- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KHÁNH TRINH VÀ NĂM BÀI THƠ KHÁC

20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 37105)

a_khanh_trinh-hoian-content

 Khánh Trinh- Phố cổ Hội An


KHÁNH TRINH

EM CÓ VỀ KHÔNG?

 

Em có về xứ Quảng với anh không?

Về để nghe Thu Bồn rì rầm khúc tự tình khuya khoắt

Về bên anh, bên núi rừng xanh ngắt

Ướm yêu thương bên phố Hội mùa xuân

 

Em có về cho xứ Quảng bớt nhớ mong

Đá cheo leo dừng nên Hòn Kẽm

Chén rượu nồng anh say quên ủ ấm

Bàn tay em chăm giấc yên bình

 

Em có về cho cơn bão bớt cuồng phong

Cây lúa đương xuân vươn mình căng tròn hạt

Vần thơ anh thôi đi lạc nhịp

Nhớ em, đất cũng khát yêu thương.

 

Em có về xứ Quảng với anh không?

Sao câu thơ em mang tâm tình xa xứ

Hay đất không giữ nỗi, người không níu nỗi

Nên em đi chẳng hẹn quay về.

 

Em muốn về xứ Quảng yêu thương

Về với anh, về nghe Thu Bồn da diết

Nếm trái cây Đại Bình, ăn bó rau Trà Quế

Cho ấm lòng kẻ ly quê

 

Nhưng, em chưa về xứ Quảng được anh ơi

Lại nợ nần, lại là người có tội

Anh giữ giùm em tiếng mô tê rớt vội

Câu ca tuồng em quên lỡ khúc ngâm

 

Em chưa về xứ Quảng được nghen anh

Hôn giùm em chút tình quê tha thiết

Sài Gòn – Quảng Nam có bao giờ cách biệt

Mà nặng lòng em làm kẻ ly quê.

 

Chén rượu Hồng Đào em chưa kịp nếm môi

Câu Kiều ba ngâm em đà bỏ lỡ

Em chưa về để người phải nhớ

Mùa xuân về, lại hỏi: Em có về không?

 

Khánh Trinh Sài Gòn, 10h24 14/ 07/ 2013

 

 

GỬI MÁ - NGƯỜI ĐÀN BÀ LAM LŨ NHẤT ĐỜI CON

 

Gửi má – người đàn bà lam lũ nhất đời con,

Tự bao giờ con yêu thiết tha tấm áo rách bương vì chẳng sắm nỗi một cây kim

Đôi mắt giấu đằng sau hốc mắt vàng mật mà ánh nhìn đốt chảy cả sự kiên định của đàn ông

Có phải con đã thừa hưởng vẻ đẹp này từ má không?

Con luôn tự hào về điều đó

 

Tự bao giờ hạnh phúc với con là mua được món đồ má thích, thức uống má thèm hay giản đơn là tiếng cười giòn tan khi trong lòng má có niềm vui nho nhỏ

Đâu phải vì gia đình mình nghèo nên niềm vui của con cũng gói gọn

Thức giấc nữa đêm, ngã giá trăm lần, con vẫn thương chỉ ngần ấy, ngần ấy thôi

 

Tự bao giờ, chỉ mình con biết, má ơi

Là khi con được sinh ra là con của má

Được vuốt ve tờ tiền nhàu nát đổi bằng những giọt máu chảy ra từ khóe mắt

Con không biết trái bồ hòn, nhưng con biết cảm giác ngậm nước lã làm no

Nên những khuya, khi lớp mặt nạ cuối cùng được lột xuống

Con dành cho mình vài giây để khóc

Có lẽ nước mắt cũng ganh tị

Lại một mùa xuân nữa đi qua...

 

Má ơi, bây giờ áo con thôi rách, nồi cơm của nhà mình cũng không còn đếm hạt, nụ cười của má giàu thêm xíu nữa... Vẫn chưa đủ, nhưng tận sâu đáy lòng, con biết, má vui!!!

 

Khánh Trinh 08/03/2014

 

 

VÌ MÌNH ĐÂU THUỘC VỀ NHAU

 

Em giấu bí mật của mình trong những ngón tay đan vào ký ức

Từng bọt bong bóng khát khao lên trời

Tan giữa không trung

Biến mất

Em vuốt ve đôi môi người đến sau bằng những câu chuyện ái ân anh vẽ trên thân thể em

Em kể về vết sẹo nơi tam giác anh, tam giác em, tam giác thơ

Và bí mật bị lột trần

Người không tin, em biết

Những câu chuyện ngỡ là cổ tích

Em khen em, khen anh, khen chúng ta tài giỏi quá

Giữa sân khấu cuộc đời

 

Em lại giấu bí mật của mình trong lớp tận cùng của áo ngực

Chiếc áo ngực màu đỏ tươi hình cánh bướm

Nhụy hương duy nhất còn đọng lại nơi chiếc vòi hút mật

Chực trào, chực trào, đẫm bầu ngực em

Là anh, vụng trộm

 

Hình như ai đó đang kể về ngày hôm qua

Ngày anh cầu hôn em bằng nhánh bằng lăng bên đường, tím biếc

Em thắc mắc hoài, sao chưa nồng nàn hoa sữa?

À, vì mình đâu thuộc về nhau

 

Kể về người đến sau

Cô gái thay em đi giày đỏ

Ơ kìa, em đâu nhờ đâu gửi?

À, vô tình

 

Đêm!

 

Giấc mơ đêm không có cô nàng bướng bỉnh đòi hôn môi anh trước ngõ

Câu chuyện của người đến sau mang tên chạm – khắc

Em khắc mình vào phiến đá không anh

Câu chuyện xóm Lù, xóm Lỗ em vẫn kể hằng đêm

Trong ký ức em, trong giấc mơ về anh và lúc giật mình về cô gái mang giày đỏ

Ừ quên, chuyện tình mình chỉ có thế

Thôi, em giấu bầu ngực căng tròn sau chiếc áo ngực hình cánh bướm

Em giấu bí mật đôi mình trong câu chuyện với người đến sau…

 

Khánh Trinh (16H39, 15/12/2013)

 

 

LỜI CHIA TAY


Tháng 3 hoa gạo đỏ
Tháng 3 tím sắc ti gôn
Người không về đây nữa
Tháng 3 vương vấn buồn


Chiều nào bên khói bếp
Ta đợi chờ hoàng hôn
Phố nào quên ngõ vắng
Người bước đi 
Vô hồn

Tháng 3 tròng trành nhớ
Ngõ vắng rũ hoa buồn
Rớt bên thềm nỗi nhớ
Giọt sầu hụt hẫng tuôn

Con nắng chiều không dứt
Vàng cánh phượng điệp bay
Ta trả người hờ hững
Đủ yêu tháng 3 này.

Khánh Trinh

 


LỐI VỀ CỨ NGỠ VẪN CÒN NHAU


Mình cứ nhìn nhau như thể chưa quen
Hay là ánh mắt tập làm người xa lạ
Cứ ngỡ yêu thương tròn vành vạnh
Bao lần nhắc nhớ, lối về những tưởng vẫn còn nhau.

Em không tiễn anh đâu
Em cũng chẳng lời chúc phúc
Bởi trái tim quá nhiều vết xước
Em đã khâu vá trăm lần, hơn ai hết, anh hiểu, đấy không chỉ là vết xước thoáng qua.

Mình cứ bước về như thể đã xa
Mỉm cười bên người mới
Em lại váy hồng, người ta cũng ôm guitar và bài hát cũ
Sao vẫn rối bời, nhớ lắm, biết không.

Mình cứ giả vờ, cứ trốn chạy con tim
Cứ đổ tội cho tình yêu không đủ lớn
Hoa sữa có biết nói dối đâu anh, nữa đêm vẫn làm em thức giấc
Vì hương ngạt ngào hay bởi nhớ anh…

Khánh Trinh , 19h43, 17/03/2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33776)
D ưới đây là bài “Trần Vũ: mỗi con người trưởng thành mang trong mình một tín ngưỡng văn chương” của Da Màu phỏng vấn nhà văn Trần Vũ. Chúng tôi xin phép được đăng lại để gởi đến quí bạn đọc của Hợp Lưu. Xin chân thành cảm ơn “Da Màu.” TCHL
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33853)
A nh giới thiệu với tôi tên cô nhưng không nói cô là gì của anh, một cách ngầm bảo tôi hiểu thế nào cũng được, cô có thể là tình nhân mà cũng có thể là em họ xa (chẳng hạn). Anh cũng nói thêm cô sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, chuyến này sang Mĩ du lịch và định ở lại chơi chừng hai tháng. Cô đẹp, dĩ nhiên—tôi chưa thấy anh đi với người đàn bà không nhan sắc bao giờ—nhưng không còn trẻ nữa. Tuy thế thật khó đoán tuổi cô, có thể ngoài ba mươi, có thể hơn. Cô ít nói. Hình như cô chẳng để tâm gì đến câu chuyện giữa tôi và Quang mà chỉ ngồi trầm tư uống cà phê, phóng tia mắt ra ngoài khơi, nơi có những cánh buồn trắng dật dờ trên mặt biển như đang trôi về nơi vô định.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31124)
C on hẻm vắng người lạ kỳ dẫn cô vào một cửa tiệm u tối, ngoài cửa kính màu sắc thế kỷ thứ 18 chỉ treo vỏn vẹn một biển hiệu xộc xệch và bức tranh chân dung sỉn màu. Cô ghé lại gần nhìn kỹ và choáng váng; chân dung của chính cô, lệch lạc, méo mó nhưng đúng là đường nét Á đông của đôi mắt 1 mí cách xa nhau, sóng mũi thấp, gò má tròn dẹt và đôi môi hơi cong hai bên khóe.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30876)
H đã rời bỏ nơi chốn chúng tôi cùng rong chơi “ nơi đó sặc mùi lừa bịp – H nói những cái thớt và những đứa liếm thớt H không chịu được mùi không phải của người”
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31060)
T hấp thoáng tháng tư rưng rưng mùa hạ cũ Mùa xưa qua đây Tuổi trẻ hồng như màu mực đỏ Đêm đốt rừng gió xiết cổ tình ca
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31765)
« C hiến tranh là sự tiếp nối chính trị bằng những phương tiện khác» . Câu văn trứ danh này của Clausewitz, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe qua. Nó xác lập sự phụ thuộc của quân sự vào chính trị. Từ khi có những tập hợp người gọi là thành quốc hay quốc gia, người ta không làm chiến tranh đơn thuần nhằm chém giết lẫn nhau, mà để giành lấy quyền định đoạt số phận của một cộng đồng. Và kẻ tham chiến có thể thua hàng trăm trận đánh, miễn là thắng trận cuối cùng, nếu sau đó nó mang lại quyền quyết định về việc tổ chức chính quyền trên một lãnh thổ.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32457)
T ình trạng dịch thuật hiện nay ở Việt Nam đang ở mức cần phải báo động. Radio RFI đã dành nhiều chương trình cho những buổi nói chuyện với nhiều dịch giả trong và ngoài nước về vấn đề này. Sau Hoàng Hưng, Phạm Xuân Nguyên là những nhận định có phần nghiêm khắc của dịch giả Trần Thiện-Đạo đã sống ở Paris trên nửa thế kỷ. Trước 30-04-1975, Trần Thiện-Đạo cộng tác với các báoVăn, Tân Văn, Bách Khoa, Nghệ thuật... ở Sàigòn và hiện nay vẫn thường xuyên gửi bài in trên các sách báo văn học trong-ngoài nước. Ý kiến của Trần Thiện-Đạo sẽ như một liều thuốc đắng, may ra giã được một số tật cố hữu trong địa hạt dịch thuật của Việt Nam.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34428)
Trước 30-04-1975 Thế Phong là một nhà văn quân đội. Ưu điểm của Thủy và T6 nằm ở giọng văn chuyển tải suy nghĩ nhân vật liên tục không chấm dứt, qua đó, người đọc bắt gặp thủ đô Sàigòn về đêm. Một thủ đô phù phiếm dù mặt trận kề cận. Một Sàigòn vừa trải qua Đảo Chánh đã chờ đợi Chỉnh Lý. Thế Phong ghi lại tâm trạng bấp bênh của xã hội miền Nam mà các chi tiết vũ trường, thao thức nhân vật có thể chuyển hoán cho hôm nay, bây giờ. Bối cảnh truyện xảy ra năm 1964, năm khởi đầu của nền đệ nhị Cộng Hoà.(TCHL)
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35273)
C ánh tay tôi rơi dài bên tôi, tựa tiếng thở sâu từ ngàn năm trước. Tôi thở mơn man, dịu dàng trên đồi cao cùng người tình xa xứ đáng thương. Tôi thở lười biếng, hão huyền bên người đàn ông dậy nực phù sa sông Hồng. Tôi thở không thành tiếng trên triền cát vàng tựa chiếu chỉ vua ban, nghẹn ngào nuốt sâm quý hắc mùi đền đài Trung Hoa. Tôi thở dồn dập kích động, rên hú thanh quản từng hơi trong căn phòng Tim. Nước sông Hồng mùa đông cạn ráo. Dầu cho Hồ Tây tràn nước ra đường, sương mù dăng trắng thành phố. Không khí ẩm ướt đọng thành vũng trong những ngôi nhà phố cổ. Không ai, không gì biết đến sự tồn tại của tôi. Đồng loã cùng thân thể mát thơm, uốn dẻo và trái tim hỗn mang của tôi là màu đêm tối.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34456)
Tôi xô nó ra nói thôi mà, làm ở trong chùa tội chết. Nhưng thằng nhỏ giờ phút này còn có biết gì nữa, công an nó còn chưa sợ, sợ gì tội. Tôi ngó lên bức hình ông Quan Công trên bàn thờ, tôi nói coi chừng cái ông cầm cây Thanh Long đao kìa. Danh bước đến thổi tắt phụt ngọn đèn dầu. Trong phòng bỗng tối mực. Danh đã cởi áo tự hồi nào. Nó kéo tôi nằm ngữa ra nền xi-măng. Bóng tối như đêm làm cho dạn dĩ hơn, không còn mặc cảm tội lỗi nữa, tôi ôm Danh với tất cả ham mê. Thằng nhỏ tuổi trẻ mà tài cao. Nó làm tình như giông, như bão.