- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hợp Lưu 117

15 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 47176)

lg_thutoasoan-thumbnail

 

 

Hợp Lưu 117 được gởi đến quí độc giả và văn hữu trong những ngày đầu của mùa Xuân 2013 sau gần một năm tạm ngưng. Hợp Lưu đã được tiếp tục với sự khuyến khích và giúp đỡ của quí độc giả cùng văn hữu khắp nơi. Kể từ số này, Hợp Lưu được sự trợ giúp của một Tổng Thư Ký mới là nhà văn Bùi Ngọc Khôi, với khả năng và tài tháo vát của Bùi Ngọc Khôi, Hợp Lưu sẽ có thêm sinh lực để vẫn là một cơ quan ngôn luận độc lập, một diễn dàn của văn chương trong và ngoài nước... Những độc giả dài hạn của Hợp Lưu mỗi năm sẽ nhận được 4 số báo, và sẽ nhận được 2 tác phẩm của văn hữu do Hợp Lưu xuất bản. Gởi cùng số báo này là tác phẩm Chỉ Là Trò Chơi của nhà văn Trịnh Y Thư.

Hợp Lưu 117 được bắt đầu với Dòng Sông Thanh Xuân của Alina. Đây cũng là lần đầu tiên sau gần 20 năm bìa Hợp Lưu dùng ảnh nghệ thuật thay vì là một tác phẩm hội họa. Mặc dầu sự thay đổi nào cũng có một chút ngỡ ngàng... Mong rằng sự hồn nhiên và tươi thắm của Dòng Sông Thanh Xuân sẽ mang đến cho chúng ta niềm vui tươi và hy vọng ở một khởi đầu trở lại.

Hợp Lưu 117 phần biên khảo và nhận định về những ảnh hưởng và liên hệ của Việt Nam và Trung Quốc từ bao thế kỷ qua trong văn chương và xã hội. Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Phạm Hùng viết về Nguyễn Phi Khanh và nỗi niềm của người trí thức trước cảnh đất nước loạn ly, Giáo sư Tiến sĩ Phạm Cao Dương Góp phần nhận định về sự du nhập của Nho giáo... Đặc biệt tác giả Hoàng Khả Hưng Phó Giáo sư Học viện Văn học, Đại học Dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc viết về Những kết tinh văn hóa Nho giáo trong sáng tác của tác giả Văn học hiện đại Việt nam Ngô Tất Tố do Trần Thị Xuân chuyển ngữ. Biên khảo về ảnh hưởng môi trường Việt nam là bài của tác giả Ngô Thế Vinh Sáng kiến hạ lưu Mekong 2020. Tác giả Thụy Khuê với bài viết về con người và tác phẩm của Nguyễn Mộng Giác và người Bình Định. Chúng tôi xin đăng bài này như một nén hương để tưởng nhớ đến nhà văn Nguyễn Mộng Giác.
 
Hợp Lưu 117 hân hạnh giới thiệu những người viết mới kỳ nầy là: Nguyễn Văn với Tóc mai ngày cũ, Lý Thu Thảo với Nghiệt ngã, Phong Linh với Điếm và Nguyễn Đình Bổn với Bão magic. Trong bốn người viết mới này, có ba người ở trong nước và một ở tại hải ngoại. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự lên đường mới cùng đam mê trong văn chương sáng tác...
 
Phần dịch thuật, tác giả Trung Hoa là Kim Hoa Tống Liêm với Vương miện truyện, do Lê Thời Tân chuyển ngữ. Tác giả Ý Đại Lợi là Arnaldo Fraccaroli với Đứa con gái đồng hoang, do Bùi Ngọc Khôi chuyển ngữ. Sau cùng là bài nhận định của Meghan O’ Rourke với Ý chí để thay đổi Adrienne Rich..., do Hồ Liễu chuyển ngữ ...
Mục thường xuyên vẫn duyên dáng Phiếm Luận với Song Thao, bàn chuyện văn chương từ đông sang tây cùng Trần Thiện Đạo với Mạn Đàm Văn Học. Và mục đọc sách kỳ này là tác giả Khổng Đức với Tìm hiểu thơ “Có Thể” của nhà thơ Đoàn Minh Châu...
Ngoài ra là những sáng tác mới của các văn thi hữu quen thuộc của bạn đọc Hợp Lưu như : Trần Thị Ngh., Lý Thừa Nghiệp, Đa Mi, Nguyễn Bình Phương, Khaly Chàm, Lưu Diệu Vân, Trịnh Y Thư, Đinh Cường, Du Tử Lê, Trần Mộng Tú, Lữ Thị Mai, Hoàng Xuân Sơn, Trần Thiên Thị, Phạm Phương, Nguyễn Xuân Tường Vy, Phan Thành Minh, Đoàn Minh Châu, Hoài Băng, Lữ Quỳnh, Khiêm Nhu, Lê Nguyệt Minh, Trần Đức Tĩnh, Nguyễn Đông Giang, Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Bùi Ngọc Khôi, Đặng Hiền...

Chúng tôi xin cảm ơn những nhiếp ảnh gia của các tác phẩm ảnh nghệ thuật, mà chúng tôi đã mạn phép dùng trong số báo này. Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn quí độc giả cùng văn hữu đã cảm thông và giúp đỡ cho chúng tôi duy trì tạp chí Hợp Lưu từ những ngày đầu đến nay. Xin kính chúc quí vị một mùa Xuân an bình và vạn sự như ý.

Tạp Chí Hợp Lưu


MỤC LỤC HỢP LƯU 116

 


3/Thư toà soạn 5/NGUYỄN PHẠM HÙNG: Nguyễn Phi Khanh và nỗi niềm... 22/HOÀNG KHẢ HƯNG: Những kết tinh văn hóa Nho giáo... 40/PHẠM CAO DƯƠNG: Góp phần nhận định về sự du nhập của Nho giáo... 54/LÝ THỪA NGHIỆP: Một bờ trăng nghiêng / Bạn lữ 56/NGÔ THẾ VINH: Sáng kiến hạ lưu Mekong 2020 72/NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG: Hàng mã rong  74/KIM HOA TỐNG LIÊM: Vương miện truyện, LÊ THỜI TÂN chuyển ngữ 78/ĐAMI: Mùa xuân vừa chạm ngõ / Mùa xuân đầu tiên 80/ĐẶNG HIỀN: Bình Minh / Chiếc bong bóng màu hồng 82/THỤY KHUÊ: Nguyễn Mộng Giác và người Bình Định 95/KHALY CHÀM: Thời gian & cảm nhận 96/LƯU DIỆU VÂN: n & m 98/TRẦN MỘNG TÚ: Mười lăm năm Mai Thảo 104/LỮ THỊ MAI: Với Mục / Trong ngày lây rây mưa  106/TRỊNH Y THƯ: Cái mới trong văn 112/ĐINH CƯỜNG: Đã đến lúc người thi sĩ ấy phải vẽ 115/DU TỬ LÊ: Xương, thịt đời sau, máu rất buồn 125/HOÀNG XUÂN SƠN: Kiệt. il était une fois 126/TRẦN THIÊN THỊ: Thay cho quà Valentine’s day 128/PHẠM PHƯƠNG: Độc thoại 136/NGUYỄN XUÂN TƯỜNG VY: Mưa trái mùa 141/PHAN THÀNH MINH: Cha tôi 142/TRẦN THI NGH: Bật ngửa 162/ĐOÀN MINH CHÂU: Bài thơ / Tháng tư 164/HOÀI BĂNG: Giấc mơ 170/LỮ QUỲNH: Có một giấc mơ / Gửi một bóng mây / Chiều trên đồi Evergreen 172/KHIÊM NHU: Ngôi nhà không cửa sổ 185/NGUYỄN VĂN: Tóc mai ngày cũ 191/LÝ THU THẢO: Nghiệt ngã 196/PHONG LINH: Điếm 202/NGUYỄN ĐÌNH BỔN: Bão magic 216/NGUYỄN ĐÔNG GIANG: Lời cho Milpitas 218/NGUYỄN LÃM THẮNG: Máu đang bùng lên ngọn lửa / Bóc một lớp da... 220/LÊ NGUYỆT MINH: Miki 227/TRẦN ĐỨC TĨNH: Bỉ ổi 238/NGUYỄN HỮU HỒNG MINH: Chuồng ngày mai / Viền theo mẫu tự  242/BÙI NGỌC KHÔI: Đây là lần cuối cùng 251/ARNALDO FRACCAROLI: Đứa con gái đồng hoang, BÙI NGỌC KHÔI chuyển ngữ 265/MEGHAN O’ROURKE: Ý chí để thay đổi Adrienne Rich..., HỒ LIỄU chuyển ngữ 271/KHỔNG ĐỨC: Tìm hiểu thơ “Có Thể”... 284/SONG THAO: Phiếm luận 292/TRẦN THIỆN ĐẠO: Mạn đàm văn học 

Tranh bìa:

Dòng Sông Thanh Xuân - Photo ALINA

 

Ảnh trang 1:

Trên Lưng Mẹ - Ảnh Blackscorpion

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Giêng 202412:43 SA(Xem: 3142)
Mùa dịch Cô-vít hay còn gọi là Cúm Tàu đã qua đi. Thực sự đã đi xa nhưng còn để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống thường nhật. Những người gọi là cao niên như chúng tôi, thực khó tìm lại, những buổi sáng Thứ Bẩy hẹn hò gặp gỡ; lòng háo hức nôn nao trên đường đến quán cà phê thân quen, nơi góc phố Bellaire ồn ào náo nhiệt. Tưởng rằng không còn cơ duyên hội ngộ tâm tình, nhưng Trời chiều lòng người. Mới vài tháng nay, mỗi sáng Thứ Bẩy, chúng tôi lại có cơ hội, hẹn gặp nhau tại một quán cà phê khác, dù không ưng ý, để có dịp họp mặt hàn huyên tâm sự, trao đổi những câu chuyện văn chương, hoặc tâm tình thế sự trải khắp nhân gian.
25 Tháng Mười Hai 202311:01 CH(Xem: 3248)
Trong cái không gian lành lạnh của một mùa Giáng Sinh, trong tiếng chuông ngân của nhà thờ như đón chào thiên chúa giáng trần, tôi bỗng nhớ đến một nơi chốn lặng lẽ, tối tăm, nơi có lẽ chúa đang hiện hữu từng giờ từng khắc cho riêng một người. Ở nơi ấy, anh cũng đang thầm lặng đón Giáng Sinh giữa bốn bức tường xám lạnh. Phạm Chí Dũng, một nhà báo dũng cảm, một người bạn chưa từng gặp mặt ngoài đời nhưng lại vô cùng thân thiết.
25 Tháng Mười Hai 202310:41 CH(Xem: 2785)
Hàng năm vào dịp cuối năm, người Kitô hữu đón mừng sự kiện Chúa Giêsu giáng trần, mặc lấy thân xác con người để chuộc tội nhân loại, tội tổ tông đã lưu truyền từ Adam - thuỷ tổ loài người theo dân Do Thái - lúc còn ở địa đàng đã ăn phải trái cấm của Thiên Chúa do Eve dụ dỗ.
25 Tháng Mười Hai 202310:36 CH(Xem: 3460)
Em ngồi hứng / ánh sao rơi / Đêm Đông áo mông…/ khép đôi vạt mềm / Ta gieo / lời Thánh kinh đêm / Nẩy mầm xanh / vọng ước nguyền… trổ hoa /
22 Tháng Mười Hai 202310:34 CH(Xem: 3780)
đưa tay đỡ nhẹ cành hoa / thả trôi dĩ vãng nhạt nhòa mùi hương / thấy mắt em cũng vô thường / tan trong nhịp thở hoang đường của tôi /
22 Tháng Mười Hai 202312:10 CH(Xem: 3806)
Mười năm sau anh băng rừng vượt suối, Tìm Quê hương trên vết máu giữa đồng hoang: Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi, Từng con sông từng huyết lệ lan tràn…
22 Tháng Mười Hai 202311:56 SA(Xem: 4209)
Tôi sống như một kẻ không nhà, lang thang suốt dãi đất miền Trung, một bóng trắng mỏi mòn những ngọn đồi trọc, nhọc nhằn vàng những đụn cát hoang sơ, lặng lẽ giữa phố xá ồn ào. Thuở đó, Giáng Sinh vẫn rất lặng lẽ… Đêm Giáng Sinh năm ấy, tôi từ Sài Gòn trở về, xe khách hỏng máy ở rừng cao su thuộc địa phận Đồng Nai( một chuyện rất thường xảy ra). Hành khách bước xuống, những khuôn mặt mệt mỏi, những bộ quần áo nhàu nát. Đa số là những người tha hương kiếm sống, có một số sạch sẽ hơn là những con buôn, và con buôn lúc ấy đều là buôn lậu, cuộc mưu sinh đã làm cho họ trở thành những kẻ gian manh và lì lợm. Hành khách ngửa nghiêng vệ cỏ ven đường lấy những nắm cơm, bắp ngô, khoai lang, trứng luộc ra ăn một cách ngon lành, có một số rải rác vào các quán tranh.
22 Tháng Mười Hai 202311:15 SA(Xem: 4417)
tháng chạp, cỏ lau chờ tiết trời lạnh ngày đông đồng loạt trổ trắng màu bông tinh khiết trái bần chín vị ngọt chua tan trong miệng nụ cười tuổi thơ biền biệt biết đâu tìm
22 Tháng Mười Hai 202310:07 SA(Xem: 3229)
Như bài viết gần đây của ông về kênh đào Phù Nam của Cam Bốt, và đặc biệt như một tuyên bố gần đây nhất của Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet: “Kênh đào Phù Nam không lấy nước từ sông Mekong mà chỉ lấy từ sông Bassac và sẽ dùng cho tưới tiêu, nông nghiệp)\”, xin ý kiến của ông về những vấn đề sau:
19 Tháng Mười Hai 202311:46 CH(Xem: 4049)
Dạo này sao mình hay nghĩ về cái chết. Mình giống như ba mình hồi trước thường bâng khuâng day dứt khi thấy tuổi già của nhiều người sắp rời bỏ dương trần thường sẽ bị đau yếu nằm yên một chỗ sống tật nguyển trong một thời gian. Ngày ấy ba đã phản kháng sợ kiểu sống như thế trước khi chết. Ý niệm của ba là khi hết số thì đi liền không đau bệnh. Và ước nguyện ấy đã thành sự thật, không đợi đến già yếu, đến lúc phải làm cho con cháu lo lắng buồn phiền, ba đã ra đi nhanh nhẹ nhàng không kịp cho ai phụng dưỡng ba dù chỉ một ngày.