- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

những người đàn bà á châu khỏa thân

22 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 46161)


hoangchinh-ndbackthan

 (Một góc tác phẩm trong triễn lãm

của Hội Mỹ Thuật thành phố Đà Nẵng 2014)


Làm sao người ta có thể hãm hiếp một con vật được. Một con chó, một con mèo, một con ngựa, một con bò. Thật là ghê tởm. Tưởng tượng nửa thân trước của con vật bị kềm chặt qua một lỗ hổng trên hàng rào hoặc trên vách tường. Thằng đàn ông dã thú lên cơn điên ở bên này vách tường đâm sâu cái của nó vào thân thể con vật. Con chó, con mèo sẽ gào lên, sẽ giẫy dụa, sẽ sủa, sẽ tru, sẽ hú, sẽ phun phì phì như rắn hổ mang chuẩn bị tấn công. Bên này vách tường, thằng đàn ông thú vật cũng phì lên vì khoái lạc.

Thật là ghê tởm. Vậy mà những chuyện như thế đôi khi vẫn xảy ra. Hôm nay báo lại đăng một vụ nữa. Hắn không thể nào làm được chuyện đó. Xấu, đẹp, đui, què, câm, điếc gì thì cũng phải là một người đàn bà. Chỉ đàn bà mới đem lại được cho hắn cơn khoái lạc. Không thể là một con vật. Không thể là chó là mèo là ngựa là bò. Cũng không thể là một con búp bê Nhật Bản bơm phồng. Không thể. Không bao giờ.

Phải là một người đàn bà.

Hắn bắt đầu sưu tầm hình phụ nữ khỏa thân từ bao giờ nhỉ. Để hắn cố nhớ lại xem. Hình như từ dạo dọn vào căn hộ chung cư này thì phải. Đúng rồi. Từ dạo dọn vào chung cư này. Lúc chưa về đây, hắn chia phòng với một người đàn bà. Căn hộ hai phòng ngủ. Một khoảnh bếp có nồi cơm điện lúc nào cũng đầy cơm nguội. Một nhà tắm vắt vẻo những chiếc áo ngực màu đen. Người đàn bà có thói quen cẩn thận ủi từng chiếc quần lót mỗi tối thứ Bảy. Chung một địa chỉ. Chi phí chia đôi. Họ sòng phẳng với nhau. Lúc ấy hắn còn có việc làm. Lương lậu cũng khá. Hắn sống nề nếp như một nhân vật tử tế ở Hà Nội những năm ba mươi thường thấy trong những cuốn tiểu thuyết thời tiền chiến. Dạo ấy hắn đọc những sách báo lành mạnh. Và sống bên một người đàn bà thì không có lý do gì để sưu tập những hình ảnh phụ nữ khỏa thân.

Những phụ nữ khỏa thân về sống với hắn từ dạo ấy. Những người đàn bà trong những tấm hình màu rực rỡ. Tóc đen ngả màu nâu. Màu da trắng xanh, cái màu da bệnh hoạn nhưng lại gợi tình. Cái màu làm hắn ngất đi vì mê đắm. Những người đàn bà ẩn sau những tấm màn che ny-lông thật dai và thật tốt.

 Mở bao ny lông ra là phải mua luôn đấy. Lần nào đi qua chỗ hắn đứng, gã nhân viên nhà sách khệ nệ chồng sách trên tay cũng ngoái cổ lại dặn hắn như thế. Nhà sách cũ. Những tạp chí dành riêng cho đàn ông thường nằm khuất phía sau những kệ sách để người mua không thấy ngượng ngùng khi chọn lựa. Hắn vuốt ve cái bọc plastic trơn bóng, hình dung lớp da mịn màng của người đàn bà có khuôn mặt trẻ thơ nhưng đôi vú như hai trái bưởi trúng mùa trên bìa cuốn tạp chí. Loại sách báo này bao giờ cũng được bọc kỹ. Muốn xem thì phải mua. Mua rồi thì trong nhờ đục chịu. Nếu cả cuốn báo chỉ có cái bìa bắt mắt còn bên trong toàn những quảng cáo hay tin tức vớ vẩn thì rán chịu. Mua cuốn báo hình phụ nữ khỏa thân mà làm như chuyện cưới một người đàn bà. Cưới về rồi mới biết thực hư. Vì vậy mà hắn tốn khá nhiều tiền để có được một bộ sưu tập quý giá. Toàn con gái Á Châu. Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Tốn biết bao nhiêu tiền cũng chỉ vì người đàn bà bí mật có cái tên Cindy.

 What the hell you think you’re doing, Cindy?

 Hắn biết Cindy qua một người đàn ông. Hay đúng hơn là qua cái câu gắt gỏng ấy. Phải cải chính ngay rằng Cindy không phải là một trong những phụ nữ khỏa thân mà hắn có dịp giao du. Cindy là láng giềng của hắn. Hai căn hộ sát vách nhau. Cindy thuộc loại ít nói. Hay đúng hơn là không bao giờ nói. Dáng người cô ta gọn, ngực đầy, eo thon. Hắn đoán vậy. Tóc dài, những ngón tay dài nhưng chân thì không dài. Hắn đoán vậy. Bởi hắn không ưa cái mốt chân dài. Con gái chân dài cao lêu khêu như hươu cao cổ, đẹp gì mà đẹp. Kẻ nào đó vẽ ra hình ảnh người đàn bà chân dài và biến nó thành lời nguyền ám vào đầu bọn đàn ông. Những người đàn bà chân dài. Những người đàn bà mang khuyết tật. Trường túc bất chi lao. Nhảm. Toàn một giọng quảng cáo rẻ tiền. Hắn vẫn huyênh hoang cái thời còn làm ra tiền hắn đã thử nhiều chân dài lắm rồi. Cũng đuối sức như chân ngắn vậy thôi. Chân dài dễ làm liên tưởng đến những người mẫu bằng gỗ trong các tiệm quần áo. Hình ảnh cặp chân ngăn ngắn bắt lên trong hắn những câu kinh thèm muốn, và như tín đồ ngoan đạo, hắn lao theo những bài tụng ca xớn xác. Hắn riu riu khoái lạc ngay lúc chưa khởi đầu cuộc vui. Một ngày nào đó, bọn vẽ kiểu thời trang sẽ ca tụng phụ nữ tay dài, lúc ấy người ta sẽ ùn ùn kéo nhau lên rừng, xin bọn khỉ chimpanzee một ít tinh trùng để mong đẻ ra những đứa con siêu mẫu bẩm sinh.

Cindy có vẻ là người đàn bà dễ dạy, hiền thục, chiều người đàn ông của mình tuyệt đối. Cindy là người nước ngoài. Nghĩa là không phải người Mỹ. Hắn đoán già đoán non thế. Cô ta là người ngoại quốc. Cô ta không biết tiếng Anh nên không bao giờ cãi vã với người đàn ông của cô. Vẫn biết đây đâu phải Trung quốc, Singapore hay Hàn quốc mà có nạn mua gái về làm vợ, nhưng sao niềm nghi hoặc cứ như con cóc cụ nằm chồm chỗm trong đầu hắn. Cũng có thể Cindy bị câm hoặc mang thứ khuyết tật nào đó. Nhưng dù là khuyết tật thì chắc vẫn mang lại cho người đàn ông niềm khoái lạc. Bằng chứng là lão hàng xóm đêm đêm vẫn rên rỉ mê muội. Một trong những khuyết tật của đàn bà là nói nhiều. Cindy là người đàn bà lý tưởng trong thế giới tưởng tượng của hắn.

Cứ thế, hắn suy đoán đủ thứ. Thêm chỗ này, bớt chỗ kia. Như kẻ mua hàng khó tính kỳ kèo thêm bớt về người đàn bà chưa bao giờ gặp mặt. Cuối cùng vẫn phải nhìn lại mình và nhìn cái chốn lẻ loi của căn hộ một phòng ngủ, rồi niềm khát khao co cụm lại và hắn chỉ dám mơ ước có được một người đàn bà. Xấu đẹp gì cũng được; miễn là đàn bà.

Cindy có con mắt hiền. Bởi hiền nên cô chẳng bao giờ to tiếng. Người đàn ông tối ngày la cô rằng Cindy à cô tưởng cô đang làm cái quái gì vậy mà cô không hề cãi lại một lần nào. Có thể đôi lúc cô ta thì thầm to nhỏ nên hắn không nghe ra chăng. Nhưng nhất định là cô ta ít nói. Cũng có thể cô ta bị câm bẩm sinh không biết chừng. Nhưng câm thường đi đôi với điếc. Và nếu điếc làm sao cô ta nghe được lời la mắng của người đàn ông. Hay là điếc nên mới bị người đàn ông kia mắng mỏ hoài.

Hắn biết láng giềng của hắn là một người đàn ông bởi hắn vẫn thường nghe tiếng của ông ta, cái giọng khàn và chìm xuống một âm vực chênh vênh của sự tĩnh lặng trong căn hộ khiến người nghe có cảm giác chới với như đang đứng trên bờ dốc nhìn xuống một đáy vực. Tiếng gắt gỏng của người đàn ông là thứ âm thanh dễ nhận ra nhất thường vọng qua từ phía bên kia vách mỏng căn hộ chung cư rẻ tiền.

Ông ta hầu như không bao giờ ra khỏi cửa. Cindy cũng vậy. Hai căn hộ ở sát cạnh nhau. Thỉnh thoảng từ dưới sân nhìn lên hắn thấy thấp thoáng bóng một người đàn ông, khẳng khiu như khúc củi. Dù hai cánh cửa chung cư cách nhau không quá ba bước chân, hắn chưa bao giờ giáp mặt ông ta. Một lần sau giờ tan sở, về tới nhà, vừa lách mình qua khung cửa, hắn nghe tiếng mở khóa ở cánh cửa nhà ông hàng xóm. Hắn nán lại vài giây để chờ, hy vọng nạy miếng băng đá đóng cứng thành bức tường ngăn cản sự giao tiếp giữa hai người. Nhưng cánh cửa nhà bên rụt rè hé mở rồi đóng ngay lại. Và trong thoáng giây, hắn chỉ kịp thấy khuôn mặt xương xẩu của một người đàn ông có tuổi.

Nhiều đêm hắn nghe tiếng người đàn ông rên rỉ. Tiếng rên luồn qua vách tường, lẫn vào tiếng rì rầm của cái tủ lạnh ở phòng ăn, tiếng rù rì của bóng đèn nê ông cũ trong phòng tắm, tiếng rào rào như từ một cơn mưa từ xứ sở xa xôi nào vọng lại. Tiếng rên rỉ của người đàn ông đan vào những sợi âm thanh ấy, đều đều, đôi khi vượt cao như cánh diều gặp cơn gió lộng. Tiếng rên rỉ đôi khi bung lên thành ngôn ngữ. Ôi trời! My God! Tiếng kêu bật lên như dấu chấm than trong câu độc thoại u trầm.

 

What the hell you think you’re doing, Cindy? Đôi khi giữa cái nền tiếng rên riu riu bật lên cái câu mắng mỏ ấy. Em nghĩ em đang làm cái quái gì vậy hả Cindy.

 

Tiếng rên rỉ thường dâng lên vào lúc gần hai giờ sáng. Đều đặn như mặt trời sẽ mọc đúng bảy giờ mười lăm phút những ngày đầu mùa hạ. Giờ giấc, sự đều đặn, kiểu mẫu của tiếng rên, thứ tiếng rên của đau thương hòa tan cùng khoái lạc ấy gợi sự tò mò của hắn và dần dần làm hắn quên đi sự bực dọc. Dù có một lần, bị đánh thức dậy giữa đêm khuya, không cầm được cơn nóng giận, hắn lấy cán chổi gõ vào vách tường phía bên nhà lão hàng xóm. Tiếng rên có nhỏ lại ít nhiều – hay là hắn tưởng tượng ra thế để khỏi thấy tự ái bị xúc phạm – nhưng chỉ được một lát, rồi lại vươn cao như thủy triều. Hắn đành nhủ lòng thôi thì hãy để lão vui được chút nào hay chút ấy. Những nụ cười thỏa thuê trên thế gian vốn hiếm hoi. Thêm vào đống u buồn một nụ cười là điều nên làm, như người tạt được gáo nước nhỏ vào đám cháy.

Sau khi bỏ hẳn ý định gõ cửa, yêu cầu lão điều chỉnh âm thanh, hắn nương theo tiếng rên của lão hàng xóm. Nửa đêm về sáng, giờ cao điểm của hàm lượng Testosterone trong máu. Giờ căng cứng những chiêm bao lệch lạc. Good for him. Hắn quyết định ngả theo cơn khoái lạc của lão. Hắn quyết định “ăn theo” lão hàng xóm, hàng đêm, mỗi khi lão rên rỉ trong cuộc làm tình rung rinh những vách tường.

Đúng rồi, hắn bắt đầu sưu tầm những tấm hình thiếu nữ khỏa thân từ dạo ấy. Những người đàn bà xếp hàng dọc theo vách tường cái khung hẹp dùng làm chỗ ngủ. Những người đàn bà lao xao lửa ngọn. Cháy thiêu những đền đài, ngả ngiêng những cung điện vua chúa thời trước. Nhưng hắn chỉ chọn hình những người đàn bà Á châu. Càng thôn dã, càng quê mùa càng gợi cảm. Đàn bà châu Á huyền bí và ngon lành như món ăn bí hiểm người đầu bếp thượng thặng tiến dâng trong yến tiệc bạo chúa. Và hắn đi ngủ sớm hơn để nửa đêm về sáng có thể thức dậy đúng lúc phía bên kia vách tường, lão hàng xóm bắt đầu cuộc chà xát điên cuồng.

Những cơn rên lúc nửa đêm về sáng của lão hàng xóm, những thân hình bốc lửa con gái Việt Nam đỏng đảnh trên vách tường đem lại cho hắn những đêm vui đến độ tàn cuộc, hắn ngủ say tới mức không còn nghe được tiếng ho, tiếng đằng hắng, tiếng khạc nhổ, tiếng giật nước nhà vệ sinh quen thuộc của ông bạn láng giềng.

Đôi khi hắn cố hình dung người đàn bà đêm đêm vẫn vật vã với ông bạn láng giềng của hắn. Cindy. Chứ còn ai vào đây nữa. What the hell you think you’re doing, Cindy. Ông ta đã chẳng mắng nhiếc người đàn bà ấy như vậy đó sao. Bố khỉ cái lão già tốt phúc.

Người đàn ông ấy gõ cửa nhà hắn một buổi chiều. Hắn chào ông ta một cách vội vã như sợ ông ta sẽ thụt lùi và biến ngay vào phía sau cánh cửa căn hộ ông ta. Hắn nhìn vào khuôn mặt xương xẩu của ông ta, chờ đợi.

Tôi là Jack. Người đàn ông nói bằng giọng khàn đục.

Chào ông. Hắn lẩm bẩm, mắt vẫn không rời chiếc cằm nhọn đưa ra phía trước như lưỡi cày. Rồi hắn nhìn xoắn vào những sợi râu bạc lởm chởm.

Tôi muốn nhờ ông một chuyện, lão hàng xóm nói.

Hắn ngóng cao đầu chờ câu nói kế tiếp của người đàn ông.

Người đàn ông ngần ngừ. Tôi phải đi vắng ít hôm.

Hắn nhướng mắt lên, mỉm cười thân thiện. Vậy à.

Hắn không biết nói sao. Dẫu chưa hề quen biết nhau nhưng họ là láng giềng từ hơn ba năm trời nay rồi. Bán anh em xa mua láng giềng gần. Hàng xóm với nhau, lúc tắt lửa tối đèn. Ngày xưa mẹ hắn vẫn bảo hắn như thế.

Ông phải đi xa à.

Người đàn ông gật đầu. Những sợi tóc bạc, dài lưa thưa phủ xuống trán. Những sợi tóc đan thành mái tranh thưa, che trên những đường rãnh quanh co trên khuôn mặt. Hai con mắt ông ta ánh lên chút gì đó nhập nhòa như thoáng hy vọng phai màu.

Vâng, tôi phải nằm bệnh viện.

Ồ, vậy sao!

Hắn nghĩ đến người đàn bà mỗi đêm vẫn cùng ông ta vật vã. Không sự chăm sóc nào dành cho người đàn ông có thể chu đáo hơn sự chăm sóc của người đàn bà yêu thương anh ta. Từ lâu hắn đã tin như thế. Sự chăm sóc ấy không khác gì sự chăm sóc của người mẹ với đứa con của riêng mình. Hắn muốn hỏi ông hàng xóm về người đàn bà ấy – cái người vẫn nửa đêm về sáng vật vã cùng ông ta trong căn hộ chung cư nhỏ bé - nhưng không biết chọn câu, sắp chữ như thế nào.

Hắn muốn mời ông ta vào nhà nhưng ngại ngần vì căn phòng chật hẹp, chỗ ngủ lẫn với nhà bếp và chỗ ăn uống. Chỉ cần đứng ngoài cửa, người tinh mắt cũng có thể thấy những bức hình thiếu nữ khỏa thân dán đầy trên vách tường ở quanh giường ngủ của hắn. Hắn không muốn gợi lên những thắc mắc không cần thiết. Đêm đêm người đàn ông này vui thú với Cindy, còn hắn; hắn vui với những người đàn bà Á châu khỏa thân trên vách tường.

Thành ra hắn tần ngần đứng chặn trước cửa.

Như đoán được ý hắn, ông bạn già láng giềng tiếp lời. Tôi bị ung thư. Đêm nào cứ khoảng hai giờ sáng là nhức chịu không nổi. Người đàn ông nhăn mặt diễn tả cơn đau. Những vết nhăn được dịp đổ xô, chồng lấp lên nhau.

Ung thư? Hắn hỏi, và nghe được cả cái hoảng hốt trong giọng nói mình.

Ya. Người đàn ông khẽ gật đầu. Hắn nhìn cái cổ khẳng khiu trông như sắp gẫy, lo lắng thầm hỏi không biết nó có đỡ nổi cái đầu của lão hàng xóm hay không nữa.

Đau kinh khủng lắm, nhất là nửa đêm về sáng. Lão già chậm rãi kể. Chắc làm phiền ông lắm. Cái lần ông gõ lên vách tường tôi muốn qua xin lỗi nhưng đang đau bò lê bò càng, đành chịu.

Tim hắn đập vỡ bung lồng ngực. Đêm nào cũng vậy, khoảng hai giờ sáng bên kia vách tường, người đàn ông cong người rên siết vì cơn đau, bên này vách tường có kẻ ăn chia cơn khoái lạc trái mùa. Trong một thoáng, niềm hổ thẹn dâng cao trong hắn. Như nước đổ đầy lòng chai, dâng lên, dâng lên dần cho tới khi trào ra ngoài miệng chai. Hắn ém chất ngượng ngùng xuống một cách khó khăn. Người đàn ông ngưng lại, nhìn hắn như thể bắt gặp sự ngượng ngập đang nhuộm đỏ hai gò má gã đàn ông độc thân láng giềng.

Nhưng cái cô Cindy của ông ta đâu, sao không thấy. Ý nghĩ cứ quanh quẩn trong đầu. Ý nghĩ cuốn theo vùng không gian trước mặt. Căn phòng quay quay. Lão hàng xóm quay quay. Khuôn mặt lão chảy dài ra như miếng sáp nóng.

Chừng nào ông đi. À quên nữa tôi tên là T.

Hắn tự giới thiệu mình. Tên hắn khó phát âm bằng tiếng Anh nên hắn tạm bẻ nghiêng âm thanh cho vừa tai người láng giềng da trắng. Người đàn ông gật đầu. Họ không chìa tay cho nhau để bắt như thiên hạ vẫn làm. Có thể cả hai cùng mặc cảm như nhau rằng mình thuộc loại người bị xã hội bỏ quên, đâu có gì phải bận tâm chuyện lễ nghi phiền phức.

Ông chờ tôi một tí. Người đàn ông xoay lưng bước nhanh về phía căn hộ của ông ta. Tiếng cánh cửa mở ra rồi đóng lại. Hắn ngóng cổ ra ngoài hành lang tần ngần đứng chờ. Lão hàng xóm coi vậy mà bị ung thư. Tội nghiệp lão. Nhưng ít ra lão cũng được cái cô, cái bà Cindy nào đó chăm sóc. Thôi thì cũng xem như hạnh phúc hơn bao nhiêu đứa đàn ông khác. Như hắn đây chẳng hạn. Bao nhiêu người đàn bà Á châu khỏa thân đêm nào cũng từ vách tường bước ra như cái cô Giáng Kiều trong truyện cổ cũng chẳng bằng một cái cô Cindy bằng xương bằng thịt, cho dù có mù lòa, câm điếc; cho dù có xấu xí tật nguyền.

Tiếng cửa mở, lão hàng xóm trở qua, kéo theo sợi dây buộc một con mèo.

Hắn mỉm cười với ông ta và tròn mắt nhìn con mèo đang gồng mình chống hai chân trước xuống mặt thảm, kéo căng sợi dây mà một đầu buộc vào vòng xiềng quanh cổ nó, đầu kia xoắn nhiều vòng quanh những ngón tay người đàn ông.

Ông cho tôi gửi con mèo. Tôi gửi ông chìa khóa cửa, mỗi ngày ông qua với nó một tí cho có bạn.

Con vật chuồi lại phía sau kéo căng sợi dây vải bố mầu đỏ sậm. Người đàn ông kéo mạnh sợi dây, con mèo nhe răng phun phì phì đe dọa. Người đàn ông quay đầu lại, gằn giọng what the hell you think you’re doing, Cindy?

Hắn sững người nhìn ông ta. Cái giọng vô cùng quen thuộc. Chuỗi âm thanh vẫn thường len qua vách tường vọng sang căn hộ của hắn.

Con mèo chống hai chân trước kéo căng sợi dây buộc vào chiếc vòng đeo cổ của nó. Người đàn ông gầm gừ. Hai hàm răng nghiến vào nhau. Câu nói lại luồn qua những kẽ răng nghe sin sít, rờn rợn. What the hell you think you’re doing, Cindy? Câu nói quá ư là quen thuộc.

À quên. Đây là Cindy. Người đàn ông hất hàm, giật khẽ sợi dây buộc cổ con mèo.

Hắn ngạc nhiên suýt bật ra tiếng cười thú vị. Ô, thì ra đây là Cindy. Cindy là con mèo, vậy mà hắn tưởng. Hắn lẩm bẩm và không thể nào không liên tưởng đến câu gắt của người đàn ông mỗi ngày vẳng qua vách tường bên hắn hàng chục lần. Vậy mà từ bao lâu nay hắn cứ yên trí cô hay bà Cindy nào đó hết ngày đến đêm quấy nhiễu ông hàng xóm của hắn để ông ta không ngơi miệng kêu réo. What the hell you think you’re doing, Cindy?

Lúc nào nó ngang ngược, ông cứ việc mắng nó là nó đàng hoàng ngay. Lão hàng xóm dặn thêm.

Hắn gật đầu. Hắn biết nên mắng con mèo như thế nào rồi. Nhưng mà Cindy đây ư. Cindy là con mèo. Chẳng phải người đàn bà nào hết. Chẳng có người đàn bà nào hết. Thế mà bấy lâu nay hắn vẫn nghĩ lão hàng xóm dù nghèo cũng có đôi, có cặp.

Ơi cái kiếp đàn ông bất hạnh.

 

Người hàng xóm của hắn mất trong bệnh viện. Một buổi chiều, nhân viên xã hội lại tìm hắn, báo cái tin bất ngờ ấy. Hắn thành người thừa kế bất đắc dĩ. Nhưng người hàng xóm của hắn chẳng để lại gì ngoài vài bộ quần áo và một đôi giầy. Tất cả đều cũ rích.

Và ông ấy nhờ ông đem con mèo lại hội bảo vệ thú vật giùm. Người nhân viên xã hội nói, con mắt quét qua vai hắn một tia nhìn như nhát chổi cùn tìm kiếm chút bụi.

Rồi cái hội ấy sẽ đem nó đi đâu? Hắn hỏi bà nhân viên xã hội.

Từ trong nhà, con mèo lững thững bước ra, cọ người vào chân hắn. Nó đã qua ở hẳn với hắn ở bên này. Không biết nó còn nhớ ông chủ cũ của nó hay không.

Người đàn bà liếc nhìn con mèo, và trả lời với tất cả sự dửng dưng trên thế gian. Kiếm người nuôi nó không được thì chích thuốc cho nó ngủ luôn.

Hắn ngần ngừ nhìn người đàn bà. Cặp mắt màu xanh nhìn hắn. Cái màu lạnh băng như biển cả. Hắn lắc đầu. Hắn với Cindy đã quen với sự có mặt của nhau. Lúc nhân viên xã hội đưa tờ giấy ra cho hắn xem, con mèo nằm xuống sát bên chân hắn, ngước mắt lên nhìn và chờ như vẫn chờ hắn nói với nó một câu gì đó.

Nó sẽ ở với tôi. Hắn nói.

Không sao. Người đàn bà nhún vai.

Khi hắn đặt bút lên tờ giấy, con mèo cắn nhẹ lên cổ chân hắn và không thấy hắn nói gì, nó cắn mạnh một cái. Cái đau nhói làm hắn buột miệng What the hell you think you’re doing, Cindy.

Hỏi thế nhưng hắn biết cú cắn ấy có thể là một lời cám ơn.

Nghe câu mắng của hắn, người đàn bà hơi sựng lại, rồi mỉm cười.

 

Hắn gỡ những bức hình khỏa thân của đám phụ nữ Á Châu dán trên vách tường phòng ngủ xuống. Ông hàng xóm mất rồi, nửa đêm về sáng không ai đánh thức hắn dậy, rủ rê hắn vật vã với những người đàn bà nhỏ nhắn có ngực đầy có eo thon và có những đôi chân ngăn ngắn gợi tình kia nữa. Hắn trở lại những mùa tuổi trẻ thôi rủ rê nhau xuống xóm tìm những hẹn hò nưng nức mùi da thịt. Những người đàn bà này ở lại đây cũng chẳng để làm gì. Hắn đã quen từ cái thời trai trẻ, đi chơi bao giờ cũng rủ theo một đứa bạn. Đi chơi một mình, mất hết hào hứng.

Sau khi những người đàn bà Á Châu đã đi hết, có lẽ hắn sẽ phải tìm cho Cindy một cái tên Việt Nam. Hắn vẫn thích cái hơi hướm quê nhà.

 

 

HOÀNG CHÍNH


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Chín 202411:26 CH(Xem: 5236)
tôi về gặp lại mùa thu / gặp lại một đám cỏ mù bên sông / mẹ tôi đã bỏ cánh đồng / theo mây lên núi hóa rồng mà bay
22 Tháng Chín 202411:17 CH(Xem: 4236)
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam. Bạn tôi muốn kể cho quý vị nghe về một đứa trẻ bụi đời, lang thang đầu đường xó chợ trên đất Hoa Kỳ, nhờ mẹ nuôi Việt Nam mang về chăm sóc, dậy dỗ đã trở nên người hữu dụng.
13 Tháng Chín 20243:25 SA(Xem: 5237)
bay nửa vòng đời ngơ ngác tìm nhau / chưa kịp chạm tay / mùa thu đã cháy / trong lá khô đôi môi nào run rẩy / mãi hoài không gọi nổi / một cái tên
12 Tháng Chín 20246:15 CH(Xem: 5072)
Bài thơ GIÓ đã được thi sĩ Đức gốc Việt Nguyễn Chí Trung trình bày từ năm 2004 tại nhiều Đại Hội Thi Ca Quốc Tế (International Poetry Festival) trong các buổi đọc Thơ trước công chúng. Bài thơ được viết bằng tiếng Đức vào mùa Thu năm 1993 và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng cũng như xuất bản ở nhiều quốc gia Âu châu (Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha …).
12 Tháng Chín 20243:39 CH(Xem: 4830)
Lúc ngồi trong xe với Hiệp rồi, anh vẫn còn thắc mắc: “Tôi vẫn không hiểu tại sao ông lại cùng nhận tin Lê mất. Ông đâu có biết hắn là ai.” Hiệp ngồi thẳng người, chăm chú nhìn ra phía trước. Gương mặt hắn bình thản như một ngày biển lặng. Lần chót anh gặp hắn là lúc hai người đang đi ngược phía với nhau trong khuôn viên đại học, vội vã đến lớp cho kịp giờ dạy. Sau hai năm đại dịch, cả hai mới gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, hứa hẹn sẽ lại cùng đi uống cà-phê hay ăn phở như ngày trước. Thế mà một năm học đã trôi qua, không ai gọi ai, hẹn hò gì cả. Anh buồn buồn nghĩ, mỗi người ai cũng bận bịu với vợ con, làm gì mà có thì giờ nhàn rỗi để tán dóc với nhau.
12 Tháng Chín 20242:26 CH(Xem: 4517)
Kiều Thu 15 tuổi đang học cấp 2 của một trường trung học cơ sở tại Quy Nhơn trong một vùng quê êm đềm. Nhưng chữ nghĩa và sách vở càng ngày không mấy hấp dẫn cô nàng đang tuổi dậy thì. 16 tuổi, Kiều Thu gặp Hải có biệt danh là “Hải đại bàng”. Thế là những cuộc picnic, vui chơi với bạn bè hấp dẫn nàng hơn, nàng bắt đầu biết thế nào ăn chơi, những điều mới lạ với những cuộc vui không chỉ giới hạn trong Thành Phố ven biển mà tiến xa hơn. Kiều Thu quyết định nghỉ học vào năm 17 tuổi bắt đầu sống chung với Hải đại bàng.
12 Tháng Chín 20242:10 CH(Xem: 4113)
Ngày xưa hồi còn nhỏ, tui hay nghe bà cố tui đọc câu: "Còn duyên kẻ đón người đưa. Hết duyên đi sớm về trưa một mình". Tui thấy ngồ ngộ dễ thương nên tui nhớ luôn câu ấy ở trong đầu. / Mấy mươi năm trôi qua cho đến giờ tuổi đã về chiều, ngồi ngẫm lại đời mình. À! người ta thì "còn duyên kẻ đón người đưa" còn mình hết cả một đời người trôi qua mà mình có chút duyên nào đâu, vì từ nhỏ cho tới lớn đâu có ai đón đưa, thương nhớ mình chứ ... Xấu hổ thiệt nhưng cũng phải thú thiệt vì ở cái tuổi này rồi, có níu kéo gì nữa đâu hè!! Nói thiệt may ra ông trời ổng thấy tội tội mà kiếp sau ổng cho mình có chút "diên" (duyên)làm vốn lận lưng.
12 Tháng Chín 20242:02 CH(Xem: 6672)
đổ về xa ngái / đi mô ngoai đầu ngó lại / sững. trồng / cây thầu đâu há miệng trần tình / đừng. đừng vội khóc / tiều tụy ơi! đổ về xa ngái / đi mô ngoai đầu ngó lại / sững. trồng / cây thầu đâu há miệng trần tình / đừng. đừng vội khóc / tiều tụy ơi!
03 Tháng Chín 20243:54 CH(Xem: 6169)
Bài thơ “GIÓ” của thi sĩ Nguyễn Chí Trung GỒM 48 tiểu đoạn, mỗi đoạn 4 câu, tất cả là 192 câu thơ được viết theo thể thơ lục bát. Xuất hiện lần đầu trên thi đàn quốc tế “International Writers In Belgrade” vào năm 2003./ Từ 2004 đến nay khắp các Đại Hội Thi Ca Quốc Tế ĐHTCQT International Poetry Festival trên thế giới từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc mời tác giả Nguyễn Chí Trung tham dự và đọc Thơ, Ông đều trình bày bài thơ này. Vì thế bài thơ GIÓ được dịch ra nhiều thứ tiếng gốc La tinh của Ậu châu, và cả tiếng Hindi của Ấn, hay tiếng Ả Rập, hay Thụy Điển hay ngôn ngữ tổng hợp Serbo-Croatia v... v...
02 Tháng Chín 20243:46 SA(Xem: 3460)
Khi em trở lại / Bằng những cánh tay vàng của lá / Buồn ở nhớ nhung / Những đám mây mùa hè lẩn trốn / Em còn đâu đó trong tôi