- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CUNG TÍCH BIỀN VÀ XỨ ĐỘNG VẬT MÀU HUYẾT DỤ

31 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 44889)


cungtichbien-lethanhthu-content

 Cung Tích Biền -ký họa Lê Thánh Thư (SG 12-2010)


Trong một lần trao đổi, bạn tôi hỏi đã đọc “Animal Farm” của George Orwell chưa? Tựa đề tập truyện ngay tức khắc làm tôi liên tưởng đến nhà văn Cung Tích Biền với những câu chuyện huyền ảo về Xứ động vật của ông.

Với Cung Tích Biền “
Văn chương có thể huyền ảo, nhưng trách nhiệm của Nhà văn không thể là một hư ảo” và ông đã sống như vậy.


Cung Tích Biền là nhà văn Miền Nam độc lập, ông thú nhận, sau năm 1975 “Tôi tự cô lập bằng cách sống ẩn mình,…đoạn tuyệt với những mối quan hệ không cần thiết, trong hòa đồng xã hội…giữ vị thế cô đơn để trọn vẹn cuộc Hành nghiệp”. Sau thời hậu chiến, ông lặng lẽ chiêm nghiệm, miệt mài sáng tác và hơn 30 năm sau, tự mình xuất bản chỉ để lưu lại cho đời Bộ Tổng Tập Văn chương gồm trên 10 quyển, non 7.000 trang sách.



Tôi gặp ông cũng thật bất ngờ, buổi chiều hôm ấy thật đông bạn bè.
Đặng Hiền về thăm, có Lê Thánh Thư, Thận Nhiên, Lý Đợi, Inrasara, Đami… Đặng Hiền phone mời ông đến, tôi không thể nghĩ người đàn ông tóc bạc phơ, với khuôn mặt tươi trẻ, nụ cười rạng rỡ toát lên vẻ yêu đời, bên cạnh một cô gái cháy bỏng lại là ông. Một nhà văn ít xuất hiện trước đám đông, giọng văn cay độc, với cách nhìn đời lão luyện quá thâm sâu, tôi nghĩ phải là một nhà hiền triết, không thể là một “Lão ngoan đồng” như vậy. Nhưng tôi đã sai. Đúng là VănNgười hoàn toàn tách biệt. Sau này, Trần Vũ kể ông thích khiêu vũ và nhảy rất điệu nghệ. Có lần Vũ và ông đi hộp đêm, Cung Tích Biền thuê cave quay valse và tango điêu luyện.

 

Sau vài ly rượu, Lê Thánh Thư cao hứng ký họa ngay trên bàn rượu hình ảnh của Cung Tích Biền, Thận Nhiên và tôi…Đặng Hiền đòi giữ bản quyền cho HL khi có bài in. Không biết bây giờ có còn không? Nhìn là vậy, nhưng ông chỉ mỉm cười ngồi nghe mấy kẻ hậu sinh tranh nhau luận bàn, tôi ngồi im nhìn ông. Và tò mò nhìn cô gái cùng đi rất điệu nghệ chăm sóc ông chu đáo. Ông nói sẽ gửi cho tôi các tập sách đang in và đã giữ lời hứa. Một năm sau, tôi nhận được 5 tập sách ông gửi. Tập hợp hầu hết những trước tác của đời ông. Sách in đẹp, với lời đề từ trang trọng. Ông tự in ấn, với phần ghi chú rỏ ràng, khẳng định quyền xuất bản của nhà văn không cần ai kiểm duyệt. “NXB Một mình. Có mục đích bảo lưu tác phẩm và tác quyền của tác giả. Việc phổ biến có giới hạn, không lệ thuộc vào bất cứ điều luật nào hạn chế việc Tự do phổ biến Tác phẩm”.

Lời đề từ đặc biệt “ngạo đời” như tính cách của ông.


Trong một lần phỏng vấn, nhà văn Cung Tích Biền đã nói:

Tác phẩm, mới là cái Có-Mặt. Mới là thường -trực- trả- lời. Một thường- trực- trả- lời, trong hoàn cảnh Việt Nam hôm nay, phải là
một trung- thực- chịu- nạn
”.


Trước năm 1975, tôi chỉ là một cô bé, truyện của ông quá tầm tay với, tôi chỉ mới đọc những truyện dành cho thiếu nhi của Duyên Anh, Nhật Tiến, nhiều lắm là Văn chương Tự lực Văn đoàn, còn văn chương của ông với tôi là một xa lạ…Sau năm 1975, càng xa vời vì tôi chưa từng nghe nhắc trong trường học, hay được bày bán ở các hiệu sách. Văn chương Miền Nam tuyệt nhiên vắng bóng. Tủ sách bé con của tôi không có chổ cho ông. Lần đầu tiên tôi đọc ông là truyện Bạch Hóa
đăng trên Hợp lưu năm 2005, nó bày ra thảm cảnh kinh hoàng của chiến sự Việt Nam trong lòng đất nước, giọng văn ráo hoảnh, khô khốc, lạnh băng.


Tôi thực sự lạc vào mê cung khi đọc những truyện ngắn của ông khi nhận được sách ông gửi tặng.

Lâu lắm rồi, mới có những câu truyện hút hồn tôi bắt tôi đọc không ngơi nghỉ hằng đêm như vậy. Với ngôn từ ma lực, không gian hư ảo tôi lang thang đi từ Dị Mộng, Qua Sông, Thằng bắt quỷ, Ngoại ô Dĩ an và linh hồn tôi, Đêm hoang tưởng, Thừa Dư, Mùi của gió mùa, Một phần khí hậu, Xứ động vật mưa hồng, Xứ động vật vào ngôi, Xứ động vật màu huyết dụ…tôi rợn mình khi lạc vào thế giới đầy ma quái, huyễn ảo trong khu vườn âm u, sương khói của ông.


Ngọn lửa hồng cha con Trần Liêu đốt trong đêm đen kỳ bí, hiểm nguy rình rập để đi tìm vùng đất mới trong “Qua sông” :

 “Ngọn lửa kia đã tàn trong thiên thu. Con cháu Người-Đốt-Lửa hãy còn. Lửa ấy không chỉ là một thứ ánh sáng vô cảm, trong một xã hội máy móc, lạnh lùng. Lửa ấy cũng không siêu nhiên xa lạ, cũng không nằm chết trong ý nghĩ hạn hẹp hiện thực của lửa. Nó có thể đã biến thành một dạng ánh sáng khác: đậm đà như ca dao, rực rỡ như lời ca hạnh phúc, hay ngậm ngùi như tiếng hát gọi nát lòng của những thân phận hẩm hiu của Mẹ, của Giao Châu.

Ngọn lửa thiên thu kia đã có một linh hồn và một tác động vĩnh cửu.
Chúng ta ghi nhớ lại, cũng có nghĩa là sẽ đốt lên.

Và, chúng ta chẳng hề quên câu nói tiềm vọng của Liêu: “Chúng ta sẽ bắt đầu làm lại tất cả. Dẫu rằng trong bóng tối mịt mùng, nhưng trên quê nhà, hôm nay chúng ta đốt một ngọn lửa hồng”.

Liệu ngọn lửa hồng mà cha con Trần Liêu ngày xưa đốt lên hôm nay đã đẩy lùi được bóng tối?

Truyện của ông thường là những Bóng, Xác, Máu, Xương…những huyễn ảo kỳ bí đưa người vào những mê cung sâu thẳm.

Hãy xem cuộc đối thoại giữa nhà văn với nhân vật “Cô mơ bay”:

“Mơ Bay nói. Mơ Bay tâm sự. Tiếng cô nói hình như không đi từ miệng cô tới lỗ tai người nghe trước mặt. Nó lang thang, vòng vo. Như ai nói ở xa kia trong trà trộn đủ thứ tạp âm đời, quanh đây.

Tâm sự của cô, như âm vang đi tới từ cái ghế đá, hốc cây, từ viên gạch lót đường. Như đất đai đau, đành cất tiếng. Đôi mắt Mơ Bay là khá hoang mị. Chừng như cả tinh lực kia đang chìm trong cái ý tưởng rất hư hoang mà cô diễn bày:

Em là thiên thần sờ nắm được giấc mơ. Phải dựng mộng dậy. Gắn xương cốt cho mộng. Mỗi cơn mộng phải là một Có Thực. Như cây trên đồi. Như vật thể hiện ra quanh đây. Mộng phải thấm được nước. Bốc cháy khi gặp lửa. Ta nói thì mộng phải biết nghe. Ta thổ lộ niềm mong ước, mộng phải OK. Anh ạ, ‘Nó,’ cái vô hình hiện ra đó. Giấc mơ, ‘Nó’ đang bước tới. ‘Nó’ chào và bắt tay em.”

Tôi nói:

“Bắt tay được với một Cái-Trống-Rỗng, thì phải đáng rùng mình.”

Mơ cười:

Chính giấc mơ nó sử dụng em. Cũng như anh, anh nhà văn ạ, anh bị huyền hư sử dụng. Rồi anh sẽ vẽ lại giấc mơ của em qua những giọt màu có thật.”

Một ngày cận Tết, những mầm hoa đang ủ hương trong búp. Chờ vỡ òa trong nắng đầu xuân. Mơ Bay nói: “Khi những nụ mai tàn, em bay.”


Sao là tàn một mùa nở rộ, em mới bay?

***

Có một người đàn ông bước chậm rãi lên thang lầu. Bước vào phòng ngủ. Đã quen cái cách của Mơ Bay, ông không bật đèn. Qua ánh sáng đèn đường rọi vào ông thấy một sự bày biện khá lạ lùng. Mền gối chăn mùng giày dép, áo quần đồ trang điểm của Mơ Bay được thu gom vào cái bao tải bự. Ngoài, có hàng chữ: “Đồ ve chai.”

Có một là thư dằn trên mặt bàn:

“Anh ạ, em Ra-Khỏi rồi. Hồn ra khỏi. Xác em là ve chai trong bao tải.
“ Hồi đầu em trèo lên ngọn cây sọ khỉ, nhưng cành lá nhiều quá không cất cánh được. Em lên nóc một cao ốc, nhìn thành phố bên dưới như một bãi tha ma trắng, những nhà cao tầng là những ngôi mộ lớn, em lại thôi, cất cách nơi này chẳng thơ mộng chút nào.

“Em lên cao nguyên. Bên vực thẳm giữa hai hẻm núi, em bay. Anh yên chí, em không hề rơi xuống vực sâu. Chính đôi mắt ta nhìn hẻm núi thăm thẳm bên dưới. Sợ hãi kia, thay vì đầu hàng rơi xuống, sẽ giúp em mạnh mẽ bay lên cao.

“Anh sẽ thấy trong trời mùa Xuân này một con chim lạ. Em đấy. Khi một con chim biến ra một con người là số phận không may. Con người biến được thành con chim mới là hạnh phúc, là ân sủng của Tự do.

Hôn anh.

Em của anh

Mơ Bay”

III

Giấc mơ bị bể sọ não.

Một cái vô hình bị thương tích.

Một cái vô hình đang được chỉnh sửa.

Rất mong manh hồi sinh.”

Truyện của Cung Tích Biền là vậy, rất kén người đọc, nhiều khi sẽ rất khó hiểu và không hợp “gout” với loại bạn đọc chỉ muốn tìm những truyện tình lãng mạn để tiêu khiển thời gian.

Truyện của ông luôn làm người đọc hoang mang, dằn vặt, thao thức và sốt. Hiểu về truyện của ông ư, nói thật đến bây giờ tôi cũng mơ hồ. Tôi đi lạc vào ma trận của ông mà chưa tìm được lối ra.

 
Thứ lỗi cho tôi, tôi vẫn còn nợ ông bài viết.

Cung Tích Biền là tác giả Miền Nam tôi chưa với tới. Hãy cho tôi thêm thời gian.

 

BAN MAI

5.2014
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 40912)
mặt trời trên da lửa đốt âm hồn cánh tay trần. phế tích. những nụ hôn đã hoang dại theo chiều tóc trắng có khi nao bồn chồn hơi thở ngắn
23 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 39310)
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Lê Miên Ca là bút hiệu của Lê Công Chính sinh năm 1989 tại Bảo Lộc- Lâm Đồng. Lê Miên Ca tốt nghiệp Âm nhạc Dân tộc Nhạc Viện Tp HCM. Hiện sống và làm việc tại Đà Lạt. Quan niệm về thơ: “Tôi cảm nhận mọi thứ xung quanh mình trong trẻo. Nở vô vàn những bông hồng thơm tinh khôi. Qua những lo âu sợ hãi vặt vụn cuộc sống. Vẫn thế, vẫn mọc mầm xuân nụ cười tươi mở. Không còn những âu toan, không còn những rũ rượi tức tưởi vô nghĩa. Gương mặt cuộc sống thành thơ, thơ vi diệu tầng tầng nơi cõi sống tôi”(lmc). Chúng tôi trân trọng giới thiệu những thi phẩm của Lê Miên Ca cùng văn hữu và bạn đọc Hợp Lưu. 
23 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 37470)
tiêu lòn dục vọng hanh hao đêm qua nằm ụ dưới hào manh tâm thưa em nguyệt chiếu bữa rằm cồn lên ngực sóng bãi nằm phơi ngao
18 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 39879)
Mấy dòng viết vội và muộn màng này chỉ là những hồi tưởng đứt đoạn để gửi tới một người bạn là Nguyễn-Xuân Hoàng...Nguyễn- Xuân Hoàng lại được biết tới nhiều hơn như một nhà văn một nhà báo tên tuổi từ những năm 1970.Hoàng là tổng thư ký tạp chí Văn Sài Gòn từ 1972, tiếp nối Trần Phong Giao, cùng với những tác phẩm đã xuất bản gồm tuyển tập truyện ngắn: Mù Sương, Sinh Nhật; tuỳ bút: Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu; tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ; và hai truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo…
17 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 45865)
t huở ấy tự đỉnh chiều áp thấp mỏm vực mưa ai đó gieo mình một màu sắc nhọn như đinh trổ vào lênh loang nhớ
14 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 42754)
K hác với quân đội của các đế quốc, quân đội Việt Nam đã luôn phải xây dựng sức mạnh trên chính lòng ái quốc của dân tộc mình. Ngay cả khi Đại Nam đạt đến sức mạnh của một đế quốc Đông Dương, quân đội Đại Nam chưa biết vận dụng sức lực của các sắc tộc Chàm, Ai Lao hay Thủy Chân Lạp. Sức mạnh của quân đội Việt Nam là sức mạnh của sự đoàn kết, chết để giữ đất và chết để mở đất, của sắc tộc Kinh. Mạc Cửu ở Hà Tiên là một biệt lệ.
12 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 40129)
C hập chùng đồi núi mây vô ngại Thênh thang trang giấy nốt nhạc trầm Bùn sen ngan ngan trăng đại hải Cánh cửa xuân thì đương mưa râm.
11 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 43770)
T ôi luôn nhớ cái cách Peter áp sát vào người tôi, rối rít, cuồng si, dịu dàng, hung bạo và cho tôi một cảm giác kích thích chưa từng có. Cái cảm giác đó vượt qua tất cả, nó như mách bảo rằng hãy yêu, hãy đánh đổi hết, cả công việc, cuộc đời, tương lai, giá trị đạo đức cũ rích của loài người, để ôm trọn vẹn Peter vạm vỡ trong tay, để cảm thấy Peter trong người mình, cảm thấy sự sẻ chia ngọt ngào, đau đớn, điên cuồng, lạ lùng của một tình yêu vượt thoát trên mọi lý lẽ…
08 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 42126)
t rời đương nắng xin đừng ra bửa củi sợ mưa về kéo rụp cả chân mây trời hết nắng. thôi đừng ra sân nữa để ôn nhu còn đậm nét chơn mày
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 42497)
T uần rồi, nhân kỷ niệm 70 năm ngày 6 tháng 6 năm 1944 khi quân Đồng Minh đổ bộ chiếm bờ biển Normandy để từ đó tiến vào giải phóng Âu Châu đang bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, hệ thống truyền hình PBS chiếu một loạt phim tài liệu liên hệ, trong số đó tôi có dịp xem hai phim, đó là “D-Day 360” do Windfall Films của Anh Quốc sản xuất dưới quyền đạo diễn của Ian Duncan; và phim “D-Day’s Sunken Secrets” do NOVA thuộc PBS thực hiện.