- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TẠI SAO KHÔNG NGHĨ ĐẾN MỘT GIẢI THƯỞNG MANG TÊN “NGUYỄN DU” DÀNH RIÊNG CHO VĂN CHƯƠNG?

13 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33532)


vu_dam-_thuyhuong_0-content
 Nhà văn Vũ Đảm và Thủy Hướng Dương


Vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng xôn xao các vấn đề liên quan đến giải thưởng Nhà nước, Hồ Chí Minh… Trò chuyện về ảnh hưởng tích cực của các giải thưởng, Nhà văn Vũ Đảm – Phó tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn có đưa ra một vài ý tưởng rất đáng quan tâm. Ý tưởng này cách đây sáu năm đã được Nhà văn Vũ Đảm nêu lên trong một bản luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ văn hóa của mình. Sau đây là cuộc phỏng vấn với nhà văn Vũ Đảm do Thủy Hướng Dương thực hiện. Xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả cuộc trò chuyện này.


 

PV: Thưa Nhà văn Vũ Đảm, tại sao ông lại có ý tưởng về một giải thưởng dành riêng cho văn chương mang tên đại thi hào Nguyễn Du?

 

Nhà văn Vũ Đảm: Hầu như tất cả người dân Việt Nam từ trẻ con đến người già, từ tầng lớp lao động đến trí thức, ai cũng đều biết cụ Nguyễn Du là một đại thi hào nổi tiếng với tác phẩm Truyện Kiều. Các công trình nghiên cứu cho thấy, đã nói đến cụ Nguyễn Du thì ai cũng tâm phục, khẩu phục về tài năng của cụ. Ngoài ra cụ Nguyễn Du còn được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Chúng ta cũng đã từng có một Trường Viết văn mang tên Nguyễn Du vậy nên nếu có một giải thưởng mang tên Nguyễn Du thì chúng ta không những tôn vinh một danh nhân văn hóa mà tôi tin chắc rằng người được nhận giải cũng sẽ lấy rất làm vinh dự, tự hào. Giải thưởng cũng sẽ là động lực để các nhà văn nhà thơ, nhất là những cây bút trẻ sẽ ra sức phấn đấu sáng tạo nên những tác phẩm xuất sắc để mong nhận được giải thưởng danh giá này.

 

PV: Nhưng chúng ta đã có giải thưởng danh giá như giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh v.v… Vậy thì có nên xuất hiện thêm một giải thưởng tương tự hay không?

 

Nhà văn Vũ Đảm: Tôi đồng ý với chị là hiện nay chúng ta vẫn đang có những giải thưởng danh giá như đã nêu nhưng các giải thưởng trên sử dụng trao cho nhiều lĩnh vực khác nữa như hội họa, nhiếp ảnh, sân khấu, âm nhạc v.v.. Điều tôi muốn nói chính là một giải thưởng dành riêng cho Văn chương. Giải thưởng này không những có thể trao cho các nhà văn trong nước xứng đáng nhận giải mà còn có thể tìm kiếm các tài năng trong khu vực châu Á hoặc rộng hơn là khắp các châu lục. Giải thưởng cũng là một thông điệp hòa bình và hữu nghị gửi đến các nền văn hóa.

 

PV: Mới đây trong lĩnh vực văn chương xuất hiện một số giải thưởng do cá nhân đứng ra tổ chức, trao giải cho các nhà văn, nhà thơ. Và các giải cá nhân này không ngờ lại được lòng độc giả và tác giả. Vậy ông có ý kiến gì nếu như một giải thưởng mang tên Nguyễn Du lại do một cá nhân đứng ra tổ chức?

 

Nhà văn Vũ Đảm: Việc xã hội hóa trong việc thành lập các giải thưởng trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực văn chương nói riêng là đáng khuyến khích vì vậy một tổ chức hoặc một cá nhân trong nước hay Việt kiều có năng lực về tài chính, tổ chức, quản lý đứng ra thành lập giải thưởng mang tên “Nguyễn Du” rồi mời các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận- phê bình, nhà khoa học có uy tín trong và ngoài nước thẩm định các tác phẩm để trao giải là hoàn toàn có thể chỉ có điều đừng vì mình bỏ tiền ra mà ghép tên mình với tên cụ Nguyễn Du thì xin can. Sẽ rất tiếc nếu như chỉ có một giải mang tên Nguyễn Du giới hạn cấp tỉnh như Hà Tĩnh đang có. Tại sao không nghĩ đến việc giải thưởng Nguyễn Du mang tầm quốc gia, quốc tế trao tặng cho những tác phẩm văn chương đỉnh cao?

Ngoài ra cũng cần có thêm những giải thưởng khác như: Giải truyện ngắn Nam Cao; Giải tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng; Giải thơ Xuân Diệu; Giải Lý luận- phê bình Hoài Thanh.

 

PV: Ông không sợ ý tưởng này sẽ bị dư luận cho là một ý tưởng bất thường?

Nhà văn Vũ Đảm: Tôi không sợ. Tôi cho rằng, trước tôi đã có nhiều người nghĩ đến một giải thưởng Nguyễn Du nhưng họ chưa có cơ hội đưa ý tưởng đến với bạn đọc. Tôi chỉ khác họ vì tôi dám mạnh dạn đưa ý tưởng vào luận văn của mình và viết một số bài đăng trên các báo. Cách đây ít lâu tôi và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có trò chuyện về việc này; ông cũng ấp ủ có một thưởng mang tên của đại thi hào Nguyễn Du không chỉ trao cho các tác phẩm văn học xuất sắc trong nước mà còn trong khu vực châu Á, thế giới. Thậm chí ông còn táo bạo nói đến việc mời cả những nhà văn, nhà thơ được giải Noben văn học làm thành phần tuyển chọn tác phẩm và tham dự buổi trao giải.

PV: Nếu có một giải thưởng Nguyễn Du thật thì liệu rằng các nhà văn trẻ có cơ hội được chạm tới giải thưởng không hay lại chỉ dành riêng cho các “cây đa cây đề”?

Nhà văn Vũ Đảm: Trong văn chương rất bình đẳng, độc giả họ không nhìn vào tuổi tác, học hàm để phán xét tác phẩm. Những tác phẩm nào “chẳng may” đoạt một giải thưởng nào đó vì một lý do nào đó mà tự tác phẩm không có giá trị xứng đáng thì tác phẩm đó sớm muộn sẽ bị đào thải. Nên chẳng có lý do gì mà các nhà văn trẻ không thể ngẩng cao đầu đón nhận giải thưởng Nguyễn Du nếu như tác phẩm của họ xuất sắc.

 PV: Ý tưởng đã có, vậy còn khó khăn gì để đi đến hiện thực?

 Nhà văn Vũ Đảm: Tôi cũng chỉ là một người đóng góp đưa ra ý tưởng. Việc này tôi không thể tự mình làm được. Tôi nghĩ Bộ Văn hóa- thể thao & Du lịch hoặc Hội Nhà văn Việt Nam nên nghiên cứu về vấn đề này. Hay một tổ chức, một cá nhân nào đó có uy tín, có điều kiện thấy được giải thưởng văn chương mang tên Nguyễn Du là cần thiết thì cũng có thể biến nó thành hiện thực ngay hôm nay mà không cần chờ đến ngày mai.

 P.V: Nhưng thưa ông, hàng năm Hội Nhà văn Việt Nam đều trao giải- Giải thưởng Hội Nhà văn cho các tác phẩm văn học?

 Nhà văn Vũ Đảm: Đúng thế, vậy nên một giải thưởng mang tên của đại thi hào Nguyễn Du, 4 hoặc 5 năm tổ chức một lần thì càng có thời gian để” Chọn mặt gửi vàng”.

 

Xin cảm ơn Nhà văn Vũ Đảm về cuộc trò chuyện cởi mở này.

 Thủy Hướng Dương

thực hiện

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 57694)
Em đang chống bão Giấc mơ đêm như những ngôi sao Băng qua chiêm bao về ngang phố nắng Nhà em nước lội như sông
07 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 60713)
Thực ra, Lansdale dường không muốn viết rõ, hoặc không biết nhiều về Tổng thống Diệm cũng như họ Ngô. Hầu hết chi tiết về hộ tịch Diệm hay thành tích chống Pháp của Diệm và gia đình Ngô Đình Khả, đều thiếu chính xác. Các học giả thế giới cũng chẳng bận tâm đến việc tu chỉnh lại tiểu sử người cầm đầu phe thua cuộc. Bernard B. Fall, một học giả gốc Pháp viết khá nhiều về Việt Nam và chết tại Việt Nam, chẳng hạn, dựa theo bản tiểu sử Diệm do Mật Thám Pháp đúc kết năm 1954...
04 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 46140)
Hành động “ve vãn” [ flirtation ] Cộng Sản của anh em Diệm-Nhu–và như thế phản bội lại đa số dân chúng miền Nam–chỉ được đồn đãi từ năm 1962 ở Sài Gòn, và được bạch hóa sau ngày các Tướng làm đảo chính giết chết họ Ngô năm 1963. Yếu tố “phiến Cọng” này mới thực sự mang lại sự sụp đổ của Đệ Nhất Cộng Hòa (1956-1963), mà không phải cuộc tranh đấu của Phật Giáo, hay cái gọi là “bảo vệ chủ quyền quốc gia,” “quốc thể,” “nền độc lập” như nhiều người tưởng nghĩ.
04 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 55056)
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này...
29 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 69778)
LTS: Giáo sư/Tiến sĩ Sokolov là một nhân vật quen thuộc với giới nghiên cứu và văn gia Việt Nam. Ông từng nghiên cứu ở Việt Nam từ đầu thập niên 1970, và sau đó trông coi phần Việt ngữ của nhà xuất bản Sự Thật [Pravda]. Trong số những tác phẩm được biết nhiều nhất của ông có tập Quốc Tế Cộng Sản và Việt Nam, được dịch in tại Hà Nội–công bố nhiều tài liệu quí về Đại Học Phương Đông, nơi hơn 50 học viên Việt đã được huấn luyện trong hai thập niên 1920-1930.
21 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 50923)
LTS: Mời quí bạn đọc những bài thơ của Trương Bình Minh, đây là những bài thơ anh viết vào những tháng sau cùng của cuộc đời anh, từ tháng Bảy đến cuối tháng Chín năm 2013. Bình Minh là một thân hữu đại diện cho Hợp Lưu tại Georgia, Hoa Kỳ. Những bài thơ như những giòng nhật ký anh gởi lại cho cuộc đời đầy mộng ảo và phù du. TCHL
20 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 39680)
Được tin Thân hữu đại diện Hợp Lưu tại Georgia: Ông Trương Bình Minh, Pháp danh Nhuận Quang Đã tạ thế ngày 17 tháng 10 năm 2013 tại Pasadena, California - Hoa Kỳ. Hưởng dương 58 tuổi.
15 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 56755)
Chỉ có những “sử gia nhân dân,” mới ca ngợi Giáp là anh hùng dân tộc, ngang hàng những Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo hay Quang Trung. Họ không phân biệt nổi rằng trên thực chất ba vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Nguyễn Huệ dạy cho vua quan Tống, Nguyên và Thanh những bài học quân sự chua cay, trong khi Võ Giáp chỉ có công đứng ra nhận chiến công đả bại Pháp của Trần Canh và Vi Quốc Thanh.
10 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 44514)
Tin Stockholm - Nhà văn Alice Munro của Canada đã được trao tặng giải thưởng Nobel Văn Chương. Những câu chuyện về tình yêu, bi kịch, tranh giành của phụ nữ tại một thị trấn nhỏ ở Canada đã giúp nhà văn đoạt giải.
09 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 49269)
Không thể ngừng nghĩ về em Mọi cuộc vui bắt đầu ngoài cuộc Những nhịp nhẹ bước lại gần của ngàn vì sao Nỗi đau tan vào nhau chờ đợi