- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hợp Lưu 117

15 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 47198)

lg_thutoasoan-thumbnail

 

 

Hợp Lưu 117 được gởi đến quí độc giả và văn hữu trong những ngày đầu của mùa Xuân 2013 sau gần một năm tạm ngưng. Hợp Lưu đã được tiếp tục với sự khuyến khích và giúp đỡ của quí độc giả cùng văn hữu khắp nơi. Kể từ số này, Hợp Lưu được sự trợ giúp của một Tổng Thư Ký mới là nhà văn Bùi Ngọc Khôi, với khả năng và tài tháo vát của Bùi Ngọc Khôi, Hợp Lưu sẽ có thêm sinh lực để vẫn là một cơ quan ngôn luận độc lập, một diễn dàn của văn chương trong và ngoài nước... Những độc giả dài hạn của Hợp Lưu mỗi năm sẽ nhận được 4 số báo, và sẽ nhận được 2 tác phẩm của văn hữu do Hợp Lưu xuất bản. Gởi cùng số báo này là tác phẩm Chỉ Là Trò Chơi của nhà văn Trịnh Y Thư.

Hợp Lưu 117 được bắt đầu với Dòng Sông Thanh Xuân của Alina. Đây cũng là lần đầu tiên sau gần 20 năm bìa Hợp Lưu dùng ảnh nghệ thuật thay vì là một tác phẩm hội họa. Mặc dầu sự thay đổi nào cũng có một chút ngỡ ngàng... Mong rằng sự hồn nhiên và tươi thắm của Dòng Sông Thanh Xuân sẽ mang đến cho chúng ta niềm vui tươi và hy vọng ở một khởi đầu trở lại.

Hợp Lưu 117 phần biên khảo và nhận định về những ảnh hưởng và liên hệ của Việt Nam và Trung Quốc từ bao thế kỷ qua trong văn chương và xã hội. Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Phạm Hùng viết về Nguyễn Phi Khanh và nỗi niềm của người trí thức trước cảnh đất nước loạn ly, Giáo sư Tiến sĩ Phạm Cao Dương Góp phần nhận định về sự du nhập của Nho giáo... Đặc biệt tác giả Hoàng Khả Hưng Phó Giáo sư Học viện Văn học, Đại học Dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc viết về Những kết tinh văn hóa Nho giáo trong sáng tác của tác giả Văn học hiện đại Việt nam Ngô Tất Tố do Trần Thị Xuân chuyển ngữ. Biên khảo về ảnh hưởng môi trường Việt nam là bài của tác giả Ngô Thế Vinh Sáng kiến hạ lưu Mekong 2020. Tác giả Thụy Khuê với bài viết về con người và tác phẩm của Nguyễn Mộng Giác và người Bình Định. Chúng tôi xin đăng bài này như một nén hương để tưởng nhớ đến nhà văn Nguyễn Mộng Giác.
 
Hợp Lưu 117 hân hạnh giới thiệu những người viết mới kỳ nầy là: Nguyễn Văn với Tóc mai ngày cũ, Lý Thu Thảo với Nghiệt ngã, Phong Linh với Điếm và Nguyễn Đình Bổn với Bão magic. Trong bốn người viết mới này, có ba người ở trong nước và một ở tại hải ngoại. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự lên đường mới cùng đam mê trong văn chương sáng tác...
 
Phần dịch thuật, tác giả Trung Hoa là Kim Hoa Tống Liêm với Vương miện truyện, do Lê Thời Tân chuyển ngữ. Tác giả Ý Đại Lợi là Arnaldo Fraccaroli với Đứa con gái đồng hoang, do Bùi Ngọc Khôi chuyển ngữ. Sau cùng là bài nhận định của Meghan O’ Rourke với Ý chí để thay đổi Adrienne Rich..., do Hồ Liễu chuyển ngữ ...
Mục thường xuyên vẫn duyên dáng Phiếm Luận với Song Thao, bàn chuyện văn chương từ đông sang tây cùng Trần Thiện Đạo với Mạn Đàm Văn Học. Và mục đọc sách kỳ này là tác giả Khổng Đức với Tìm hiểu thơ “Có Thể” của nhà thơ Đoàn Minh Châu...
Ngoài ra là những sáng tác mới của các văn thi hữu quen thuộc của bạn đọc Hợp Lưu như : Trần Thị Ngh., Lý Thừa Nghiệp, Đa Mi, Nguyễn Bình Phương, Khaly Chàm, Lưu Diệu Vân, Trịnh Y Thư, Đinh Cường, Du Tử Lê, Trần Mộng Tú, Lữ Thị Mai, Hoàng Xuân Sơn, Trần Thiên Thị, Phạm Phương, Nguyễn Xuân Tường Vy, Phan Thành Minh, Đoàn Minh Châu, Hoài Băng, Lữ Quỳnh, Khiêm Nhu, Lê Nguyệt Minh, Trần Đức Tĩnh, Nguyễn Đông Giang, Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Bùi Ngọc Khôi, Đặng Hiền...

Chúng tôi xin cảm ơn những nhiếp ảnh gia của các tác phẩm ảnh nghệ thuật, mà chúng tôi đã mạn phép dùng trong số báo này. Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn quí độc giả cùng văn hữu đã cảm thông và giúp đỡ cho chúng tôi duy trì tạp chí Hợp Lưu từ những ngày đầu đến nay. Xin kính chúc quí vị một mùa Xuân an bình và vạn sự như ý.

Tạp Chí Hợp Lưu


MỤC LỤC HỢP LƯU 116

 


3/Thư toà soạn 5/NGUYỄN PHẠM HÙNG: Nguyễn Phi Khanh và nỗi niềm... 22/HOÀNG KHẢ HƯNG: Những kết tinh văn hóa Nho giáo... 40/PHẠM CAO DƯƠNG: Góp phần nhận định về sự du nhập của Nho giáo... 54/LÝ THỪA NGHIỆP: Một bờ trăng nghiêng / Bạn lữ 56/NGÔ THẾ VINH: Sáng kiến hạ lưu Mekong 2020 72/NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG: Hàng mã rong  74/KIM HOA TỐNG LIÊM: Vương miện truyện, LÊ THỜI TÂN chuyển ngữ 78/ĐAMI: Mùa xuân vừa chạm ngõ / Mùa xuân đầu tiên 80/ĐẶNG HIỀN: Bình Minh / Chiếc bong bóng màu hồng 82/THỤY KHUÊ: Nguyễn Mộng Giác và người Bình Định 95/KHALY CHÀM: Thời gian & cảm nhận 96/LƯU DIỆU VÂN: n & m 98/TRẦN MỘNG TÚ: Mười lăm năm Mai Thảo 104/LỮ THỊ MAI: Với Mục / Trong ngày lây rây mưa  106/TRỊNH Y THƯ: Cái mới trong văn 112/ĐINH CƯỜNG: Đã đến lúc người thi sĩ ấy phải vẽ 115/DU TỬ LÊ: Xương, thịt đời sau, máu rất buồn 125/HOÀNG XUÂN SƠN: Kiệt. il était une fois 126/TRẦN THIÊN THỊ: Thay cho quà Valentine’s day 128/PHẠM PHƯƠNG: Độc thoại 136/NGUYỄN XUÂN TƯỜNG VY: Mưa trái mùa 141/PHAN THÀNH MINH: Cha tôi 142/TRẦN THI NGH: Bật ngửa 162/ĐOÀN MINH CHÂU: Bài thơ / Tháng tư 164/HOÀI BĂNG: Giấc mơ 170/LỮ QUỲNH: Có một giấc mơ / Gửi một bóng mây / Chiều trên đồi Evergreen 172/KHIÊM NHU: Ngôi nhà không cửa sổ 185/NGUYỄN VĂN: Tóc mai ngày cũ 191/LÝ THU THẢO: Nghiệt ngã 196/PHONG LINH: Điếm 202/NGUYỄN ĐÌNH BỔN: Bão magic 216/NGUYỄN ĐÔNG GIANG: Lời cho Milpitas 218/NGUYỄN LÃM THẮNG: Máu đang bùng lên ngọn lửa / Bóc một lớp da... 220/LÊ NGUYỆT MINH: Miki 227/TRẦN ĐỨC TĨNH: Bỉ ổi 238/NGUYỄN HỮU HỒNG MINH: Chuồng ngày mai / Viền theo mẫu tự  242/BÙI NGỌC KHÔI: Đây là lần cuối cùng 251/ARNALDO FRACCAROLI: Đứa con gái đồng hoang, BÙI NGỌC KHÔI chuyển ngữ 265/MEGHAN O’ROURKE: Ý chí để thay đổi Adrienne Rich..., HỒ LIỄU chuyển ngữ 271/KHỔNG ĐỨC: Tìm hiểu thơ “Có Thể”... 284/SONG THAO: Phiếm luận 292/TRẦN THIỆN ĐẠO: Mạn đàm văn học 

Tranh bìa:

Dòng Sông Thanh Xuân - Photo ALINA

 

Ảnh trang 1:

Trên Lưng Mẹ - Ảnh Blackscorpion

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 122389)
Tháng sáu bắt đầu bằng cành hoa mong manh Trưa nắng chói chang lấp lánh mảnh thuỷ tinh vỡ Theo vòng tay buông lơi Mùa hè trở lại ở góc 360 Những cánh phù du trĩu nặng mắt chiều
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116695)
Sông như lọn tóc dài cầu gầy như cánh tay Sa Lung ga chờ anh vời vợi con tàu qua rất vội như là trốn chạy nhau
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94000)
Khảo sát trên những văn bản tác phẩm của Trần Vũ, tôi thu được một kết quả khá thú vị: có tổng số 13 trên 27 truyện ngắn mà trong đó có sự hiện diện hình ảnh của những cơn mưa. Điều này đủ để nói lên rằng mưa chiếm một vị trí nhất định trong ký ức của anh ― có thể nói gần như một nỗi ám ảnh.
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86233)
Tôi biết Huệ đã lâu. Từ lúc Huệ còn niên thiếu, những trận mưa rào còn bất chợt đổ về qua qua ấp Tây Sơn, thứ mưa nóng và ẩm của vùng Qui Nhơn sỏi đá. Suốt quãng đời niên thiếu, hình như Huệ chỉ đi chơi xa có hai lần. Một lần lên Phú Xuân và một lần bơi xuồng băng ngang đầm Thị Nại.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 90820)
Ngày bốn chị em tôi đến phi trường Houston, Texas, anh Bằng ra đón chúng tôi. Tôi đã ngỡ ngàng khi trông thấy anh. Người anh cả của tôi đã mất dáng vẻ của một cậu công tử được bố mẹ nuông chiều, tóc anh để dài hơn trước nhiều, gương mặt gầy guộc hẳn đi, ánh mắt hòa nhã, không còn một chút khó khăn và bướng bỉnh của ngày xưa.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 88964)
TCHL xin giới thiệu một biên khảo mới của GS. Nguyễn Phạm Hùng tại Đại học Quốc gia Hà Nội về Nguyễn Công Trứ, dưới mắt nhìn mới, khác biệt với thành kiến bấy lâu.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 88838)
Sau đám cưới, Cung về đơn vị, tôi vẫn ở nhà với cha mẹ, đợi Cung được biệt phái về dậy học lại, (Bộ Giáo Dục hứa sẽ cho các giáo chức được về vào tháng 10/1969) rồi sẽ ra ở riêng.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 115481)
B ài thơ anh viết lại nhiều lần Ao ước xoá đi niềm đau giữa hai hàng chữ Nhưng làm sao nói lời tỏ tình Với những điều không thật...
11 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116399)
đếm những bước chân tá túc ở xứ lạ bằng nỗi chật hẹp tù túng nơi quê nhà, mùa xuân trước tôi thấy thênh thang một nỗi buồn, khập khễnh (em đi bên cạnh, rất xa, những chân trần, thui chột gót hồn nhiên)
09 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84536)
Là một dân tộc đã có ít nhất ngàn năm lịch sử thành văn, từng nhiều phen đổ xương máu để bảo vệ chủ quyền của mình và đồng thời mở mang bờ cõi về phía Nam, từ đầu thế kỷ XX, người Việt bắt đầu chiêm nghiệm lý do thất bại của các phong trào Cần Vương, Văn Thân v... v...