- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Giao Khúc Cỏ Dại

17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 34176)


vuc_sau-ndt-content
 Vực sâu- tranh Nguyễn Đình Thuần

GIAO KHÚC

 

Khi những ngón tay rời khỏi anh tìm lên thân em

Cũng là khi đêm mở mắt soi dấu bàng hoàng

Ta phân thân đôi vực bờ mê sảng

Em vỡ cuồng trầm uất đa mang

 

Đêm qua em đã khóc những gì

Bình minh răng cưa anh thấy mặt trời chẻ ngang lồng ngực

Đôi ta là những vỏ bọc đựng đầy ảo giác

Nỗi yêu thương ức chế sống-còn

Không hề có con đường nào vượt thoát

ngoài những cơn điên

 

Anh hiểu em cần có những giằng co

Và khi say em như chiến binh

sắc máu nụ hôn cưỡng đoạt tình

Em cần xác tín va-chạm-có-thật ?

 

Anh biết em hiếm khi tin ở chính mình

khi em chỉ thở bằng cảm xúc

Cơn điên em đêm qua đã làm anh bùng vỡ

Những ngón tay anh văng giữa trời

giao khúc Thơ em

 

Ôi

Những đốt xương đã rời khỏi anh tìm qua thân em

Đêm gian nan thở tàn ảo ảnh

 

HDP

 


CỎ DẠI

 

(cho Cỏ Dại thân yêu)

 

 

Em đến từ hoang vu

hay từ cánh đồng tuổi thơ ngạt ngào hương cỏ ?

Đêm qua giấc mơ tôi bạt gió

Thấy em lăn vùi trên sóng cỏ vô ưu

 

Xuyên màn đêm tôi đi giữa trời sương

Nghe cỏ thở mà lòng xa ngai ngái

Rượu còn trên tay phố chưa say đã khóc

Sao không thể trở về nơi đã bỏ ra đi ?

Cánh thiên di một ngày đã mỏi

 

Cỏ thở trong mơ

Cỏ thở trong Thơ

Cỏ thở dại khờ

Tôi cứ ngỡ nhịp thở em từ ngàn xưa vọng lại

khi chúng mình vướng tội-tổ-tông

Thở đi

cho vỡ tràn mênh mông

lở bồi thương yêu đồng bóng

 

Em có buồn không

làm sao chúng ta chối bỏ được nguồn cội ?

Tôi không còn muốn bay giữa trời đêm vô tội

để mỗi sớm mai lại ngồi lý giải giấc mơ

trên đôi cánh xơ rã dại khờ

Tôi muốn hóa vần Thơ

đáp hết lên em những hồn nhiên một thuở

Rồi dại dần...

dại dần...

 

Tôi dại dần trong cỏ hoang vu

Cánh đồng tuổi thơ mịt mù gió hú

 

 

HDP

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100904)
K hi tầu đi ngang qua tượng Đức Trần Hưng Đạo, tôi thấy ngài vẫn đứng uy nghiêm, tay cầm kiếm chỉ xuống dòng sông. Tôi chợt nhớ đến lời nguyền của ngài “Nếu không thắng giặc Nguyên, ta sẽ không trở về con sông này nữa”. Bất giác, tôi tự nói thầm nếu không tìm được Tự Do, chắc mình cũng không thể trở lại được con sông này.
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 103566)
“Xin đừng gọi tôi là nhiếp ảnh gia chiến trường, tôi chỉ là một nhiếp ảnh gia mà thôi." Đó là lời của Don McCullin, một nhiếp ảnh gia người Anh được coi là cây đại thụ trong làng nhiếp ảnh Anh quốc, với hơn 50 kinh nghiệm chụp ảnh các cuộc chiến từ Berlin, Việt Nam, Campuchia, đến Bangladesh và Trung Đông.
11 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 92442)
T rong văn học sử Hoa Kỳ có hai hiện tượng nổi bật với nhiều điểm giống nhau, đó là nữ văn sĩ Margaret Michell với cuốn Gone With The Wind (1936) và nữ văn sĩ Harper Lee với cuốn To Kill A Mockingbird (1960). Cà hai cuốn tiểu thuyết cùng có bối cảnh là miền Nam Hoa Kỳ, cùng khai thác đề tài xung đột chủng tộc (da trắng và da đen), cùng bán được mỗi cuốn trên 30 triệu ấn bản (tính tới năm 2008). Cả hai tác phẩm lại cùng được giải Pulitzer danh giá, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, và dựng thành phim rất thành công, chiếm được nhiều giải Oscar.
10 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 95450)
Đ ược biết, trước Ngô Bảo Châu cũng đã có nhiều người Việt được trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh. Một trong những người nầy trong quá khứ là Petrus Key (Trương Vĩnh Ký) (1837-1898) .
03 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 99558)
“ Sông Mekong đang bị đe dọa nghiêm trọng vì sự lạm dụng nguồn nước và hậu quả của biến đổi khí hậu. Nếu không có một chính sách khai thác thận trọng và hợp lý các nguồn tài nguyên sông Mekong, con sông hùng vĩ này không thể nào sống còn”. Abhisit Vejjajiva, Hua Hin MRC Summit 2010
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106726)
T huyên nói nàng ở một mình trong một ngôi nhà nhỏ trên đồi rồi mời tôi lên chơi. Tôi đáp để chiều tôi sẽ lên sau khi nàng cho địa chỉ. Thuyên cười, bảo tôi sẽ đi lạc nếu không được dẫn đường. Nhìn đôi môi nàng con cớn, tôi tự ái đàn ông nói không cần, sẽ tự tìm ra nhà. [...] Ra đến cửa Thuyên quay lại, chỉ vào giỏ xách tay ny lông đen có lòi ra mấy bó rau. - Chiều ông tìm được nhà tôi thì mời ông ăn một bữa cơm tối ... Nhà có cổng gỗ với giàn hoa leo đấy.
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 107430)
T ôi chui vào ô tô. Chiếc xe mới coóng. Nội thất vẫn còn nguyên mùi hăng hắc, ngai ngái. Bóng lộn. Tôi khen chủ tịch phường mà sang trọng thế này thì dân được nhờ. Nói xong, chột dạ, sợ hắn nghĩ mình cạnh khóe, tôi vội ự…hừm, ý tôi là ông chủ tịch phường mà ăn nên làm ra thì dân cũng phất theo, chứ làm cán bộ địa phương thời nay mà nghèo quá, lúi xúi quá, thì cũng không có uy tín với dân. Anh nghèo mà làm lãnh đạo thể nào cũng sinh ra tính xà xẻo. Nếu anh giầu có rồi thì anh không tham nữa. Thế là dân được nhờ…Nói xong, tôi tự thấy cái lý luận của mình là loại lý luận ma cô. Lại chột dạ.[...] Rồi lại im không nói gì. Ngoài trời mưa như trút nước. Càng ngày càng to...
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 98354)
L oan cởi nhẫn cưới đeo vào cho Hoàng. “Anh cố giữ làm bùa hộ mệnh, lúc nào cũng có em bên cạnh”. Hoàng thấy vậy mà thương vợ thêm. Có người vợ biết chăm sóc từng li từng tí. Hoàng rưng rưng nước mắt bước ra khỏi nhà…
30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 104074)
N gày 30 tháng Giêng năm 1948, một tên sát thủ theo chủ nghĩa dân tộc Hindu đã sát hại nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần Ấn Độ là ông Mohandas Karamchand Gandhi. Ông bị bắn ba phát đạn vào ngực và bụng trong khi đang trên đường đến nhà thờ để đọc lời cầu nguyện hàng ngày.
30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 98723)
... C ó điều người ta cần phải ghi nhớ là người Tàu luôn luôn kiêu căng, tự coi nước mình là một nước lớn là duy nhất văn minh, chung quanh họ đều là man di mọi rợ, Việt Nam hay Đại Việt đi chăng nữa cũng chỉ là man, Nam Man, nằm ngoài rìa của Hoa Hạ, của Trung Hoa thời Dân Quốc, của Trung Quốc thời Cộng Sản hiện tại...Những chiến thắng của người Việt trong các thời Lý Trần, đặc biệt là chiến thắng chống quân Mông Cổ trong khi người Tàu thực hiện không nổi là những gì họ không chấp nhận được.