- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thú Và Người

26 Tháng Giêng 20152:56 SA(Xem: 34577)

   CAOthulinh-thuvanguoi

Cáo thủ lĩnh - ảnh Internet


     Xa xưa, ở mảnh đất nọ, một nhóm người du mục sống cùng loài thú. Họ là bạn, cũng là đồng hương.

     Chẳng rõ từ phương nào, một bầy quỷ lông lá đến xâm chiếm. Xác người, xác thú ngã chồng lên nhau. Số sống sót trở thành nô lệ của quỷ. Mảnh đất cắm dùi thành địa bàn của lũ quỷ.    

     Những người du mục phải đào sắn, trồng khoai và dựng lều cho chúng. Người già yếu hoặc làm việc kém trở thành mội nhắm của lũ quỷ. Đàn bà đẹp được chúng chọn để phối giống. Trẻ con vừa sinh ra phải uống máu quỷ. Mỗi ngày, lũ quỷ chọn ra một người khỏe mạnh và một con thú (báo, hổ, hoặc sơn dương…) để đưa ra sàn đấu. Chỉ có một kẻ được sống. Nhưng thường thì lũ quỷ phải giết cả hai vì không bên nào chịu khai chiến.

     Con cáo – Thủ lĩnh của loài thú nói với nhóm người du mục “Lũ quỷ đó rồi sẽ giết sạch chúng ta. Tôi không thích chiến tranh, nhưng cần phải thế.”

     Nhóm du mục đắn đo rồi gật đầu. Họ dùng vũ khí, đào hố đặt bẫy, còn loài thú thì dùng sức mạnh của răng và vuốt để chống trả lũ quỷ lông lá. Quá nhiều máu phải đổ. Xác người, xương thú và dạ dày quỷ lẫn lộn, chồng chất thành một bãi chiến trường. Bên thắng cuộc tốn thêm nước mắt cho đồng loại, người khóc vì thú, thú liếm vết thương cho người.

     Những người đàn bà có chửa với loài quỷ đều bị giết hết. Đám quỷ nhỏ mới sinh, đã bén hơi mùi máu cũng bị giết chôn theo. Nhóm người du mục không ra tay. Chuyện này được giao cho loài thú.

     Nhóm người du mục và loài thú sống vui vẻ với nhau. Cáo thủ lĩnh nói với người lớn tuổi nhất nhóm du mục “Sau trái núi này còn rất nhiều bãi đất trống. Tôi thấy chúng ta phải tiến ra xa hơn là ở mãi mảnh đất chật chội này.”

     Nhóm người du mục cùng loài thú đi khai hoang những mảnh đất chết và họ bắt đầu xây nhà, mở rộng lãnh thổ. Những mảnh đất cứ vậy rộng thêm.

     Nhóm người du mục xây nhà ở đồng bằng còn loài thú thì chọn cánh rừng lớn làm nơi an cư lâu dài.

     Chẳng rõ lý do gì, cáo thủ lĩnh lại rơi xuống vực. Khi xác nó được kéo lên, thì đấy chỉ là một tảng thịt vữa nát, bầy nhầy. Cả nhóm người du mục lẫn loài thú đều rất đau buồn vì việc này. Nhóm người du mục đã làm một nghi lễ hỏa thiêu để tiễn linh hồn cáo thủ lĩnh về trời. Để nghi lễ suôn sẻ, nhóm người du mục đã họp bàn với loài thú. Việc đóng xe để chở xác cáo thủ lĩnh, địa điểm cử hành nghi lễ và các thủ tục khác trong buổi lễ đều do nhóm người du mục quyết định. Ngoài cỗ xe trở xác cáo thủ lĩnh, nhóm người du mục đóng thêm vài chiếc xe để tiện đi tới nơi hỏa thiêu. Loài thú không phản đối. Những con thú mạnh khỏe nhất được chọn ra để chở những cỗ xe. Trên đường đi, những loài có nhiệm vụ kéo các cỗ xe nói “Tôi biết một đường khác gần hơn”, người du mục bảo “Anh hãy đi theo đường tôi chỉ. Chúng tôi có trách nhiệm trong nghi lễ hỏa táng này và các anh phải nghe chúng tôi.” Các loài kéo xe im lặng và đi tiếp.

     Nghi lễ diễn ra khá rầm rộ và loài thú thấy nhóm người du mục khóc rất nhiều. Vì xác con cáo được cuộn trong nhiều lớp chiếu dày nên trong suốt nghi lễ loài thú chẳng được thấy mặt thủ lĩnh chúng lần cuối. Tất nhiên cả ngày trước cũng vậy thôi, khi cáo thủ lĩnh gặp nạn và được người du mục tìm ra thì chỉ có một số ít loài chó nhìn thấy. “Ngài cáo của chúng ta nhiều bộ phận đã nát bấy. Chúng ta hãy để ngài ấy được yên hơn là vây quanh đó và ngắm nghía.” – Nhóm người du mục nói vậy và loài thú tin vào điều đó.

     Mọi công đoạn trong nghi lễ đều rất trang nghiêm và cẩn trọng. Phần cuối cùng của nghi lễ, chính tay nhóm người du mục đã châm đuốc hỏa thiêu. Họ làm nhanh chóng và có phần còn hơi vội vã. Loài thú vốn định tiến tới nhìn thủ lĩnh của mình một lần cuối nhưng nhóm người du mục đã chắn quanh chỗ hỏa thiêu. Xác con cáo được vùi trong nhiều lớp chiếu nên loài hươu cao cổ đứng ở xa chỉ thấy một khối hỗn độn.

     Xong nghi lễ, vài con thú nói với nhau.

   “Có thật bên trong là thủ lĩnh?”

   “Tại sao không?”

   “Tôi từng thấy qua, cái xác nát bấy và không có đầu…”

   “Này, ngài cáo vừa mới ra đi thôi đấy.”

     Những người du mục lớn tuổi nói to phía sau. Mấy con thú cúi đầu nhận lỗi, rồi ra về. “Thủ lĩnh đi thật rồi!” – Loài thú nói với nhau.

     Một buổi sáng tinh sương, loài thú thấy nhóm người du mục kéo vào rừng rất đông. Họ chỉ ở phía bìa rừng và bắt đầu đốn cây. “Chúng tôi muốn mượn chút gỗ để xây nhà, các bạn đừng lo, chúng tôi sẽ gieo hạt giống để bù lại với số cây đã chặt”. Loài thú chẳng để ý gì vì gỗ ở rừng thiếu vài cây cũng chẳng sao.

     Từng cây gỗ đổ xuống. Nhóm người du mục tiến thêm chút, thêm chút và vào sâu trong khu rừng. Từng tòa nhà cao được dựng lên. Một khu khai thác lâm sản, rồi một khu nữa được xây thật cao và có hàng rào sắt.

     Loài thú chỉ còn một phần tư cánh rừng.

     Loài thú nói với cộng đồng du mục “Chúng tôi ở trong rừng, các anh ở đồng bằng. Thủ lĩnh chúng tôi ngày trước đã phân chia như vậy, cớ gì các anh lại xây nhà lấn sang”

     Cộng đồng du mục nói “Mảnh đất này, cánh rừng này đều do loài người chúng tôi và loài thú các anh khai phá. Chẳng của riêng ai.”

     Loài thú tức giận và đòi cộng động du mục trở về đồng bằng. Nhưng dường như họ chẳng còn nghe thấy gì. Giữa họ không còn sự tương đồng của ngôn ngữ nữa, dù rằng loài thú vẫn hiểu tiếng nói của người du mục.

     Cộng đồng du mục cho rằng loài thú đang làm loạn và thay vì lời thoả thuận họ lại nghe ra tiếng gầm gừ của loài khát máu. Họ cầm vũ khí và tiêu diệt những loài mà họ cho rằng có thể đe doạ sự yên bình ở mảnh đất này. Cuộc chiến nổ ra. Cộng đồng du mục áp đảo về vũ khí. Họ đặt nhiều bẫy trong rừng. Giờ đây loài thú biết được những tòa nhà tường xây cao đặt quanh rừng đều là quân đội. Loài thú thất thế. Cộng đồng du mục ép loài thú ký giấy cầu hòa. Loài thú điểm chỉ.

     Giờ đây, Cộng đồng du mục đã thuần hoá loài thú thành những thợ kéo xe chuyên nghiệp. Họ phát hiện ra ở một số loài thú lông có thể may thành áo quần tránh rét, các con thú khác sừng và xương có thể làm thuốc. Họ phá đi nhiều đồng lúa khi biết rằng loài thú là món khoái khẩu. Đám thú còn nuôi mộng phản trắc bị bắn hạ bằng súng, hoặc thì tống vào cũi sắt. Chúng được bêu trong sở thú để ai cũng nhận diện được mặt. Nhiều con đã bị mổ giết thịt. Những loài ngoan ngoãn, đã thuần tính trở thành bạn và cùng sống trong cộng đồng du mục. Để no bụng, và có được bùa bình an chúng phải vẫy đuôi và đứng ngồi theo ý cộng đồng du mục.

     Cáo thủ lĩnh đã chết và ngủ say trong nhiều tầng ký ức. Nó được hỏa táng và vì thế không có mộ địa để viếng. Đời thú sau không biết đến vị già làng thủ lĩnh. Hiển nhiên rằng các bậc trưởng lão đời trước đấy không kể lại, cũng không hề dạy chúng cách đối thoại với cộng đồng du mục.

      “Tổ tiên du mục đã đổ máu để có được thời đại này…”

     Đấy là quá khứ, cũng là tư tưởng, là minh triết. Những trị giá còn mãi…Mọi thế hệ đều phải thuộc lòng. Thú và Người.

 

TRU SA

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33382)
t a đã đi ngang qua nhiều biển vẫy vùng suýt chết thằng đàn ông nhìn em ánh mắt màu mật ngọt giấu sau bản tình ca chiếc mặt nạ sau khi vẽ lên bầu trời vòng tròn của khói
25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33673)
R ồi cũng đến lúc không còn để nói câu tiên tri nở trắng cánh phù dung rồi cũng đến lúc không còn để đợi khúc tình xa rớt lại giữa lưng chừng
22 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33341)
B ạn tôi dậy cho tôi viết ca khúc Sau 3 tuần bắt tôi viết 8 tiểu đoạn Tôi ghi note cho từng tiểu đoạn Tất cả đều không có gì sai Bạn dạo những note kia bằng dương cầm Tôi nghe những âm thanh là lạ Bạn nói với tôi  Cái này không phải nhạc Hiền ơi…
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31571)
MKDSNM được phát hành vào một thời điểm rất ý nghĩa, ngay sau Hội nghị Thượng Đỉnh Mekong II / MRC Summit II vừa diễn ra tại Thành Phố Sài Gòn ngày 5 tháng 4, 2014. Hội nghị này đã được giới quan sát quốc tế và các nhà hoạt động môi sinh đánh giá như một thất bại về phía Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ sự phát triển bền vững hệ sinh thái Sông Mekong, và ĐBSCL, cũng là mạch sống của ngót 70 triệu cư dân sống trong lưu vực.
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35997)
K hi về đã lạnh vườn xưa Chỉ nghe giá rét sang mùa mà thôi Giờ em heo hút phương trời Biết chăng đây có một người nhớ thương
19 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34454)
Q ua một loạt truyện gởi đến độc giả Hợp Lưu gần như liêu trai và siêu thực, Uyên Lê tâm sự: “ Em chỉ thích viết về quê hương này, về Việt nam, có những điều đẹp như hoang đường ... Chỉ có yêu thật lòng người ta mới thấy cái đẹp của người mình yêu. Em viết về Phan Thiết và nước mắm rất nhiều, em cho đó là cái đẹp và tình! Em cũng viết nhiều về Huế… em không biết HL có thích chất tự tình quê hương đó của em không…” Chúng tôi xin gởi đến quí bạn đọc một bài viết về Phan Thiết của tác giả Uyên Lê.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37034)
C hỉ còn một góc phố Và một ngã tư chơ vơ không người chờ đợi Em đi qua hôm nào anh đâu biết Một nửa tình buồn lạc nhịp ngoài đêm
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32053)
Đ ồng hồ cũng dừng lại đối với những người phải bỏ nước ra đi, sau khi ông Trần Mai Hạnh và bạn bè của ông vào Sài Gòn. Họ ra đi từng đợt: đợt di tản, đợt thuyền nhân, đợt đoàn tụ gia đình, đợt H.Ọ Mỗi đợt ra đi mang theo một loại quê hương, và trong hoài niệm, không ai muốn thay đổi hình ảnh thân yêu ấy. Bạn bè, nhà cửa, phố xá, tên đường tên đất, cả đến ngôn ngữ trao đổi thường ngày...giống như một cuốn phim đột ngột bị đứt, ngưng lại, thành tĩnh vật.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37514)
T hế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34447)
T ôi mãi bước trên con đường uốn cong chữ S móc nhau nối xích lại gần để biến dạng một hình lưỡi câu đu đưa trước cuống họng khát giữa tiếng rền than