Nam, yêu cầu soạn thảo những kế hoạch của họ.

B. Quân triều đình sẽ chia làm ba [3] cánh: Quân thổ dân chia làm hai cánh. Ngoài ra, còn lực lượng Hải quân từ Quảng Đông.

C. Khi tới Ghềnh Liên Hoa (Mông Tự), quân Vân Nam chia làm ba cánh. Tổng binh Mu Chao Fu [Mộc Triều Phụ], An viễn hầu Liu Xun [Lưu Huân], và Chuyển vận sứ Cai Jing [Thái Cảnh], cùng Bố chính sứ ti Wang Wen-Sheng [Uông Văn Thịnh] sẽ quyết định.

D. Đồng thời gửi hịch cho dân An Nam biết được chính nghĩa cũa quan quân: (1) sẽ loại bỏ và trừng trị bản thân cha con Mạc Đăng Dung mà thôi; (2) hưng phục nhà Lê; (3) những ai có khả năng dâng nộp nguyên một phủ, hay huyện; hoặc bắt nộp cha con Dung sẽ được thưởng 20,000 nén vàng, phong quan tước to; và công lao sẽ được nhắc nhở mãi mãi.

E. Sẽ thông báo cho cha con Dung: (a) nếu biết hối lỗi, (b) cung cấp tin tức về lĩnh thổ và dân số; (c) cống lễ; và (d) thuần phục; chúng sẽ thoát tội chết.

F. Mao Bá Ôn và Cừu Loan trí quân ở biên giới Quảng Tây.

Cánh quân Quảng Tây, kể cả chính binh và kỳ binh (quân lưu động), dự trù lên tới 220,000, chia làm ba [3] cánh xâm phạm Đại Việt theo ngả Qui Thuận, Ô Lôi [Khâm Châu, phủ Liêm Châu], và Bằng Tường, Long Châu, Tư Minh. Vân Nam gửi ba đội tiễu binh, mỗi đội 21,000, từ ghềnh Liên Hoa (Mông Tự, phủ Khai Hóa [nguyên là đất của Đại Việt]) theo 3 cánh tràn vào Đại Việt.

Ngày 20/5/1537 ra hịch kể mười [10] tội của Đăng Dung: (1) Đuổi Li Hui [Lê Huệ] cướp ngôi; (2) Ép một công chúa lấy Đăng Dung; (3) Giết Li Kuang [Lê Khoáng, Xuân hay Cung Hoàng]; lập con làm vua; (4) Đuổi Lê Ninh chạy đi; (5) Tự xưng Thượng hoàng; (6) Đặt niên hiệu Minh Đức, hay Đại Thánh; (7) Bố trí lính ở các đèo, cản trở lưu thông; (8) Tàn bạo và vô luân; (9) Ngăn chặn đường đi cống; (10) Tự động bổ nhậm quan lại; (Shizong, (Wade, NUS database), juan 199:2a-3a; LTHCLC, 46: Bang Giao Chí, (1992) 3:203);

Lại truyền hịch hạch tội Đăng Dung diệt nhà Lê, ai bắt được một tội nhân sẽ thưởng 20.000  nén vàng và ban quan tước. (ĐVSK. BKTB, XVI:3ab, 4a-5b, 6a, Lâu et Long (2009), 3:149, 150-51, 152; CMCB, XXVII:31-33; (Hà Nội: 1998), II:113-15)

Mặt khác, dụ bảo cha con Đăng Dung tự trói mình đợi tội, dâng nạp sổ sách đất đai, dân đinh, sẽ được tha tội chết.

1538: Sai Nguyễn Văn Thái [Ruan Wen-tai] viết biểu xin hàng [của Doanh] cho Phạm Chính Nghị nộp ngày 22/4/1538; (Shizong (Wade, NUS database), juan 221:16b-17a [14/3/1439]; MSL, vol 81, pp 4593/95).

Phan Huy Chú, Lịch triều Hiến Chương Loại Chí, q. 46: Bang Giao Chí, bản dịch Viện sử học Việt Nam, 3 tập (Hà Nội: KHXH, 1992), 1:217; 3:203-4 [hàng biểu xin cầu phong]:

 

II. Vào thời điểm này, Mạc Đăng Doanh đã chết. Việc phòng vệ do con trưởng Doanh là Mạc Phúc Hải phụ trách.

Nghe tin quân Minh đã tập trung ở biên giới, Đăng Dung sợ. Cho người tới hành dinh Mạc Bá Ôn xin hàng. Lời lẽ trong biểu vô cùng nhũn nhặn.

Bá Ôn và những người khác nhận lệnh chấp nhận cho Dung đầu hàng. Lễ đầu hàng dự trù vào ngày 30/11/1540.

 

A. Lễ Đầu Hàng 30/11/1540:

Ngày 30/11/1540, Đăng Dung bàn giao chính quyền cho Phúc Hải (Mo Fu-Hai, 8/3/1540-5/6/1546), rồi cùng Văn Minh và khoảng trên 40 thủ hạ tới Trấn Nam Quan, tự trói, xõa tóc, đi chân đất vào doanh trướng quân Minh, quì lạy xin cắt đất, làm lễ đầu hàng.

Tên Trấn Nam Quan [Chennanguan] xuất hiện lần đầu trong chỉ thị của Mao Bá Ôn gửi Nguyễn Văn Thái ngày 24/3/1539. (Ming shi-lu, Shizong, (Wade, NUS data base), juan 221:1b-7a). Hiện nay đổi làm Hữu Nghị Quan. Ranh giới là một đường gờ sất chạy ngang con lộ từ Đồng Đăng qua Bằng Tường. Hai bên đường gờ sắt có trạm kiểm soát của công an biên phòng. Trụ sở hành chính của Trung Hoa nằm trên một triều núi, cách gờ sắt khoảng 800 mét tới 1 cây số. Trụ sở biên giới của Việt Nam ở phía nam gờ sắt, với khoảng cách tương tự. Mùa Xuân năm 2005, vợ chồng tôi cùng một số thân hữu đã chụp hình kỷ niệm tại mốc cây số 0. Thời gian này, du khách Trung Hoa khá đông. Những công ty du lịch trên phố cũ Hà Nội đều quảng cáo nhận làm thủ tục xin visa [giấy nhập khẩu] “Trung Quốc” với lệ phí nhỏ.

Một số nhạc sĩ, ký giả thích gọi Trấn Nam Quan là Ải Nam Quan, với hàm ý sai lạc rằng ải này do các triều đại quân chủ Việt xây dựng. Thực ra, cái gọi là “Ải Nam Quan” nằm trong lãnh thổ Trung Hoa, do nhà Minh xây dựng và tu bổ năm 1539-1540 khi tổ chức lễ cắt đất, đầu hàng của ông cháu Mạc Đăng Dung. Trước đó, ải này có tên Pha Lũy hay Ba Lủy, cách Khâu Ôn (Lạng Sơn), “ba ngày đường.” Theo Minh thực lục, ngày 1/10/1427, Liễu Thăng và khoảng 70,000 quân Minh tới Pha Lũy. Ngày 2/10, tới Ải Lựu. Hôm sau, 3/10, tới ải Kê Lăng, hay Chi Lăng, đổi tên thành “Trấn Di Quan.” Ngày này, Liễu Thăng và khoảng 100 kỵ mã vượt Chi Lăng, tiến về phía nam. Bị danh tướng Trần Nguyên Hãn vây đánh ở chân núi Mã Yên (tức Đảo Mã Pha, hay Đèo Đổi Ngựa). Liễu Thăng và thủ hạ bị ràn sát, chết vì vết gươm chém hoặc lao bay. Khí giới, khiên mộc và ấn tín đều bị tịch thu. Quân Lê dùng chiến lợi phẩm này đề binh vận Mộc Thạnh, Đàm Trung, và quân Vân Nam, lúc ấy mới kéo tới châu Thủy Vỹ, Tuyên Quang. Mộc Thạnh và Đàm Trung phải rút chạy về Lâm An, rồi Côn Minh. Chu Kỳ Trấn ân xá Mộc Thanh, nhưng Đàm Trung bị ngũ phủ, lục bộ và Đô sát viện kết tôi cố tình trì hoãn trước quân địch, bị cách làm thường dân, tịch thu tài sản, hạ ngục, cùng Vương Thông, Trần Trí, Mã Anh, Phương Chính, Lý An, thái giám Sơn Thọ (tội dung dưỡng địch), và Mã Kỳ (tội tạo cơ hội cho man di nổi loạn). Sáu tướng khác—gồm Thái Phúc, Chu Quảng, v.. v..—bị tử hình vì kêu gọi quân viễn chinh Minh đầu hang. Chu Quảng bị thêm tội đích thân mở cổng thành Xương Giang ngày 28/9/1427. Ngoài ra, các tướng trên còn tố cáo âm mưu nổi loạn của hơn 9,000 tù binh, khiến tất cả đều bị giết. Ngày 29/12/1427, Thái Phúc được lệnh cầm đầu toán hơn 13,000 tù, hàng binh Minh, vượt sông Hồng về Nam Ninh. Mang theo 1200 lừa ngựa. Phần thủy quân, Sơn Thọ và Mã Kỳ đưa về Khâm Châu. Riêng Vương Thông rời Bồ Đề ngày 3/1/1428. Vương Thông cũng là người cho hộ tống sứ đoàn Lê Thiếu Dĩnh đi Bắc Kinh, mang theo biểu đầu hang và cầu phong của Trần Cảo, Lê Lợi, do Nguyễn Trãi soạn thảo. Những người muốn có một kiến thức vừa phải về thời Minh thuộc và 12 năm kháng Minh gian khổ của Lê Lợi và chiến hữu. nên đọc qua Quân Trung Từ Mệnh tập của Nguyễn Trãi—tức thư từ trao đổi giữa Lê Lợi và quan tướng Minh. Cũng nên thêm, theo Minh thực lục, từ ngày 8/2/1418  Lý Bân đã sai Chu Quảng tiến vào Lam Sơn tàn phá, giết chóc. Vi phạm những tội ác khó tha thứ như đào mộ phụ thân Lê Lợi lấy hài cốt. hay bắt bớ phụ nữ, trẻ em bán làm nô tì. Những tội ác chiến tranh của Chu Lệ và thuộc hạ mới cao tày trời, vượt qua cả 20 tội cha con Quí Ly, và nhiều lần tái diễn từ thời Lưu Triệt (Hán Vũ Đế, 140-86 TTL) “tru Lữ Gia, lập cửu quận” [giết Lữ Gia, lập chin quân] năm 112-110 TTL.

 

Tại hành dinh mới được dựng lên cho lễ đầu hàng, bọn Dung đi chân đất, bò vào, quì bái và trình nộp biểu đầu hàng. Tới Tổng Hành Dinh, chúng cũng bò vào, theo đúng lệ qui phục.

Chúng khai báo về lãnh thổ, quân đội, dân sự, quan lại, và xin được xét xử.

Chúng tuyên bố bốn [4] động châu Khâm thuộc vào nội địa.

Hai [2] đô Như Tích [Ru Xi] và Chiêm Lăng [Tie Liang], bốn [4] động Tê Phù [hay Tư Lẫm, Si Lin], Kim Lặc [Jin Le], Cổ Sâm [Gu Sen], Liễu Cát [Liao Ge], cho nội thuộc Khâm Châu.” Gồm cả Phân Mao Lĩnh nơi vua quan Trung Hoa ngủ mơ thấy Mã Viện trồng trụ đồng 1,500 năm trước. Và, năm 1540, Bố chính sứ ti Quảng Đông/Quảng Tây yêu cầu Chu Hậu Tổng (Thế Tông, 27/5/1521-23/6/1567) đòi lại phần đất 300 lý của châu Khâm đã bị dân An Nam lấn chiếm—từ Phân Mao Lĩnh tới Đồng Đăng, tức trụ đồng Mã Viện..

 

Xin được tiếp tục cai trị, và giữ ấn cũ cho đến khi có lệnh mới.

Bá Ôn bèn tuyên dương uy đức Hoàng đế, và cho lệnh bọn Dung trở lại quê hương, chờ lệnh.

 

B. Bá Ôn và những người khác họp bàn về tờ biểu lên triều đình.

1. An Nam đang sợ hãi sức mạnh của triều đình nên tự chế và muốn chuộc tội.

2. Về Lê Ninh, việc tự nhận là giòng dõi vua Lê chẳng có gì chắc chắn, khó tìm được bằng chứng.

3. Xin đề nghị: Tha tội cho Dung, hủy bỏ các chức tước cũ [của nhà Lê], và nghiên cứu việc phong chức tước mới.

 

C. Biểu đầu hàng của Dung:

Tôi kính cẩn tâu trình rằng họ Lê, những người cai trị cũ của An Nam, đã liên tục gặp đại họa; người này nối tiếp người kia qua đời. Rồi Lê Khoáng được cử lên tạm coi việc nước. Nào ngờ chỉ một thời gian ngắn sau, Khoáng cũng bị đau nặng, rơi vào tình trạng chờ chết. Trong tình trạng chờ chết, [Lê Khoáng] đã sai lầm khi muốn trao phó cho tôi tạm coi việc nước. Và tôi, kế đó, truyền lại cho Đăng Doanh, con tôi. Chúng tôi không dâng biểu xin phép, và quả thực chúng tôi quá táo bạo, tự tung tự tác.

Mặc dù triều đình xa cách cả 10,000 dặm [khoảng 5,000 cây số] và thật khó khăn để xin cố vấn, nhưng tội ác của chúng tôi thấu trời xanh. Cách nào để khoan dung cho sự mù lòa của chúng tôi.

Năm Gia Tĩnh thứ 17 [1538-1539], cha con tôi gửi Nguyễn Văn Thái và những người khác [như Phạm Văn Nghị ngày 22/4/1538] dâng biểu đầu hàng, và xin triều đình quyết định. Tuy nhiên, sự trung thành sâu, dày của chúng tôi không đủ chuyển lòng Hoàng đế.

Chúng tôi ngày đêm lo lắng. Ngày 3/3/1540, con trai tôi là Đăng Doanh lo lắng đến chết. Dân chúng theo thông lệ, cử con trưởng Đăng Doanh là Phúc Hải tạm quyền việc nước.

Tài liệu Lê ghi Doanh chết ngày 22/2/1430, tức 15/1 Canh Tí. ĐVSK, BKTB, XVI:3a, Long & Lâu (2009), 3:149. Lê Quí Đôn và Minh thực lục ghi ngày 3/3/1540, tức 25/1 Canh Tí.

 

Tôi lo ngại về cả hai lỗi lầm trong việc truyền ngôi và nhận ngôi, và tình trạng không theo đúng phép tắc. Nếu chúng tôi làm theo ý dân, tội lỗi sẽ càng to hơn, và không cách nào sửa chữa được. Bởi vậy, tôi và cháu nội tôi, Phúc Hải, cùng tạm coi việc nước trong khi chờ lệnh.

Thời gian ngắn sau, các đại tướng chỉ huy cuộc chinh phạt và quan quân áp lực trên lãnh thổ. Như con lợn trong chuồng, tôi phải làm gì đậy? [What was I, like a caged pig, to do?] Tôi chỉ ngày đêm lo lắng cho sự an nguy của dân chúng.

Thật may mắn, tôi được lời của Tổng Hành Dinh và được nghe lời của Trời. Chúng xuyên chảy qua chúng tôi với độ lượng vô bờ bến khiến tôi ứa nước mắt. Tôi xin thú nhận rằng chính tôi, Đăng Dung, đã phạm tội, còn dân chúng hoàn toàn vô can. Chính tôi là kẻ mà lòng độ lượng của triều đình không thể tha thứ, vậy mà dân chúng lại sắp sửa bị trừng phạt. Cách nào tôi cố kéo dài thêm ít hơi thở, với cái giá mà dân chúng phải chịu đựng. Bởi vậy, dù đang ở quê hương, tôi hướng về phía bắc của Thánh Đế, sai bọn thuộc hạ thấp hèn Nguyễn Như Quế, Đỗ [Thế] Thanh, Đặng Văn Trị cùng các kỳ lão Lê Thuyên [Li Qian], học giả Nguyễn Kinh Tế, chúng tôi tự trói mình, ngày 30/11/1540 vượt biên giới, bái lậy xin hàng.

Đăng Dung tôi muốn tự mính bò tới kinh đô để bái kiến thiên tử và xin ban tội chết. Nhưng tuổi già, sức yếu, tôi không thể bò tới đó. Cháu đích tôn của tôi thì đang cư tang, không thể đi xa. Vì vậy tôi sai cháu tôi là Mạc Văn Minh, và các thượng thư cao tuổi Hồ Tam Tĩnh, và Đỗ Chí Khanh cùng tiểu mục Nguyễn Như Quế, từng phục vụ triều trước, đến kinh đô nhận hình phạt.

Tôi hy vọng rằng với lòng độ lương bao la, Hoàng Đế sẽ có thiện cảm và ban cho tôi cơ hội thay đổi. Lãnh thổ và dân chúng đều thuộc triều đình [The territory and the people all belong to the Court].

Tôi hy vọng rằng Hoàng thượng sẽ nghĩ đến tình cảm của man di và xét xử lưu tình cho chúng tôi được trở thành một phần của nội địa [part of the within] và từ lâu tuyên bố là chư hầu.

Trả đất Khâm Châu:

Mới đây tôi được biết rằng án sát Li Xi Yuan [Lê Huy Uyên] đã đòi hai đô Như Tích và Chiêm Lăng, cùng bốn động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm và Liễu Cát. Nếu quả thật như thế, tôi xin tuân lệnh.

Cống lễ: Sẽ đóng góp số cống lễ [20 năm] còn thiếu.

Cống tượng hình người bằng vàng, bạc, giống các triều trước.

Xin giữ lại ấn tín cũ, nhưng không sử dụng bừa bãi.

[Ngày 17/5/1541, đúc xong ấn bạc An Nam Đô thống sứ ti, Đô thống sứ; Shizong (Wade, NUS data base: 2005), juan 248:16b-17a; MSL, vol 182, pp 4996/97]

 

D. Biểu của Nguyễn Như Quế:

Đăng Dung thực sự nhận được sự truyền ngôi của Lê Khoáng.

Nhà Lê đã dứt, xin ân xá cho Dung.

 

Sau lễ đầu hàng ngày 30/11/1540, bọn Bá Ôn cho Đăng Dung về nước đợi lệnh. Văn Minh cùng Hồ Tam Tĩnh [Xu San-shang], Nguyễn Văn Thái, Nguyễn Như Quế [Ruan Ru-gui] tất cả 29 người  lên Bắc Kinh, mang theo biểu đầu hàng của Dung. Bọn Nguyễn Như Quế cũng dâng một biểu riêng, xin ban ơn cho Dung. Bọn Quế nói thêm về vùng lãnh thổ dâng cho Hậu Tổng: hai [2] đô Như Tích [Ru Xi], Chiêu Lăng [Tie Liang] và bốn “động” Tê Phù hay Tư Lẫm [Si-lin], Kim Lặc [Jin-le], Liễu Cát [Liao Se], Cổ Sâm [Gu Sen] tức là đất “trụ đồng,” mà theo huyền thoại là nơi Mã Viện [Ma Yuan] dựng lên thời Lưu Tú [Liu Xu] (5/8/25-29/3/57) sau khi đánh bại Hai Bà Trưng (40-43) mà sách sử Hán tộc rẻ rúng gọi là “Trưng thị [Sheng Ce],” hay “Trưng tặc.” (Ming shi-lu, Taizu, (Wade, NUS, database) juan 249:2b-3a. Shi-zong [Jiajing], juan 248:1b-5a MSL, 82, pp 4966/73; LTHCLC, 46: Bang Giao Chí, (1992), 3:203 [203-204], 217; ĐVSK, BKTB, XVI:2b, 3b, Lâu et Long (2009), 3:148-149, Giu (1967), 3:132-33; CMCB, XXVII:32-33; (Hà Nội: 1998), II:115-16). Truyện Mạc Đăng Dung trong Thông sử của Lê Quí Đôn thiếu đoạn này; Thông sử, Long (1978), tr 272 [không dịch hay tự kiểm duyệt]

Về huyền thoại trụ đồng, xem Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu, “Trụ Đồng Mã Viện: Sự đàn hồi của biên giới Đế Quốc Trung Hoa;” Hợp Lưu (Fountain Valley, CA), số 110 (Tháng 6-7/2010), tr 5-36; tu  chỉnh năm 2014, phổ biến trên hopluu.net, vietnamvanhien.net, minhtrietviet.net]; cùng những bài về Trưng Vương và tài liệu cổ sử của tác giả (về Việt Thường, Nghiêu, Thuấn, v.. v..). Nên lưu ý, từ năm 1967, Đào Duy Anh [và Cao Huy Giu?] đã thay đổi quan điểm về trụ đồng đưa ra năm 1943, khẳng định nó chỉ là huyền thoại. Từ năm 2009, dân Việt, Phi-lip-pin và thế giới được chứng kiến một cuộc mạo hóa sử học khác về biển và hải đảo Đông Nam Á mà đế quốc định hướng xã hội chủ nghĩa Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa tự nhận là “lãnh thổ bất khả phân ly;” Vũ Ngự Chiêu & Hoàng Đỗ Vũ, “Nhục hận biển Đông Nam Á: Kiện hay không Kiện?;” hopluu.net, vietnamvanhien.net; minhtrietviet.net.

Zhou Qufei [Chu Khứ Phi, 1100-1178], từng làm thông phán ở Quế Lâm (Quảng Tây?) đời Tống (960-1279), nằm mơ thấy Mã Viện trồng trụ đồng ở khu hang động Cổ Sâm, Khâm Châu. (dẫn trong ANCL (Uy Vũ Miếu, q I, 1961:40-41; Đào Duy Anh, “Les colonnnes de Bronze de Mã Viện;” BAVH, XXX, No. 4 (10-11/1943), p. 358 [349-360] . Zhou Qufei, Lingwai dai da [Lĩnh Ngoại đại đáp/ Trả lời từ bên ngoài các đèo núi Lĩnh] q. 8:1a; Maspéro, II. “La géographie politique;”  BEFEO, XVI (1916-1917), p. 31 [27-48]. Đại Thanh Nhất Thống Chí cũng chép: “Đèo Phân Mao” [Phân Mao Lĩnh] ở động Cổ Sâm, phía tây châu Khâm khoảng 3 lí [1.246 km]. Mã Viện dựng trụ đồng ở đây. Năm 1405, Chu Lệ đã ép cha con Quí Ly trả lại 59 thôn thuộc Lộc châu (Lạng Sơn) vào lãnh thổ phủ Tư Minh [Si-ming] bao gồm một phần đất Đồng Đăng; cơ bản dựa theo câu tuyên bố của một quan chức nhà Trần rằng đã thường tiếp đón sứ giả thượng quốc hay tiễn biệt sứ đoàn tại Khâu Ôn [Qiu-wen], phía tây nam trạm giữ ngựa tại biên giới Đồng Đăng-Bằng Tường. Mingshilu, Taizu (Wade, NUS data base), juan 250:3b-9a; MSL (Zhongyang), record 264, vol 8, pp 3620/27; Taizong, juan 30:3b; 32:3a; MSL, vol 10, p 538; ĐNNTC, XXIV: Lạng Sơn, (1997), 4:8-9); ĐVSK, BKTT, VIII:47b-48a, Lâu (2009), 2:262; ĐVSKTB, BK IX:40a, The (1997), tr 518; CMCB, XII:7 (Hà Nội: 1998), I:720-721.

. Sử Lê chép là năm 1540, Mạc Đăng Dung trả lại Chu Hậu Tổng (Minh Thế Tông, 27/5/1521-23/1/1567), thêm  1 châu, 6 động (thêm hai động Yên Lãng và La Phù). Khâm Châu Chí, 1 châu. 4 động]; ĐVSK, BKTB, XVI:4a-5b, 6a; Lâu & Long (2009), 3:150-151, 152; ĐNNTC, XVIII: Quảng Yên, (1997), 4:366-368; CMCB, XXVII:31-38 (Hà Nội: 1998), II:113-120.

Minh sử thông giám kỷ sự (q.32) chép là năm 1538 Đăng Dung mới cử sứ qua nhà Minh vì đường ra biên ải bị bọn Trần Cung [Thăng], con Trần Cảo, ngăn chặn. Có lẽ dựa theo tờ biểu ngày 22/4/1538 của Đăng Doanh, do Phạm Chính Nghị dâng nộp. Thực ra, từ năm 1537, người của Đăng Dung đã tới Quảng Đông và Vân Nam. Phần lớn đều bị bắt giữ như gián điệp.

 

III. Quyết định của Chu Hậu Tổng:

A. Chu Hậu Tổng cho lệnh các đại thần [ngũ phủ, lục bộ, đô sát viện] thảo luận về biểu đầu hàng của Mạc Đăng Dung và biểu của Mao Bá Ôn.

1. Chấp thuận đề nghị của Mao Bá Ôn.

Trả lại đất châu Khâm.

Thành lập một chức vụ mới ở An Nam.

Thành lập qui chế cống lễ.

Tiền cống lễ hàng năm rất nặng; và phải trả bù 20 năm thiếu [từ 1515-1535].

2. Điều tra về Lê Ninh.

3. Triệt thoái ngay lực lượng kỵ mã.

 

B. An Nam bị hạ cấp từ một nước chư hầu xuống An Nam Đô thống sứ ti.

Mạc Đăng Dung là Đô thống sứ ti, hàm tùng nhị phẩm.

Cha truyền con nối.

16/12/1542 [10/11 Gia Tĩnh 21]: Phong Mạc Phúc Hải [Mo Fuhai] làm đô thống sứ ti [Commander of the Annam Commandery] Mingshilu, Shizong (Wade, NUS database], juan 268:3ab;

Mạc Phúc Nguyên, dưới tên Hong Yi [Hoằng Dực], được ban thưởng chức Đô thông sứ năm 1551, nhưng năm 1563 vẫn chưa lên Trấn Nam Quan hội khám. Mingshilu, Shizong (Wade, NUS database], juan 371:8ab; 521:3b;

Mạc Mậu Hợp được phong năm 1573. Các vua đầu Lê Trung hung, từ Thế Tông tới Thần Tông cũng chỉ được phong Đô thống sứ ti. Mingshilu, Shenzong (Wade, NUS database], 9:11b;

Tình trạng nội thuộc này chỉ chấm dứt ba năm sau ngày nhà Thanh chiếm Bắc Kinh; Minh Quế vương (1547-1562) ở Lâm An phong Lê Thần Tông (TTH 1643-1649, 1649-1662) làm An Nam Quốc vương; và hai chục năm sau, Khang Hy [Kangzi] (1662-1722) phong Lê Huyền Tông (1662-1671) chức ANQV. Tuy nhiên, năm 1669, do tờ trình của tổng đốc Lưỡng Quảng, Khang Hy vẫn sai sứ xuống Thăng Long yêu cầu vua Lê-chúa Trịnh nhường cho “Nguyên Thanh” [Mạc Kính Vũ] bốn châu ở Cao Bình, tức Cao Bằng đời Tây Sơn. Mãi đến năm 1677, Đinh Văn Tả mới đánh đuổi Kính Vũ khỏi lãnh địa, và nhà Thanh ngoảnh nhìn hướng khác, vì Kính Vũ bí mật thờ phụng Ngô Tam Quế, cung cấp quân lương, sau khi Quế nổi loạn ở Vân Nam.

C. Chia An Nam làm mười ba [13] tuyên phủ sứ hay lộ, kể cả Hải Dương và Sơn Nam.

Mỗi lộ có một ủy ban bình định, gồm ba người: bố chính, phó Bố chính, và phụ tá. Mạc Đăng Dung toàn quyền bổ nhiệm.

D. Hàng năm Quảng Tây phát một cuốn lịch Đại thống. Ba năm cống một lần.

E. Quảng Đông/Quảng Tây thu nhận bốn [4] động do Dung trả lại.

F. Lê Ninh giữ động Tất Mã Giang; giao cho phiên ti Vân Nam điều tra. Nếu là dòng giõi họ Lê, cho coi bốn phủ Thanh Hóa; nếu không, quên đi.

Không được mang quân đi đánh Lê Ninh [Lê Trang Tông] và Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật [chúa Bầu], thổ tù Thủy Vỹ, Tuyên Quang. (ĐVSK, BKTB, XVI:6a, Lâu & Long (2009), 3:154, Giu (1967), 3:135; CMCB, XXVII:31, 42 (Hà Nội: 1998), II: 113, 124-25). Điều kiện này đã đồng ý ngày 22/4/1538.

 

G. Nếu man di bốn phương không tới triều đình, chúng sẽ bị trừng phạt. Mới đây, việc trừng phạt An Nam là điều ta muốn.

H. Các quan đề nghị làm lễ chúc mừng, nhưng Hậu Tổng không đồng ý.

Đứng đầu trong danh sách được khen thưởng là Thương thư bộ Lễ Xia Yan [Hạ Diên], người hoạch định tổng quát.

Zhai Luan, Guo Xun, Yan Song

Mao Bá Ôn, Thái Cảnh [Cai Jing]

Tông binh Mu Shao Fu (Mộc Triều Phụ, Vân Nam), Liu Xun (Lưu Huân, Quảng Đông/Quảng Tây)

Weng Wan Da và ba người khác, thăng một cấp.

Hong Yuan và 8 người khác, thăng một trật lương.

71 người khác như Cừu Loan, Uông Văn Thịnh, Zhang Yan, Fan Li-Xu, Tao Xie, Wang Yi-Qi, Ma Guang, Đề đốc Thái Giám, Peng Shi-Ji, v.. v…

 

11/9/1541 [22/8 Tân Sửu]: Đăng Dung (22/12/1483- 11/9/1541) chết ở Cổ Trai. Thọ 59 tuổi ta. Có 10 trai, 4 gái.

Trối trăng cho cháu nội là không được đóng nắp quan tài khi chưa nhận được sắc phong của nhà Minh; (ĐVSK, BKTB, XVI:4a, Lâu & Long (2009), 3:150, Giu (1967), 3:132); Thông sử, Long (1978), tr 272-73, 280; CMCB, XXVII: 31, 31-35, 35, 35-37, 38, 39; (Hà Nội: 1998), II:118)

Sử Việt ghi ngày 7/11/1541, Mao Bá Ôn dẫn bọn Mạc Minh Văn, Nguyễn Như Quế, [Ruan Ru-gui] Nguyễn Văn Thái, Hồ Tam Tĩnh [Xu San-shang], tất cả 29 người  lên Bắc Kinh yết kiến Hậu Tổng, mang theo biểu đầu hàng của Đăng Dung.

Vì Đăng Dung đã chết ở Cổ Trai ngày 11/9/1541. nên ngày 6/4/1542 , Phúc Hải tới Trấn Nam Quan nhận bằng sắc, ấn bạc của Đăng Dung, và 1,000 cuốn lịch.

Hơn một năm sau, ngày 19/1/1543, Hậu Tổng cho Phúc Hải làm đô thống sứ ti đô thống sứ, cống hiến hàng năm, nhưng từ ngày này  sứ đoàn Mạc tới Bắc Kinh không được thết yến như các chư hầu khác.

Minh thực lục ghi sớm hơn,  ngày 16/12/1542 [10/11 Nhâm Dần, Jiajing 21]. (1)

1. Mingshi-lu, Shizong, (Wade, NUS data base), juan 268:3ab  Lê Quí Đôn, “Nghịch Thần Truyện,” Mạc Phúc Hải, Thông sử, Long (1978), tr. 280-82; ĐVSK, BKTB, XVI: 6ab, 8a [1b-9a], Long & Lâu (2009), 3:150-152; Giu (1967), 3:134; 136, 154, 349n5; CMCB, XXVII:39; (Hà Nội: 1998), II:121 [ngày 19/1/1543, nhận chức đô thống sứ]; chết ngày 5/6/1546]. Thông sử, Long (1978), tr 272-73, 280; ĐVSK, BKTB, XVI:4a, 6a; Lâu et Long (2009), 3:150, 152; Giu (1967), 3:132-33; CMCB, XXVII: 36-37; (Hà Nội: 1998), II:118-20).

Tới ngày 25/11/1597, Chu Dực Quân (Minh Thần Tông, 5/7/1572-18/8/1620) dù khoan khoái đọc ba chục bài thơ chúc tụng của Phùng Khắc Khoan vẫn chỉ cho Lê Thế Tông (2/2/1573-12/10/1599) tước An Nam đô thống sứ ti [tusi], giống như họ Mạc, với cống lễ hàng ngàn cân vàng bạc [một cân ta bằng 0.600 cân tây [kilogram]; một lạng bằng 37.5 grams] cùng tượng người bằng vàng, bằng bạc cao 1 thước, 2 tấc. (2)

2. ĐVSK, BKTB, XVI:6ab, 8a, Lâu & Long (2009), 3:152, 154; Giu (1967), 3:134, 136; Thông sử, “Nghịch Thần Truyện,” Mạc Phúc Hải, Long (1978), tr 280-82; CMCB, XXVII:31, 31-35, 35, 35-37, 38, 39 (Hà Nội: 1998), II:113 [Đăng Doanh chết; con là Phúc Hải lên ngôi], 113-18 [1540: MĐD qua Trấn Nam Quan cắt đất đầu hàng], 118 [1541, MĐD chết], 118-20 [Nhà Minh đổi Đại Việt thành An Nam Đô Thống Sứ Ti; đặt 13 tuyên phủ sứ], 121-22 [19/1/1543, nhà Minh phong Phúc Hải làm Đô Thống Sứ Ti; chết ngày 5/6/1546 [8/5 Bính Ngọ].] XXVII:39; (Hà Nội: 1998), II:121 [ngày 19/1/1543 nhận chức đô thống sứ]

 

Lê 5: Năm 1543 này, Nguyễn Cam [Kim] (1467 [1468]-1545) được gọi ra Thanh Hóa giữ tước Thái Tể; ĐVSK, BKTB, XVI: 6b, Lâu &  Long (2009), 3:152. Sử Nguyễn cho là sử Lê chép lầm việc Nguyễn Cam [Kim] từ Ai Lao về sông Nghĩa Lộ, nhận chức Thái Tể; CMCB, XXVII:40, (Hà Nội: 1998), II:122-23, 24. Tuy nhiên, không thể không tự hỏi phải chăng năm 1543 phiên ti Vân Nam đã điều tra xong tông tích Lê Ninh, và Phúc Hải ngoan ngoãn chấp nhận cho Lê Ninh và Nguyễn Cam tự trị ở Thanh Hóa, cũng như chúa Bầu ở Tuyên Quang?

Năm 1545, một biến cố xảy ra khiến cuộc cờ nội bộ An Nam Đô Thống Sứ Ti có những chuyển biến quan trọng, dù chẳng tạo được bao thay đổi về đối ngoại. Ngày 28/6/1545, Nguyễn Kim/Cam bị đầu độc chết.

Hậu Tổng còn cho Lê Ninh tạm giữ động Tất Mã, do Vân Nam quản lí; nếu quả thực con cháu nhà Lê sẽ cho giữ bốn phủ Thanh Hoá đang chiếm đóng. Ngoài ra cho Uông Văn Thịnh [Wang Wen-zheng] giám sát Tuyên Quang. (3)

3. Mingshilu, Shizong,  (Wade, NUS data base), juan 248:1b-5a; MSL [Zhongyang], record 2782, vol 82, pp 4966/73; LTHCLC, 46: Bang Giao Chí (1992), 3:203-204; ĐVSK, BKTB, XVI:3a, 4a, 5ab, Lâu & Long (2009), 3:150-51, Giu (1967), 3:132-33; CMCB, XXVII:35-38; (Hà Nội: 1998), II:31-35, 35, 35-37, 38, 39, 113-18, 118-20, 121-22;

 

I. Mạc-Trịnh Tranh Hùng

(12/7/1527-1/1593, 1597-1677)

 

1. Mạc Đăng Dung (12/7/1527 -29/1/1530, TTH, 11/9/1541):

Mạc Đăng Dung ([22/12/1483] 12/7/1527 -29/1/1530, TTH, 11/9/1541):

12/7/1527 [15/6  Đinh Hợi]-11/9/1541 [22/8 Tân Sửu]

30/11/1540: Đầu hàng, cắt đất, chấp nhận xuống Đô thống sứ ti, gồm 13 tuyên phủ sứ [lộ].

C1. Nguyễn Cam, tức Kim (1468-28/6/1545)

 

2. Mạc Đăng Doanh (29/1/1530 -22/2 hay 3/3/1540):

(29/1/1530 [Tết Canh Dần]-22/2 hay 3/3/1540 [15 hay 25/1 Canh Tí]):

A1. Lê Trang Tông (Lê Ninh, 25/1/1533-9/3/1548)

25/1-23/2/1533 [Tháng 1 Quí Tị]- 9/3/1548 [29/1 Mậu Thân]

CMCB, q. XXVII: 41, (Hà Nội: 1998), II:108-9.

[sinh khoảng năm 1515, khi Lê Y hay Huệ mới tám [8-9] tuổi]

29/4/1541: Được Chu Hậu Tổng cho cai trị động Tất Mã Giang, chờ phiên ti Vân Nam điều tra. Ming shi-lu, Shizong, (Wade, NUS database], juan  245:1b-5a; 1542: Bố chính sứ ti [Tuần phủ] Uông Văn Thịnh đề nghị cho giữ bốn [4] tuyên phủ sứ [lộ] Thanh Hóa.  

 

3. Mạc Phúc Hải (8/3/1540-5/6/1546):

29/4/1541: Chu Hậu Tổng (27/5/1521-23/1/1567) phong Mạc Đăng Dung làm đô thống sứ ti An Nam đô thống sứ ti; quan tùng nhị phẩm, có quyền thế tập; bổ nhiệm quan chức trong 13 ủy ban bình định tuyên phủ sứ [lộ]. Ming shi-lu, Shizong, (Wade, NUS database], juan  245:1b-5a;

17/5/1541: Đúc ấn bạc An Nam Đô Thống Sứ Ti, Đô thống sứ cho Dung. Ming shi-lu, Shizong [Jiajing], (Wade, NUS database], juan  248:1ab; MSL, vol 82, p 4996; [lễ sắc phong, 19/1/1543].

Tài liệu Việt: Ngày 8/4/1542 [22/3 Nhâm Dần] Hải lên Trấn Nam Quan nhận 1,000 cuốn lịch và ấn bạc thay Dung [để tiếp tục coi việc nước]; ĐVSK, BKTB, XVI:6a, Long & Lâu (2009), 3:152.

16/12/1542 [10/11 Gia Tĩnh 21]: Chu Hậu Tổng phong Mạc Phúc Hải [Mo Fuhai] làm đô thống sứ ti [Commander of the Annam Commandery]. Hải dâng biểu nói Dung có di ngôn không được đóng nắp quan tài nếu chưa có sắc dụ của Hậu Tổng. Có chiếu cho Phúc Hải: hủy bỏ vị thế một nước. Ming shi-lu, Shizong [Jiajing], (Wade, NUS database], juan  268:3ab; MSL, vol 82, pp 5295/96; [lễ sắc phong, 19/1/1543].

 

B1. Trịnh Kiểm (9-10/1545-24/3/1570 ) [Thánh Tổ Triết Vương]

C2a. Nguyễn Uông (6-9/1545).

C2b. Nguyễn Hoàng ([28/7?/1525 [11-12/1558]-

[1593-[8/6/1600]-20/7/1613).

ĐNTLTB, I: Thái tổ, 1962:27 [27-45]; ĐNLTTB, I, (1993), 1:19-20; ĐVSK, BKTB [PCT], XX:1b, Long (2009), 3:368

 

4. Mạc Phúc Nguyên (5/6/1546-5/1-3/2/1562 [18/2/1564]),

Minh thực lục ghi tên Hong Yi [Hoằng Dực]. Được Mạc Phúc Hải trối trăng cho Đặng Văn Trị và Nguyễn Như Quế yểm trợ nối ngôi; năm 1550 xin thụ phong chức An Nam Đô thống sứ ti. (Ming shi-lu, Shizong, juan 357:4a, 7b, 365:12ab, 371:8ab, 521:3b, 540:5a; MSL, vol 85, pp 6290, 6413 [8/3/1550] & 6533/34; vol 86, pp 6635/36; vol 90, p 8532, vol 91:8745 [Sứ đoàn Lê Quang Bí tự  Bôn [Li Guang-Ben] bị giữ ở Nam Kinh 15 năm, chết một nửa nhân số, ngày 1/1/1565 mới tới Bắc kinh].

Theo Lê Quí Đôn, Hoằng Dực chỉ là tên giả để cầu phong; Thông sử, Long (1978), tr 287-288, 311 [Nguyên chết ngày 18/2/1564 [7/2 Giáp Tí] vì bệnh đậu mùa]. Sử Lê và Nguyễn chép Phúc Nguyên chết tháng 1-2/1562 [tháng 12 Tân Dậu]. (ĐVSK, BKTB, XVI:8a, 19b, Lâu & Long (2009), 3:154, 167; Giu (1967), 3:135; CMCB, XXVII:42, XXVIII:17 (Hà Nội: 1998), II:125, 143)

Tranh chấp kế vị: Bọn Đặng Văn Trị và Nguyễn Như Quế phò Hoàng Dực, mới 5 tuổi, theo di chúc của Phúc Hải. Nguyễn Kính muốn lập con rể là Mạc Kính Điển [Mo Jing-Dian], Phạm Tử Nghị [Fan Zi-Yi] muốn lập Chính Trung. Trung, con thứ hai Đăng Dung, Phe Phạm Tử Nghị thua. Nghị chạy ra An Quảng, tung tin Hoằng Dực chết, đánh cướp châu Liêm và Khâm, bắt giữ chỉ huy trưởng cảnh vệ Tôn Chính [Sun Zheng], giết đại đội trưởng Từ Trân [Xu Zhen].

Sau Mạc Kính Điển liên kết với Đặng Văn Trị, Nguyễn Như Quế, Lê Bá Ly, Nguyễn Thiến, giết được Tử Nghị, nên chuyển vận sứ Quảng Đông/Quảng Tây là Ou-yang Bi Jin [Âu Dương Bí Kim] đề nghị thưởng cho Hoằng Dực, và ngày 21/2/1551 đồng ý phong Hoằng Dực. Nhưng Hoằng Dực không tới biên giới nên việc sắc phong bị hoãn.

Tháng 1-2/1562 hay 18/2/1564, Phúc Nguyên [Hoằng Dực] chết. Ở ngôi 18 năm, hưởng dương 20 hay 22 tuổi [sui]. Mạc Mậu Hợp, mới hai [2] tuổi, lên thay, ông chú thứ bảy Mạc Đôn Nhượng, con út Đăng Doanh, nhiếp chính; Khiêm Đại Vương Mạc  Kính Điển làm Tôn Nhân Lệnh. Được Chu Dực Quân (Minh Thần Tông, 5/5/1572-18/8/1620) phong chức Đô thống sứ ti ngày 28/2/1573; (Shenzong, juan 9:11b, MSL, vol 97, p 338).

Sử Nguyễn, Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên và Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, ghi con gái trưởng Mạc Kính Điển, đã theo chú ruột là Mạc Cảnh Huống vào Quảng Trị năm 1558, trở thành chính phi của Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên. Giáo sĩ Ki-tô Christoforo Bori, người I-ta-li-a, nhắc đến liên hệ chúa Nguyễn họ Mạc. Tuy nhiên, trong số các con Đăng Doanh, không thấy ghi Cảnh Huống. Liên hệ giữa chính phi của Nguyễn Phước Nguyên và Mạc Kính Điển cần nghiên cứu kỹ hơn.

Phần Chính Trung, còn có tên Đăng Xương, chạy qua châu Khâm, xin nội thuộc. Có Mạc Phúc Sơn, con thứ ba Dung, và Mạc Văn Minh theo. Được Trương Nhạc, đề đốc quân vụ Quảng Đông, và Thượng thư bộ Binh phụ ở Nam Kinh yểm trợ, cho định cư và phát lương gạo.

 

A2. Lê Trung Tông (9/3/1548-5/3/1556)

9/3/1548 [29/1 Mậu Thân]- 5/3/1556 [24/1 Bính Thìn]

 (ĐVSK, BKTB, XVI:9a, 13a,  Lâu & Long (2009), 3:154-155, 159; Giu (1967), 3:135; CMCB, XXVII:42, XXVIII:7 (Hà Nội: 1998), II:124-125, 133)

A3  [I] Lê Anh Tông (?5/3/1556-29/1/1573 [23/2/1573])

5/3/1556 [24/1 Bính Thìn]- 23/2/1573 [21/1 Quí Dậu]

 

5. Mạc Mậu Hợp (1-2/1562 [18/2/1564]-1/1593):

4/2-4/3/1562 [18/2/1564]-1/1593 [12 Nhâm Thìn].

Sinh tháng 2-3/1562; chết tháng 1/1593; Con trưởng Mạc Phúc Nguyên. Mẹ họ Bùi; Thông sử, Long (1978), tr 311, [312-360; ĐVSK, BKTL, XVI:9b [19b-35b], 35b, Lâu & Long (2009), 3:167, 218 [167-218]; Giu (1967), 3:194; [LTHCLC, (1992), 1:218]; CMCB, XXVIII:17-18, 32-33 (Hà Nội: 1998), II:195-96

28/2/1573: Chu Dức Quân (Thần Tông, 5/7/1572-18/8/1620) phong Hợp, 11 tuổi, làm đô thống sứ [commander of the Annam Commandery] Mingshilu, Shenzong, (Wade, NUS database], juan  9:11b; 3/3/1573: Cho hộ tống sứ đoàn tới Trấn Nam Quan ở Bằng Tường; Thái Bình, Quảng Tây. (juan 57:4a);

Tháng 1/1593, từ sông Tranh trở về Thăng Long, Trịnh Tùng được tin Mậu Hợp đang ẩn náu ở chùa Mộ Khuê, huyện Phượng Nhãn (Bắc Ninh. Đời Thành Thái, thuộc Bắc Giang) [ĐNNTC, q. XIX, “Bắc Ninh,” (1997), 4:64). Sai Nguyễn Đình Luân mang quân đi bắt.

Mậu Hợp giả làm nhà sư trú ẩn ở đây đã 11 ngày. Dẫn giải về Thăng Long. Các quan đề nghị xử lăng trì, nhưng Tùng chỉ treo sống [trình diễn] ba ngày. Rồi chém ở bến Bồ Đề, mang đầu về Thanh Hóa, đóng đinh vào mắt, bêu ngoài chợ. (Thông sử, [Mạc Mậu Hợp], Long (1978), tr. 359-60; ĐVSK, BKTL, XVI:35b, Lâu & Long (2009), 3:218; Giu (1967), 3:193; CMCB, XXIX:32-33; (Hà Nội: 1998), II:195-96).

Con là Mạc Toàn cũng bị bắt. Tàn dư họ Mạc qui tụ ở Thanh Lâm (Nam Sách), tôn phù Mạc Kính Chỉ. Chỉ có tới 70,000 quân. Ngày 14/2/1593, Mạc Kính Chỉ, con trưởng Kính Điển, bị Trịnh Tùng bắt ở Yên Quảng. 27/2/1593, bị chém. (ĐVSK, BKTB, XVII:35b-36a, Lâu & Long (2009), 3:218; Thông sử, Long (1978), 362-365.

Kính Điển là con thứ ba Đăng Doanh, em trai Phúc Hải. Khi Tử Nghi làm loạn, đưa Phúc Nguyên về kinh. Có 9 trai, chin gái. Thông sử, Long (1978), 360-361.

1593 [tháng 3]: Mai Ngọc Liễn lập Mạc Kính Cung làm vua. Thông sử, Long (1978), tr 366 [366-383].

Tháng 8-9/1600, nhân dịp Nguyễn Hoàng trốn vào nam, Trịnh Tùng lo sợ đưa vua về Thanh Hóa, con cháu họ Mạc, kể cả Mạc Kính Cung từ TH về, cùng mẹ Mậu Hợp, chiếm Hà Nội. Bọn Ngô Văn Nga theo họ Mạc. (ĐVSK, BKTB, Giu (1967), 3:233-34; (BKTB [PCT], XX:5b, Long (2009), 3:372; CMCB, XXXI:3- 6; (Hà Nội: 1998), II:227- 28) Trịnh Tùng kéo quân về tái chiếm Hà Nội. Kính Cung chạy qua Kim Thành (Hải Dương); (BKTB [PCT], XX:5b, Long (2009), 3:372;

1625 [tháng 5 Ất Sửu]: Trịnh Kiều bắt Kính Cung ở Cao Bằng. Tiếm ngôi 33 năm. Thông sử, Long (1978), tr 383 [366-383].

Mạc Kính Khoan (1623-1638); Thông sử, Long (1978), tr 383 [383-387].

Mạc Kính Vũ (1638-[1644]); Thông sử, Long (1978), tr 387 [387-397].1677, Trịnh Tạc và Đinh Văn Tả diệt Mạc.

 

I. Mạc Đăng Dung (12/7/1527-25/1/1530, TTH, 11/9/1541)

12/7/1527 [15/6  Đinh Hợi]-11/9/1541 [22/8 Tân Sửu]

(ĐVSK, BKTL, XV:66b, 67b, 68ab, 69b-74a, 74a-77b, XVI:3ab, Lâu & Long (2009), 3:132 [19/1/1527, giết Chiêu Tông], 133 [cướp ngôi], 134 [giết Cung Hoàng], 135-39 [làm vua],199 [nhường ngôi], 149 [hàng Minh]; Giu (1967), 3:123, 131, [hàng Minh].

 

Mạc Đăng Dung (22/12/1483-11/9/1541) người Cổ Trai, huyện Nghi Dương. Dòng giõi Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đời Trần Anh Tông. (1293-1314, TTH 1320)  hai lần đi sứ nhà Nguyên. Làm quan to đời Trần Minh Tông (1314-1329, TTH 1357), nổi tiếng trong sạch. (1)

1. ĐVSK, BKTL, XIV:45ab, Lâu & Long, 3:52-53. Lê Quí Đôn ghi Mạc Đĩnh Chi là tổ đời thứ 7 của Dung; Thông sử, Long (1978), tr 253-254 [tờ 176ab], 265-266.

 

Ông cố là Mạc Tung [Mo Song], con Mạc Thúy, một trong những người tích cực hợp tác với Trương Phụ và Hoàng Phúc, tiếp tay quan tướng Minh xâm lược và chiếm đóng Đại Ngu từ 1406, cải danh Đại Việt [tức An Nam trong sử sách Trung Hoa] thành Giao Chỉ đô thống sứ ti (1407-1428), giống như đất Vân Quí của “man Ngũ Khê.” (2)

2. Vũ Ngự Chiêu, “Giao Chỉ đô thống sứ ti, 1407-1428;” [7/2015]; hopluu.net, minhtrietviet.net, vietnamvanhien.net. Xem thêm John E. Herman, Amid the Clouds and Mist: China’s Colonization of Guizhou, 1200-1700 (Cambridge, Mass: Harvard Univ. Press, 2007); C. Paterson Giersch, Asian Borderlands: The Transformation of Qing China’s Yunnan Frontier (Cambridge, Mass: Harvard Univ. Press, 2006). Nasu Yi Mu’egu là vùng trái độn giữa Bắc Kinh và Yunnan.

ĐVSK, BKTL, XV:69b-74a, XVI:1-9a, Lâu & Long (2009), 3:135-39, 149 [146-55]; Giu (1967), 3:81-2, 131; [LTHCLC, (1992), 1:216-17]; [chép việc qua Trấn Nam làm lễ đầu hàng]

 

Đầu năm 1413 Thúy chết vì tên độc của Nông Văn Lịch [hay Nùng Phần Lịch, Nùng Phần Hoàn] tại Lạng Sơn, khi dẫn quân Minh đi đàn áp nghĩa quân kháng Minh. (3)

3. Thông sử, Long (1978), tr 254, 254chú 1 [tờ 176ab]; Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS data base), juan 60:5ab; MSL, vol 11, pp 873/74 [24/11/1406]. Nhắc đến Đặng Nguyên, phụ tá cai trị huyện Tam Đái; Mạc Viễn, Mạc Thúy từ Nam Sách tới xin hàng, lập công; 83:2ab; MSL, vol 11, pp 111/12 [27/9/1408: Mạc Thúy được ban thưởng tiền bạc, lụa, vóc gấp năm [5] lần 24 đồng sự như Tri phủ Tân An Nguyễn [Mạc] Huân, lên chức Hữu Tham Chính]; juan 114:5b-7a; MSL, vol 12, pp 1458/59 [16/4/1411: Collaborating stars: Mạc Thúy, Nguyễn [Mạc] Huân, Đỗ Duy Trung, tri phủ Tam Đái; Đỗ Sĩ Vương, tri phủ Giao Châu; Nguyễn Huy Kỳ [Run Xi-Ji], Lương Nhữ Hốt, tri phủ Thanh Hóa; Trần Phong [Chen Feng; xuất thân đại đội trưởng lính Nam Sách]; Trần Như Chi [Chen Ru-shi; Đinh Trãi [Ding Zhai]; Vũ Trinh [Wu Zheng]; Liang Shi-yong, Phó tri phủ Tuyên Hóa; Ma ba ho; Yang Yu-Lan, Phó tri phủ Thái Nguyên].

 

Ngày 31/8/1418, Tung được tập ấm chức Tham chính Giao Chỉ Bố chính ty, nhưng không có thực quyền. (Taizong, juan 203:1a) Tung sinh Bình, Bình sinh Hịch, Hịch sinh Dung, Đốc Tín và Quyết.

Để minh chứng tài ứng biến của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, có tin đồn ông đã xé rách bức tranh treo trên tường thêu hình chim sẻ giống như thực, rồi tự biện hộ bằng cách chỉ trích người thêu tranh sai lầm khi để chim sẻ đậu trên một cành trúc, trái với thánh giáo. Đến đời cháu nội là bọn Mạc Địch, Mạc Thúy, Mạc Viễn, v.. v.. xảy ra việc Chu Lệ xâm lăng, rồi đổi An Nam thành Giao Chỉ Đô thống sứ ti. Bọn Thúy xin hàng Trương Phụ từ trước khi quân Minh ra khỏi ải Pha Lũy ngày 19/11/1406 (tức Trấn Nam Quan từ khoảng năm 1539, hay Mục Nam Quan từ thập niên 1950, Hữu Nghị Quan từ thập niên 1960).

Chiêu bài hưng Trần, diệt tặc đảng cha con Quí Ly khiến một số người hàng Minh, nhưng bọn Mạc Thúy tách biệt khỏi đám đông—tự nhận là “bất đắc chí.” Bọn Mạc Thúy muốn xin Chu Lệ chiếm giữ An Nam, vì con cháu nhà Trần đã tuyệt, và muốn được trực tiếp khai hóa để thoát khỏi phong tục man di. Như thế, hẳn có một thế tựa vững chắc là nhà Minh—vì minh quân hay tục tử cũng đều phải phụng sự nước lớn [sự đại chi lễ] như sau này Phùng Khắc Khoan đã khuyên nhủ Trịnh Tùng và Lê Thế Tông năm 1598.

Cuối năm 1406, Thúy cùng tri châu Tam Đái là Đặng Nguyên vẽ bản đồ phòng thủ Đa Bang nộp cho tướng của Trương Phụ tại Lạng Giang, tình nguyện dẫn đường, chỉ lối. (Thông sử, Long (1978), tr 254) Mạc Thúy và thuộc hạ dẫn quân Minh phá thành Đa Bang đêm 19 rạng 20/1/1407, tàn phá Đông Quan (Hà Nội, hay Thăng Long), rồi  bắt sống được cha con Quí Ly ở Nghệ An (Kỳ Hoa, Hà Tĩnh hiện nay). Ngoài ra, Mạc Thúy cùng bè đảng tuyển mộ được khoảng 10,000 thổ binh phục vụ quân Minh, và khoảng hơn 9,000 “nhân tài” sẵn sàng làm quan cho thiên triều. Trong mùa Xuân 1407, Mạc Thúy còn xuôi ngược đó đây xin  1120 chữ ký dưới tờ biểu van xin cho Giao Châu được sát nhập vào nước Minh. Rồi ngày 17/4/1407, nhờ Trương Phụ chuyển lên Chu Lê mơ ước tâm huyết này. Ngày 5/7/1407, Chu Lệ đổi  tên hầu quốc An Nam thành “Giao Chỉ đô thống sứ ti,” đặt ra 13 tuyên phủ sứ [lộ], và cắt cử quan lại Hán cai trị cùng hơn 9,000 thổ quan, với lý do con cháu nhà Trần đã tuyệt.

Bởi vậy năm 1408, khi đưa quân trở lại Kim Lăng, Trương Phụ và Hoàng Phúc xin đặc cách ban thưởng cho Thúy vàng bạc, tơ lụa gấp năm [5] lần người khác. Trương Phụ cũng xin cho Thúy từ Tri phủ lên chức Hữu tham chính, thay thế Bùi Bá Kỳ. Chu Lệ còn ban thơ cho bọn Thúy và thổ quan khi qua Kim Lăng vào mùa Hè 1408.

Tuy nhiên, Thúy không sống đủ thọ để thấy Bình Định vương ban hành “Bình Ngô Đại Cáo.” Đầu năm 1413, Thúy bị giết khi giắt quân Minh đi tàn sát nghĩa quân của Nông [hay Nùng] Văn Lịch ở Lạng Sơn. Trong giai đoạn đầu nhà Hậu Lê (29/4/1428-12/7/1527), phe nhóm con cháu Mạc Thúy, Địch, Thoan, Viễn,  cùng Tung bị lực lượng kháng Minh giết chết, hay tước đoạt tài sản, nên lưu lạc khắp nơi.

 (Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS database), juan 60:5ab; MSL, vol 11, p 873/74; [báo cáo ngày 24/11/1406; bọn Mạc Thúy từ Nan Ce, Lạng Giang, tới tiếp xúc; cung cấp tin tức về việc phòng thủ của Quí Ly], 82:6b-7a, 83:2ab; MSL, vol 11, pp 1111/12 [ngày 27/9/1408] , 203:1a [27/9/1408, Chu Lệ ban thơ], 114:5b-7a; MSL, vol 12, pp 1458/59 [danh sách những người được ban thưởng ngày 16/4/1411: Mo Xui, Mo Xun, Đỗ Duy Trung, tri phủ Tam Đái; Đỗ Sĩ Vương; tri phủ Giao Châu; Ruan Xi Ji [Nguyễn Huy Kỳ], tri phủ Trấn Man], Lương Nhữ Hộc, Tri phủ Thanh Hóa; Chen Feng [Trần Phong], Chen Ru-shi; Ding Zhai, Wu Zheng, Liang Shi-yong, Phó tri phủ Tuyên Hóa; Ma Bu Ho [Ma Bá Hổ]; Yang Yu-lan; Phó tri phủ Thái Nguyên],

 

Ngày 22/12 [10]/1483, hơn nửa thế kỷ sau ngày Bình Định Vương mất, chít [thứ tư] của Mạc Thúy là Đăng Dung mới cất tiếng khóc chào đời ở quê mẹ. Rồi lớn lên trong cảnh cơ hàn, khố rách che thân, chài lưới độ nhật. Nhờ sức khỏe hơn người, năm 1508 thi đậu lực sĩ, giữ chân cầm lọng theo hầu Lê Tấn (Lê Tuấn, Huyên, hay Nghị [Li Yi], tức vua Uy Mục, 12 [22]/1/1505- 10/1/1510).

Ba năm sau, 1511, Dung tham gia cuộc đảo chính của Lê Oanh (Lê Chu hay Trừu [Li Zhou], tức vua Tương Dực,  (13/1/1510 -8/5/1516), nên được thăng đô chỉ huy sứ Vũ Xuyên bá, rồi Vũ Xuyên Hầu, trấn thủ Hải Dương. Tới đời Lê Y, hay Huệ [Li Hui] (Chiêu Tông, 28/5/1516-14/8/1522 [12/11/1525]), năm 1518, Dung bước lên hàng ngũ lãnh chúa, trấn thủ Hải Dương để chống lại Trần Cảo, thủ lĩnh giặc Đế Thích—từ lãnh tụ trở xuống đều cạo trọc đầu, mặc áo đen. Nổi loạn từ ngày 7/4/1516 tại chùa Quỳnh Lâm, xã Hà Lôi, huyện Đông Triều (Quảng Ninh ngày nay), Cảo đã từng kéo quân về kinh thành, chiếm Thăng Long ngày 12/5/1516. Cảo cũng bị mang tiếng hoặc được danh giết Tương Dực, tức Lê Chu, vua Hậu Lê cuối cùng được nhà Minh phong chức An Nam Quốc Vương, mờ sáng ngày 8/5/1516. Trên thực tế Trịnh Duy Sản đã sai tên võ sĩ Hạnh giết vua bốn ngày trước khi Cảo làm chủ kinh thành.

Thông sử, Long (1978), tr 250 [240-247, Trần Cảo]; ĐVSK, BKTL, XV:27a-32a, Lâu & Long (2009), 3:92 [92-97])

 

Năm 1527, Dung vượt qua kỷ lục của Duy Sản, liên tiếp giết hai vua Chiêu Tông, rồi Cung Hoàng Khoáng hay Xuân. Mẹ ruột Cung Hoàng cũng chết sau một tuần [10 ngày] bỏ đói với vua.

Ngày 12/7/1527 [15/6 Đinh Hợi], Lê Cung Hoàng được Nguyễn Văn Thái soạn giúp chiếu “nhường ngôi” cho Mạc Đăng Dung, giáng làm Cung Vương, giam ở cung Tây Nội. [Ít lâu sau, bắt hai mẹ con, sau một tuần [10 ngày] bỏ đói,  thắt cổ chết, hưởng dương 21 tuổi. [ĐVSK, BKTL, XV:67b-68a, Lâu & Long (2009), 3:134, Giu (1967), 3:118-119; CMCB, XXVII:15, (Hà Nội: 1998), II:96-8; Thông sử, Long (1978), tr 138 [Minh Tông Trịnh Hoàng hậu, mẹ Y và Xuân], 264-65 [Đăng Dung]) Xem thêm “Cung Hoàng Nguyễn Quí Phi;” [Cha là Thông quốc công Nguyễn Thì Trung bắt về nhà trước khi Đăng Dung cắt đứt ẩm thực Cung Hoàng. Nhịn đói mà chết]. (Sử Nguyễn không ghi Lê Cung Hoàng, chỉ ghi Hoàng đệ Xuân; CMCB, XXVII::5; (Hà Nội: 1998), II:87)

 

A. Bước nhảy vọt từ một chân túc vệ cầm lọng che mưa nắng cho vua quan, lên một lãnh chúa, rồi tể tướng, vua và rồi Thái thượng hoàng của Đăng Dung còn ẩn dấu nhiều bí mật.

1. Sử Lê nhìn nhận “nhiều người theo Đăng Dung,” và những năm đầu nhà Mạc, tình hình khá yên ổn.

Chẳng hiểu hay ai đã chép Trong truyền bản Đại Việt Thông Sử Bảng Nhãn Lê Quí Đôn, và sử Lê, đều chép rằng trong những năm đầu triều Đăng Dung “đi đường chẳng ai mang theo khí giới mà vẫn an toàn,” hay “đêm đêm mở cửa mà không sợ bị trộm cắp.” (ĐVSK, BKTL, XV:76b-77a, Lâu & Long (2009), 3:142; Thông sử, Long (1978), tr 276)

Minh sử đưa ra một hình ảnh hoàn toàn trái ngược: sứ Minh không dám vượt biên giới, ở lại Long Châu, Quảng Tây, rồi xin trở lại Bắc Kinh. Từ 1516 tới 1535, An Nam chỉ có những mảnh vụn tin tình báo về tình trạng bất ổn (ngày 9/4/1523, 21/1/1525, 25/4/1530, 9/3/1531, 2/11/1535, 16/11/1536).

Trước hết là tin Trần Cảo làm loạn, giết vua Tương Dực [tức Lê Chu hay Trừu trong Minh thực lục]. Tương Dực được bọn Trạm Nhược Thủy và Phan Hy Tăng phong vương ngày 5/2/1513 [29/1 Quí Dậu]. (ĐVSK, BKTL, XV:19b, Lâu & Long (2009), 3:80). Năm 1515, sứ đoàn Nguyễn Trọng Quĩ, Hứa Tam Tĩnh, Nguyễn Quí Nhã của Tương Dực —đã rời Hà Nội ngày 9/11/1513 [13/10 Quí Dậu]—tới Bắc Kinh, nhưng dọc đường bị đắm tàu, một người chết, 50 tấm lụa bị hư hại, theo báo cáo của Nguyễn Quí Nhã ngày 2/5/1515. (Wuzong, juan 116:5b [bị đắm thuyền ngày 25/3/1514; đã rời Hà Nội sau lễ phong vương cho Tương Dực; ĐVSK, BKTL, XV:19b, Lâu & Long (2009), 3:80). Đây là cuộc cống lễ cuối cùng của họ Lê với nhà Minh. Khi sứ đoàn về tới Bằng Tường, được tin Trần Cảo đã chiếm giữ Lạng-Nguyên, đường bị bế tắc. Thông sự Hà Công Miễn và Đỗ Khánh Dư bàn nên nộp tiền quĩ cho Cảo, sau năm 1521, bị bọn Nguyễn Trọng Quĩ giết. (ĐVSK, BKTL, XV:30ab, Lâu & Long (2009), 3:95; CMCB, XXVII:1, (Hà Nội: 1998), II:83-4.

Sau cái chết của Tương Dục [trong tay Trịnh Duy Sản], triều thần chọn Lê Huệ [tức Lê Y], con một người anh đã chết của Tương Dực [Cẩm giang vương Sùng] lên ngôi. Tuy nhiên, Dung chuyên quyền, khiến Lê Huệ phải bỏ chạy.

Năm 1521, khi Chu Hậu Tổng [hay Thống] lên ngôi, sai sứ mang chiếu đăng quang sang An Nam, cùng quà cho Lê Chu. Tháng 5/1523, sứ Minh báo cáo là đã tới Long Châu, nhưng không dám vượt biên, vì loạn lạc, bất ổn ở An Nam.

Năm 1530, 1531, Lê Quang Thiệu, cháu vua Lê phải chạy sang Lão Qua tị nạn. Mãi tới năm 1536, nhân dịp lập Hoàng tử, Chu Kỳ Trấn mới quyết định dạy An Nam một bài học vì đã nợ cống lễ suốt hai mươi năm. Ngoài ra, như Lê Quí Đôn và sử quan khác đều ghi các phong trào chống Mạc nổi lên khắp nơi. Năm 1529, cháu ngoại nhà Lê là Lê Y nổi lên ở Da Châu, Thanh Hóa, qui tụ được “vài vạn người.” Cha con Đăng Dung phải vất vả đánh dẹp suốt năm 1530 mới xong.

Ngày 20/4/1521, Chu Hậu Chiếu (Vũ Tông, Wuzong, 29/6/1505-[20/4/1521], niên hiệu Chính Đức [Zhengde]), chết. Ngày 27/5/1521, Thái hậu đưa Hậu Tổng hay Thông [cháu Hậu Chiếu, con Hưng Hiến Vương], mới bảy [7] tuổi [sui] lên thay, tức Thế Tông [Shizong], (27/5/1421-23/2/1567, niên hiệu Jiajing [Gia Tĩnh]); ĐVSK, BKTL, XV:51ab, Lâu & Long (2009), 3:117.. Tài liệu Anh ngữ dùng ngày 27/5/1521 cho cả ngày Hậu Chiếu chết, và ngày Hậu Tổng lên ngôi. Sử Lê có lẽ đáng tin cậy hơn.

Ngày 9/4/1523: Sun Cheng En và Yu Dun tới Long Châu, mang theo tuyên cáo lên ngôi của Hậu Tổng; nhưng được tin Trần Cảo làm loạn, đã giết Trừu. Dung đuổi Huệ khỏi kinh thành; Shizong, juan 24:10b, MSL vol 71, p 698

[Ngày 21/1/1525: Lê Trừu chết, không con. Lập cháu là Lê Huệ [Li Hui], con một người anh đã chết. Năm 1516-1517, Trần Cảo [Chen Hao] làm loạn, giết Trừu. Những người khác lập Huệ làm vua. Dung giết Trần Cảo, con là Thăng [Sheng] hay Cung chiếm Lạng Sơn. Dung ép mẹ Huệ lấy mình và định cướp ngôi. Bọn Đỗ Ôn Nhuận [Du Wen] và Trịnh Tuy [Zheng Sui?] chống lại, đưa Huệ trốn vào Thanh Hóa. MĐD lập em Huệ là Khoáng [Kuang] lên ngôi. Đỗ Ôn Nhuận đã bị giết. MĐD kiểm soát. Hậu Tổng cho lệnh điều tra thêm]. (Shizong, juan 46:9a-10a)]

Tháng 9/1521, Đăng Dung mang quân đi đánh Trần Cung [Thăng]. Cung chạy lên Thất Nguyên. Có tin chạy sang nhà Minh, sau bị đóng cũi giải về kinh đô, giết. (ĐVSK, BKTL, XV:51a, 2b-54a, Lâu & Long (2009), 3:117, 119-20; Giu (1967), 3:103, 104-5; CMCB, XXVII:1, (Hà Nội: 1998), II:83-4. Truyền bản Thông sử chép là bắt được giết đi; Thông sử, Long (1978), tr 259, 260)

 

Một số sứ quân giàu có, thế lực—nhất là họ Nguyễn ở Gia Miêu, Tống Giang, họ Trịnh ở Thanh Hóa, hay Vũ Văn Uyên/Vũ Văn Mật ở vùng Tuyên Quang/Hưng Hóa—công khai chống Mạc, dưới sự bảo trợ và khuyến khích của Chu Hậu Tổng. Trịnh Ngung, Trịnh Ngang chạy qua Bắc Kinh, tố cáo tội giết vua, cướp ngôi, xin can thiệp (Giu 1967), 1:118-119)—nhưng có lẽ chỉ tới Long Châu, Quảng Tây, hoặc bị cha con Đăng Dung chặn bắt.

Người khác đi tìm con cháu nhà Lê để hưng Lê, diệt Mạc. An Thành hầu Nguyễn Cam tự Kim (1467[1468]-28/6/1545)— dòng giõi Nguyễn Đức Trung, anh Trường Lạc Thái hậu, nhân vật được sử Nguyễn kính cẩn ghi là “Ngã Triệu Tổ Tĩnh Hoàng đế” = “Triệu Tổ Tĩnh Hoàng đế ta”— dựng cờ chống Mạc, quân số được vài ngàn người. Tháng 10/1529, Nguyễn Cam thua, phải rút qua Ai Lao. Đầu năm 1533, Nguyễn Cam lại mưu với họ Trịnh ở Lôi Dương lập “con vua” Chiêu Tông là Lê Ninh, tức Lê Trang Tông (25/1/1533-9/3/1548); rồi gửi hai sứ đoàn qua Quảng Đông và Vân Nam, xin vua Minh ra tay trừng trị Dung. Sau khi Trịnh Huy Liễu dâng điều trần ngày 13/7/1537. Thượng thư bộ Lễ [Xia Yan, Hạ Diên hay Nghiêm Trung?] còn nghi ngờ, nên sai bọn Đào Phương Nghị, Trần Tỉ và Bố chính sứ Vân Nam Uông Văn Thịnh điều tra thêm.

 (Thông sử, Long (1978), tr. 269, 277 [Đăng Dung]; ĐVSK, BKTL, XV:77b-78a, Lâu & Long (2009), 3:143; Giu (1967), 3:121; CMCB, XXVII:20; (Hà Nội: 1998), II:103)

 

Hai nhóm mạnh nhất là “Lê Ninh.” “dòng giõi hô Lê” ở Sầm Châu (Ai Lao) và Thanh Hóa; và anh em chúa Bầu Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật ở Đại Đồng, Tuyên Quang. Các thổ hào ở Hưng Hóa cũng bất phục.

Cuộc cướp chính quyền của Đăng Dung khiến nhiều quan tướng Minh nảy sinh tham vọng can thiệp bằng vũ lực, nhưng Hậu Tổng (Thế Tông, 27/5/1521-23/1/1567, niên hiệu Gia Tĩnh [Jiajing]) vẫn giữ nguyên chính sách mà Mao Trạch Đông sau này gọi là “đống bụi và cây chổi”—“chổi chưa quét tới, bụi vẫn nằm yên,” chỉ cần ưu tiên đặt xuống nguyên tắc pháp lý luật kẻ mạnh về chủ quyền tối thượng [sovereignty] hay bá quyền [suzerainty]. (Phương cách Mao Nhuận Chi/Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai, rồi Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình, v.. v..  cướp chiếm Tibet, Tân Cương, hay biển Đông Nam Á từ năm 1956 tới nay là một thí dụ tiêu biểu)

Một mặt, từ năm 1536 khoa trương thanh thế dọa nạt về một cuộc “chinh phạt” diệt Mạc, hưng Lê. Mặt khác, bắt Đăng Dung cắt đất bốn [4] động ở Lạng Sơn và An Quảng xin hàng, bỏ tước vương đổi lấy chức đô thống sứ ti, ngang tước tùng nhị phẩm từ năm 1541.

Với cha con họ Mạc, quan trọng là đạt được sự nhìn nhận của Trung Hoa, bất kể giá phải trả. Với vua quan Minh, Mạc Đăng Doanh và Đăng Dung thiết lập được “chính nghĩa” để biện minh cho chủ quyền Hán tộc trên toàn cõi Việt Nam từ năm 1370—khi cho một sứ giả tới cúng tế thần núi Tản Viên, và bắt vua Trần phải nộp tuế cống. Liên hệ thuộc địa này kéo dài tới giữa thời Lê-Trịnh, ba năm sau khi nhà Minh bị Thanh tiêu diệt mới trở lại tình trạng “chư hầu.”

Sau khi hai sứ đoàn Trịnh Duy Liễu [Liệu] qua Quảng Đông (13/3/1537) và Trịnh Viên (1537) qua Vân Nam, nhà Minh bắt đầu tái thôn tính trên giấy tờ.

Có sự khác biệt giữa sử Lê và Nguyễn về chính sách ngoại giao của họ Mạc.

Sử Lê ghi từ năm 1528, Đăng Dung đã sai người sang Bắc Kinh xin cầu phong, vì Hậu Tổng chưa thuận, dùng vàng bạc đút lót và cắt hai châu Qui Thuận hiện thuộc Quảng Tây của TH. ĐVSK, BKTL, XV:72ab, Giu (1967), 3:121-22, Lâu & Long (2009), 3:137-38; Sử Nguyễn nghi ngờ điều này. Minh thực lục cũng không ghi.

Một mặt, Hậu Tổng sai Cừu Loan và Mao Bá Ôn tới Quảng Tây, tập trung quân lính chuẩn bị đánh Đại Việt. Cánh quân Quảng Tây, kể cả chính binh và  kỳ binh (quân lưu động), dự trù lên tới 220,000, chia làm ba [3] cánh xâm phạm Đại Việt theo ngả Bằng Tường, Long Châu và Tư Minh. Ngoài ra còn cho lệnh Vân Nam mang ba đội tiễu binh, mỗi đội 21,000, từ ghềnh Liên Hoa (Mông Tự, phủ Khai Hóa nhà Thanh [nguyên là đất của Đại Việt]) tiến vào Đại Việt.

Đồng thời, dụ bảo cha con Đăng Dung tự trói mình đợi tội, dâng nạp sổ sách đất đai, dân đinh, sẽ được tha tội chết. Đăng Dung bèn sai sứ sang gặp bọn Bá Ôn dàn xếp. Tổng binh Châu Liêm [Trương Nhạc?] khuyên Đăng Dung nên bỏ tước đế, cắt đất đầu hàng. Hai bên thỏa thuận Đăng Dung phải làm lễ đầu hàng tại Trấn Nam Quan ngày 30/11/1540 [3/11 Canh Tí]. (CMCB, XXVII:31-33; (Hà Nội: 1998), II:114-15) [giống Ming shi-lu, Shizong  (Wade, NUS data base), juan 210:4a-5a; MSL, vol 80, pp 4341/43;

 

B1. Thế Tổ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm ([1503]-1545-24/3/1570 )

Thánh Tổ Triết Vương Trịnh Kiểm (1545- 24/3/1570 [18/2 Canh Ngọ]) [1:211-12];

Kiểm người Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hoá). Thuở nhỏ, nhà nghèo, đi chăn trâu. Theo phò Nguyễn Kim. Được gả con gái là Ngọc Bảo. 1539: Đại tướng quân, Dực Quốc công. (ĐVSK, BKTB, XVI:2b-3a, Lâu & Long (2009), 3:154-55; Giu (1967), 3:135;)

Phan Huy Chú, LTHCLC, q. VI: Nhân Vật Chí, 1992, 1:186-87 [185-219] “nhuận Hồ,” [1992, 1:198-99]; nhuận Mạc [1992, 1:216-19]; chúa Trịnh [1992, 1:211-16], 12 đời, 11 chúa:

Nguyễn Hoàng, em cùng cha, khác mẹ của Uông phải giả điên. Năm 1558, con Uông là Uyên theo Hoàng vào Thuận Hóa. Hai con Uyên là Thảo và Thanh lên tới Chưởng Dinh. Con Thao là Tráng. Tráng có 6 con, hai con lên tới chức Chưởng dinh, hai làm Cai cơ, hai người khác Cai đội. (Đại Nam Liệt Truyện, Tiền Biên, bản dịch Cao Tự Thành, q. 2: Các con Nguyễn Cam [Kim]; 1995:83-84. bản dịch Viện Sử học, 1995:33-34.

Tháng 9-10/1545 [8 Ất Tị, 6/9-8/10/1545], Trịnh Kiểm ([1503] 9-10/1545 -24/3/1570),  con rể Cam, tự xưng là Thái sư [Lạng] Quốc Công. (

ĐVSK, BKTT, XVI:7ab, Lâu & Long (2009), 3:153; Giu (1967), 3:135-36; CMCB, XXVIII:11-12, (Hà Nội: 1998),  2:137-38). CMCB, XXVII:41-42, (Hà Nội: 1998),  II:123- 24)

Giết em rể là Lãng Quận Công Nguyễn Uông lên cầm quyền. (ĐVSK, BKTT [BKTB], XVI:2b-3a, 7ab, Lâu &  Long (2009), 3:152, 154-55; Giu (1967), 3:135-36; CMCB, XXVII:41-42, XXVIII:11-12, (Hà Nội: 1998),  II:123- 24, 137-38)

29/4/1541: Hậu Tổng phong Dung làm đô thống sứ ti An Nam đô thống sứ ti; quan tùng nhị phẩm. Ming shi-lu, Shizong, (Wade, NUS database], juan  245:1b-5a;

17/5/1541: Đúc ấn bạc An Nam Đô Thống Sứ Ti, Đô thống sứ cho Dung. Ming shi-lu, Shizong, (Wade, NUS database], juan  248:1ab; MSL, vol 82, p 4996; [lễ sắc phong, 19/1/1543]. Tài liệu Việt: Ngày 8/4/1542 [22/3 Nhâm Dần] Hải lên Trấn Nam Quan nhận 1000 cuốn lịch và ấn bạc thay Dung; ĐVSK, BKTB, XVI:6a, Long & Lâu (2009), 3:152.

16/12/1542: Hậu Tổng phong Mạc Phúc Hải [Mo Fu-hai] làm đô thống sứ ti [Commander of the Annam Commandery]. Hải dâng biểu nói Dung có di ngôn không được đóng nắp quan tài nếu chưa có sắc dụ của Hậu Tổng. Có chiếu cho Hải: hủy bỏ vị thế một nước. Ming shi-lu, Shizong (Wade, NUS database], juan  268:3ab; MSL, vol 82, pp 5295/96; [lễ sắc phong, 19/1/1543].

28/2/1573: Chu Dực Quân (Thần Tông, 5/7/1572-18/8/1620) phong Mạc Mậu Hợp (1562-1/1593) làm đô thống sứ [commander of the Annam Commandery] Mingshilu, Shenzong, (Wade, NUS database], juan  9:11b; 3/3/1573: Cho hộ tống sứ đoàn tới Trấn Nam Quan ở Bằng Tường; Thái Bình, Quảng Tây. (juan 57:4a);

25/11/1597: Chu Dực Quân phong Lê Thế Tông (Duy Đàm, 2/2/1573-12/10/1599) làm đô thống sứ [commander of the Annam Commandery] Mingshilu, Shenzong, (Wade, NUS database], juan 315:4ab; MSL, vol 110, pp 5887/88.

13/4/1607: Chu Dực Quân phong Lê Duy Tân (Kính Tông, 15/10/1599-23/6/1619) làm đô thống sứ [commander of the Annam Commandery] Mingshilu, Shenzong, (Wade, NUS database], juan 431:5b-6a; MSL, vol 110, pp 5887/88.

5/2/1647: Minh Quê vương (1647-1664?) phong Lê Thần Tông làm ANQV..

Tháng 3-4/1667, Khang Hi [Kang Xi] sai Trịnh Phương Triều và Trương Dịch Bí [Bôn] sang phong Lê Huyền Tông (12/1662-1/1663-16/11/1671) làm ANQV.

19/2/1788 [22/11 Mậu Thân Thanh], Tôn Sĩ Nghị làm lễ phong vương cho Lê Duy Kỳ (Chiêu Thồng, 8/1786-2/2/1789) Đại Thanh Lịch Triều Thực Lục [ĐTLTTL], (Tokyo, 1937-1938) 1315:27-28. Tài liệu Việt: 22/1/1788

CMCB, XII:20-21, XXVII:32-34, 2 tập, (Hà Nội: Giáo Dục, 1998), I:733-737, II:118-120; Ming shi-lu, Shizong (Wade, NUS database, 2005), juan 221:6a-7a [14/3/1539], 248:1b-5a [29/4/1541], MSL, vol 82, pp 4966/73],  268:3ab [16/12/1542], & Shenzong, 315: 4ab [25/11/1597];  ĐVSK, BKTT, Nội các quan bản, IX:2b, XVI:6a, bản dịch Thọ, Lâu, Long,  et al (2009), 2:273, 3:152;  & Quốc tử Giám tàng bản, Cao Huy Giu, et al (Hà Nội: 1967), 2:286-287n10 [không đúng ngày];  ĐVSKTB, BK X:2ab, The, et al (Hà Nội: 1997), tr 525 [không đúng ngày]; Lê Quí Đôn, Đại Việt thông sử, bản dịch Long (Hà Nội: 1978), tr 272, 280 [bị khuyết, không rõ ai kiểm duyệt . Nhắc đến việc môi giới đầu hàng, nhưng không nêu rõ Mạc [Nguyễn] Như Quế v.. v.. đứng tên trong tờ biểu cầu phong]. Phan Huy Chú, trong LTHCLC ghi đầy đủ chi tiết; q 46: Bang giao chí (Hà Nội: 1992), 3:203-204 [biểu ngày 30/11/1540 của Đăng Dung], 204-206 [biểu của Như Quế], 206 [chiếu của Hậu Tổng, ANĐTST], 207 [biểu tạ ơn của Phúc Hải], 207-209 [25/11/1597, chiếu phong Lê Thế Tông (2/2/1573-12/10/1599)  làm Đô thống sứ ti, Shizong, juan 315:4ab; 1647, Lê Thần Tông làm ANQV; 3-4/1667, Lê Huyền Tông (1662-16/11/1671) làm ANQV; 1788, Lê Duy Kỳ (1786-1789), ANQV]. [Sẽ dẫn Thông sử, Long (1978)]; LTHCLC (1992)];  Lý Văn Phượng [Li Wen-feng], Việt kiệu thư [Yue qiao shu]  (1540), reprint, 2 vols, via ĐVSK, BKTT, Giu (1967), phần cước chú;

 

Houston, 4/8/2015

Vũ Ngự Chiêu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 74294)
Hắn tỉnh lại đột ngột. Bốn năm người thanh niên đang kéo hắn ra từ dưới lườn xe. Hắn nếm được vị mặn và máu, một đầu gối bị đau, và khi bị nhấc bổng, hắn phát rên, không chịu nổi sự đụng chạm trên cánh tay mặt. Những tiếng nói như không thuộc về những khuôn mặt treo ở trên hắn đang bông đùa vỗ về và bảo hắn yên tâm.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 82688)
Khi tòa báo đề nghị tôi tham gia viết về các nhà văn mà giá trị được cường điệu cao hơn giá trị thật của chính họ, tôi đã nghĩ sẽ từ chối. Tại sao phải tự mình tạo thêm kẻ thù một cách miễn phí? Rồi Robbe-Grillet xuất hiện trong đầu.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 90964)
Sư thày trụ trì ngôi chùa làng là người có học. Chẳng bao lâu hắn đã có thể trò chuyện như một người bạn tâm giao. Giáo lí nhà phật trong nhiều năm đã trở nên mờ nhạt với tuyệt đại đa số những con người tất bật với cuộc sống hôm nay. Cái hiểu biết về đền chùa miếu mạo của hắn cũng chỉ dừng ở mức không nhầm lẫn giữa nơi này với nơi khác. Bởi thế được trò chuyện với sư thày mỗi tháng vài lần là điều làm hắn vô cùng thích thú.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 110193)
Một cái chức nhỏ nhẹ Một cái chức lăn như cỏ lông chông Mơ đeo vào tay xòe ra giữa nắng Mơ đeo vào gót chân mỗi bước mỗi khua vang rổn rảng
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 99800)
Hoa ôm cứng lấy tôi. Hoa bảo: Hãy yêu Hoa đi. Nắng buổi chiều chiếu rọi xuyên qua bản vẽ làm rách nát từng đường trên cơ thể Hoa. Tôi nằm dát người trên chiếu, nghe tiếng súng nổ và hiểu Đà-nẵng đang cơn hấp hối.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 108686)
một con thuyền dính bùa ngải của sông ý nghĩ găm đầy tháng năm mắc cạn em cố quên làm gì! khi ngay cả cánh tay anh cũng ảo
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86266)
Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Ngô Thế Vinh còn là một sinh viên y khoa, đảm nhiệm chức vụ chủ bút cho tạp chí Tình Thương, tờ báo của những người sinh viên áo trắng. Trong thời gian này tôi là một sĩ quan rất trẻ của QLVNCH. Cả Ngô Thế Vinh và tôi bị cuốn vào một biến động làm rung chuyển rừng núi Tây Nguyên: vụ nổi loạn đòi tự trị của những sắc tộc thiểu số, mà báo chí thời đó gọi là FULRO.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89138)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 74951)
Hợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 102959)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...