- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGUYỄN KIM NHÀN, NGƯỜI TÙ CHƯA TRỞ VỀ

14 Tháng Năm 20159:34 CH(Xem: 29908)

 

 

NguyenKimNh
Nguyễn Kim Nhàn

 

 

Trong số mười người chúng tôi bị bắt bởi chiến dịch khủng bố mùa thu tháng 9 năm 2008 thì Ông Nguyễn Kim Nhàn là người duy nhất hiện vẫn đang còn bị tù đày. Tôi thường gọi những người dân oan như ông, như chị Trần Ngọc Anh, chị Phạm Thị Lộc, vợ chồng chị Cấn Thị Thêu... là “dân oan hóa dân chủ” vì họ đã không chỉ dừng lại ở việc đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân và gia đình mình, mà đã tham gia vào các công việc, các phong trào đấu tranh vì Nhân quyền, Tự do và Dân chủ.

 

 

Khi ra tù vào tháng 9 năm 2012, tôi đã sốc và rất buồn khi biết ông Nhàn bị bắt trở lại. Lần thứ nhất ông bị kết án 2 năm tù giam và 3 năm quản chế. Ra tù được vài tháng ông bị bắt trở lại vào tháng 6 năm 2011 và bị kết án 5 năm 6 tháng tù giam cộng thêm 4 năm quản chế. Cả hai lần ông đều bị cáo buộc điều 88: “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, một thứ Nhà nước không có thật theo chính lời thừa nhận của ông tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 10 năm 2013 rằng “đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa?”. Nói cho bông phèng một chút thì ông Nguyễn Kim Nhàn, 66 tuổi, hơn hẳn chúng tôi về mặt “thành tích” đi tù vì tội “chống thứ không có thật.”.

 

Cách đối xử của trại giam đối với ông cũng ngày một khắc nghiệt hơn.

 

Lần tù đầu tiên của ông Nguyễn Kim Nhàn, bà Ngô Thị Lộc đã được thăm gặp chồng với tư cách người vợ. Lần tù thứ hai ông bị giam tại Trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An và bà Lộc lúc đầu vẫn được gặp chồng hàng tháng. Bà đã một thân một mình trong tình trạng đau ốm để đi thăm chồng. Tuy nhiên, kể từ tháng 9 năm 2013 đến nay, trại giam số 6 đã không cho bà Lộc gặp mặt ông Nhàn với lý do “hai người lấy nhau nhưng không có giấy chứng nhận kết hôn”. Khi bà Lộc thắc mắc “tại sao những tháng trước tôi vẫn được gặp mặt ông ấy, các ông có hỏi giấy kết hôn đâu” thì cán bộ trại giam trả lời: “Vì tên bà không có trong cuốn sổ thăm gặp”. Họ còn “tốt bụng” gợi ý cho bà rằng muốn tiếp tục gặp chồng, bà phải có giấy ủy quyền từ người có quan hệ trực diện với ông Nhàn. Sau khi được người con đẻ ông Nhàn viết giấy ủy quyền theo như yêu cầu của trại giam, thế nhưng khi bà Lộc đến trại để thăm chồng thì phía trại giam vẫn từ chối không cho bà gặp với lý do “giấy ủy quyền không đúng đối tượng” (!?).

 

Từ đó, bà vẫn bền bỉ lặn lội đến trại giam trong tình trạng sức khỏe suy yếu (bà mới qua một cơn phẫu thuật cách đây vài tháng) với hy vọng mong manh “chắc lần này sẽ được gặp”. Nhưng hết lần này tới lần khác, bà đều thất bại trở về.

 

Chặng đường từ nhà bà Lộc tới Trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An ước chừng 450 cây số. Bà phải rời khỏi nhà lúc 4 giờ sáng để kịp chuyến xe sớm và hy vọng sẽ “cập bến” trại giam trước 4 giờ chiều cùng ngày. Qua giờ ấy, người ta sẽ không tiếp bà với lý do “hết giờ làm việc”. Làm các thủ tục gửi quà cho ông Nhàn xong, bà Lộc tiếp tục ngồi chờ xe khách để về Hà Nội, rồi lại từ Hà Nội bắt xe về Bắc Giang. Từ bến đỗ Bắc Giang, bà lại bắt đầu chặng đường bằng xe Honda và về tới nhà lúc tờ mờ sáng hôm sau. Tính sơ sơ chặng đường bà Lộc phải đi là 900 cây số với ngót nghét 24 tiếng đồng hồ. Cứ thế, hết tháng này qua tháng khác, mùa đông cũng như mùa hè, nắng cũng như mưa, hết lần trước tới lần sau đều không lần nào được gặp dù chỉ là 5 phút đồng hồ. Mà có phải nói đi là đi ngay được đâu, phải chuẩn bị mua sắm, quà cáp  lỉnh kỉnh từ vài hôm trước. Mua quà cho người tù không dễ như mua quà cho người ta ở ngoài. Có những thứ rất bình thường nhưng nếu không muốn cho người tù nhận, cai tù chỉ cần phán một câu xanh rờn “thứ này là vật cấm”, coi như món đồ đen đủi bị hất lại, dù đó chỉ là một chiếc kẹp tóc, hay chiếc quần xoọc lửng có  dải rút.

 

 

Trong lần vào thăm (nhưng không được gặp) mới đây nhất hôm 7 tháng 5, 2015 bà Lộc cho biết cán bộ Trại giam số 6 chỉ cho bà gửi thuốc men và trái cây vào cho ông Nhàn. Những thứ còn lại như đồ dùng và thức ăn nấu chín đều phải mang về. Dù rất uất ức vì sự vô lý ấy, bà vẫn phải kiềm chế và bình tĩnh hỏi han cớ sự, cố gắng nài nỉ người cai tù chuyển cho ông Nhàn hộp thịt bà kho sẵn. Lần nào cũng người cai tù ấy, không đeo cấp số hiệu, không xưng tên với thái độ rất trịch thượng, cáu kỉnh của kẻ bề trên, nói với bà Lộc: “khi nào anh Nhàn bớt căng thẳng thì mới cho nhận thịt”. Bà Lộc hỏi: “Có chuyện gì xảy ra với ông Nhàn? Tại sao không cho ông ấy nhận đồ tiếp tế như mọi khi? Ông ấy có bị làm sao, hay làm điều gì sai cũng phải cho chúng tôi biết chứ”. Người cai tù đáp: “Sai trái gì chị khắc biết”.

 

Ô hay! Gần hai năm không cho gặp mặt, không cho gửi thư, không cho gọi điện, không một cán bộ trại giam nào chịu mở miệng trả lời về tình trạng của ông Nhàn thì “khắc biết” bằng cách nào? Câu thông báo: “khi nào anh Nhàn bớt căng thẳng thì mới cho nhận thịt” của cai tù làm người ta liên tưởng tới phát minh rùng rợn của người Trung Hoa thời trung cổ: để nước nhỏ giọt lên đầu người tù. Cách tra tấn ấy không đau, nhưng chết từ từ. Không cho nhận thịt hay không được ăn thịt cũng không đau, không chết nhưng cũng có thể vì suy kiệt mà chết. Chắc hẳn phía trại giam hy vọng sáng kiến “cấm vận” như thế sẽ hạ gục niềm kiêu hãnh của một tù nhân lương tâm. Chả lẽ, trí tuệ và lòng tự trọng của một tên cai tù chỉ được đo lường bằng miếng thịt?

 

Khi bà Lộc nói thêm vài câu thì người cai tù răn đe: “Nếu còn nói nữa thì thuốc men và trái cây cũng khỏi nhận”. Sau đó tên cai tù tiếp tục tràng giang đại hải những câu kiểu như ban ơn: chị không biết điều; chị phải biết chị không thuộc đối tượng được thăm gặp hoặc gửi quà; chị chả có tư cách gì để được gặp anh ta; tôi tiếp chị thế này là xuất phát từ tình cảm của Trại đối với chị; chúng tôi rất rộng lượng và nhân đạo đã chuyển giúp quà vào cho chị; chị phải biết anh Nhàn là thành phần được ưu ái lắm nên mới được nhận quà như thế; chúng tôi chỉ thực hiện đúng theo luật pháp; luật pháp vốn quy định như thế, không thể làm khác được v.v...

 

Bà Lộc tối tăm mặt mày với hàng loạt những câu gắt gỏng kiểu ban ơn của người cai tù quen mặt nhưng chưa một lần biết tên. Và bất lực trở về trong uất nghẹn.

 

Có lẽ từ giờ tới khi ông Nhàn hết án bà Lộc vẫn sẽ kiên trì lặn lội vượt gần ngàn cây số cả đi lẫn về chỉ với hy vọng gửi cho ông chút quà mà không thứ nào... bị loại. Đấy là bà không bao giờ cho phép mình nghĩ (xấu) rằng: người cai tù chỉ nhận quà lấy lệ rồi chẳng chuyển cho ông Nhàn. Cai tù giàu thế, ăn chặn quà cáp của tù làm gì cho nó tổn phước.

 

Thời cộng sản, các quan to quan bé, quan gái quan trai đều có cái tài đẻ ra luật. Chả nghén ngẩm thai sản gì cũng đẻ được tuốt. Phọt ra đằng miệng một cái là đẻ được cả đống luật (rừng) trong tức thì, nhanh đến chóng mặt. Hy vọng trong lần tới, người cai tù nào đó bỗng dưng đẻ được cái luật “chiếu cố” để bà Lộc bất thình lình được gặp mặt chồng một lần dù chỉ trong ít phút, chứ gần hai năm bặt vô âm tín bà lo lắng lắm. Lá thư hồi mùa hè năm 2013 cứ ám ảnh bà. Thư ấy ông Nhàn viết, sau lần bị đánh hộc máu mồm, ông thấy trong người yếu hẳn, hay bị chướng bụng ợ chua.

 

Từ đó, bà không biết tình trạng chồng bà, ông Nguyễn Kim Nhàn, trong tù ra sao nữa.


Phạm Thanh Nghiên.
Ngày 14 tháng 5 năm 2015.

                                                                                    

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 85910)
Đ ổi mới, không thể viết như cũ, họ biết thế. Nhưng bắt đầu từ đâu? Họ chưa cơ hội nhận được thông tin đa chiều hay tiếp nhận nền thơ ca thế giới với bao nhiêu trào lưu như thứ cửa hàng bách hóa tổng hợp để tha hồ chọn lựa, như thế hệ thơ hậu đổi mới. Mở cửa, họ đối mặt với khoảng trắng mênh mông của sáng tạo, của ý thức và trách nhiệm của nghệ sĩ tự do. Họ cần làm mới, thức nhận rằng mình phải khác. Phải gánh lấy trách nhiệm định phận thi sĩ của thế hệ, của thời đại.
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 98359)
M ón trà sữa trân châu rất thịnh hành trong giới trẻ ở Việt Nam, nhưng được biết là món trân châu nhập cảng từ Trung Cộng có pha chất nhựa rất nguy hiểm...
09 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 85291)
N goại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Cộng. Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại chống đối Hoa Kỳ đẩy mạnh việc cải thiện Dân Chủ trong thế giới Ả Rập.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 72130)
N gười mù, người câm, người điếc, ai cũng thấy hiện trạng xã hội Việt Nam đương đại đang xoay thế nào. Một xã hội bất bình đẳng kinh khủng với ngàn tệ nạn lớn-nhỏ, trẻ-già, sang-hèn. [...] Nhưng chúng ta đã nhìn thấy gì, đã viết được dòng nào từ nguyên liệu khổng lồ ấy? Hay rời rạc dăm câu thơ không rõ nghĩa, vài ba truyện ngăn ngắn kháy khía tủn mủn [...] ngồi nhìn bầu trời xám xịt ô nhiễm, gác chân cho những đứa trẻ tội nghiệp lau giầy, rên ư ử trong nhà hàng bia ôm máy lạnh mà làm thơ móc máy lẫn nhau.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 67583)
C hristine Falkenland, sinh năm 1967, đang là hiện tượng và hy vọng của văn chương Thụy Điển hiện nay. Cô viết tiểu thuyết và làm thơ. Những tác phẩm đã được dịch qua tiếng Pháp: Bóng Tôi (Mon ombre), Cơn Khát Của Hồn (La soif de l’âme), Búa Đe (Le marteau et l’enclume). Bút pháp tiêu biểu Bắc Âu. Văn phong đơn giản, cô đặc nhưng lại cực kỳ day rứt. Nội dung thường hướng về những đau đớn và khúc mắc ái, dục. Búa Đe là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Christine Falkenland được dịch ra tiếng Pháp, do nhà Actes Sud xuất bản tháng Sáu năm 1998.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 80909)
T hơ Việt đi về đâu? Đây là câu hỏi mà tập thể các nhà thơ và giới làm văn hoá-giáo dục VN phải trả lời, với sự đóng góp của ý thức và bản lĩnh từ mỗi cá nhân. Những trang dông dài trên đây chỉ muốn phác họa quang cảnh và vài xu thế chính mà các nhà văn nhà thơ VN đang chứng kiến và đối diện: Sự hình thành nền cộng hòa văn chương VN trong bối cảnh toàn cầu hóa một chiều, cộng thêm bóng đen của toàn trị-mafia và vòng kim cô tự kiểm duyệt trên đầu. May mắn được làm một người quan sát từ ngoài nước [...] Chỉ xin đóng góp ở đây vài ý kiến nghề nghiệp.
07 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 79035)
Q ua chiến tranh, Việt Nam đã chịu biết bao đau thương tan nát. Bằng những hình ảnh và những trang viết, Hợp Lưu 113 sẽ đưa chúng ta một lần nữa... lội qua chiến tranh. Nhìn lại, không phải để đào sâu thêm sự thù hận bởi biên giới chính trị, mà để suy nghiệm về cuộc chiến Việt Nam như những “trận hậu chấn” dần dần tan vào lịch sử...
04 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 111658)
K hông còn gọi là vũ khí, một khẩu colt giữa điệp trùng AK chỉ còn để yên tâm biết trong tay có bạn giữa mịt mùng núi rừng không tìm ra lối đi
04 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 77668)
... D ạo ấy tôi là người yêu của lính. Ban đầu là thiếu úy thông dịch viên chiến trường, xong tụt xuống chuẩn úy Quân Trường Thủ Đức, rồi leo lên trung úy Quân Y, chặp sau đại úy Hải Quân, cuối cùng trở lại hàm thiếu úy binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. [...] Mấy tay này, tiếc thay, chết như sung rụng. Tôi ôm nỗi buồn góa phụ cô đơn rên rỉ nhạc Trịnh anh nằm xuống sau một lần đã đến đây ...
02 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 110482)
l úc chúng mình cùng ưu tư chung một đoạn cuối tiếng ve rền nuối tiếc em lẩm cẩm hỏi về điều kỳ diệu của mùa xuân tôi vội nén lại một mùa xuân thất sủng...