- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHUYỆN TÌNH ĐÊM GIAO THỪA

26 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 37356)


thieunudiquamuadong-sketch_dtc-content

(Thiếu Nữ Đi Qua Mùa Đông - sketch dtc)


Hai mươi ba giờ, chỉ còn một tiếng nữa là đến thời khắc giao thừa, chị thắp những nén hương, chia đôi cho bố cho mẹ. Chị không khấn mà chỉ nhìn vào khung ảnh còn mới của mẹ. Bố chị hy sinh khi chị lên hai, còn mẹ chị mất đúng ngày ông Công ông Táo lên trời. Trước lúc nhắm mắt, mẹ chị trăng trối một lời duy nhất, bắt chị phải hứa, chị vừa khóc vừa hứa, đôi môi mẹ chị khẽ mỉm cười, bà ra đi thanh thản như đã làm xong nghĩa vụ cuối cùng với con cái.

 

Mẹ mất đi, chị mới cảm thấy nỗi cô đơn thật khủng khiếp. Những cuộc điện thoại của người em trai từ bên Đức gọi về thường xuyên cũng không làm cho chị vơi đi nỗi hưu quạnh. Ba mươi bảy tuổi, nếu như không phải đằng đẵng mười hai năm trời trông nom mẹ liệt nửa người hẳn giờ đây chị đã có một tổ ấm riêng hạnh phúc, bởi chị tuy không đẹp nhưng có duyên và đặc biệt có một tấm lòng nhân hậu. Chị chưa bao giờ cất tiếng thở dài khi phải hy sinh cả thời thanh xuân cho mẹ, nhưng với đàn ông, chị đã thở dài thất vọng vì những người đàn ông đến với chị, lúc đầu mãnh liệt như con thú đói tình nhưng rồi họ cứ bỏ chị mà đi. Mối tình đầu của chị nảy nở ở thời sinh viên, chị yêu say đắm chàng lớp trưởng học giỏi có giọng nói hùng hồn như một nhà hùng biện nhưng cứ hễ đi chơi với chị là đòi chị phải dâng hiến để chứng minh tình yêu. Sau ba lần bị từ chối, chàng tuyên bố chấm dứt tình yêu với chị. Chị hụt hẫng, đau khổ và tự tìm đến người yêu để chứng minh tình yêu mãnh liệt, chân thật nhưng cũng ngây thơ của mình. Chị ra trường cũng là lúc họa vô đơn chí đến với chị, mẹ chị sau một lần trúng gió đã bị liệt nửa người, còn tình yêu cũng rũ cánh bay xa. Nếu không vì mẹ, chị đã tìm đến cái chết. Từ đấy chị sống trong sự câm lặng, gần như chạy trốn cuộc đời. Bước vào tuổi ba ba, mẹ chị giục giã chị lấy chồng nếu không bà sẽ tự giải thoát cho chị bằng cách đập đầu vào tường. Chị kinh sợ, nhanh chóng chấp nhận yêu một người nhà quê mới ra Hà Nội lập nghiệp đang cần một mái nhà để trú ngụ. Nhưng đến lúc gần cưới thì gã cũng bỏ của chạy lấy người với cái lý do hết sức đê tiện; gã bảo chính chị bị mất trinh nên mẹ chị mới bị trời đày, sự thật gã tưởng sau mấy đợt nguy kịch, mẹ chị sẽ ra đi nhưng thấy bà ngày một khỏe ra thì gã sợ phải cưu mang mẹ chị suốt đời. Chị kể lại với mẹ tất cả, bà thở dài và từ đó không nói gì đến chuyện chồng con của chị nữa cho mãi tận đến lúc bà chuẩn bị đi sang thế giới bên kia.

Hai mươi ba giờ ba mươi, chị khoác thêm một chiếc áo rét, dắt chiếc xe máy Wave màu đen đi ra. Trời lặng gió nhưng rét, cái rét buôn buốt tìm mọi cách len lỏi vào người, thỉnh thoảng chị lại rùng mình một cái.

Đã mười bốn năm kể từ khi chị và mấy người bạn rủ nhau đạp xe lên bờ hồ Hoàn Kiếm đón giao thừa, giờ chị mới có dịp trở lại. Chị ngỡ ngàng trước dòng người, dòng xe nườm nượp đổ về bờ hồ. Ngay cả cái vé gửi xe mười năm ngàn đồng cũng làm chị sửng sốt. Vốn nhạy cảm, chị nhận ra một điều, mọi người đi chơi giao thừa đều có đôi, có bạn, chị thì cô đơn một mình. Chợt chị quan sát thấy có đứa bé gái xinh xắn trên vai người bố đang mỉm cười với chị, chị vội vã nở một nụ cười đáp lại. Quên cả mục đích đi chơi giao thừa để thực hiện lời trăng trối của mẹ, chị đi theo đứa bé. Đã mấy lần chị định hỏi bố mẹ đứa bé cho chị bế nó một lúc nhưng đã gần đến giao thừa, chị sợ họ kiêng vì dẫu sao mẹ chị cũng mới mất, tấm băng tang màu đen cài ở tay áo sẽ là một minh chứng.

- Ái ! Đau quá ! - Tiếng thét ở dưới chân làm chị giật mình. Quá mải mê nhìn đứa trẻ trên vai người bố, chị đã giẫm vào chân một đứa bé ăn mày dưới đất. Chị vội ngồi thụp xuống:

- Cô xin lỗi. Có đau không cháu ?

Đứa bé trai gầy gò, phong phanh trong chiếc áo thun thủng lỗ chỗ, nhăn nhó nhìn chị. Chị lướt nhìn nó rồi đôi mắt chị hướng toàn bộ vào đứa bé gái bên cạnh đang ngủ lăn lóc trong tấm chăn cũ nát, nó mới chỉ chừng bảy tám tháng tuổi. Chị lấy ví móc ra một tờ năm mười ngàn đưa cho đứa lớn rồi bế đứa trẻ đang ngủ lên.

- Không, trả em cháu đây ! - Đứa bé trai gào lên như thể chị sẽ cướp mất em nó.

- Này cháu, hay là bế em về nhà cô ăn Tết đi? - Chị nói với đứa lớn. Nó chẳng nói gì, đưa tay giằng lấy đứa em trong tay chị . Đang lúc đôi co thì một người đàn ông tiều tụy như một kẻ nghiện hút đi đến giằng lấy đứa bé trao lại cho đứa lớn.

- Đừng có can thiệp vào chuyện của người khác !

Người đàn ông bực tức nói với chị, chị ngơ ngơ ngác ngác. Mười hai năm trời chị gần như chỉ đến cơ quan, hết giờ lại vội vã trở về với mẹ, chị ít tiếp xúc với đời, chị đâu có hiểu đêm giao thừa không chỉ là cơ hội làm ăn của những người trông xe mà còn của cả những ông bố, bà mẹ, những kẻ bất lương đã đi thuê những đứa trẻ để nhử mồi kiếm ăn .

- Đẹp quá !

- Ồ, ồ ồ tuyệt vời quá!

Giao thừa đã điểm, những chùm pháo hoa bao trùm trên không trung mặt hồ, lòng người nao nức, mê say, chỉ có lòng chị là trĩu nặng nỗi buồn. Những đứa trẻ tội nghiệp, ngay trong cái đêm giao thừa thiêng liêng nhất cũng bị lợi dụng để kiếm tiền, chị thương chúng quá. Chị chẳng còn hứng khởi để xem bắn pháo hoa, chị quay ra bãi gửi xe.

Trên đường về chị mua một cây mía lấy lộc; cây mía dài, loay hoay mãi không chằng được vào sau xe, chị đành bảo người bán chặt ra làm đôi.

Về đến nhà, chị đang lúi húi mở cổng thì giật thót mình bởi tiếng một người đàn ông trung niên có bộ ria mép rậm rịt. Sau giây phút ngỡ ngàng chị hỏi:

- Xin lỗi, anh tìm ai?

Người đàn ông nhìn chị, điềm tĩnh như thể đã quen chị từ lâu:

- Tôi cũng là người lên bờ hồ đón giao thừa, tôi đã chứng kiến cảnh chị bế đứa bé và định đưa nó về nhà ăn Tết. Tiếc thay lúc đó tôi không có đồ nghề. Tôi phóng xe theo chị để biết nhà và...

Người đàn ông bỏ lửng lời. Chả hiểu sao lúc đó chi lại nghĩ anh làm nhà báo. Chị bẽn lẽn mời người đàn ông vào nhà.

- Chị sống có một mình? - Người đàn ông ngạc nhiên hỏi. Chị không trả lời ngay mà khẽ mỉn cười:

- Nhà không có đàn ông, chỉ có một chai rượu vang Thăng Long cúng Tết, anh làm một ly cho ấm bụng.

Mồm nói, tay chị với chai rượu trên bàn thờ. Người đàn ông vội vã chộp lấy chai rượu từ tay chị đặt lại lên bàn thờ:

- Đừng thế, phải để cúng các cụ, có trà uống cũng được.

Chị lấy trà ra pha, người đàn ông có vẻ ít nói nhưng rất hay nhìn chị, nhiều lúc chị phải cúi mặt để tránh ánh mắt của anh. Khi nghe chị nói mẹ chị mới mất hôm hai ba Tết, người đàn ông xin phép thắp cho mẹ chị nén hương. Nhìn thấy ảnh mẹ, chị sực nhớ đến lời trăng trối của mẹ, nó cứ âm vang trong đầu làm chị như tỉnh như mê. Bất chợt chị nắm tay người đàn ông thỉnh cầu:

- Anh có thể giúp tôi một việc để thực hiện lời trăng trối của mẹ tôi?

- Việc gì vậy chị ? - Người đàn ông sốt sắng.

- Trước khi nhắm mắt, mẹ mẹ...- chị ngập ngừng- mẹ tôi bảo tuổi tôi đã cao, lại cũng chẳng còn trong trắng gì nữa, khó mà lấy được chồng nên kiếm lấy đứa con nương tựa tuổi về già.

Người đàn ông há mồm trước lời đề nghi bất ngờ của chị.

- Tôi ... t..ôi..ôi - Người đàn ông thốt mãi không thành lời.

- Anh yên tâm, tôi không cần anh phải nuôi nó, tôi cũng không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và con đường công danh của anh đâu.

- Ồ, không, không - Người đàn ông hấp tấp. Rồi cũng giống chư chị, anh không phải là anh nữa mà như thể anh đang nhập hồn vào nhân vật. Anh bật dậy đi ra cửa, trèo lên xe phóng như điên dại.

Chị sụp đổ xuống giường, đôi vai rung lên. Chị khóc, lúc đầu còn thổn thức, sau oà to như thể lúc người ta đưa quan tài của mẹ xuống huyệt. Lâu sau chị ngừng khóc, đi đến bên bàn thờ mẹ, chị lầm rầm khấn:

- Mẹ hãy tha lỗi cho con, con đã không thực hiện được lời hứa với mẹ; có lẽ người ta đã chê con quá già. Nhưng mẹ ơi, ở ngoài đường vẫn còn những đứa trẻ bị bỏ rơi, con sẽ tìm kiếm nhận nuôi một đứa.

Khấn xong chị định đi ta đóng cổng thì sững người khi thấy người đàn ông trở lại. Chị lùi, lùi lại chiếc giường, ngồi bịch xuống một cách vô thức. Người chị run lên, không phải vì rét mà vì bất ngờ vì có điều gì liêng thiêng đang đến với chị. Người đàn ông không nói gì, anh dựng giá vẽ, hai mắt nhìn chị như thôi miên, tay lia lịa đưa bút vẽ. Bây giờ chị mới hiểu anh là họa sĩ chứ không phải là nhà báo. Chị biết anh đang vẽ chị, chị ngồi im lặng, đôi mắt mở to nhìn về phía ảnh mẹ nơi bàn thờ. Một tiếng sau người họa sĩ buông bút vẽ, anh tiến lại phía giường, cầm tay chị dắt lại chỗ giá vẽ, xúc động nói

- Tặng em!

Chị nhìn đăm đắm vào bức ký hoạ; chị đấy nhưng không phải là chị bây giờ mà là chị của thời sinh viên hồn nhiên, trong sáng. Bên dưới bức họa có lời đề tặng, chị cúi thấp xuống nhìn cho rõ. Trái tim chị lặng đi trước dòng chữ : Tặng vợ yêu của anh

 

Vũ Đảm

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 20236:02 CH(Xem: 4678)
Sau mấy stt. của hắn trên MXH về chuyện vu cáo tồi tệ của vài vị “chức sắc” ở Hội Kiều học (Hội khoa học nghiên cứu Nguyễn Du & Truyện Kiều), cô con gái hắn - sinh viên năm thứ hai ĐH KHXH&NV vừa về tới nhà đã xộc tới bàn làm việc của hắn, với gương mặt đỏ bừng mà ngày thường vẫn lạnh như bà hoàng Băng giá, nó tức tối chất vấn, như hành hạ ông bố đã thất bại đủ thứ và đang khốn khổ đủ điều
16 Tháng Mười 20235:52 CH(Xem: 4475)
Tôi có duyên với chợ nên đi về cuối đường đời thì dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là cái chợ, nhớ nhất là cái thời còn buôn bán ở chợ nên đến bây giờ cả trong giấc ngủ tôi vẫn thường mơ thấy chợ, nơi ấy là nhà là kỷ niệm ăn sâu nhất không quên được.
16 Tháng Mười 20235:20 CH(Xem: 4791)
Nắng lạc lõng nắng tàn trên hè phố / Chiều bơ vơ chiều té xuống sông / Tôi im lặng tôi ngồi nghe sóng vỗ / Đời vô thường nên có cũng như không
16 Tháng Mười 20235:01 CH(Xem: 5363)
phương đông có quê hương là mặt trời / phương tây có thành phố đầy cổ tích / gửi về nàng chìm đắm / thanh thản những đóa hoa mộc lan / thì thầm điều to nhỏ / trong khu vườn hoang dã / ngơ ngác như mây mưa…
16 Tháng Mười 20234:35 CH(Xem: 4972)
Bay đi từ cánh đồng nào thân cò của mẹ / Chắt chiu hạt gạo đồng tiền / Mười đứa con nhân lên mười lần thương khó / Một trăm ngã nhọc nhằn vạn nẻo đắng cay
16 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 4530)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 4889)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 7095)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 6323)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4594)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi