- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Du Nguyên Và Bóc Trần Tháng Ba

28 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 35988)

cam_4_-_fridaycafe-content

 Bóc trần - ảnh fridaycafe


sự bóc trần và tóc bay

 

tôi bóc trần người bạn của tôi

bằng những câu chuyện tưởng tượng

điều gì đó xáo trộn

điều gì như là tưởng tượng

 

họ nói về tôi

như một kẻ lang thang trong thế kỷ

tuổi hai mươi trên đường

tóc bay và gió thổi

chỉ có nỗi buồn nằm nguyên

 

tôi bóc trần chính mình

như cởi từng lớp áo, lớp da, lớp lòng ruột

để mơ về những điều tinh khiết nhất

tự do nhất

 

quay về đi, tuổi hai mươi ngủ ngoan trong giấc mơ đóng hộp

quay về đi, gia đình, bạn bè, cơ quan, đồng nghiệp

quay về đi, nắng rất nồng và mưa rất say

vì sao ta bỏ đi?

 

vẫn có ai đang nói về tôi

bằng sự tưởng tượng đóng hộp của họ

ngột ngạt quá

giấc mơ của người khác cũng khiến mình ngột ngạt

 

đám đông hát ca ồn ào

về những sở thích hợp thời, hàng hiệu cao cấp

về giấc son phấn

tôi thấy mình như một mảng bê tông đông cứng

tôi thấy mình mất tích trái tim

tôi bóc trần những lớp sơn

qua nhiều thế kỷ của thành phố này

rồi ra đi

mang theo những điều buồn nhất

 

họ đã vẽ nên bức chân dung về tôi

đứa buồn cười nhất của cuộc đời

mà người mẫu không hề có mặt

trong thế kỷ của họ.

 

du nguyên

1/2014

 

nangthang3-photofridaycafe-content

 Nắng tháng ba - Ảnh Fridaycafe



Niệm

 

Nơi con đường mùa mưa cây cơm nguội rắc vàng xuống phố

Tháng Ba hoe xanh sũng mắt cào cào

Sầu đông tím chở quạnh buồn lang thang trên dốc gió

Rưng rức heo may.

 

Nơi cơn giông màu đỏ tháng Ba chưa tắt

Anh đi ngược phía em

Cầm chiếc ô ố màu mận chín

Tìm cỏ cô niệm.

 

Nơi con đường xập xòe loài sẻ nâu líu ríu

Ta đi tìm nhau dưới gốc thược dược già

Đã mấy mùa rồi cúc chẳng bung tiếng hát

Trong veo xưa.

 

Có một ngày sau những tháng năm cạn khô như xác mướp

Em quên mất khuôn mặt anh 

khi chạm vào ánh mắt người đàn ông xa lạ

Em thôi nhắc về ngày cũ

Mùa gió chiều run rút hoang liêu.

 

Chúng ta đã không tìm thấy nhau dưới gốc thược dược già

Tháng Ba vẫn thế

Xanh xưa trong ánh mắt veo tròn.

 

Du Nguyên

3/2011

 

 

lemoc-_photo_haithanh-content

 Lễ Mộc- ảnh Hải Thanh


phải không?

 

 

tháng Ba già đi

những ngày đầy nước

đỏ ối màu gạo

quyện vào dòng sông

ư ử bốc mùi

toàn rác là rác.

 

ở đó, chẳng còn em ngô nghê cười khành khạch

đỏ giòn ngày sinh

chỉ còn bóng là bóng

nước là nước

mắt em giống dòng sông

ư ử bốc mùi

 

có ai không

đi cùng một đoạn đường trơn trượt

em già đi thấy mệt

 

tháng Ba này

chỉ là những ngày mưa giăng giăng trắng mắt

lắt nha lắt nhắt

và tuổi thơ đang ư ử bốc mùi.

 

có phải những dòng sông cứ thế qua đời (*)

không Trịnh?

 

du nguyên

 (*) Ý trong bài hát “Có một dòng sông đã qua đời” (Trịnh Công Sơn)

 

 

cam_2_-_fridaycafe-content

  Búp bê tình yêu - ảnh fridaycafe


làm thế quái nào mà

 

 

chẳng có người nào chơi

cho hết buồn

tháng Ba chết rồi

đám bọt xà phòng đau dạ dày rồi tắt hơi

tối qua.

 

tôi thèm ú ớ

như bầy sằn sặt sắp chết khô

trong giấc mơ nhỏ xíu hoa cà

toàn nắng quái quái.

 

làm thế nào lại quên mất đường về cơn vui

khi bông hoa vẫn thắm

cỏ vẫn xanh

trời màu mây ngũ sắc?

 

tháng Ba

ngồi co co rét rét trên chiêc ghế mây cũ kĩ

nói chuyện cùng nỗi buồn cũ kĩ

và một cơn mưa hai màu nhợt nhạt

trong nhật ký.

 

chẳng có ai để chơi

chân tay thừa thãi

nỗi buồn cũng chỉ là cục thịt

đang bốc mùi.

 

làm thế quái nào mà

đời vẫn cô đơn ngon lành?

 

du nguyên

(Tháng 3-2014)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100664)
“ B ây giờ tôi mới hiểu: thì ra con người đối với Hồ Chí Minh chẳng là cái gì. Ông mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới, sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. Con rồng, ai cũng biết, là biểu tượng của nhà vua. Ông mơ cưỡi nó thì ông đâu phải là một người trong chúng ta.[...] Con người là vốn quý nhất , tôi từng nghe ông nói với mọi người trong lần gặp anh hùng La Văn Cầu ở Thác Dẫng, mùa thu năm 1950. Stalin cũng nói thế. Mao Trạch-đông cũng nói thế.Mà đúng: con người chỉ là vốn thôi, để kinh doanh cái gì đó. Khi là vốn, nó thôi là Người ,” (Vũ Thư Hiên)
27 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 130065)
C ó bữa niềm vui chui qua cái trôn kim Gõ cửa và nói Đã đến giờ thay ca! Nhưng tôi từ chối Tôi yêu nỗi buồn của mình Nó nhen lên ngọn lửa Từ tâm từ tâm...
25 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 126857)
l ời đã chết từ khi vượt cạn đi tìm nhau mới biết con đường gần mà lại vòng vèo như ruột non ruột già nên câu thơ có hình đa giác
23 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 126555)
C huyến xe Kinh kỳ đi xuống phía anh phố nguyên từng nắm người nguyên từng gói cười nguyên từng lố khóc nguyên từng chén ô hô...
22 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 103452)
N hà văn Lữ Thị Mai kết duyên cùng .. .
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100126)
Q ua những bài dạy sử địa từ cấp đồng ấu tiểu học của thế kỷ XX-XXI, sách giáo khoa chữ Việt mới (dựa trên chữ cái Latin, tiêu biểu là cuốn bài giảng sử ký và địa dư dùng cho các lớp Dự bị và Sơ đẳng bậc tiểu học của Trần Trọng Kim và Đỗ Đình Phúc xuất bản lần đầu năm 1927) lịch sử Việt Nam khởi từ nhà Hồng Bàng (2879-258 Trước Tây Lịch [TTL] kỷ nguyên), với mười tám [18] vua Hùng hay Hùng vương [Xiong wang].
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 94653)
V ới thời gian, làm sao hàn gắn được lòng tin cậy đang bị sứt mẻ, để tiến tới được một Tinh Thần Sông Mekong như một mẫu số chung, nối kết các quốc gia trong vùng. Điều ấy cũng đòi hỏi giới lãnh đạo có tầm nhìn xa, biết hướng tới sự thịnh vượng cho toàn vùng thay vì chỉ thấy mối lợi cục bộ trước mắt nhưng với cái giá lâu dài phải trả của chính mình và của các nước lân bang.
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100304)
K hi tầu đi ngang qua tượng Đức Trần Hưng Đạo, tôi thấy ngài vẫn đứng uy nghiêm, tay cầm kiếm chỉ xuống dòng sông. Tôi chợt nhớ đến lời nguyền của ngài “Nếu không thắng giặc Nguyên, ta sẽ không trở về con sông này nữa”. Bất giác, tôi tự nói thầm nếu không tìm được Tự Do, chắc mình cũng không thể trở lại được con sông này.
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 102957)
“Xin đừng gọi tôi là nhiếp ảnh gia chiến trường, tôi chỉ là một nhiếp ảnh gia mà thôi." Đó là lời của Don McCullin, một nhiếp ảnh gia người Anh được coi là cây đại thụ trong làng nhiếp ảnh Anh quốc, với hơn 50 kinh nghiệm chụp ảnh các cuộc chiến từ Berlin, Việt Nam, Campuchia, đến Bangladesh và Trung Đông.
11 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 91876)
T rong văn học sử Hoa Kỳ có hai hiện tượng nổi bật với nhiều điểm giống nhau, đó là nữ văn sĩ Margaret Michell với cuốn Gone With The Wind (1936) và nữ văn sĩ Harper Lee với cuốn To Kill A Mockingbird (1960). Cà hai cuốn tiểu thuyết cùng có bối cảnh là miền Nam Hoa Kỳ, cùng khai thác đề tài xung đột chủng tộc (da trắng và da đen), cùng bán được mỗi cuốn trên 30 triệu ấn bản (tính tới năm 2008). Cả hai tác phẩm lại cùng được giải Pulitzer danh giá, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, và dựng thành phim rất thành công, chiếm được nhiều giải Oscar.