- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đôi Mắt Hoa Vàng

18 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 35730)

w-nxtvy-101_0_130x300_1Ngày tôi gặp chị, chị hãy còn xuân sắc, thứ nhan sắc mặn mà đằm thắm của "gái một con trông mòn con mắt". Chị nhỏ tí tẹo như con chuột nhắt, riêng đôi mắt lại to, hun hút như lòng giếng sâu thăm thẳm. Tôi nhìn đôi mắt chị, rờn rợn. Chị giam ai trong lòng giếng?

"Không có ai. Trống rỗng. Thế nên mới sâu."

"Phải vậy không?"

Tôi nghi ngờ câu trả lời của chị. Tôi soi gương tìm tòi. Chỉ có hai vũng nước nhìn lại tôi. Đăm đăm.

"Em đầy hạnh phúc."

Chị buộc lại những sợi tóc vướng trên cổ áo, khẳng định.

"Nên mắt cạn?"

Tôi chẳng tin được lời chị nói. Tôi vẫn đi tìm hạnh phúc trong hôn nhân. Đêm qua, nằm bên N, tôi hỏi N có thương tôi.

"Không thương sao lại lấy."

N trả lời. Lơ lửng. Không hẳn xác định, cũng chẳng thể xem là lời phủ nhận. Úp mặt vào bờ ngực, tôi nghe trái tim N bình thản, cơ hồ không còn nhịp đập. Tôi chao người bồng bềnh trong giấc ngủ, mơ hồ một giam cầm trên chiếc giường êm ái. N có lỗi gì? Phải chăng điều tôi tìm kiếm chỉ là những ảo ảnh. Tôi vẫn sống với N như ngày mới cưới, vẫn ăn chung mâm, vẫn ngủ cùng giường, nhưng sao tôi vẫn cứ cô đơn, vẫn cứ tội tình trong tuyệt vọng. Mẹ tôi bảo, cứ nghèo khó ít lâu, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, phải lăn xả vào cuộc đời, còn giờ đâu mà đòi tình hỏi yêu. Sống với nhau phải có cái nghĩa. Tôi cũng đã bao lần ép mình sống theo cách sống "nghĩa" của mẹ, nhưng rồi được vài hôm, tôi lại thấy mình rơi vào nỗi trống trải ngút ngàn. Tôi tìm gì với N? Tôi tìm gì trong cuộc đời?


Chị tuổi Thân. Chị bảo đàn bà tuổi thân long đong lận đận về tình duyên. Chiến tranh chấm dứt, chị lấy chồng vội vã, chưa kịp tìm hiểu, cũng chưa kịp yêu. Đêm tân hôn, chị ôm chồng trong phút giây xúc động, rên rỉ đê mê những tiếng tỏ tình. Chồng chị quát, "Im đi, đừng ồn ào." Chị trở thành người vợ câm từ đó. Chị câm luôn cho tới khi chồng chị dẫn về nhà một người đàn bà khác. Chị bình thản, không phản đối, không la hét rùm trời. Khi anh yêu chị, chị không được bầy tỏ, thì nay anh hết yêu chị, chị cũng không được phân bua. Chị câm lặng ôm con bỏ đi thật xa. Đổi đời. Chị líu lo ca hát, tự do phát biểu. Tôi lây cái tật nói nhiều của chị.


"Người ta cũng yêu nhau thế này sao?"

Tôi quay đầu hỏi N. N không trả lời, chỉ nghe từng hơi thở gấp rút, tựa không khí trong phòng đặc quánh cạn kiệt oxy. Vợ chồng yêu nhau như hành tội. Như tử tù lên máy chém. Tôi cứng người, đau thốn từng cú thúc đẩy, dù đã quen từ ngày mới cưới. Mặt ép xuống gối, hai cánh tay tôi bấu chặt khung giường. Tình yêu khuất mặt từ ngày tôi về với N. N hiền lành, nhu mì, đôi lúc e thẹn như đàn bà khi anh hôn tôi những ngày chưa cưới. Tôi không thể hình dung nét mặt N trên lưng tôi, sau ngày cưới. N có bình lặng trong tiếng kêu đau đớn của tôi? N cưỡi lên tôi, như đang cưỡi lên tình yêu của chúng tôi. Đêm đầu tiên của tuần trăng mật, tôi ngồi lặng lẽ trước lan can nhìn ra biển. Hawaii lộng gió. Biển đêm chập chùng từng điệu như một phần thân thể tôi đang thở dài. Tôi nghĩ đến chị. Và liên tưởng đến đêm tân hôn cũ xưa của chị.


N thở dốc, căng người, cương mình, trút đến giọt mật cuối cùng, rồi buông tay đi vào phòng tắm. Tôi lật người nằm thẳng, nhìn trần nhà lốm đốm ánh đèn. Thân thể tôi in lên trần với vũng mật nhòe. Vũng mật cựa quậy, trong lúc tôi nằm như chết. Cái chết của một người đàn bà sau ân ái không đẹp như trong tiểu thuyết.

Đêm vắng. Trăng non rỉ giọt nơi bực cửa. Vẫn cái vết trắng sữa lúc nãy nhiễu xuống trên lưng tôi, bây giờ vươn dài giống vòi bạch tuột. Gió tấp vào, đập lùng bùng lên rèm cửa. Gió ngây thơ vô tội. Gió hồn nhiên. Gió không mang tiếng tôi la hét vang dậy bóng đêm bên ngoài. Gió cũng không mang tiếng tôi kêu rú trong cổ họng và cả tiếng quát "Im đi." Tôi tưởng tượng đến đôi mắt chị mở lớn. Trống rỗng. Đen thẳm như lòng giếng sâu.

"Ngủ đi em."

N mơn trớn khi anh trở vào giường. Như mọi lần, N lăn vào sát bên tôi. Bàn tay anh trơn bóng dầu thơm bạc hà. N vuốt ve tôi, bắt đầu từ đôi vai. Da thịt nguội lạnh rực lên, xúc cảm cuồn cuộn tuôn theo những ngón tay miết mải. Tôi nhắm mắt, hiểu mình sẽ không bao giờ thoát khỏi bàn tay mê hoặc phù thủy của N.


Ánh sáng đầu ngày len vào rèm cửa đánh thức tôi dậy. Chung quanh im phắc, chỉ có tiếng đồng hồ tích tắc trên tường. Tôi mang thân thể nhức buốt vào phòng tắm. Căn phòng dậy mùi bạc hà. Tôi ngỡ bàn tay N trơn tuột tựa thỏi bơ vẫn vân vê khắp người. Hai vũng mắt lạ lẫm phản chiếu từ tấm gương lớn không nhận ra chính mình. Tôi mở nước ở vòi sen, hình dung đến gương mặt chị, đôi mắt to đen trên thân hình chuột nhắt. Hôm qua, chị gọi điện thoại, giọng bình thản.

"Ngày mai chị vào bệnh viện cắt đi cái bướu ở cổ, bác sĩ nói chị yếu sức, hơi nguy hiểm, nhưng cái bướu lớn quá, phải mổ."

Tôi hoảng hốt:

"Thôi đừng mổ."

"Đâu được."

Chị bình tĩnh như không còn gì luyến tiếc. Thân thể, cục bướu, cõi đời. Chị hay nói, cuộc đời buồn tênh, ra đi tức là được giải thoát.


Tôi gặp N ở cửa bếp. Café thơm nức, trứng tráng béo ngậy. N dậy sớm, pha café, chuẩn bị điểm tâm, đảm đang như một người vợ. Đôi lần, không, nhiều lần tôi tưởng mình đã đổi vai thành người chồng. N nhu mì nhỏ nhẹ. N mủm mỉm cười. N sơ-mi tím, cà-vạt vàng. Tôi rót café ra tách, lảng tránh ánh mắt, đôi mắt dịu dàng ban ngày nhưng dữ dội ban đêm. Khuôn mặt N đã từ lâu tôi không dám nhìn thẳng vào. Sợ cổ họng tắc nghẽn, sợ thanh quản vô âm như người vợ câm. Chị hay nói: Em đầy hạnh phúc. Hạnh phúc không? Tôi soi mặt vào tách café tìm tòi. Chỉ có hai vũng nước nhìn tôi đăm đăm. Đen đục váng sữa.


Buổi sáng se lạnh. Nắng sớm buông trên những ngọn cây vừa tan hết sương đêm. Tôi thích lái xe với cửa sổ mở rộng, để gió đầu ngày tự do quấn quít lên da, thứ gió mịn màng mềm mát hơn những ngón tay N mê muội. Tôi bẻ tay lái dọc con đường rợp bóng cây xanh, chạy loanh quanh viền theo cánh đồng nở rộ hoa vàng. Màu vàng rực rỡ tựa những đợt sóng chói chang đuổi nhau đến tận chân trời. Tôi ngỡ mình đang trôi, trên mặt biển lấp lánh sóng vàng. Trong những cơn mơ hạnh phúc, tôi thấy mình trôi trên biển, bay trên mây, trên trời. Càng lên cao tôi càng hạnh phúc. Vũng mắt tôi trong veo sáng ngời. Hạnh phúc là điều có thật. Ở trên cao. Tôi thường nói với chị: ngày nào đó em sẽ lạc tay lái. Điều tất nhiên phải đến. Thế mà, chị đang có vẻ như muốn ra đi trước tôi mới lạ lùng.


Tôi vào đến sở làm, hoa vàng vương trên tóc. Ngày bắt đầu bằng buổi họp bàn giao. Công ty đổi chủ. Tương lai mù mịt chưa biết về đâu. Tách café ở nhà chưa đủ vực dậy đôi mắt mất ngủ thâm quầng. Tôi nghe lơ mơ, những lời nói thủ tục rườm rà.

"Trời đất, họp bàn giao mà mày lơ ngơ thế này, coi chừng mất chức." Amy huých tay tôi.

Tôi nhướng mắt nhìn người đàn ông đang thuyết trình tận đầu phòng. Amy bảo với tôi ông ta là giám đốc mới.

"Người xứ mày đó."

"Có gì lạ đâu. Dân Việt Nam của tao có mặt trên khắp thế giới."

Tôi tỉnh hẳn người sau khi bảo với Amy điều ấy. Một người Việt Nam ở đây chẳng là chuyện lạ, nhưng một người Việt Nam có "máu mặt" trong nghành biotech là chuyện không thường. Những chữ "sĩ" uy lực vẫn muôn đời quyến rũ con người. Cử nhân khoa học là bước đầu của các "sĩ" tương lai. Thuở mới ra trường, có người hỏi tôi làm gì với tấm bằng cử nhân "nửa đường gãy cánh", tấm bằng bọn sinh viên mang mộng bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ học hoài không tới nên đâm ngang, rẽ vào biotech.

"Cô Hiên!"

Tôi giật mình quay lại. Khuôn mặt đàn ông rắn rỏi hiện ra với đôi mắt bén sắc dưới hàng mi rợp. Đôi mắt nhìn thẳng, đen nháy, xoáy vào từng sợi lông trên mặt kẻ đối diện. Tôi bất chợt rùng mình, biết rằng đôi mắt sắc lịm ấy sẽ đeo đuổi ám ảnh tôi đến hồi bấn loạn. Mắt mở to, tôi đứng lặng nhìn sóng hoa vàng dập dìu quanh mặt người đàn ông mang trên ngực áo dòng chữ "Hello, My Name is Hoan Nguyen".

"Cô Hiên, tôi có thể gặp cô bây giờ, bàn giao các projects cô phụ trách?" "Hoan Nguyen" hỏi tôi, khoé môi hơi nhếch, ánh nhìn đã dịu.

Tôi máy móc gật đầu, vẫn còn bồng bềnh như đang trôi trên biển hoa vàng.


"Hiên có người chồng thật khéo."

Hoàn nói, ngọt lịm. Ánh mắt Hoàn làm tôi ngộp thở. Ánh mắt như dao lam bén cứa sâu vào thịt. Tôi nhìn vào đôi mắt Hoàn, vẫn không thể đọc được điều gì trong ấy.

Một lần sau buổi họp, Amy thả vào tai tôi những lời kỳ dị:

"Mày ghê lắm, mắt toàn những toan tính."

"Chỉ là công việc."

"Công việc ngoài giờ hành chánh?"

"Chỉ chuyện trò." Tôi chống chế.

"Đàn ông… chuyện trò gì rồi cũng nghĩ đến phải đem mày lên giường…"

Amy bỏ lửng câu nói rồi biến mất vào nhà vệ sinh. Tôi biết nó muốn nói đến Hoàn, người đàn ông có ánh mắt sắc nhọn, có khuôn mặt nở thành biển hoa vàng. Tim tôi đã chao đảo bởi môi Hoàn cười, đã bàng hoàng bất động khi ánh mắt Hoàn phủ chụp ráo riết. Tôi thèm đôi môi dầy khiêu gợi của Hoàn. Tôi chờ hơi thở nóng hổi Hoàn phả lên cổ. Tôi đợi Hoàn, khao khát lẫn sợ hãi, ngả xuống trên tôi tình yêu đối mặt. Nhưng Hoàn cứ lơ lửng. Đôi mắt Hoàn đầy ham muốn dừng lại bên vành tai, rà xuống nơi ngấn cổ. Rồi thôi. Hoàn lạnh lẽo dửng dưng trước mọi đẩy đưa, khuyến dụ. Hoàn lập lờ, phớt tỉnh. Hoàn lấy đi từng phân oxy trong bầu không khí của tôi. Tôi ngạt thở, thoi thóp như con cá trên thớt. Thì thôi, Hoàn cứ chém xuống, cứ cứa vào thịt tôi bằng đôi mắt dao lam bén ngời. Thì đây, cứ lột trần tôi ra, từ nút áo đầu tiên đến mảnh vải cuối cùng. Tôi không còn gì phải sợ. Tôi đang nắm trong tay bước ngoặc mới của đời mình. Tờ tổng kết cuối tháng của ngân hàng ghi một món chi tiêu ở khách sạn Marriott ngay tại trung tâm thành phố cho một đêm phù phiếm, one-night stand của N với ai đó. Lạ lùng, tôi không thấy mình tức giận ghen tuông, như thể đó là việc tôi hiển nhiên mong đợi.

"Anh biết gì về N mà nói."

Tôi trả lời, giận dỗi. Chúng tôi ra cửa, bước vào hoàng hôn bát ngát của biển hoa vàng. Bầy sẻ nhỏ ríu rít gọi nhau về tổ. Nắng yếu ớt đổ trên vai Hoàn như buổi chiều Hoàn đến nhà thăm tôi. Hoàn chỉ biết N, gặp N một lần ấy.


Chiều đến nhà dùng cơm, Hoàn đem theo đôi mắt dưới hàng mi rợp ngày đầu gặp tôi. Hoàn đứng sững nơi bực cửa, chăm chăm nhìn N khéo léo dọn bữa, như không tin tôi có người chồng tuyệt vời đến vậy. Hoàn đến từ miền Đông nước Mỹ, nơi tuyết lạnh và thiếu hơi hướm Á đông. Hoàn len vào hẳn trong bếp. N nấu bún bò giò heo. N mở tủ lạnh, lấy chân giò ra thảy lên thớt. Hoàn xắn tay áo, dành lấy con dao từ tay N. Ánh kim loại loé sáng lên cánh tay Hoàn vồng những múi thịt săn. Chân giò trắng phau ngon lành. Con dao phầm phập chặt xuống, loang loáng tựa ánh mắt sắc lạnh Hoàn quét lên cổ tôi hôm trước. N dùng cuống dao đập dập mấy tép xả, bỏ vào nồi nước dùng sôi liu riu trên bếp, rồi vớt miếng thịt bò bắp ra thái. Từng lát thịt tái hồng đều như đếm dôi đầy trên thớt. Tôi đứng chôn chân ở cửa nhìn hai người đàn ông xoắn xít làm bếp. Không nhìn thấy mặt N, nhưng qua cử chỉ nhịp nhàng tỉ mỉ của N, tôi biết N thích thú bởi sự hiện diện của Hoàn. N luộc bún, xả nước lạnh cho sạch, tắt bếp, rồi dọn tô chén ra bàn. Gian bếp thơm lừng. Nồi nước dùng vàng lườm óng ánh, tiết nâu mềm lún phún bọt, húng quế tím, chanh xanh mướt. Hoàn dùng đũa nhuyễn nhuần. Tuyệt vời. Những ngón tay đàn ông to cứng mạnh mẽ và từng đũa bún vào đôi môi dầy bóng nhẫy. Hoàn cười. Đôi mắt Hoàn bình thường dữ dằn, khi cười nheo lại có đuôi. Tôi đánh bạo nhìn sâu vào đôi mắt ấy khi N rời khỏi bàn ăn. Mắt Hoàn không sâu, không cạn, vừa tầm như mắt của bao người đàn ông khác, riêng chỉ ánh nhìn lục lọi sỗ sàng. Không sâu như mắt chị, không cạn như mắt tôi, Hoàn có hạnh phúc không? Tôi cân hạnh phúc của Hoàn bằng thước đo của chị.

Hai người đàn ông uống rượu ngoài ban công. Buổi chiều nắng úa loang lổ trên bức tường bếp. Tôi biết không thể, nhưng vẫn rùng mình với những ao ước vu vơ rải trên người Hoàn, từ đôi môi dầy bóng nhẫy, nheo mắt dài, đến những ngón tay mạnh mẽ. Amy nói cũng chẳng oan, đầu óc tôi đầy toan tính. Tôi ngồi xem chương trình hài kịch trên tivi, để mặc đám khán giả trong phòng quay cười ầm ĩ hộ mình. Tôi không cười. Tôi mê mải dõi theo vầng áng sáng đậm đặc hoàng hôn rớt trên vai Hoàn. Đằng sau Hoàn, bóng tối bất trắc và quyến rũ trải dài mênh mông.


Tôi tới thăm chị tại nhà, thấy chị đã yếu nhiều. Chứng ung thư bạch huyết đã lây lan khắp người. Chị bình thường đã bé tí teo, nay thân thể gầy gò như một tấm lụa mỏng. Hai bàn tay xương xẩu đầy những nhánh gân xanh. Tôi nhìn vào mắt chị, rờn rợn. Hai giếng mắt sâu thẳm, trống rỗng. Hình như sự sống cũng vắng mặt. Tôi nắm chặt bàn tay chị, mân mê lần cuối.

Chị hỏi:

"Em làm gì thế? Chị đã chết đâu."

"Chị ốm quá." Tôi nói trại đi.

"Trong xách tay của chị có xâu chuỗi. Chị tặng em."

Tôi ngỡ chị trối trăn, nên cứ ngồi yên nắm tay chị. Chị giục:

"Trong cái tủ ở cuối phòng kìa. Đem tới đây cho chị."

Xâu chuỗi ngọc trai tôi thấy chị vẫn thường đeo trên cổ. Chị mua vào một ngày mùa xuân năm nào tại phố biển. Chị bảo để kỷ niệm một ngày hạnh phúc trong đời chị, thứ hạnh phúc được đúc kết từ những kinh nghiệm đau khổ và niềm cô đơn cùng cực, thứ hạnh phúc chị đi tìm suốt cuộc đời. Hạnh phúc của sự an bình nội tâm. Tôi mân mê từng hạt ngọc trai sáng rỡ, óng ánh sắc màu như một thứ hàng xa xỉ. Tôi chưa thể nào được như chị, tâm tôi còn dậy sóng, hồn tôi còn lênh đênh giữa sương mù dầy đặc.

Chị đeo chuỗi ngọc trai vào cổ tôi. Móng tay chị sắc như móng mèo, xước lên da tôi.

"Em đầy hạnh phúc."

Chị cười. Tôi nhìn vào mắt chị. Chị sẽ hạnh phúc ra đi?

Ngồi một lúc, chị bảo:

"Ở chơi với chị đến mai."

Tôi lắc đầu, không dám nhìn chị. Tôi nhất định ra về. Tôi sợ mình sẽ khóc. Mắt chị thăm thẳm, ngay cả đến sự sống cũng vắng mặt. Tôi sợ mình sẽ khóc. Em chẳng đầy hạnh phúc.


Chiều cuối tuần vắng vẻ, con đường hiu quạnh buồn tênh. Tôi lái xe chậm rãi về lối nhỏ quen thuộc. Biển hoa vàng mải mê đuổi sóng, từng đợt trải dài dưới chân tôi. Gió lồng lộng luồn vào ô cửa mở. Chuỗi ngọc trai đong đưa trên ngấn cổ nóng. Vết xước sau gáy xót buốt mồ hôi.

Tôi về đến nhà trời vừa sẩm tối. Trong nhà tù mù ánh đèn. Tôi vào, cửa nhà không khóa. Đèn phòng khách chưa bật, tối om om. Mùi thức ăn thoảng ra từ gian bếp. Hai chân nến lập lòe, soi lờ mờ bữa ăn dang dở. Nồi bún bò giò heo lạnh ngắt. Mấy thanh tiết bầm sứt sẹo tổ ong lêu bêu dưới đáy nồi. Tôi vào hành lang lung linh ánh nến. Sáp nến nhỏ vào lòng tay tôi bỏng rát. Tivi từ phòng trong, vọng ra những âm thanh rên xiết đứt quãng, những tiếng thở rền rĩ man dại. Tôi ngỡ N ngủ quên chưa tắt. Tôi vào phòng, ánh nến lung linh vỡ òa. Sáp nến bỏng rộp lòng tay tôi nát. Bốn cánh tay gân guốc quấn chặt. Hai đôi chân lồng lên nhau. Rập rình. N bật lên tiếng rên xúc động đầy khoái cảm. Những ngón tay mạnh mẽ của Hoàn, không thể là ai khác, bấu trên mặt giường bung ra thỏa mãn. Tôi rú lên. Chân nến lập lòe cạn. Lửa cháy bừng trên tay tôi. N ngẩng nhìn. Đôi mắt N dài dại, u mê, oằn oại đến sợ. Lửa cháy đỏ rực trong đôi mắt N, đôi mắt bao năm ẩn trên lưng tôi. Hừng hực.


Tôi quay nhanh ra cửa, mắt cuồng bởi ánh lửa chói lòa. Hai tấm lưng đàn ông ướt nhẫy chồng lên nhau. Lửa bập bùng cháy. Tôi lao vào xe. Ánh mắt N bám theo, châm chích kỳ quặc khiến tôi bủn rủn không bẻ nổi tay lái. Hai hàng cây vươn những cánh tay dài sần sùi đen đủi bủa chụp. Sương đêm lênh láng dâng lên từ biển hoa. Tôi nhấn mạnh chân ga. Chiếc xe chồm lên phía trước, hai bánh sau nghiến lạo xạo lên đường. Tôi thấy mình trôi trên biển đen, gió đại dương ào ào ập đến. Đằng sau tôi, lửa vẫn lồng lộn cháy. Tôi nhìn vào kiếng xe. Hai vũng đen sậm đặc sệt nhìn lại tôi. Đăm đăm. Lửa bập bùng. Những hạt ngọc trai nở tung, rần rật trên cổ tôi tựa đàn kiến vàng hung hăng cắn xé.

Rồi thì ra, mắt sâu mắt cạn cũng buồn như nhau. Hạnh phúc là điều không có thật. Chị ơi!

Nguyễn Xuân Tường Vy
tháng bảy, 2008

Ý kiến bạn đọc
14 Tháng Mười Hai 20173:10 CH
Khách
Người ta run rẩy khi hạnh phúc và cũng như thế khi bất ngờ ngộ ra mình không như vậy.
12 Tháng Mười Hai 20177:48 SA
Khách
Hay...đắng quá
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Bảy 20231:55 CH(Xem: 6822)
PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969 Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự... Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu, phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh. Trong tập thơ này, có 34 nhà thơ nữ Hoa Kỳ, và sáu nhà thơ nữ Việt Nam: Xuân Quỳnh (My Son’s Childhood), Hương Tràm (The Vietnamese Mother), Hà Phương (To An Phu, From This Distance I Talk To You), Trần Mộng Tú (The Gift In Wartime, Dream of Peace), Minh Đức Hoài Trinh..., Nguyễn Ngọc Xuân...
28 Tháng Sáu 20239:58 CH(Xem: 7442)
anh là chim cánh mỏi / bay về tổ chiều hôm / không còn ai ngóng đợi / tay với cành hoa thơm
18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 5906)
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ. Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó.
18 Tháng Sáu 20236:10 CH(Xem: 7187)
có một đêm rằm trăng sáng thơ thẩn ta đi trên đường bỗng dưng nhớ bài thơ cũ … “cúi đầu chợt nhớ cố hương”
18 Tháng Sáu 20235:32 CH(Xem: 6171)
“Lễ tang của cậu qua đi đã lâu nhưng không khí trong nhà tôi vẫn chùng xuống. Không ai biết phải làm gì để tiếp tục sống, ngoài số tiền ít ỏi của cậu dành dụm được khi trước. Sau cuộc chiến “Bão sa mạc” với Mỹ cùng các nước đồng minh, Iraq thất thủ, bị cấm vận. Bao phủ Baghdad là một bầu không khí ngột ngạt, không có bất cứ việc gì để làm. Dù không quá sung túc, nhưng chẳng bao giờ chúng tôi để thức ăn thừa từ bữa trưa sang bữa tối, mà đều phải vứt đi. Các chủ gia đình sẽ lấy làm xấu hổ nếu họ mua dưới 50 cân gạo một lần, thường đặt hàng cả con cừu, thịt tại nhà và ăn tươi. Tiết kiệm là tính từ không khi nào xuất hiện trong tiêu dùng của người Baghdad. Và bây giờ thì chúng tôi ăn khoai tây, chà là, bánh mỳ làm từ bột mỳ đen vốn chỉ dành cho gia súc. Thế nhưng vẫn có những gia đình còn tệ hơn. Thuốc men hạn chế, đồ ăn không có. Đói. ..."
18 Tháng Sáu 20235:22 CH(Xem: 6744)
mấp mé mấp mé chiều quanh / tiếng kêu sẫm buồn rợn tối / chim. lia rẽ / một khúc quành / xao xác đường về rất vội
18 Tháng Sáu 20235:12 CH(Xem: 6295)
Tiết học đầu tiên ở trường Võ Tánh, tôi gặp thầy Đỗ Đức Trí. Hôm ấy thầy trông đạo mạo, mẫu mực, áo quần chỉn chu, thẳng nép chứ không luộm thuộm, nhếch nhác như những lần gặp ở trường Kim Yến. Gặp lại tôi, thầy có vẻ đồng tình là tôi theo nghiệp văn chương, cố nỗ lực để được vào học ở trường công lập. Đối với ông Sáu, thành tích của tôi được vào trường công lập, không kinh qua lớp đệ tam, điều đó ông không quan tâm chút nào. Điều quan tâm của ông là thân xác tôi ngày càng phát lớn, trổ mã trông thấy, cái giọng ồ ề, sức vóc phổng phao như con gà trống đã gây phiền toái cho ông Sáu . Nhà có hai gã đàn ông đang vào tuổi lính tráng là đầu mối cho mọi sự dòm ngó của những con mắt cú vọ, đôi tai thính của những “con chó săn” . Đó là những kẻ mà ông ám chỉ cho những tên cạo giấy, bọn ngồi mát ăn bát vàng, bọn tham nhũng đầy rẫy ở phố phường hoa lệ này.
18 Tháng Sáu 20235:07 CH(Xem: 5803)
Trên đỉnh tháp của đồng đô la / Em - cười vỡ sáng thế ký / Viết trật tự thế giới mới - toàn trị / Đưa ngọn lưỡi Pharisee trở về / Ưỡn mình vào công nguyên/ Liếm mòn nhân loại.
09 Tháng Sáu 20234:36 CH(Xem: 6225)
T. cận tôi trai Hà Nội, song có dịp được đi & sống ở nhiều vùng đất trở thành thân quen, rồi yêu quý - và một trong những vùng đất đó là Bình Định. Một sinh viên của tôi làm phim tốt nghiệp về “Võ Bình Định”, tôi rất vui, bảo: “Thầy mới chỉ biết đôi chút về Trời văn Bình Định thôi, phim của em giúp thầy và nhiều người hiểu thêm về Đất Võ Bình Định đáng tự hào”… Mấy Hội thảo Khoa học về cụ Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu - người thầy của Đào Tấn vĩ đại, về Tổng đốc Lê Đại Cang, may được ông Tổng BT tạp chí Văn Hiến Nguyễn Thế Khoa chiếu cố mời về cùng với tham luận và làm phim nên càng có dịp thâm nhập sâu hơn vào kho tàng văn hóa Bình Định. Một dạo, có lớp tập huấn về Biến đổi khí hậu do Thái Lan và Diễn đàn “Nhà báo Môi trường” tổ chức tại Quy Nhơn, được mời tham dự và làm phim cho họ, tôi có điều kiện hiểu thêm về giá trị của Môi trường “xứ Nẫu” nói riêng và Biển miền trung Trung bộ nói chung…
09 Tháng Sáu 20234:29 CH(Xem: 6345)
Con gái tôi thích ăn canh ổ qua xắt mỏng nấu với tôm, khi chín bỏ chút hành ngò rắc chút tiêu, món ăn ngày xưa của mẹ con tôi hay nấu nhưng bây giờ tôi lại hay nấu canh rau mồng tơi với tôm vì bọn trẻ con thích món này hơn chúng chê canh ổ qua đắng. Ngày xưa, mỗi lần cúng giỗ nhà tôi hay nấu canh ổ qua nhồi thịt, món này ba má tôi đều thích ăn, cả chúng tôi cũng hưởng ứng nên ngày thường cũng nấu. Sau 75 lại ít có vì thời khốn khó mà, thứ gì cũng không dễ có mà ăn.