- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Kỷ niệm 70 năm ngày D-Day Nhớ lại chuyến thăm Normandy 5 năm trước

05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 37280)

Tuần rồi, nhân kỷ niệm 70 năm ngày 6 tháng 6 năm 1944 khi quân Đồng Minh đổ bộ chiếm bờ biển Normandy để từ đó tiến vào giải phóng Âu Châu đang bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, hệ thống truyền hình PBS chiếu một loạt phim tài liệu liên hệ, trong số đó tôi có dịp xem hai phim, đó là “D-Day 360” do Windfall Films của Anh Quốc sản xuất dưới quyền đạo diễn của Ian Duncan; và phim “D-Day’s Sunken Secrets” do NOVA thuộc PBS thực hiện.

Cuộc đổ bộ Normandy của quân đồng minh là mặt trận quyết định vì nó giúp mở đường cho quân Đồng Minh từ đất Anh vượt qua eo biển English Channel tiến vào giải phóng Âu châu. Kết thúc hai năm nghiên cứu và phối hợp, vào rạng sáng ngày 6 tháng 6 năm 1944, dưới quyền chỉ huy tối cao của Tướng Hoa Kỳ Dwight Eisenhower, một lực lượng quân Đồng Minh hùng hậu chưa từng có gồm 3,000 chiến đấu cơ thả 23,000 quân xuống phía sau tuyến phòng thủ của quân Đức. Trong khi đó, khoảng 7,000 chiến hạm chở theo gần 160,000 quân và hàng chục ngàn xe tăng và tầu đổ bộ vượt eo biển Anh Quốc đầy mìn và đe doạ bởi ngư lôi của Đức để tiến vào bờ biển Normandy, nơi hàng triệu trái mìn và vô số chướng ngại vật được quân Đức chôn để cản bước tiến của quân Đồng Minh.

Phim “D-Day 360” đặt trọng tâm vào cuộc đổ bộ trên bãi Omaha trong lãnh vực trách nhiệm của quân đội Mỹ, trong khuôn khổ 5 tiếng đồng hồ, tập trung vào đoàn quân đổ bộ đầu tiên, trong đó có một số chiến binh đến từ Bedford, Virginia. Bedford là một thành phố nhỏ với dân số khoảng 3,200 vào đầu thập niên 1940, nhưng chịu một tỉ lệ thương vong cao nhất khi Thế chiến thứ hai kết thúc: trong số 30 thanh niên nhập ngũ, 19 người trở thành tử sĩ. Bedford, do đấy, đã được Quốc hội Hoa Kỳ chọn làm nơi dựng đài Tưởng niệm Quốc gia D-Day. Phim “D-Day 360” xử dụng kỹ thuật LiDAR (Light Detection and Ranging) (*), dựa vào các tài liệu nguyên thủy (raw) để tái tạo cảnh đổ bộ lên bãi Omaha, xen kẽ với lời kể của vài cựu chiến binh còn sống sót, khá linh động và lôi cuốn.

Trong khi đó, phim “D-Day’s Sunken Secrets,” một phối hợp giữa các sử gia quân sự, chuyên viên khảo cổ và thợ lặn chuyên nghiệp, và với sự trợ giúp của tầu lặn nhỏ, các rô bô và dụng cụ thực hiện bản đồ 3D hiện đại đưa người xem xuống lòng eo biển để khám phá, lần đầu tiên, những chiến hạm, xe tăng và nhiều trang bị khác cho cuộc đổ bộ, kể cả một phần của hệ thống bến tầu lưu động, đã bị chìm xuống biển vì trúng đạn hay mìn hoặc ngư lôi từ một hệ thống phòng thủ kiên cố của Đức đặt dọc theo bờ biển Normandy với chiều dài 50 miles.(**)


 td_1

Trái và giữa, lính Mỹ chờ đổ bộ và lính Đức ghìm súng chờ đòan quân đổ bộ (hình tạo bởi máy vi tính, trích phim “D-Day 360,” Windfall Films). Phải, hình trích phim “D-Day’s Sunken Secrets” (Ảnh NOVA)

 

td_2

Bản đồ cuộc đổ bộ D-Day của quân Đồng Minh tại bờ biển Normandy. (Nguồn: Time Magazine)

 

Cuộc đổ bộ, mệnh danh là Chiến dịch Overlord, dưới làn mưa đạn dầy đặc của Đức Quốc Xã, cuối cùng, đã hoàn tất vào ngày 11 tháng 6, với cả năm bãi đổ bộ (Utah và Omaha, trách nhiệm của Mỹ; Gold, Juno và Sword của Anh và Canada) dọc theo bờ biển hoàn toàn nằm trong tay quân Đồng Minh. Tổn thất không nhỏ: số bị thương, mất tích hay bị bắt làm tù binh bên Hoa Kỳ là 6,603, với 1,465 xác định là chết; Anh Quốc, 2,700; Canada, 1,074 (359 chết). Bên phía Đức ước tính từ 4,000 đến 9,000. Chưa kể những chiến hạm bị bắn hay trúng mìn hoặc ngư lôi bị chìm, mang theo nhiều chiến binh, hàng chục xe nhà binh, xe tăng và quân dụng xuống lòng đại dương. Song cũng nhờ chiến công Normandy mở đường này mà sau đó trên 320,000 quân Đồng Minh và 100,000 tấn quân dụng đã tiến được vào Âu châu. Paris được giải phóng vào ngày 25 tháng 8, 1944. Năm sau, vào ngày 8 tháng 5, Đức Quốc Xã đầu hàng, kết thúc cơn ác mộng kéo dài sáu năm của nhân loại.

Xem các phim trên tôi không khỏi không nhớ tới chuyến viếng thăm Normandy vào dịp nơi đây kỷ niệm 65 năm ngày quân Đồng Minh đổ bộ, do vợ chồng chị bạn cùng học ở trường trung học Gia Long xưa ở Saigon, Cẩm Hồng và André, bỏ ra một ngày đưa đi. Mới đây mà đã năm năm -- thời gian với tôi lúc này hình như qua thật mau.

Tôi còn nhớ mình đã bồi hồi xúc động trước những hình ảnh và di tích của chiến dịch đổ bộ Normandy và lòng tri ân của người địa phương đối với quân Đồng Minh nói chung và Hoa Kỳ nói riêng vì đã giúp cứu vãn một nền văn minh bị đe dọa bởi đạo quân Đức Quốc Xã cuồng tín. Tôi nghĩ tới lời reo mừng của một công dân Pháp tên André Mace vào một ngày tháng 6 năm 1944 sau khi tiếng súng tạm yên suốt vùng Normandy mà tôi đã đọc được trên tường trong Viện Bảo tàng Nghĩa trang Từ sĩ Hoa Kỳ, "Lính Mỹ là những người duy nhất trên đường phố, không thấy bóng dáng lính Đức đâu nữa. Thật là một niềm vui không bút nào tả hết được.” (“The Americans are the only ones in the streets of the town, there are no more Germans. It is an indescribable joy.") Nghĩ lại tôi vẫn còn thấy xúc động. Câu nói tưởng như là cliché, nhưng vẫn đúng: Tự do không phải miễn phí – Freedom is not free.

Chúng tôi viếng thăm một số di tích dọc theo bờ biển Normandy, kết thúc với việc viếng Nghĩa trang Tử sĩ Hoa Kỳ, nơi an nghỉ của trên 9,000 tử sĩ Mỹ, trên một mỏm đất ngó xuống bãi đổ bộ Omaha; và Nghĩa trang La Cambe nằm trên Route Nationale cũng trong vùng Normandy, nơi chôn cất trên 20,000 tử thi lính Đức được gom góp từ các nơi về.

Bên dưới là một số hình ảnh về buổi viếng thăm Normandy của tôi vào năm 2009 nhân kỷ niệm 65 năm ngày đổ bộ D-Day. Tôi đóan năm nay Normandy chắc chắn sẽ rầm rộ tổ chức mừng D-Day, có lẽ còn tưng bừng hơn vì là kỷ niệm 70 năm – 70 năm đã qua mà Âu Châu vẫn được hưởng hoà bình, đó phải kể là một thành tích đáng kể cho cái lục địa nhỏ nhưng nhiều dị biệt, lắm biên giới này.

 

 td_3

Trái, một tỉnh nhỏ nằm trên đường dẫn tới bờ biển Normandy có giăng ngang phố những giây có gắn cờ của các quốc gia trong Quân đội Đồng minh để chào mừng ngày D-Day. Giữa, một tấm bảng chào mừng Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama, người đã tới vùng này dự lễ kỷ niệm 65 năm ngày D-Day. Giòng chữ “Yes, We Ca(e)n” là một lối chơi chữ của người địa phương thuộc thành phố Caen, một thành phố nằm ở cửa ngõ dẫn vào vùng Normandy, nói lên lòng ngưỡng mộ của họ đối với vị tổng thống Mỹ trẻ tuổi và có tinh thần tích cực. Phải, một số thanh niên phục sức đồ trận và lái xe Jeep của quân đội Mỹ để mừng D-Day. Tôi thấy cả một số phụ nữ trang phục như thập niên 1940 lượn quanh phố nói cười hồn nhiên giữa tiếng nhạc rock ‘n roll rất Mỹ phát ra từ một máy hát, nhưng không có dịp chụp hình họ. (Ảnh Trùng Dương, 6/2009)

 td_4

Trái, một tiệm ăn trưng bảng “Thank you! 1944”, giữa, và một trong vài hình ảnh của ngày dân chúng Normandy đón mừng đòan quân Đồng Minh vào giải phóng họ, phải, chụp lại từ các hình dán ở của kính của tiệm ăn. (Ảnh Trùng Dương, 6/2009)

 td_5

Trái, một tiệm bán đồ lưu niệm tại Arromanches-les-Bains bên bờ biển Normandy. Phải, Musée du Débarquement, Arromanches-les-Bains, Pháp. (Ảnh Trùng Dương, 6/2009)

 td_6

Trái, tấm bảng đặt tại lối vào khu đài tưởng niệm Pointe Du Hoc, mỏm đất cao khoảng 100 feet, tức trên 30 mét, nhô ra biển giữa hai bãi Utah bên trái và Omaha bên phải nằm trong trách nhiệm của quân Mỹ. Nơi đây, vào ngày 6 tháng 6, 1944 một đơn vị lực lượng đặc biệt Rangers gồm 225 người có phần vụ chiếm đóng để triệt hạ các ổ súng cối 155 ly của Đức đặt nơi đây để uy hiếp cả hai bãi độ bộ Utah ở phiá tây và Omaha ở phía đông. Phải mất hai ngày và 135 nhân mạng, quân Mỹ mới chiếm được mỏm đất này, giúp cho quân đổ bộ sau đó khỏi bị chết thêm. Năm 1984, một đài tưởng niệm được đặt ngay tại mỏm đất này, do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan khánh thành. Hình bên phải, trích từ Web site http://usnormandy.com/rangers-heroes/the-boys-of-pointe-du-hoc, chụp từ phía biển vào, cho thấy một phần của bãi Omaha nơi đơn vị Rangers đổ bộ, rồi, dưới làn mưa đạn dầy đặc của quân Đức, những người sống sót dùng thang giây leo lên bờ. Giữa, vợ chồng chị bạn Cẩm Hồng và André chụp hình lưu niệm bên di tích của hầm chứa súng 155 ly kiên cố của Đức tại Pointe du Hoc. (Ảnh Trùng Dương, 6/2009)

 td_7

Trái, Cẩm Hồng và tôi tại Nghĩa trang Tử sĩ Hoa Kỳ. Giữa, quang cảnh Nghĩa trang Tử sĩ Đức. Phải, nhân kỷ niệm ngày D-Day, nhiều đoàn thể và cá nhân tới đặt vòng hoa tưởng niệm tử sĩ Đức, kể cả nhiều du khách Mỹ, không phân biệt bạn hay thù. (Ảnh Trùng Dương, 6/2009)

 

Chú thích:

(*) Introduction to LiDAR Technology, https://www.youtube.com/watch?v=HfV7jJgrw4Q

(**) Xem phim tài liệu “D-Day 360” tại http://video.pbs.org/video/2365248234/; và phim “D-Day’s Sunken Secrets” tại http://video.pbs.org/video/2365255157/

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 116995)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91661)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89144)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105706)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89009)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101566)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96591)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89422)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118985)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105286)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.