Mẹ chưa bao giờ biết đến ngày Valentine! Mẹ chờ con về đã 40 cái Tết Mẹ vẫn hàng đêm nguyện cầu cho con Mẹ nghe tiếng con văng vẳng đâu đó nhập nhòa, rì rào như lẫn vào tiếng sóng Giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt mẹ khi nghe ba tiếng hòa bình rồi! Ngày đó Sài gòn đổ mưa trong lòng mẹ! Con vẫn chưa về!
Mẹ tiễn con đi một ngày sau Tết Trời xuân buốt giá hơn vì đạn pháo chở thêm cái lạnh về từ phía Bắc Chiếc áo mẹ để dành cho con vẫn còn nằm trong tủ Con chưa về mặc lần nào từ hôm ấy!
Mới đó mà đã 35 mùa rét trôi qua Nhanh như những sợi tóc mẹ thay màu mẹ không hay biết
Nhanh như tấm lưng mẹ còng thêm vì mỗi ngày gánh nặng nỗi chờ mong
Cái ngày mà người ta gọi là Valentine Mẹ chưa hề biết! Mẹ chỉ biết tình yêu của cha con dành cho mẹ Để rồi ngày có con Mẹ lại dành tình yêu cho con Những tình yêu của mẹ Lần lượt… đi mãi không về!
70 năm rồi hơn 80 năm Mẹ cỗi già Con vẫn chưa về!
Mẹ không cần biết cái ngày gọi là Valentine mẹ chỉ biết ôm lấy những khoảng trống đợi chờ tình yêu của mẹ!
11.02.2014 ĐÌNH NGUYÊN (viết sau khi nghe nhà thơ Vũ Trọng Quang đọc bài thơ của anh, sau đêm nhạc của ca sĩ Lệ Mai)
Ô ng Giản nhớ lại, năm ngoái chính vợ ông cũng đã nằm ở đây
trong chiếc quan tài để người ta đưa ra cánh đồng, ông đưa tiễn vợ ra tận nghĩa
trang. Ông thì thầm với vợ rồi cũng có ngày tôi sẽ nằm đây để người ta đưa ra
với bà, bà đi trước tôi đợi tôi nhé! Bây giờ thì chính ông đang nằm đây, chỉ có
khác vợ ở chỗ ông chưa chết nên chưa được nằm trong quan tài.
T heo văn phong cải lương của Khổng tử thì hôn nhân là “The River of
no-return”, đạo đức như tớ thì đời vợ chồng là “thánh giá Chúa gửi ,” vì như
lời thánh kinh đã nói: “ Này ta bảo thật các con: những gã đực rựa
nào vừa đi làm đổ mồ hôi lấy tiền nuôi gia đình, vừa nhẫn nhục sống trong cảnh
vợ chúa chồng tôi, thì dù có bay bướm chút đỉnh, nước Thiên Đàng vẫn chính là
của họ.”
B ài viết này cố gắng xuyên
suốt qua những màn hỏa mù tuyên truyền, tái dựng lại “bài học Đặng Tiểu Bình”
dưới ánh sáng lịch sử và luật học. Nguồn tư liệu cơ bản của chúng tôi là tư
liệu văn khố Mỹ, Pháp, Nga, Trung Hoa và Việt Nam thu thập hơn 30 năm qua—kể cả
tư liệu kho Châu Bản nhà Nguyễn, chuyến thăm viếng vài trận địa cũ trong năm
2004-2005 nhân dịp du khảo Việt Nam với một học bổng Fulbright của Bộ Ngoại
Giao Mỹ và tài trợ khác, cùng những thông tin truyền khẩu của một số người đã
tham dự cuộc chiến, gồm dù không giới hạn trong số các bộ đội QĐND từng tham
chiến.
... m ột điều mà cả 14 người chúng
tôi đều đồng ý là nhạc sĩ P.Q.Phan đã thành công với những dòng
nhạc hay tuyệt ngoài mức mong đợi. Tâm nguyện của cả nhóm là vở
Opera Chuyện Bà Thị Kính của P.Q.Phan sẽ cất cánh thành một vở Opera
được lưu diễn khắp nơi ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Tại sao không?
Cốt lõi chính là phần âm nhạc và tuần bản đã đạt đến mức độ
tuyệt vời.
k hông phải là u sầu
của những ngày không nhau trong em mùa nầy
chói chang màu nắng bởi hôm qua hai tâm
hồn chết lặng đuối một lần trong
yêu dấu nồng say
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.