- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Giao Khúc Cỏ Dại

17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 39996)


vuc_sau-ndt-content
 Vực sâu- tranh Nguyễn Đình Thuần

GIAO KHÚC

 

Khi những ngón tay rời khỏi anh tìm lên thân em

Cũng là khi đêm mở mắt soi dấu bàng hoàng

Ta phân thân đôi vực bờ mê sảng

Em vỡ cuồng trầm uất đa mang

 

Đêm qua em đã khóc những gì

Bình minh răng cưa anh thấy mặt trời chẻ ngang lồng ngực

Đôi ta là những vỏ bọc đựng đầy ảo giác

Nỗi yêu thương ức chế sống-còn

Không hề có con đường nào vượt thoát

ngoài những cơn điên

 

Anh hiểu em cần có những giằng co

Và khi say em như chiến binh

sắc máu nụ hôn cưỡng đoạt tình

Em cần xác tín va-chạm-có-thật ?

 

Anh biết em hiếm khi tin ở chính mình

khi em chỉ thở bằng cảm xúc

Cơn điên em đêm qua đã làm anh bùng vỡ

Những ngón tay anh văng giữa trời

giao khúc Thơ em

 

Ôi

Những đốt xương đã rời khỏi anh tìm qua thân em

Đêm gian nan thở tàn ảo ảnh

 

HDP

 


CỎ DẠI

 

(cho Cỏ Dại thân yêu)

 

 

Em đến từ hoang vu

hay từ cánh đồng tuổi thơ ngạt ngào hương cỏ ?

Đêm qua giấc mơ tôi bạt gió

Thấy em lăn vùi trên sóng cỏ vô ưu

 

Xuyên màn đêm tôi đi giữa trời sương

Nghe cỏ thở mà lòng xa ngai ngái

Rượu còn trên tay phố chưa say đã khóc

Sao không thể trở về nơi đã bỏ ra đi ?

Cánh thiên di một ngày đã mỏi

 

Cỏ thở trong mơ

Cỏ thở trong Thơ

Cỏ thở dại khờ

Tôi cứ ngỡ nhịp thở em từ ngàn xưa vọng lại

khi chúng mình vướng tội-tổ-tông

Thở đi

cho vỡ tràn mênh mông

lở bồi thương yêu đồng bóng

 

Em có buồn không

làm sao chúng ta chối bỏ được nguồn cội ?

Tôi không còn muốn bay giữa trời đêm vô tội

để mỗi sớm mai lại ngồi lý giải giấc mơ

trên đôi cánh xơ rã dại khờ

Tôi muốn hóa vần Thơ

đáp hết lên em những hồn nhiên một thuở

Rồi dại dần...

dại dần...

 

Tôi dại dần trong cỏ hoang vu

Cánh đồng tuổi thơ mịt mù gió hú

 

 

HDP

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 5718)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 6546)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *
14 Tháng Tư 202411:02 SA(Xem: 5602)
- “Chiều nay chị nhớ về thăm mẹ, chị vắng năm mười ngày lại nhắc. Hổm rày, cứ mỗi chiều là mẹ ra đứng ngõ sau, dáng như chờ đợi ai!”. Chị em cô Hai tình cờ gặp nhau trên bến sông, lúc cô đang bưng rổ cá từ thuyền lên bờ. Thoáng nghe em trai nhắc nhở về mẹ, tay cô trĩu nặng và lòng nhói lên nỗi niềm sâu kín, lặng nhìn một hồi lâu về bên kia sông, nơi có tuổi thơ cô và với bao người sướng vui buồn khổ đến rồi lại đi như dòng nước lớn ròng của dòng sông quê mẹ. Càng có tuổi người ta có nhiều hồi ức về thời xa xưa, có khi sống với nó hàng giờ như kẻ mộng du.
14 Tháng Tư 20249:53 SA(Xem: 6514)
Tôi vẫn nghĩ vợ chồng sống được với nhau cả một đời thì thương nhau phải biết. Tôi không có được cái may mắn này nhưng tôi thích ngắm những cặp đôi người già bên nhau ở tuổi xế chiều. Tôi trân trọng những đôi vợ chồng thương yêu kề cận suốt cuộc đời. Nhớ lời của bài hát hồi xưa tôi hay nghe: "Nhiều năm trời chẳng thương tình, để em làm kẻ đa tình". Phụ nữ khi ly hôn chồng thi thường có nhiều người khác phái để ý nhưng tôi không hề làm kẻ đa tình yêu đương vớ vẩn đâu nhé, tôi biết chắc rằng tôi là người chung thủy nếu tôi gặp đúng một người thương.
10 Tháng Tư 20248:36 SA(Xem: 6768)
Buổi tối, Ngạc trở về sau bữa tiệc sinh nhật của người bạn. Ngạc nghĩ tới cô gái Mỹ tóc bạch kim, được tụi Ngạc hùn tiền mướn về để "surprise" Eric. Ngạc nhớ đôi mắt Eric bừng lên ngạc nhiên, cùng dáng điệu lính quýnh khi người con gái gì đầu hắn xuống vùng ngực lồ lộ như hỏa diệm sơn. Cặp chân dài của cô xoắn vào người Eric, bốc lửa. Dư âm của tiếng cười nói, của những nhịp pháo tay rập rình theo theo điệu vũ uốn éo của cô gái khỏa thân vẫn còn theo Ngạc trên đường về.
08 Tháng Tư 20248:51 CH(Xem: 7255)
Từ phòng ngủ của Tư-Lệnh bước ra, Y-Sĩ Thiếu-Tá Đàm-Quang-Hiển xúc động, nghẹn ngào : “Thiếu-Tướng… đi rồi!” … Các Sĩ-Quan hiện diện, không cầm được nước mắt, kính cẩn nghiêng mình tiễn biệt chủ tướng. Bác-sĩ Đàm-Quang-Hiển, hiện định cư tại Mỹ, bang Minesota, nguyên là y sĩ trưởng Sư-Đoàn 5 Bộ Binh, kiêm Tiểu-Đoàn-Trưởng Tiểu-Đoàn 5 Quân-Y. Vào trưa ngày 30 tháng 4 năm ấy, ông được gọi lên, với hy vọng cấp cứu Chuẩn-Tướng Tư-Lệnh vừa dùng súng tự sát... Bác sĩ Hiển khám nghiệm, bắt mạch….Nhưng không kịp ! Người đã “đi” rồi! Ôi ! Thực buồn làm sao!
04 Tháng Tư 202410:16 CH(Xem: 6473)
PHÂN ƯU / Vô cùng thương tiếc khi được tin: Nhà thơ, Nhà văn, Nhà báo / VIÊN LINH / tên thật là Nguyễn Nam Tạ thế ngày 28 tháng 3, 2024 tại Annandale, VA, Hoa Kỳ / Hưởng Thọ 86 tuổi
03 Tháng Tư 20248:43 CH(Xem: 6909)
Nhận được tin buồn / Cụ Bà : TRẦN THỊ NGÃI / Pháp danh:QUẢNG NIỆM / Sinh ngày 10 tháng 5 năm 1929 tại Đà Nẵng, Việt Nam / Đã tạ thế ngày 25 tháng 03 năm 2024 / (Nhằm ngày 16 tháng 02 năm Gíap Thìn) / Tại San Jose, California, Hoa Kỳ Hưởng thượng thọ 95 tuổi.
03 Tháng Tư 20247:59 CH(Xem: 5814)
Bà Trần Thị Ngãi, Pháp Danh Quảng Niệm, Sinh ngày 10 tháng 5, năm 1929 tại Đà Nẵng Đã từ trần ngày 25 tháng 3 năm 2024 tại San Jose, California, Hoa Kỳ. Hưởng Thọ 95 tuổi
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 8188)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.