- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TẠI SAO KHÔNG NGHĨ ĐẾN MỘT GIẢI THƯỞNG MANG TÊN “NGUYỄN DU” DÀNH RIÊNG CHO VĂN CHƯƠNG?

13 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33280)


vu_dam-_thuyhuong_0-content
 Nhà văn Vũ Đảm và Thủy Hướng Dương


Vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng xôn xao các vấn đề liên quan đến giải thưởng Nhà nước, Hồ Chí Minh… Trò chuyện về ảnh hưởng tích cực của các giải thưởng, Nhà văn Vũ Đảm – Phó tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn có đưa ra một vài ý tưởng rất đáng quan tâm. Ý tưởng này cách đây sáu năm đã được Nhà văn Vũ Đảm nêu lên trong một bản luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ văn hóa của mình. Sau đây là cuộc phỏng vấn với nhà văn Vũ Đảm do Thủy Hướng Dương thực hiện. Xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả cuộc trò chuyện này.


 

PV: Thưa Nhà văn Vũ Đảm, tại sao ông lại có ý tưởng về một giải thưởng dành riêng cho văn chương mang tên đại thi hào Nguyễn Du?

 

Nhà văn Vũ Đảm: Hầu như tất cả người dân Việt Nam từ trẻ con đến người già, từ tầng lớp lao động đến trí thức, ai cũng đều biết cụ Nguyễn Du là một đại thi hào nổi tiếng với tác phẩm Truyện Kiều. Các công trình nghiên cứu cho thấy, đã nói đến cụ Nguyễn Du thì ai cũng tâm phục, khẩu phục về tài năng của cụ. Ngoài ra cụ Nguyễn Du còn được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Chúng ta cũng đã từng có một Trường Viết văn mang tên Nguyễn Du vậy nên nếu có một giải thưởng mang tên Nguyễn Du thì chúng ta không những tôn vinh một danh nhân văn hóa mà tôi tin chắc rằng người được nhận giải cũng sẽ lấy rất làm vinh dự, tự hào. Giải thưởng cũng sẽ là động lực để các nhà văn nhà thơ, nhất là những cây bút trẻ sẽ ra sức phấn đấu sáng tạo nên những tác phẩm xuất sắc để mong nhận được giải thưởng danh giá này.

 

PV: Nhưng chúng ta đã có giải thưởng danh giá như giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh v.v… Vậy thì có nên xuất hiện thêm một giải thưởng tương tự hay không?

 

Nhà văn Vũ Đảm: Tôi đồng ý với chị là hiện nay chúng ta vẫn đang có những giải thưởng danh giá như đã nêu nhưng các giải thưởng trên sử dụng trao cho nhiều lĩnh vực khác nữa như hội họa, nhiếp ảnh, sân khấu, âm nhạc v.v.. Điều tôi muốn nói chính là một giải thưởng dành riêng cho Văn chương. Giải thưởng này không những có thể trao cho các nhà văn trong nước xứng đáng nhận giải mà còn có thể tìm kiếm các tài năng trong khu vực châu Á hoặc rộng hơn là khắp các châu lục. Giải thưởng cũng là một thông điệp hòa bình và hữu nghị gửi đến các nền văn hóa.

 

PV: Mới đây trong lĩnh vực văn chương xuất hiện một số giải thưởng do cá nhân đứng ra tổ chức, trao giải cho các nhà văn, nhà thơ. Và các giải cá nhân này không ngờ lại được lòng độc giả và tác giả. Vậy ông có ý kiến gì nếu như một giải thưởng mang tên Nguyễn Du lại do một cá nhân đứng ra tổ chức?

 

Nhà văn Vũ Đảm: Việc xã hội hóa trong việc thành lập các giải thưởng trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực văn chương nói riêng là đáng khuyến khích vì vậy một tổ chức hoặc một cá nhân trong nước hay Việt kiều có năng lực về tài chính, tổ chức, quản lý đứng ra thành lập giải thưởng mang tên “Nguyễn Du” rồi mời các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận- phê bình, nhà khoa học có uy tín trong và ngoài nước thẩm định các tác phẩm để trao giải là hoàn toàn có thể chỉ có điều đừng vì mình bỏ tiền ra mà ghép tên mình với tên cụ Nguyễn Du thì xin can. Sẽ rất tiếc nếu như chỉ có một giải mang tên Nguyễn Du giới hạn cấp tỉnh như Hà Tĩnh đang có. Tại sao không nghĩ đến việc giải thưởng Nguyễn Du mang tầm quốc gia, quốc tế trao tặng cho những tác phẩm văn chương đỉnh cao?

Ngoài ra cũng cần có thêm những giải thưởng khác như: Giải truyện ngắn Nam Cao; Giải tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng; Giải thơ Xuân Diệu; Giải Lý luận- phê bình Hoài Thanh.

 

PV: Ông không sợ ý tưởng này sẽ bị dư luận cho là một ý tưởng bất thường?

Nhà văn Vũ Đảm: Tôi không sợ. Tôi cho rằng, trước tôi đã có nhiều người nghĩ đến một giải thưởng Nguyễn Du nhưng họ chưa có cơ hội đưa ý tưởng đến với bạn đọc. Tôi chỉ khác họ vì tôi dám mạnh dạn đưa ý tưởng vào luận văn của mình và viết một số bài đăng trên các báo. Cách đây ít lâu tôi và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có trò chuyện về việc này; ông cũng ấp ủ có một thưởng mang tên của đại thi hào Nguyễn Du không chỉ trao cho các tác phẩm văn học xuất sắc trong nước mà còn trong khu vực châu Á, thế giới. Thậm chí ông còn táo bạo nói đến việc mời cả những nhà văn, nhà thơ được giải Noben văn học làm thành phần tuyển chọn tác phẩm và tham dự buổi trao giải.

PV: Nếu có một giải thưởng Nguyễn Du thật thì liệu rằng các nhà văn trẻ có cơ hội được chạm tới giải thưởng không hay lại chỉ dành riêng cho các “cây đa cây đề”?

Nhà văn Vũ Đảm: Trong văn chương rất bình đẳng, độc giả họ không nhìn vào tuổi tác, học hàm để phán xét tác phẩm. Những tác phẩm nào “chẳng may” đoạt một giải thưởng nào đó vì một lý do nào đó mà tự tác phẩm không có giá trị xứng đáng thì tác phẩm đó sớm muộn sẽ bị đào thải. Nên chẳng có lý do gì mà các nhà văn trẻ không thể ngẩng cao đầu đón nhận giải thưởng Nguyễn Du nếu như tác phẩm của họ xuất sắc.

 PV: Ý tưởng đã có, vậy còn khó khăn gì để đi đến hiện thực?

 Nhà văn Vũ Đảm: Tôi cũng chỉ là một người đóng góp đưa ra ý tưởng. Việc này tôi không thể tự mình làm được. Tôi nghĩ Bộ Văn hóa- thể thao & Du lịch hoặc Hội Nhà văn Việt Nam nên nghiên cứu về vấn đề này. Hay một tổ chức, một cá nhân nào đó có uy tín, có điều kiện thấy được giải thưởng văn chương mang tên Nguyễn Du là cần thiết thì cũng có thể biến nó thành hiện thực ngay hôm nay mà không cần chờ đến ngày mai.

 P.V: Nhưng thưa ông, hàng năm Hội Nhà văn Việt Nam đều trao giải- Giải thưởng Hội Nhà văn cho các tác phẩm văn học?

 Nhà văn Vũ Đảm: Đúng thế, vậy nên một giải thưởng mang tên của đại thi hào Nguyễn Du, 4 hoặc 5 năm tổ chức một lần thì càng có thời gian để” Chọn mặt gửi vàng”.

 

Xin cảm ơn Nhà văn Vũ Đảm về cuộc trò chuyện cởi mở này.

 Thủy Hướng Dương

thực hiện

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30828)
C on hẻm vắng người lạ kỳ dẫn cô vào một cửa tiệm u tối, ngoài cửa kính màu sắc thế kỷ thứ 18 chỉ treo vỏn vẹn một biển hiệu xộc xệch và bức tranh chân dung sỉn màu. Cô ghé lại gần nhìn kỹ và choáng váng; chân dung của chính cô, lệch lạc, méo mó nhưng đúng là đường nét Á đông của đôi mắt 1 mí cách xa nhau, sóng mũi thấp, gò má tròn dẹt và đôi môi hơi cong hai bên khóe.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30567)
H đã rời bỏ nơi chốn chúng tôi cùng rong chơi “ nơi đó sặc mùi lừa bịp – H nói những cái thớt và những đứa liếm thớt H không chịu được mùi không phải của người”
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30693)
T hấp thoáng tháng tư rưng rưng mùa hạ cũ Mùa xưa qua đây Tuổi trẻ hồng như màu mực đỏ Đêm đốt rừng gió xiết cổ tình ca
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31238)
« C hiến tranh là sự tiếp nối chính trị bằng những phương tiện khác» . Câu văn trứ danh này của Clausewitz, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe qua. Nó xác lập sự phụ thuộc của quân sự vào chính trị. Từ khi có những tập hợp người gọi là thành quốc hay quốc gia, người ta không làm chiến tranh đơn thuần nhằm chém giết lẫn nhau, mà để giành lấy quyền định đoạt số phận của một cộng đồng. Và kẻ tham chiến có thể thua hàng trăm trận đánh, miễn là thắng trận cuối cùng, nếu sau đó nó mang lại quyền quyết định về việc tổ chức chính quyền trên một lãnh thổ.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31919)
T ình trạng dịch thuật hiện nay ở Việt Nam đang ở mức cần phải báo động. Radio RFI đã dành nhiều chương trình cho những buổi nói chuyện với nhiều dịch giả trong và ngoài nước về vấn đề này. Sau Hoàng Hưng, Phạm Xuân Nguyên là những nhận định có phần nghiêm khắc của dịch giả Trần Thiện-Đạo đã sống ở Paris trên nửa thế kỷ. Trước 30-04-1975, Trần Thiện-Đạo cộng tác với các báoVăn, Tân Văn, Bách Khoa, Nghệ thuật... ở Sàigòn và hiện nay vẫn thường xuyên gửi bài in trên các sách báo văn học trong-ngoài nước. Ý kiến của Trần Thiện-Đạo sẽ như một liều thuốc đắng, may ra giã được một số tật cố hữu trong địa hạt dịch thuật của Việt Nam.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34120)
Trước 30-04-1975 Thế Phong là một nhà văn quân đội. Ưu điểm của Thủy và T6 nằm ở giọng văn chuyển tải suy nghĩ nhân vật liên tục không chấm dứt, qua đó, người đọc bắt gặp thủ đô Sàigòn về đêm. Một thủ đô phù phiếm dù mặt trận kề cận. Một Sàigòn vừa trải qua Đảo Chánh đã chờ đợi Chỉnh Lý. Thế Phong ghi lại tâm trạng bấp bênh của xã hội miền Nam mà các chi tiết vũ trường, thao thức nhân vật có thể chuyển hoán cho hôm nay, bây giờ. Bối cảnh truyện xảy ra năm 1964, năm khởi đầu của nền đệ nhị Cộng Hoà.(TCHL)
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34966)
C ánh tay tôi rơi dài bên tôi, tựa tiếng thở sâu từ ngàn năm trước. Tôi thở mơn man, dịu dàng trên đồi cao cùng người tình xa xứ đáng thương. Tôi thở lười biếng, hão huyền bên người đàn ông dậy nực phù sa sông Hồng. Tôi thở không thành tiếng trên triền cát vàng tựa chiếu chỉ vua ban, nghẹn ngào nuốt sâm quý hắc mùi đền đài Trung Hoa. Tôi thở dồn dập kích động, rên hú thanh quản từng hơi trong căn phòng Tim. Nước sông Hồng mùa đông cạn ráo. Dầu cho Hồ Tây tràn nước ra đường, sương mù dăng trắng thành phố. Không khí ẩm ướt đọng thành vũng trong những ngôi nhà phố cổ. Không ai, không gì biết đến sự tồn tại của tôi. Đồng loã cùng thân thể mát thơm, uốn dẻo và trái tim hỗn mang của tôi là màu đêm tối.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34196)
Tôi xô nó ra nói thôi mà, làm ở trong chùa tội chết. Nhưng thằng nhỏ giờ phút này còn có biết gì nữa, công an nó còn chưa sợ, sợ gì tội. Tôi ngó lên bức hình ông Quan Công trên bàn thờ, tôi nói coi chừng cái ông cầm cây Thanh Long đao kìa. Danh bước đến thổi tắt phụt ngọn đèn dầu. Trong phòng bỗng tối mực. Danh đã cởi áo tự hồi nào. Nó kéo tôi nằm ngữa ra nền xi-măng. Bóng tối như đêm làm cho dạn dĩ hơn, không còn mặc cảm tội lỗi nữa, tôi ôm Danh với tất cả ham mê. Thằng nhỏ tuổi trẻ mà tài cao. Nó làm tình như giông, như bão.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33104)
...Trong hoàn cảnh hiện nay, người làm văn học, trong hay ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ, đang có cơ hội và khả năng tạo một sinh khí cho xã hội VN, giúp giảm thiểu những phá sản tinh thần đang xẩy ra. Muốn vậy, rất cần có sự đam mê, học hỏi, và lòng can đảm nói thật, viết thật. Không có nền văn học có giá trị nào được xây dựng trên sự giả dối và tránh né.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 41058)
T ừ ngày 7/3/1975, khi Văn Tiến Dũng bắt đầu cô lập Ban Mê Thuột, tới ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vừa chẵn 55 ngày. Thật khó ngờ chỉ trong vòng 55 ngày và 55 đêm mà đạo quân hơn một triệu người–có hơn phần tư thế kỷ kinh nghiệm tác chiến, với những vũ khí khá hiện đại như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa [VNCH]– bị sụp đổ hoàn toàn [...] Những hình ảnh điên loạn mà ống kính các phóng viên quốc tế thu nhận được chẳng khác cảnh vỡ đê trước con nước lũ, hay sự sụp đổ của một tòa lâu đài dựng trên bãi cát, khi nước triều dâng lên.