- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cát Hoang

06 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 121627)

dune_sable_2_0_300x225_1Không ai biết tại sao giữa dòng sông ấy lại nhô lên một bãi đất. Rồi cũng không ai biết người ta đến đấy ở từ bao giờ. Họ chia đều những khoảng đất, họ trồng ngô, trồng rau xanh rì, họ dựng nhà họ nuôi con. Họ không nuôi đàn ông. Con họ nuôi chó, nuôi mèo. Chó mèo của con họ lại đi rình bắt thỏ nhà khác. Bắt được lại thả ra, thả ra lại rình bắt. Con họ thì vỗ tay, thì nựng nịu những con vật cưng ấy. Con họ chòng ghẹo nhau. Con họ rất thích buổi tối. Tối đến chúng núp sau lùm cây, chúng nhìn bóng đen lúi húi, bóng đen đi từng cặp. Mùa hè nóng, bóng đen gửi xe rồi đi bộ lên cầu, xuống bãi giữa này rồi họ lúi húi.

Bãi đất nổi giữa dòng sông, nhô cao hẳn lên và chạy thành vạch dài. Bãi đất chỉ có ngô, rau và lùm, bụi. Bãi đất không có cây mọc quá đầu người. Bãi đất không có điện, người ta đốt nến, đốt dầu, nhưng tối đến người ta không đốt gì cả, người ta chui vào trong nhà. Hai cây cầu bắc qua sông, bắc qua đầu họ. Đèn trên cầu rất sáng, họ nhầm lẫn cả, trăng không còn trăng nữa, sao không còn sao nữa.

Con họ không đi học. Họ không cho con đi học. Họ, lọt thỏm giữa dòng sông, giữa hai con đê hùng vĩ, nhà cao tầng và một chùm ánh sáng không bao giờ chiếu tới. Phía trên đầu họ mênh mông, họ đủ thấp để không nhìn lên cao. Phía trên đầu họ là hai cây cầu, tàu hú còi trên đầu, ô-tô lũ lượt kéo nhau đi, xe đạp, xe máy và có cả bước chân người, nhưng họ đủ thấp để không cảm thấy gì cả.

Bao quanh bãi đất là một dải cát khá rộng, thấp, sát mặt nước, nhiều chỗ ngấm nước mềm sựt. Sáng sớm, như một thói quen, họ lại đứng trên cao nhìn theo con nước rút. Cát phơi mình ẩm ướt, bọ nước lao xao chạy. Họ xắn cao quần bước thận trọng. Cát nhún nhún. Dấu bàn chân in thành hàng. Bọn trẻ cũng đứng trên cao, nhưng chúng không được phép xuống. Lũ thỏ đẻ rất nhanh, chúng ri ri khắp các luống rau, ri ri cạnh các thân ngô. Đàn bà đứng chống cán cuốc cau mày. Đàn bà nhốt thỏ đực vào chuồng. Đàn bà ném thỏ cái cho lũ trẻ. Đàn bà không ném chúng vào nồi. Đàn bà không cần thịt.

Một hôm có người con gái xuất hiện. “Con điên” họ nháy nhau. Cô điên ngồi trên bãi cát, dùng gậy vạch ngoằn ngoèo trên cát, lẩm nhẩm. “Kệ nó. Con điên” - Họ nháy nhau. Lũ trẻ mò tới. Cô vẫy tay. Lũ trẻ lùi ra. Cô cúi mặt xuống. Lũ trẻ tới gần. Cô vạch xuống đất. “A”. Cô nhìn lũ trẻ.” A”. Cô chỉ xuống đất.” A”. Cô vẫy tay.” A”. Lũ trẻ nhìn nhau. Lũ trẻ “A”. “Chữ đấy” - Một người nói. “Chữ” - Họ gật đầu với nhau. Cô vạch ra cát, lũ trẻ vạch ra cát. Người ta chăng mấy tấm vải bạt rách tả tơi thành lều. Cô trốn họ, núp trong bụi cây thò mặt ra cười. Lũ thỏ nhảy lóc chóc vào lều, chúng ri ri gặm cà rốt. Cô nhảy theo ri ri với chúng. Mắt cô ngơ ngơ. “Cô giáo điên”. Lũ trẻ rón rén bịt mắt cô lại, chúng nắm tay nhau xoay tròn quanh cô. “Bịt mắt bắt dê”. “Hé hé hé...”. Cô rú lên cười ằng ặc. “ù à ù ập”. Chúng duỗi hai tay, vừa nhún nhẩy vừa bước lùi ra xa. Cô ngênh đầu, quờ quạng tay. “Ngồi sập xuống đây”. Chúng hét váng vào tai cô. “Hé hé hé...”. Cô rú lên sằng sặc.

Ngày ngày, tháng tháng, lũ trẻ đứng trên cao, chúng nhìn đàn bà xắn quần lội trên cát vào sáng sớm, chúng nhìn bóng đen lúi húi vào tối mịt, chúng “A A B B” vào buổi trưa. Một lần chúng nhìn thấy những con thuyền neo ngoài bãi cát. Chúng chỉ cho mẹ. “Cực quá các chị ạ, chúng em đành phải bỏ làng mà đi, may ra sống được”. Đàn bà sụt sịt cầm tay nhau. Đàn ông cúi gầm mặt xuống. Đàn bà có con, mắt rạng theo làn khói trắng quấn trên nắp vung nồi cơm chiều đang sôi. Đàn bà có chồng sụt sịt. Đàn bà bắt thỏ làm thịt. Đàn bà rót rượu. Mùi rượu thơm nồng.

Cô điên ngồi tịt trong lều. Cô quan sát họ qua lỗ thủng trên vách, qua khóm cây lúp xúp, qua mô đất thoải. Họ đi, họ đứng, bưng, bê. Lũ thỏ ri ri gặm cà rốt. Cô ngồi thu lu một góc. Một người thấy cái lều. Một người đàn ông. Người đàn ông tiến lại. Cô xua tay, lắc đầu, mắt trợn trừng, cuống cuồng bỏ chạy. Người đàn ông ngạc nhiên đứng sững rồi hềnh hệch cười.

Ngày ngày, tháng tháng, bọn con trai bắt đầu vỡ giọng, lũ thỏ nhảy lóc chóc, chó mèo kiếm chỗ làm ổ và hoạnh họe với mọi thứ. Trẻ con trồng rau, bẻ ngô. Đàn bà đem rau và ngô lên cầu ngồi bán, từng thúng, từng thúng một, người ta cũng mua từng thúng, từng thúng một. Chó mèo con ra đời, chó mèo lớn vênh vang đi lại, chúng gầm gè những bóng đen lúi húi ở bãi cát, bọn thỏ buồn nhai cà rốt trong lều. Cô điên nằm thở dốc. Bụng cô ngày một to, đến nay đã quá to. Cô không ra bãi cát. Bãi giữa nhốn nháo, họ túm nhau lại ngồi trước lều cô. Đàn bà quắc mắt nhìn đàn ông, đàn ông ngấm ngầm rủa nhau, vợ bọn đàn ông găm đay nghiến vào trán chồng. Họ nhốn nháo.

“Của tao, của chúng tao thiu hay sao mà phải ấy con điên”.

“Thằng khốn nào ăn vụng không chùi mép thế”.

“Có cái của mà đút cũng không đúng chỗ. Tiên sư đời”.

“Mẹ khiếp nó nhanh hơn ông”.

Cô điên ôm bụng. Cô điên rên. Bọn thỏ ri ri quanh lều. Đàn bà có con phủi quần bỏ về. Đàn ông lủi mất. Vợ bọn đàn ông bậm môi bật máu, xúm quanh cô điên lào xào:

“Ối chà! thế là cô điên sắp làm mẹ rồi đấy.”

“Khí con trai. Mừng nhá”.

“Ai đun nước nào, đun sôi vào”.

“Khăn sạch đâu”...

Họ ngoạc mồm ra, họ phùng mang, tay họ ấn, họ lần, họ bóp, họ nắn xem còn cái của nào dắt ở đấy. Cô đau, cô rú lên ằng ặc. Tay cô vung loạn xị, cào, cấu, mắt đỏ xọc. Vợ bọn đàn ông dạt ra, rồi lại xắn tay lao vào.

“Yên nào, để bọn chị giúp”.

“Hỏng bây giờ. Hỏng... Đ.mẹ con điên”.

“Á á á...”

*

Khi tỉnh lại thì chỉ còn mình cô. Trời đã sáng. Vài dòng bụi chui qua lỗ hổng ở tấm bạt khoanh từng lỗ xuống đất, chúng nhẩy nhót trên những tia nắng - lũ bụi. Cô hé mắt, mí mắt thâm đen sâu trũng vụt mở rồi nhắm lại. Cô há miệng nuốt khan không khí, bờ môi nứt khô, mớ tóc bết mồ hôi ngả rũ ra theo cái bức non tháng bốn. Mùi tanh ngái nồng trong lều bu ruồi đến, chúng vo ve bên tai. Cô lắc đầu, lắc mạnh đầu, ngọ nguậy. Ruồi tản ra, ruồi bu lại. Khát quá. Cô há miệng hớp không khí rồi rướn người bò ra khỏi lều. Cô bò xuống suờn đất thoải. Cô bò ngang qua bụi thấp, bò qua hoa dại. Cỏ gà vướng vào tay. Cô bò xuống cát khô. Cát lạo xạo, lạo xạo. Cô bò xuống cát mềm. Cát nhun nhún. Cô vục mặt vào nước. Dòng nước đục phù sa. Uống ừng ực. Nước mát. Cô chụm ngón, vốc nước. Tõm tũm. Nước văng tung tóe. Tõm tũm.

“Tỉnh rồi đấy hả? Vui nhỉ!”

“Đỡ chút nào chửa? Khỏe chửa?

Mấy người đàn bà ngồi giặt gần đấy. Mấy người đàn bà hích hích. Cô ngẩn ra rồi hốt nhiên đưa tay xuống bụng. Xẹp lép. Cô chết trân. Xẹp lép. Cô đấm vào bụng. Bùm bụp. Đau. Cô ngã vật ra.

“Ấy, làm gì thế, chưa khỏe hẳn đâu, đừng làm thế.”

Họ giữ tay cô lại. Cô ngây ngô. Mắt cô rơm rớm. Nước chảy vòng qua từng mô gồ trên mặt. Cô nghiêng đầu.

“Sinh ba đấy, sinh hẳn ba đứa cơ đấy. Đẹp lắm nhé!”

“Nhờ người khác nuôi hộ rồi. Yên tâm nhá”.

“Rồi hôm nào lại chửa, lại đẻ”.

Họ huých nhau, hinh hích. Cô quay nhìn một người. Họ cười. Cô quay nhìn một người. Họ cười. Ai cũng cười. Họ ngoạc mồm ra cười. “Ú ớ ú ớ”. Cô vùng đứng dậy. “A âu ú ớ âu âu”. Cô đẩy họ. Cô chạy. Cát rung rinh dưới chân. Cô xé mảnh áo. Cát sậm sựt. Mọi người gọi:

“Đừng chạy nữa. Nguy hiểm lắm”.

Cô xé ống tay. Cát nhún nhún. Nước nhỏ giọt xuống cằm. Tong tỏng. Mọi người dừng lại, nhăn mặt, gọi với theo:

“Dừng lại đi, quay về đây”.

“Ú ớ u ơ âu âu”. Cô cảm giác có cái gì đó tách ra, rớt xuống, từng giọt, từng giọt một. Nó loang ra cái váy ngắn ai đó mặc cho cô. Đỏ. Nó xuôi thành dòng theo bắp chân. Thành dòng. Vo tròn từng hạt lẫn vào cát. Đỏ. Cát mềm sựt, cát há ra. Cô ngoắc tay lên trời. Lựt xựt... Không một tiếng động, không tiếng kêu, không bóng dáng. Họ lùi lại, họ ồ lên, họ ú ớ.... Đàn ông từ đâu sầm sập chạy tới, thì thào:

“Ba đứa sao rồi?”

“Để xa lắm. Yên tâm, xa lắm, không ai biết.”

“Nó đâu?”

“Sụt xuống cát rồi. Kia, kia kìa, còn vạt áo đấy.”

Bọn nhỏ lúi húi vạch xuống cát.

Ngày tháng, ngày tháng. Lũ trẻ cao lên. Con trai tảng sáng đi vào phố. Con gái gánh gồng lên cầu bán. Người ta kéo nhau xuống bãi giữa”dzô dzô” rồi châm lửa đốt. Lửa lẹt xẹt đến sáng.

Ngày tháng, ngày tháng. Lũ trẻ ở phố kéo xuống bãi cát chơi. Thỏ nhảy lóc chóc. Chúng đá bóng, đuổi bắt. Chúng chạy. Chạy trên cát. Sụt... sụt... sụt... Chúng run bắn lên, chúng ôm chầm lấy nhau, hét loạn xị. Đàn ông đàn bà bấm nhau. “Ba đứa, ba đứa đấy”.

PHẠM NGỌC LƯỢNG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 41190)
Lời toà soạn: Mùa thu năm rồi, dưới sự bảo trợ của chương trình học bổng Fulbright của Hoa Kỳ,Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP-HCM/Sàigòn, đã có mặt tại Hoa Kỳ để thu thập chất liệu cho dự án nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt tại hải ngoại. Trong dịp này, chị đã có dịp tiếp xúc với nhà văn/nhà báo Trùng Dương, cũng là một thành viên Fulbright của niên khoá 1990-91, và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Miền Nam 1954-1975. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai thế hệ văn học từ hai môi trường khác biệt, mà nhà văn Trùng Dương đã, với sự đồng ý của người phỏng vấn, dành cho tạp chí Hợp Lưu ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 94677)
Q uốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ cổ nhất hiện nay chúng ta còn giữ được. Trước nay, tập thơ này luôn được các nhà nghiên cứu coi là tư liệu đặc biệt quý hiếm để nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học Việt Nam thời Cổ- Trung đại, cụ thể là ngôn ngữ thơ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Đã có nhiều bản phiên âm chú thích của nhiều thế hệ học giả trong hơn năm mươi năm qua về văn bản này, cũng đã có nhiều bài viết và một số ít chuyên luận nghiên cứu riêng biệt về nguồn ngữ liệu phong phú này. Bài viết sẽ tiến hành khảo sát một số trường hợp trong ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Trãi ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 89958)
T rong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:Năm  1803 , Nguyễn Du được cử lên  ải Nam Quan tiếp sứ  nhà Thanh sang phong sắc cho vua  Gia Long . Năm  1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại  nhà Thanh cho đến  1814 . Năm  1820 Gia Long qua đời,  Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang  nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết...
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 103683)
C on tàu lùi lũi rời thành phố giữa lúc từng cơn mưa bụi gối lên nhau mê mải, những cung đường lồng lộng mở ra trước mắt. Phía sau lưng, thành phố đông đúc và ẩm ướt khuất dần. Ngày ra mắt họ hàng, anh cũng đưa chị về trên chuyến tàu như thế. Cũng một ngày mưa bụi gối lên nhau.
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 93428)
AUSTIN, Texas (VAHF) -- Vietnam Center thuộc Đại học Texas Tech tại Lubbock vừa thông báo một tin vui cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF). Đó là, trung tâm này vừa nhận được ngân khoản tài trợ 144,120 Mỹ kim từ Ủy Ban Xuất Bản Sử liệu và Tài liệu Quốc Gia (National Historical Publications and Records Commission – NHPRC) để giúp trung tâm hoàn tất việc vi tính hoá (digitize) trên 200,000 trang tài liệu để đưa lên Thư viện Điện tử Quốc gia bộ sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, mà hội VAHF đã và đang hợp tác với Việt Nam Center từ năm 2005.
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 113574)
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 103306)
A nh đã lớn lên với những bát phở ở Hanoi, sau khi đất nước chia đôi, anh lại trưởng thành với những bát phở ở Saigon. Anh ăn phở gần như hàng ngày, tại những quán phở có tên tuổi như Tàu Bay, 79, Tương Lai, phở Hòa, Hòa Cựu... hay những xe phở đầu đường không ai cần nhớ tên và cũng chỉ gọi bằng những biệt danh, như các gánh phở ngày xưa.
22 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 94000)
N ếu không trì hoãn được ít nhất một thập niên, Xayaburi như con cờ Domino đầu tiên đổ xuống, sẽ kéo theo những bước khai thác ồ ạt các con đập hạ lưu khác và hậu quả tác hại trước mắt và lâu dài ra sao trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long là không sao lường trước được. NGÔ THẾ VINH
17 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 108422)
C âu hỏi được đặt ra là tại sao bài Đáp Lời Sông Núi [2] của Trúc Hồ lại có thể vượt không gian và đặc biệt là đường ranh Quốc - Cộng để không riêng được mọi người ưa thích mà còn được hát lên như vậy? Câu hỏi này đã khiến cho những người từng theo dõi sự xuất hiện và phổ biến của những bài hùng ca [...] nhớ tới những bài hát của thời thập niên bốn mươi của thế kỷ trước.
16 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 95670)
N hìn cái tựa sách, ngắm bức hình người bạn đồng nghiệp (dư) cầm bút, đồng nơi sinh (Sơn Tây) và đồng tuổi (song thua tôi mấy tháng) chít cái khăn đầy vẻ giang hồ trên hình bìa, tôi không khỏi mỉm cười. Lững thững, theo vdict.com, là thong thả, ung dung, như trong “đi lững thững ở bờ sông,” và informatik.uni-leipzig.de cũng dùng cùng một định nghĩa.