- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ K- LAN

06 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 36973)


k-lan-_chandung_2-content

  K. Lan (SG 2013)

K. Lan là bút danh: K.Lan -sinh ngày: 10.04.1984 -hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh Có thơ đang ở các tạp chí Da Màu, Tiền vệ, Văn Chương Việt, Sáng Tạo… Lần đầu cộng tác cùng Tạp chí Hợp Lưu. Chúng tôi trân trọng gới thiệu những dòng thơ của K – Lan đến với quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu.

TẠP CHÍ HỢP LƯU



Ở SÀI GÒN MỘT MÌNH


có nụ hôn nằm ườn trên bậu cửa
của nắng hôm nay, hay của nhớ hôm qua
lũ chim chích mổ vào từng nhát nhỏ
dậy đi thôi để mở chút bộn bề

có bàn tay vỗ về trên lớp bụi
của gió hôm nay, hay của rũ hôm qua
đám lá xanh thì thầm câu chuyện kể
cứ reo vang cho rộn rã ngày thường

có mùi hương về nép vào dưới tóc
của thả hôm nay, hay của buộc hôm qua
chiếc nơ nhỏ bám đời mình trên ấy
trượt xuống thôi cho bối rối chảy tràn

có một làn sương mỏng, một vành khăn
của ấm hôm nay, hay của buốt hôm qua
mép áo thơm ôm loài hoa nở trễ
dáng huệ tây, dáng cúc, dáng tần bì

có vụn ngày, chẳng biết vì đâu mà rớt lại
của cũ hôm nay, hay của mới hôm qua
nắng đã lên, chân đã cuồng như lời gọi
và trên tay mọc lên chút gian tà

có một ngày, người nào đó lẫn vào ta


K. Lan

(Sg tháng 10-22-2013)



NGÀY TÌNH NHÂN


ngày mọc một nhánh sông
chảy qua cánh đồng em mùa ải
qua vết nẻ niềm nhau
không có đọt vui cầm trên tay như cầm câu khấn nhỏ

em ngồi giữa sớm mai
nghe dương cầm tháng Giêng thủ thỉ lời khói thuốc
khoảnh khắc cũ vãi theo những mầm non rất vội
có đôi người chờ gặt một tái sinh

ngày tình nhân
tặng cho em nhánh tường vi không chờ ngày trắng
anh ngồi đó
trong ngăn nhỏ em rất đỗi, gục đầu

một ngày chẳng phải riêng hôm nay
tóc em rụng giữa miền anh lấm tấm bạc
con sẻ nhỏ vừa bay đi vừa hát
bài tương tư
trong câu xé cổ gọi bầy

em viết câu nhân tình thả vô duyên bay qua đồi cắc cớ
trên vai áo anh giữa đời hư mà rất thực
rụng ngả nghiêng một nỗi buồn đầy
em lả tả


K- LAN

(SG tháng 2- 2014)



CHIẾC Ô


em muốn có một chiếc ô
không phải chiếc ô che nắng mùa đông ghẹo gái
không phải chiếc ô tránh mật khải mùa hè
không phải chiếc ô đậy mưa phùn dầm dề bắt ốm
không phải chiếc ô hiu hắt nghiêng, đổ mùa thu cho hương cốm
em muốn có một chiếc ô thật rộng
để đủ che kín một nửa hồn mình khuyết tật
đủ để chôn anh giữa những lọng đau dài


K- LAN

(Sg tháng 3-2014)



BUỔI CHIỀU MẤT DẠNG


em mở xắc tay

lấy những buổi chiều ra nghịch dại

mấy ngón tay trắng nỗi buồn thay áo

chiều nay trong mắt có những đường đi


anh đặt chiếc lá phong vào góc ngày góa bụa

trong mỗi phút một mình chim Từ Quy khóc nấc

bên ranh giới mùa thu ai biết hè đổ lạnh

trong niềm vui có đôi vết đau lằn


anh giữ một nửa mùa thu trong chiều nghiêng lá đỏ

nấm mồ gió sâu trầm có nở đóa trăm năm?

còn một nửa nằm ngoan sau then cửa

em vài lần nén mở khóa tâm tư


nếp áo cũ, thân quen và hồ như rất mỏng

khói thuốc bay đâu nhớ nỗi tận cùng

dòng sông vỡ là dòng sông không còn âm vỗ mạn

cánh phù du như buồm thắm căng tràn


về xếp lại mùa màng trên vai người hát gở

em chỉ có một bài thơ xưng tụng

em chỉ nhớ hình buổi chiều chép lại

bằng những ngón tay đóng thập tự xuống ván ngày


K- LAN



BÀI KHÔNG TÊN TRỞ TRẮNG


nắng rất vàng

em trốn vào môi hôn trắng màu phụ rẫy

cầu vồng nối bờ ẩn oan đã gãy

ngủ giữa khoảng rơi mùa Hè

một thiên tư thuộc về nới cất giấu

anh

và những ký tự không còn lên xanh nữa


buổi trưa nhú mầm yêu cũ

chiếc eo gió trở bầu trời về phía biển

hát ru em câu chuyện bạc đầu

năm tháng đi qua ngón tay ngoan

niềm tin lộc non chết rũ trên thân cành thi tứ

bài thơ cho nhau khóa cửa

dấu son nhảy nhót vô hồn trên muôn vàn ký tự lạ

căn phòng chiều

âm thanh sáng quắc cắt nhau


nắng vẫn rất vàng

rắc vào chiều dăm giấc vụn xéo xiên

mắc lên giác quan từ bi đôi lần cấu xé

con thuyền ưu tư mắc cạn nơi cuống họng ngày

ai đó ngồi nếm vị hoàng hôn


K- LAN



BLUES ĐÊM

ngón tay đã ngưng đuổi bắt âm giai trên phím khôn cùng bóng tối oai mục rời cánh tay nhau phụ họa cho nỗi nhớ mặt mộc từng chiếc bóng lang thang cũng mang mặt nạ nối với nhau bằng nếp môi đói một lần thốt gọi hỡi ơi khúc blues em rền đêm kể lể những điều không, có

về loài hoa giấu mặt vào xác bướm thoát kiếp bay đi cánh đồng chấp chới màu phấn rũ hư vô anh về trú dưới chùm rễ mọc sâu vào tiền kiếp ký ức tru đêm cấu bầu trời trầy xước con dế hoang giật mình chạy xô lớp cỏ bích la dường như không thể trốn

về nếp áo bay nghiêng tháng năm dạt hương người về nơi mặt trời cư ngụ từng dòng sông hấp hối dập dềnh môi sóng bên mỏm đá tưởng tượng con thuyền bỏ rơi sự mắc cạn bàn chân lạc sự tìm như ươm sẵn cơn đồng lõa phía hành lang ngày leo xuồng câm lặng sợ cái chớp mắt ồn ào

về lời hát u mê ẩn dụ cánh vai trần run rẩy cứa nát tim vui miệt mài như xưng tụng trong buổi sám hối cuối cùng những ảo ảnh nhảy nhót trong khúc blues rỗng mặt trời kéo tấm chăn nhung đánh rơi giọt sáng đầu tiên và đêm đã mất


K- LAN



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Bảy 20235:10 CH(Xem: 5592)
cửa em / không phải cửa mình / cửa ta / nhà bạn / thình lình mở toang
10 Tháng Bảy 20231:55 CH(Xem: 7134)
PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969 Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự... Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu, phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh. Trong tập thơ này, có 34 nhà thơ nữ Hoa Kỳ, và sáu nhà thơ nữ Việt Nam: Xuân Quỳnh (My Son’s Childhood), Hương Tràm (The Vietnamese Mother), Hà Phương (To An Phu, From This Distance I Talk To You), Trần Mộng Tú (The Gift In Wartime, Dream of Peace), Minh Đức Hoài Trinh..., Nguyễn Ngọc Xuân...
28 Tháng Sáu 20239:58 CH(Xem: 7734)
anh là chim cánh mỏi / bay về tổ chiều hôm / không còn ai ngóng đợi / tay với cành hoa thơm
18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 6403)
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ. Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó.
18 Tháng Sáu 20236:10 CH(Xem: 7536)
có một đêm rằm trăng sáng thơ thẩn ta đi trên đường bỗng dưng nhớ bài thơ cũ … “cúi đầu chợt nhớ cố hương”
18 Tháng Sáu 20235:32 CH(Xem: 6502)
“Lễ tang của cậu qua đi đã lâu nhưng không khí trong nhà tôi vẫn chùng xuống. Không ai biết phải làm gì để tiếp tục sống, ngoài số tiền ít ỏi của cậu dành dụm được khi trước. Sau cuộc chiến “Bão sa mạc” với Mỹ cùng các nước đồng minh, Iraq thất thủ, bị cấm vận. Bao phủ Baghdad là một bầu không khí ngột ngạt, không có bất cứ việc gì để làm. Dù không quá sung túc, nhưng chẳng bao giờ chúng tôi để thức ăn thừa từ bữa trưa sang bữa tối, mà đều phải vứt đi. Các chủ gia đình sẽ lấy làm xấu hổ nếu họ mua dưới 50 cân gạo một lần, thường đặt hàng cả con cừu, thịt tại nhà và ăn tươi. Tiết kiệm là tính từ không khi nào xuất hiện trong tiêu dùng của người Baghdad. Và bây giờ thì chúng tôi ăn khoai tây, chà là, bánh mỳ làm từ bột mỳ đen vốn chỉ dành cho gia súc. Thế nhưng vẫn có những gia đình còn tệ hơn. Thuốc men hạn chế, đồ ăn không có. Đói. ..."
18 Tháng Sáu 20235:22 CH(Xem: 7054)
mấp mé mấp mé chiều quanh / tiếng kêu sẫm buồn rợn tối / chim. lia rẽ / một khúc quành / xao xác đường về rất vội
18 Tháng Sáu 20235:12 CH(Xem: 6623)
Tiết học đầu tiên ở trường Võ Tánh, tôi gặp thầy Đỗ Đức Trí. Hôm ấy thầy trông đạo mạo, mẫu mực, áo quần chỉn chu, thẳng nép chứ không luộm thuộm, nhếch nhác như những lần gặp ở trường Kim Yến. Gặp lại tôi, thầy có vẻ đồng tình là tôi theo nghiệp văn chương, cố nỗ lực để được vào học ở trường công lập. Đối với ông Sáu, thành tích của tôi được vào trường công lập, không kinh qua lớp đệ tam, điều đó ông không quan tâm chút nào. Điều quan tâm của ông là thân xác tôi ngày càng phát lớn, trổ mã trông thấy, cái giọng ồ ề, sức vóc phổng phao như con gà trống đã gây phiền toái cho ông Sáu . Nhà có hai gã đàn ông đang vào tuổi lính tráng là đầu mối cho mọi sự dòm ngó của những con mắt cú vọ, đôi tai thính của những “con chó săn” . Đó là những kẻ mà ông ám chỉ cho những tên cạo giấy, bọn ngồi mát ăn bát vàng, bọn tham nhũng đầy rẫy ở phố phường hoa lệ này.
18 Tháng Sáu 20235:07 CH(Xem: 6061)
Trên đỉnh tháp của đồng đô la / Em - cười vỡ sáng thế ký / Viết trật tự thế giới mới - toàn trị / Đưa ngọn lưỡi Pharisee trở về / Ưỡn mình vào công nguyên/ Liếm mòn nhân loại.
09 Tháng Sáu 20234:36 CH(Xem: 6511)
T. cận tôi trai Hà Nội, song có dịp được đi & sống ở nhiều vùng đất trở thành thân quen, rồi yêu quý - và một trong những vùng đất đó là Bình Định. Một sinh viên của tôi làm phim tốt nghiệp về “Võ Bình Định”, tôi rất vui, bảo: “Thầy mới chỉ biết đôi chút về Trời văn Bình Định thôi, phim của em giúp thầy và nhiều người hiểu thêm về Đất Võ Bình Định đáng tự hào”… Mấy Hội thảo Khoa học về cụ Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu - người thầy của Đào Tấn vĩ đại, về Tổng đốc Lê Đại Cang, may được ông Tổng BT tạp chí Văn Hiến Nguyễn Thế Khoa chiếu cố mời về cùng với tham luận và làm phim nên càng có dịp thâm nhập sâu hơn vào kho tàng văn hóa Bình Định. Một dạo, có lớp tập huấn về Biến đổi khí hậu do Thái Lan và Diễn đàn “Nhà báo Môi trường” tổ chức tại Quy Nhơn, được mời tham dự và làm phim cho họ, tôi có điều kiện hiểu thêm về giá trị của Môi trường “xứ Nẫu” nói riêng và Biển miền trung Trung bộ nói chung…