- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

“The Tale of Lady Thị Kính” Khai Diễn Thành Công Tuần Lễ Đầu, Bước Vào Tuần Lễ Thứ Hai Với Khen Ngợi Từ Khắp Nơi

15 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 35335)


Sáng thứ Sáu ngày 7 tháng Hai, cùng ngày tờ LA Times chọn hai vở Opera chính nên xem là Broke Back Mountain và The Tale of Lady Thị Kính, từ Orange County, chúng tôi một nhóm mười mấy người lái xe hẹn gặp nhau ở phi trường LAX để cùng bay đến thành phố Bloomington, Indiana: chỉ để đi xem Chuyện Bà Thị Kính do nhà soạn nhạc P.Q.Phan biên soạn. Sáng sớm thứ Sáu, ai cũng mệt mỏi với công việc cả tuần và đầu óc còn bận lo thu xếp công việc ngày thứ Sáu. Bước lên máy bay, ai đó đặt câu hỏi, lần cuối cùng bạn đi xem ca nhạc kịch Opera là hồi nào? Mọi người nhao nhao trả lời. Người bạn đặt câu hỏi kế tiếp, vậy lần cuối cùng xem một vở Opera có câu chuyện Việt, do nhạc sĩ Việt soạn nhạc kịch trên sân khấu Mỹ là hồi nào? Ai nấy đều im lặng, chẳng còn ai thắc mắc vì sao mình dẹp mọi công việc để bay đến vùng trời băng tuyết này nữa.

Đó là tinh thần của hàng trăm người Việt từ khắp nơi vào lúc khăn gói lên đường đi đến Bloomington, Indiana để xem tận mắt vở ca nhạc kịch The Tale of Lady Thị Kính. Đa số mọi người đều đã nghe và đọc nhiều về công trình dàn dựng công phu cũng như đều quen thuộc với câu chuyện Thị Kính. Nhóm chúng tôi may mắn hơn đã được nhạc sĩ P.Q.Phan cho nghe trước một vài đoạn và được ông giải thích, giới thiệu nhân vật cũng như chia xẻ suy tưởng của ông đằng sau câu chuyện và dòng nhạc này vào tháng 12 khi ông có dịp về California. Chúng tôi đến Indiana với nhiều kỳ vọng.

Đêm khai diễn đầu tiên vào lúc 8 giờ tối thứ Sáu, ngày 7 tháng Hai, cả rạp chật kín người. Nhà hát Opera ở một khu vực ít người Việt hôm nay dập dìu những tà áo dài đủ màu. Khán giả người Việt, người Mỹ từ khắp nơi hội tụ về đây ngồi im nghe câu hát tụng niệm mở màn Nam Mô A Di Đà Phật của Sư Cụ cất lên trên sân khấu nhà hát Indiana University Opera House. Nhóm chúng tôi cùng nhau đi xem vào đêm thứ Bảy ngày 8 tháng Hai. Rạp hát chật kín. Từ phút đầu khi bức màn sân khấu được kéo lên, 1500 khán giả đã dán chặt mắt vào bức phông mùa xuân tranh Đông Hồ, để rồi sau đó liên tục bị cuốn hút theo từng dòng nhạc, từng nhân vật.

 

vb_1-content

  Ảnh Việt Báo

 

 

Màn một mở đầu bằng cảnh mùa xuân với Thiện Sĩ trên đường đến nhà Mãng Ông xin hỏi cưới Thị Kính. Và quan cảnh đám rước ngày xuân diễn ra tươi vui đầy sắc màu. Dàn nhạc giao hưởng trên 60 người hoà điệu cho dàn đồng ca từ các nhân vật tham dự đám cưới đồng thanh: “The love of this union, it’s brisk like this spring air, in the name of Heaven and earth, bless this eternal love.” Có những khúc hát xen kẽ tiếng Việt dù toàn bộ các diễn viên ca kịch đều là người Mỹ: “Duyên phận của phụ nữ, phụ thuộc vào chánh nam, vợ hiền phải theo chồng, tuân lời và cần cụi ngày đêm”.

Chúng tôi ngồi gần cuối nhà hát, nên không chỉ được xem toàn cảnh mà còn có thể quan sát mức độ hưởng ứng của khán thính giả, ai nấy trông đều chú tâm ngồi lắng nghe. Lời nhạc, sắc phục, khung cảnh trên sân khấu được trình bày giữ theo tinh thần Á Châu thời xưa, với nhân vật Thị Kính giữ đúng sắc phục Việt. Hẳn nhiên có một vài chi tiết có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp văn hoá Việt hơn, như điệu bộ của các nhân vật, màu sắc sân khấu, tuy nhiên một điều mà nhạc sĩ P.Q.Phan đã thành công gần như tuyệt đối chính là phần âm nhạc, vừa đậm nét nhạc Opera tây phương khiến người nghe liên tưởng đến nhạc kịch Stravinsky, đồng thời phảng phất âm hưởng sâu lắng đậm nét hát chèo, khiến khán giả người Việt tìm được âm thanh quen thuộc lý thú.

Đến cuối phần I khi Thị Mầu với bộ tóc đen và khuôn mặt Á Châu tinh nghịch xuất hiện lên chùa dâng lễ thì không khí bỗng dưng thay đổi. Hệt như trong tuồng chèo truyền thống, Thị Mầu là nhân vật thu hút hớp hồn khán giả một cách dễ dàng, tự nhiên. Nàng vừa hát những nốt nhạc cao vút vừa lẳng lơ nhảy múa đưa câu chuyện bước vào những tình tiết tréo ngược. Cao điểm của vở nhạc kịch cũng bắt đầu từ đây. Vào cuối Phần I, khán thính giả cũng như nhân vật Nô, hoàn toàn bị Thị Mầu ra tay hớp hồn.

 

 vb_2-content

Ảnh Việt Báo

 

 

Trong khi Phần I kết thúc với những màn sôi động trần tính giữa Thị Mầu và Nô, thì phần II trở lại mở màn với khung cảnh yên tĩnh, thanh tịnh với tiếng hát đầy tâm tình của Tiểu Kính Tâm (Thị Kính, nay đã vào chùa tu hành). Tiếng tụng niệm của Tiểu Kính Tâm xen kẽ với tiếng hát dầy dặn của Sư Cụ tụng niệm Nam Mô A Di Đà Phật đưa khán thính giả trở lại với nhân vật chính và tâm tình của Thị Kính. Có lẽ đây là một trong những đoạn ưng ý của nhà soạn nhạc, giai điệu và hoà âm đưa người nghe trở về với thế giới âm thanh vừa trong sáng, tha thiết, vừa ẩn chứa ngàn ngàn lớp lớp tâm tình, đưa khán thính giả trở về với thế kỷ thứ 10 nơi người đàn bà sống dưới lăng kính xã hội khắt khe, nơi Thị Kính rũ bỏ trần gian tìm bình an cho tâm hồn: “My mind may be clear, and my soul light, but my fate is uncertain...”

Những màn kế tiếp lần lượt nối kết câu chuyện mang đầy chất kịch tính, như các màn nhiều chuyện của Vợ Mõ và Lý Trưởng, màn xử án Thị Mầu trước toàn bộ dân làng, cảnh Thị Mầu đem con bỏ trước cửa chùa, và cảnh Thị Kính bồng con giữa chợ đầy thương tâm. Âm nhạc cũng chuyển từ tính trong sáng, vui tươi đến những giai điệu nghiêm túc, thiêng liêng hơn, cho thấy ý tứ sắp xếp của nhà soạn nhạc, đưa khán thính giả leo lên từng bước một của tiến trình “thăng hoa”. Cuối cùng cảnh Thị Kính Thăng Hoa trở thành Phật kết thúc vở nhạc kịch bằng nốt nhạc nhân bản. Nhạc sĩ/nhà soạn nhạc kịch P.Q.Phan đã vẽ cuộc đời của Thị Kính như một ví dụ cho thấy rằng một người đàn bà bình thường sống vì mục đích cao cả có thể trở thành một biểu tượng có ý nghĩa trong xã hội. Không thể chối bỏ ý nghĩa tôn giáo trong sự thăng hoa của Thị Kính, nhưng vở opera cũng là bằng chứng cho thấy rằng với tình thương, lòng độ lượng, sự kiên trì, một người đàn bà cuối cùng có thể thăng hoa trở thành Phật, hay ai với Phật tâm cũng có thể trở thành Phật.

The Tale of Lady Thị Kính kết thúc với hơn ngàn khán thính giả đồng lượt đứng dậy vỗ tay không ngừng. Trên đường bay về Cali, chúng tôi vẫn còn nghe âm hưởng Chuyện Bà Thị Kính và tiếng dàn cồng (chiêng) văng vẳng, có lẽ tiếng tụng niệm Nam Mô A Di Đà Phật với âm điệu hát chèo này sẽ ở lại mãi trong đầu. Đường về ngắn hơn với câu chuyện về vở Opera Quan m Thị Kính nổ như pháo, mỗi người mỗi ý, phê bình, khen ngợi... Đa số mọi người đều hài lòng và cảm nhận sự tuyệt diệu của những nốt nhạc, giai điệu, âm hưởng. Một số phê bình về sắc phục, điệu bộ và một vài đoạn có vẻ “tuồng”. Nhưng một điều mà cả 14 người chúng tôi đều đồng ý là nhạc sĩ P.Q.Phan đã thành công với những dòng nhạc hay tuyệt ngoài mức mong đợi. Tâm nguyện của cả nhóm là vở Opera Chuyện Bà Thị Kính của P.Q.Phan sẽ cất cánh thành một vở Opera được lưu diễn khắp nơi ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Tại sao không? Cốt lõi chính là phần âm nhạc và tuần bản đã đạt đến mức độ tuyệt vời. Mọi yếu tố còn lại đâu khó khăn gì mà không theo đó “thăng hoa”.

 

vb_3-content

Ảnh Việt Báo

 

 

The Tale of Lady Thị Kính sẽ được tiếp tục trình diễn vào tối nay và tối mai, ngày 14, 15 tháng 2 lúc 8 giờ tối tại Nhà Hát IU Opera.

 


vb_4-content

Ảnh Việt Báo

 

 Nguồn:

http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-220862/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30762)
H đã rời bỏ nơi chốn chúng tôi cùng rong chơi “ nơi đó sặc mùi lừa bịp – H nói những cái thớt và những đứa liếm thớt H không chịu được mùi không phải của người”
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30953)
T hấp thoáng tháng tư rưng rưng mùa hạ cũ Mùa xưa qua đây Tuổi trẻ hồng như màu mực đỏ Đêm đốt rừng gió xiết cổ tình ca
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31406)
« C hiến tranh là sự tiếp nối chính trị bằng những phương tiện khác» . Câu văn trứ danh này của Clausewitz, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe qua. Nó xác lập sự phụ thuộc của quân sự vào chính trị. Từ khi có những tập hợp người gọi là thành quốc hay quốc gia, người ta không làm chiến tranh đơn thuần nhằm chém giết lẫn nhau, mà để giành lấy quyền định đoạt số phận của một cộng đồng. Và kẻ tham chiến có thể thua hàng trăm trận đánh, miễn là thắng trận cuối cùng, nếu sau đó nó mang lại quyền quyết định về việc tổ chức chính quyền trên một lãnh thổ.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32088)
T ình trạng dịch thuật hiện nay ở Việt Nam đang ở mức cần phải báo động. Radio RFI đã dành nhiều chương trình cho những buổi nói chuyện với nhiều dịch giả trong và ngoài nước về vấn đề này. Sau Hoàng Hưng, Phạm Xuân Nguyên là những nhận định có phần nghiêm khắc của dịch giả Trần Thiện-Đạo đã sống ở Paris trên nửa thế kỷ. Trước 30-04-1975, Trần Thiện-Đạo cộng tác với các báoVăn, Tân Văn, Bách Khoa, Nghệ thuật... ở Sàigòn và hiện nay vẫn thường xuyên gửi bài in trên các sách báo văn học trong-ngoài nước. Ý kiến của Trần Thiện-Đạo sẽ như một liều thuốc đắng, may ra giã được một số tật cố hữu trong địa hạt dịch thuật của Việt Nam.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34292)
Trước 30-04-1975 Thế Phong là một nhà văn quân đội. Ưu điểm của Thủy và T6 nằm ở giọng văn chuyển tải suy nghĩ nhân vật liên tục không chấm dứt, qua đó, người đọc bắt gặp thủ đô Sàigòn về đêm. Một thủ đô phù phiếm dù mặt trận kề cận. Một Sàigòn vừa trải qua Đảo Chánh đã chờ đợi Chỉnh Lý. Thế Phong ghi lại tâm trạng bấp bênh của xã hội miền Nam mà các chi tiết vũ trường, thao thức nhân vật có thể chuyển hoán cho hôm nay, bây giờ. Bối cảnh truyện xảy ra năm 1964, năm khởi đầu của nền đệ nhị Cộng Hoà.(TCHL)
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35131)
C ánh tay tôi rơi dài bên tôi, tựa tiếng thở sâu từ ngàn năm trước. Tôi thở mơn man, dịu dàng trên đồi cao cùng người tình xa xứ đáng thương. Tôi thở lười biếng, hão huyền bên người đàn ông dậy nực phù sa sông Hồng. Tôi thở không thành tiếng trên triền cát vàng tựa chiếu chỉ vua ban, nghẹn ngào nuốt sâm quý hắc mùi đền đài Trung Hoa. Tôi thở dồn dập kích động, rên hú thanh quản từng hơi trong căn phòng Tim. Nước sông Hồng mùa đông cạn ráo. Dầu cho Hồ Tây tràn nước ra đường, sương mù dăng trắng thành phố. Không khí ẩm ướt đọng thành vũng trong những ngôi nhà phố cổ. Không ai, không gì biết đến sự tồn tại của tôi. Đồng loã cùng thân thể mát thơm, uốn dẻo và trái tim hỗn mang của tôi là màu đêm tối.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34328)
Tôi xô nó ra nói thôi mà, làm ở trong chùa tội chết. Nhưng thằng nhỏ giờ phút này còn có biết gì nữa, công an nó còn chưa sợ, sợ gì tội. Tôi ngó lên bức hình ông Quan Công trên bàn thờ, tôi nói coi chừng cái ông cầm cây Thanh Long đao kìa. Danh bước đến thổi tắt phụt ngọn đèn dầu. Trong phòng bỗng tối mực. Danh đã cởi áo tự hồi nào. Nó kéo tôi nằm ngữa ra nền xi-măng. Bóng tối như đêm làm cho dạn dĩ hơn, không còn mặc cảm tội lỗi nữa, tôi ôm Danh với tất cả ham mê. Thằng nhỏ tuổi trẻ mà tài cao. Nó làm tình như giông, như bão.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33287)
...Trong hoàn cảnh hiện nay, người làm văn học, trong hay ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ, đang có cơ hội và khả năng tạo một sinh khí cho xã hội VN, giúp giảm thiểu những phá sản tinh thần đang xẩy ra. Muốn vậy, rất cần có sự đam mê, học hỏi, và lòng can đảm nói thật, viết thật. Không có nền văn học có giá trị nào được xây dựng trên sự giả dối và tránh né.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 41283)
T ừ ngày 7/3/1975, khi Văn Tiến Dũng bắt đầu cô lập Ban Mê Thuột, tới ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vừa chẵn 55 ngày. Thật khó ngờ chỉ trong vòng 55 ngày và 55 đêm mà đạo quân hơn một triệu người–có hơn phần tư thế kỷ kinh nghiệm tác chiến, với những vũ khí khá hiện đại như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa [VNCH]– bị sụp đổ hoàn toàn [...] Những hình ảnh điên loạn mà ống kính các phóng viên quốc tế thu nhận được chẳng khác cảnh vỡ đê trước con nước lũ, hay sự sụp đổ của một tòa lâu đài dựng trên bãi cát, khi nước triều dâng lên.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33493)
c ắm que nhang tưởng niệm cho ngày ra đi thấy niềm cô đơn một lần nữa trở lại đêm soi gương sâu hút ánh mắt thoai thoải đường cong li tâm ấm ức