Đêm tinh cầu Ướt mặt Giấc mơ nào rơi rụng ánh sao băng Tháng chết vào năm Ngày mất theo giờ Ngân hà nằm trăn trở Giấc bào thai Để mặt trời buồn con mắt đỏ Cứ sáng hoài nỗi nhớ Một mình
Lỗ đen nào hun hút ánh lân tinh Cuốn bóng hình em đi mất Trong muôn vàn điều rất thật Có tình yêu anh dành cho em Ôi những đám mây đêm Hãy cứ bay đi Nghiêng nỗi nhớ về bên kia Đọng thành mưa Rơi xuống
Biển ồn ào tiếng gọi Bãi bờ nào bối rối Nụ hôn con sóng tràn bờ Em ở đâu giờ này Trong thành phố Những căn phòng vuông hộp gỗ Có khung cửa sổ đóng kín đêm ngày Em có nghe trong từng tiếng mưa bay Nỗi nhớ của anh nương theo giọt nước
Hạt bụi nào Từ muôn kiếp trước Chợt về đây Hóa lại phận người Phải chăng đã có một thời Mình từng yêu nhau Rồi cách biệt đến giờ Để giọt mưa buồn khóc nỗi bơ vơ Thấm vào da thịt đất Nỗi nhớ ngày giấu mặt Đêm có ngôi sao nào vừa mọc Tên gọi là tình?
Bài viết chỉ là hồi tưởng và
những kỷ niệm rất riêng tư với giáo sư Phạm Biểu Tâm, với tâm niệm khi viết là
làm sao vượt qua được cái tôi thường tình trong một bài tưởng niệm 100 năm ngày
sinh của một vị danh sư đã để lại những dấu ấn lâu dài trong Ngành Y của Việt
Nam từ thế kỷ trước. (Ngô
Thế Vinh)
Đ ây
là một trong những đảng cách mạng đầu tiên trong nội địa Việt Nam, qui tụ sự nối kết giữa giới học thức, điền chủ trung lưu và quân nhân do Pháp đào tạo, với mục đích giải phóng đất nước bằng võ lực. Chào đời vào
dịp Giáng Sinh 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ] hoạt động được hơn hai năm thì bị Pháp khám phá và hủy diệt sau nỗ lực bi hùng vào đầu năm Canh Ngọ (1930), lưu lại một gương sáng lịch sử “không thành công thì thành nhân.” (1)
T háng trước tiễn bạn thân bốn mươi năm về nơi yên nghỉ Tháng sau được bạn thân ba mươi năm gởi ra sở thất nghiệp Tiễn tình cảm nỗi buồn lây lất mãi Tiễn tình bạn lạnh như vết cắt không ngờ
Chết không hẳn là một điều bất hạnh Sống chưa chắc là một diệu kỳ nếu sống mất tiếng nói Nhưng em ơi sao anh vẫn không cầm được lệ tuôn Khi tiễn bạn bằng lời kinh Bát Nhã
Thực ra, Lansdale dường
không muốn viết rõ, hoặc không biết nhiều về Tổng thống Diệm cũng như họ Ngô.
Hầu hết chi tiết về hộ tịch Diệm hay thành tích chống Pháp của Diệm và gia đình
Ngô Đình Khả, đều thiếu chính xác. Các học giả thế giới cũng chẳng bận tâm đến
việc tu chỉnh lại tiểu sử người cầm đầu phe thua cuộc. Bernard B. Fall, một học
giả gốc Pháp viết khá nhiều về Việt Nam và chết tại Việt Nam, chẳng hạn, dựa
theo bản tiểu sử Diệm do Mật Thám Pháp đúc kết năm 1954...
Hành động “ve vãn” [ flirtation ] Cộng Sản của anh em
Diệm-Nhu–và như thế phản bội lại đa số dân chúng miền Nam–chỉ được đồn đãi từ
năm 1962 ở Sài Gòn, và được bạch hóa sau ngày các Tướng làm đảo chính giết chết
họ Ngô năm 1963. Yếu tố “phiến Cọng” này mới thực sự mang lại sự sụp đổ của Đệ
Nhất Cộng Hòa (1956-1963), mà không phải cuộc tranh đấu của Phật Giáo, hay cái
gọi là “bảo vệ chủ quyền quốc gia,” “quốc thể,” “nền độc lập” như nhiều người
tưởng nghĩ.
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận
là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng
thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều
học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này...
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.