- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nhà báo Vũ Ánh, cựu chủ bút Nhật báo Người Việt, qua đời

14 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 31556)


a_vuanh-uyen_nguyen-content
 Nhà báo Vũ Ánh (Hình: Uyên Nguyên)


QUẬN CAM 14-3 (NV) - Nhà báo Vũ Ánh, cựu chủ bút Nhật báo Người Việt, vừa đột ngột qua đời tại tư gia ở quận Cam, California, vào trưa ngày Thứ Sáu, 14 tháng Ba, 2014, thọ 73 tuổi.

Hiền thê của ông, bà Yến Tuyết, xác nhận tin này.

Nhà báo Vũ Ánh sinh ngày 5 tháng Năm, 1941 tại Hải Phòng. Ông là nhà báo kỳ cựu của làng báo Việt Nam trước 1975 cũng như tại Quận Cam từ khi ông sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1992 sau 13 năm bị giam cầm trong các nhà tù tại Việt Nam.

Thời Việt Nam Cộng Hòa, ông tham gia hệ thống truyền thanh quốc gia vào năm 1964, lúc 23 tuổi.

Ông đi lên từ vai trò phóng viên chiến trường, làm việc tại Phòng Bình Luận, và trở thành Chánh Sở Thời Sự. Rất nhiều bài diễn văn của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đọc trước quốc dân hay Quốc Hội là do nhà báo Vũ Ánh của đài phát thanh Sài Gòn chấp bút.

Vũ Ánh là một trong số ít các nhà báo chứng kiến những giây phút cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa vào trưa ngày 30 tháng Tư, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên Đài Phát Thanh Sài Gòn.

 Ông là người viết tin nhanh, gọn, dễ hiểu - những yếu tố quan trọng của truyền thông đại chúng. Ông cũng có tài viết bình luận và nhận định thời sự nhờ theo dõi sát các diễn biến thời cuộc hàng ngày.

 Sau khi miền Nam sụp đổ, ông bị bắt đi tù “cải tạo” 13 năm. Trong lúc ở tù, ông làm tờ báo “chui” có tên Hợp Đoàn. Vì hoạt động này, ông bị cùm biệt giam với tổng thời gian đến sáu năm.

Ra tù, ông làm nhiều nghề khác nhau tại Sài Gòn, từ xẻ gỗ, dạy Anh Văn, cho đến đạp xích lô.

Ông sang Mỹ định cư theo diện H.O. vào năm 1992.

Định cư tại Hoa Kỳ, ông làm việc cho nhiều cơ quan truyền thông khác nhau. Ông từng là Chủ Bút Nhật Báo Viễn Đông do nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang sáng lập.

Khi làm việc tại nhật báo Người Việt, ông đảm nhiệm vị trí Tổng Thư Ký, sau đó là Chủ Bút, trong nhiều năm. Ngoài ra, ông từng cộng tác và là trụ cột của nhiều cơ quan truyền thông Việt ngữ tại Quận Cam, trong đó có nhật báo Việt Herald, đài phát thanh VNCR, đài truyền hình SBTN.

Những năm cuối đời, ông cộng tác và đặc biệt nâng đỡ tuần báo “Sống,” do một số nhà báo trẻ chủ trương. Cuộc hẹn hàng tuần của ông để ăn trưa cùng các đồng sự tại “Sống” đã không thể diễn ra.

Vũ Ánh là một nhà báo yêu nghề và say mê với công việc. Ông qua đời tại phòng làm việc tại tư gia; bài báo cuối cùng của ông mang tựa đề "Hà Nội vẫn chưa đủ niềm tin cởi trói báo chí," được gởi đến Nhật Báo Người Việt lúc 11:37 phút sáng của ngày cuối cùng trong cuộc sống ông. Bài báo được đăng trong trang A1 của số báo hôm nay, trên mục “Sổ Tay” hàng tuần.

Nhà báo Vũ Ánh là người cương trực nhưng rất thân thiện với đồng nghiệp, bằng hữu, và có tinh thần nâng đỡ đồng nghiệp trẻ tuổi.

Ông cũng là một nhà báo chống Cộng triệt để theo cách suy nghĩ và quan điểm độc lập của riêng mình.  

 (N.T. & Đ.B.)

 

Nguồn: Người Viêt / Diễn Đàn Thế Kỷ

http://www.diendantheky.net/2014/03/nha-bao-vu-anh-cuu-chu-but-nhat-bao.html

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Chín 201512:51 SA(Xem: 32208)
LTS: Cuối tháng 8, Hợp Lưu nhận được chùm thơ gởi từ Nguyễn Nhựt Hùng, một người làm thơ hiện đang sinh sống tại Vũng Tàu. Mặc dầu còn rất trẻ, anh sinh năm 1989. Nhưng thơ anh mênh mang như sóng biển của thành phố anh đang ở. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí văn hữu và độc giả những thi phẩm của Nguyễn Nhựt Hùng
01 Tháng Chín 201512:41 SA(Xem: 29480)
Con gái tròn 24 rồi, Má biết không Đã qua thuở thì ngồi đan chiếc khăn dài hơn nỗi nhớ Đã qua cái tuổi cam đoan rằng yêu là hạnh phúc Đã biết len lén nhìn, rồi lặng im
30 Tháng Tám 201511:39 CH(Xem: 31501)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Lưu Mêlan là bút hiệu của Nguyễn Thị Nguyệt, sinh năm 1989. hiện sống tại Sài Gòn. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những thi phẩm của Lưu Mêlan cùng quí văn hữu và đọc giả Tạp chí Hợp Lưu.
28 Tháng Tám 201511:15 CH(Xem: 40896)
Mùa Thu, năm 1994, chúng tôi trở lại Hà-nội sau 40 năm xa cách. Một trong mục đích của chuyến đi này là đề gặp ông Nguyễn Hữu Đang, người đứng đầu trong nhóm Nhân Văn, sau khi đọc bài của Phùng Quán viết về chuyến đi thăm ông. Ông đã bị giam tại trại Cổng Trời gần 20 năm, đến đó là chỉ chờ chết, khó có thể trở về được.
27 Tháng Tám 20158:59 SA(Xem: 33873)
Năm 1972, Nguyễn Bắc Sơn in tập thơ “ Chiến tranh Việt nam và tôi”, lập tức được giới văn nghệ và đặc biệt lính chiến sài gòn yêu thích vì lối viết phóng túng, giang hồ ...
27 Tháng Tám 20158:41 SA(Xem: 32684)
Thần hồn son phấn thốt lời Xót thương bạc mệnh một đời giai nhân Văn chương vô mệnh trong ngần Cớ sao lụy đến thư tàn chưa phai
22 Tháng Tám 20155:48 CH(Xem: 26614)
Sau hai tập thơ đã ấn hành (Sinh Nhật Của Một Người Không Còn Trẻ, NXB Văn Mới, Califorina, 2009 - Những Giấc Mơ Tôi, NXB Văn Mới, California, 2013), cuối tháng 7.2015 vừa qua, nhà thơ Lữ Quỳnh đã ấn hành tiếp tập thơ thứ 3, "Mây Trong Những Giấc Mơ", với một tâm thức nhẹ nhàng, thanh thoát như Mây và một cảm xúc sâu lắng, nhưng rất an nhiên tự tại...
20 Tháng Tám 201512:50 SA(Xem: 30962)
Bùi Nhật Tiến, bút hiệu Nhật Tiến sinh ngày 24-8-1936 tại Hà Nội. Năm 1946 mới 10 tuổi Nhật Tiến đã phải theo gia đình rời Hà Nội đi tản cư qua những tỉnh như Sơn Tây, Việt Trì, Hưng Hoá, Phú Thọ
19 Tháng Tám 20158:04 CH(Xem: 33666)
Chuyến hành trình của tôi bắt đầu vào một ngày lộng gió, một buổi chiều mà sắc vàng của nắng nhạt chìm ngâp khắp thế gian. Như mọi ngày sau khi tan học tôi đạp xe song song với thằng bạn thân của mình. Người Lạ là cách tôi gọi nó, đó không phải tên thật, nhưng một ngày nọ nó đã quyết định là từ nay tôi phải gọi nó là Người Lạ, như cách nó vẫn trân trọng thông báo về mình.
18 Tháng Tám 20152:21 SA(Xem: 32217)
“ Nói về Nhục Cảm, thì có thể biểu đạt như một cảm giác hưởng thụ.” Cô bạn tôi, sau khi cái miệng xinh đã thỏa mãn chừng vài thỏi chocolate, liền phán tiếp, “ Miếng Chocolate đầu tiên là Thiên đàng, miếng thứ tư thì vẫn còn ngon, nhưng đến miếng thứ mười lăm thì có thể gần như vô vị.