- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nơi Có Những Giấc Mơ Và Những Bài Khác

26 Tháng Giêng 20153:30 SA(Xem: 33552)

TranhDinhCuong-thieunuvatrang
Thiếu nữ và trăng - tranh Đinh Cường


NƠI CÓ NHỮNG GIẤC MƠ

Nơi có những buổi sáng vàng nắng lung linh

Em chạy đuổi tuổi mình

Mãi miết

Phía bên kia bờ phù du

Có gì là bất diệt?

Hay chỉ là nắng vàng ngập trong từng buổi mai lên?

Có một nơi nào chỉ có anh và em

Em không hình hài và anh chỉ là tên gọi

Ta mộng mị đời nhau

Mệt nhoài trong đắm đuối

Ảo hóa tình yêu thành giấc mơ trôi

Rốt lại nỗi đau là có thật trong đời.



 Nơi đó có giấc mơ

Cơn mê vùi của con dế náu mình trong cỏ

Rung sợi dây đàn làm bằng những lỗi lầm và ướp nỗi buồn lên đó

Tấu vang những ca từ tiều tụy nhớ mong


 Nơi đó em trôi giữa miên viễn thinh không

Biến thiên hình hài giữa trăm triệu sao trời vạn kỷ

Sợi dây đàn nỗi buồn và những ca từ tiều tụy

Là bản cầu hồn đưa tiển buổi chia xa...

Nơi đó tình yêu không là những bông hoa

Chỉ là những nụ hồng thui chột giữa đêm đen ảo giác

Chỉ là những nét kỉ hà khắc lên trái tim lầm lạc

Là những lỗi lầm đâm chết hết yêu thương.

Dẫu rằng lỗi lầm cũng là một phần tất yếu của yêu thương)

Nơi giấc mơ em có những cánh chuồn

Lặng thinh bao điều không ấp úng

Để một ngày gió tràn qua thung lũng

Anh là giấc mơ bình thản quay lưng mãi miết không về

Sau tất cả những tháng ngày mụ mị giữa cơn mê

Có những giấc mơ cuối cùng em cũng lơi tay đánh mất

Không phải bởi lãng quên mà chỉ tại bởi một điều rất thật

Có một giấc mơ là có thêm một niềm tuyệt vọng giữa cuộc đời (*)

Nơi đó em nhìn anh ra đi và nước mắt em rơi....

 

Phương Uy

P/s: Thơ Phan Tuấn Anh

 

NHỮNG SỢI BUỒN

 

Em sẽ không khóc nữa. Tình đã thành thiên thu.

Lối xưa không người đợi. Buồn như giữa sương mù.

Tình không là mây trắng. Chỉ tóc thời gian trôi.

Giữa một chiều bạc nắng. Tình theo gió lên trời.
 

Em sẽ không khóc nữa. Lá cuối mùa đang rơi.

Từng sợi dài phân hủy. Những âm thanh không lời.

Từng sợi dài câm lặng. Những bặt âm đêm thâu

Hóa mộng du tội lỗi. Như kí ức hoen mầu.
 


 

Em sẽ không khóc nữa. Ướt một bình minh xanh.

Sợi tầm gai hồi ức. Cũng không còn vẹn lành.

Giữa bình minh lừa mị. Em vẽ chân dung mình.

Trong mốc meo quá khứ. Lời buồn không âm thanh.

 

 

 

THẾ KỈ CỦA NHỮNG CƠN MƯA

 

 

Những nỗi niềm khô queo tận đáy

Cạn ngày

Còn lại gì giữa những kẽ tay?

Sợi buồn mang mang kí ức.

Không còn tình yêu.

Bởi tình yêu là những điều chưa chắc chắc là có thực

Thập kỷ của những cơn mưa.
 

Không cần biết hạnh phúc – hay niềm vui – hay cái sướng ( hoặc những gì đại loại như thế) đã chín hay chưa.

Tất cả hỗn mang bên thềm vực gió.

Những khuôn mặt cười – Những cánh dơi bóng đêm và những con châu chấu ma bay vật vờ không tọa độ.

Mộng du giữa trận tàn phai.

Không còn hứng thú để chờ đợi mỗi sớm mai

Bởi sớm mai, thực ra không phải là sự bắt đầu – xuất phát – hay khởi nguyên cho một cái gì mà chỉ là kết cùng cho đêm tối.

Chỉ là sự chuyển hóa từ thời – khắc – không – nhìn- thấy – mặt – trời sang thời – khắc - nhìn – thấy – mặt – trời.

Nhưng có ý nghĩa gì trong một bình minh mưa ngập lối?

Thế kỷ của những cơn mưa.


 

Không còn nỗi nhớ

Bởi nỗi nhớ chỉ tồn tại khi ta xác lập những thói quen

( Ràn rạt quất đau mặt người

Mưa kéo dài không câm nín)

Nỗi nhớ hình như cũng chỉ là sự ngưng đọng của tình yêu

Mà tình yêu thì vốn đã không hiện tồn, không rõ ràng như những đám mây mang điện tích.

Sự sợ hãi mọc mầm trên đôi cánh thiên di.

Nỗi nhớ có tồn tại bằng những li cà phê

Trong tin nhắn của em đến vào mỗi sáng?

Giữa thế giới dày đặc những ảo hình mị gạt

Nỗi nhớ được dán lên bằng những chiếc avatar như những chiếc mặt nạ cười đồng loạt như nhau.

Nỗi nhớ cũng chỉ là mộ địa của nỗi đau.

Thiên niên kỷ của những cơn mưa.


 

Không còn kỹ năng để viết nỗi một câu thơ

Bởi thế giới của tôi từ lâu đã mất đi ngôn từ và cảm xúc

Vui sướng buồn đau được thay bằng những icon cười nhăn nhở và lăn lộn

Âm nhạc, hoa hồng cũng mang mã số trên lưng.

Và em!

Cũng chỉ là những chuỗi kí tự được mã hóa hiện về từ cõi muôn trùng.

 

 

 

 

MẬT MÃ ĐÊM

Đêm khóa kín bằng nỗi đau nhật tỏa

Rạng ngày thiên thu

Mê lộ thời gian đóng băng mật mã

Đêm nắm tay đêm

Mục ruỗng nguyệt mù

***

Giấc mơ cài khóa

Nhốt anh ngoài bức tường tuyệt  vọng

Em lưu dấu nơi nào,

Trên ngọn đồi xưa hay dưới vệt đá sâu hun hút?

Anh vượt bao tầng mê cung

Vượt qua những bóng đêm không có thật

Chỉ thấy gió mang hình hài phế tích trôi mau

Đêm mang giấc mơ bức bối

Thượng tầng kinh thanh bỏng rẫy

Cơn khát mị ma

Cứa vào anh ngột ngạt vết thương sâu.

***

Đêm tóc trắng

Anh ngồi chờ kí ức gió mài mòn diệp lục đá

Mưa đổ mùa lên xanh

Giấc mơ mất ngủ

Thời gian mất ngủ

Tinh cầu mất ngủ

Anh trôi mình theo mật mã đêm

 

 

KHÚC XẠ ĐÊM

 

Đêm

Lấy tiêu bản cơn mưa

Cất vào trong chiếc hộp cũ kỹ

Bật liêu trai trong tiếng sáo vàng mùa

Ngồi nhớ ngày còn xem chú vịt Donal đóng phim ma mà quên đóng cửa

Biết rằng đã xa xưa…

***

Đêm im lặng

Nói chuyện với bức tường

Có gì ở phía bên kia giấc ngủ?

Giấc mơ màu tro nguội

Lạnh tâm tư

***

Đêm màu xanh lá cây

của ngọn đèn quả ớt treo trên tường

Cơn gió ướt nặng

Không thể cất cánh bay lên

Chỉ lùa lê thê trong căn nhà không cánh cửa

Bức ảnh hoen ố của ngày hôm qua

Rơi bên thềm giấc ngủ

Mang khuôn mặt của người đã chết

Trên bàn thờ

***

Những dòng chữ vay mượn

Chen kín trang giấy

Thể hiện một cơn nhức đầu lúc nửa đêm

Có nên im lặng

Cho một sự sợ hãi?

***

Thôi! Hãy cố gắng bước đến bên cửa sổ

Để nhìn thấy bình minh trong chiếc tổ đỏ ối đường chân trời

Hát câu ca về một miền tự do

Nơi cơn gió mang về cho anh mùi nắng thơm cổ tích.

 

PHƯƠNG UY

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30964)
T hấp thoáng tháng tư rưng rưng mùa hạ cũ Mùa xưa qua đây Tuổi trẻ hồng như màu mực đỏ Đêm đốt rừng gió xiết cổ tình ca
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31415)
« C hiến tranh là sự tiếp nối chính trị bằng những phương tiện khác» . Câu văn trứ danh này của Clausewitz, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe qua. Nó xác lập sự phụ thuộc của quân sự vào chính trị. Từ khi có những tập hợp người gọi là thành quốc hay quốc gia, người ta không làm chiến tranh đơn thuần nhằm chém giết lẫn nhau, mà để giành lấy quyền định đoạt số phận của một cộng đồng. Và kẻ tham chiến có thể thua hàng trăm trận đánh, miễn là thắng trận cuối cùng, nếu sau đó nó mang lại quyền quyết định về việc tổ chức chính quyền trên một lãnh thổ.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32096)
T ình trạng dịch thuật hiện nay ở Việt Nam đang ở mức cần phải báo động. Radio RFI đã dành nhiều chương trình cho những buổi nói chuyện với nhiều dịch giả trong và ngoài nước về vấn đề này. Sau Hoàng Hưng, Phạm Xuân Nguyên là những nhận định có phần nghiêm khắc của dịch giả Trần Thiện-Đạo đã sống ở Paris trên nửa thế kỷ. Trước 30-04-1975, Trần Thiện-Đạo cộng tác với các báoVăn, Tân Văn, Bách Khoa, Nghệ thuật... ở Sàigòn và hiện nay vẫn thường xuyên gửi bài in trên các sách báo văn học trong-ngoài nước. Ý kiến của Trần Thiện-Đạo sẽ như một liều thuốc đắng, may ra giã được một số tật cố hữu trong địa hạt dịch thuật của Việt Nam.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34296)
Trước 30-04-1975 Thế Phong là một nhà văn quân đội. Ưu điểm của Thủy và T6 nằm ở giọng văn chuyển tải suy nghĩ nhân vật liên tục không chấm dứt, qua đó, người đọc bắt gặp thủ đô Sàigòn về đêm. Một thủ đô phù phiếm dù mặt trận kề cận. Một Sàigòn vừa trải qua Đảo Chánh đã chờ đợi Chỉnh Lý. Thế Phong ghi lại tâm trạng bấp bênh của xã hội miền Nam mà các chi tiết vũ trường, thao thức nhân vật có thể chuyển hoán cho hôm nay, bây giờ. Bối cảnh truyện xảy ra năm 1964, năm khởi đầu của nền đệ nhị Cộng Hoà.(TCHL)
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35143)
C ánh tay tôi rơi dài bên tôi, tựa tiếng thở sâu từ ngàn năm trước. Tôi thở mơn man, dịu dàng trên đồi cao cùng người tình xa xứ đáng thương. Tôi thở lười biếng, hão huyền bên người đàn ông dậy nực phù sa sông Hồng. Tôi thở không thành tiếng trên triền cát vàng tựa chiếu chỉ vua ban, nghẹn ngào nuốt sâm quý hắc mùi đền đài Trung Hoa. Tôi thở dồn dập kích động, rên hú thanh quản từng hơi trong căn phòng Tim. Nước sông Hồng mùa đông cạn ráo. Dầu cho Hồ Tây tràn nước ra đường, sương mù dăng trắng thành phố. Không khí ẩm ướt đọng thành vũng trong những ngôi nhà phố cổ. Không ai, không gì biết đến sự tồn tại của tôi. Đồng loã cùng thân thể mát thơm, uốn dẻo và trái tim hỗn mang của tôi là màu đêm tối.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34334)
Tôi xô nó ra nói thôi mà, làm ở trong chùa tội chết. Nhưng thằng nhỏ giờ phút này còn có biết gì nữa, công an nó còn chưa sợ, sợ gì tội. Tôi ngó lên bức hình ông Quan Công trên bàn thờ, tôi nói coi chừng cái ông cầm cây Thanh Long đao kìa. Danh bước đến thổi tắt phụt ngọn đèn dầu. Trong phòng bỗng tối mực. Danh đã cởi áo tự hồi nào. Nó kéo tôi nằm ngữa ra nền xi-măng. Bóng tối như đêm làm cho dạn dĩ hơn, không còn mặc cảm tội lỗi nữa, tôi ôm Danh với tất cả ham mê. Thằng nhỏ tuổi trẻ mà tài cao. Nó làm tình như giông, như bão.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33305)
...Trong hoàn cảnh hiện nay, người làm văn học, trong hay ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ, đang có cơ hội và khả năng tạo một sinh khí cho xã hội VN, giúp giảm thiểu những phá sản tinh thần đang xẩy ra. Muốn vậy, rất cần có sự đam mê, học hỏi, và lòng can đảm nói thật, viết thật. Không có nền văn học có giá trị nào được xây dựng trên sự giả dối và tránh né.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 41297)
T ừ ngày 7/3/1975, khi Văn Tiến Dũng bắt đầu cô lập Ban Mê Thuột, tới ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vừa chẵn 55 ngày. Thật khó ngờ chỉ trong vòng 55 ngày và 55 đêm mà đạo quân hơn một triệu người–có hơn phần tư thế kỷ kinh nghiệm tác chiến, với những vũ khí khá hiện đại như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa [VNCH]– bị sụp đổ hoàn toàn [...] Những hình ảnh điên loạn mà ống kính các phóng viên quốc tế thu nhận được chẳng khác cảnh vỡ đê trước con nước lũ, hay sự sụp đổ của một tòa lâu đài dựng trên bãi cát, khi nước triều dâng lên.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33516)
c ắm que nhang tưởng niệm cho ngày ra đi thấy niềm cô đơn một lần nữa trở lại đêm soi gương sâu hút ánh mắt thoai thoải đường cong li tâm ấm ức
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 36023)
X uân Lộc là nút chặn đường tiến vào Sài gòn của quân Bắc Việt. 35 năm, thời gian tuy dài, nhưng có khi không thể xóa nhòa một vui buồn, huống chi những mất mát đớn đau trong đời người. Trong ký ức của người dân Long Khánh, và người dân miền Nam, trận chiến Xuân Lộc, không thể phôi pha.