- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Toàn văn lá thư của Con Cặc gửi trung tá Vũ Văn Hiển

25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 107761)
Toàn văn lá thư của Con Cặc gửi trung tá Vũ Văn Hiển

THƯ CẢM TẠ

Kính gửi Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.

Thưa Trung tá,

Lời đầu tiên, cho phép tôi được tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc đến Trung tá, người đã vinh danh tôi với hơn 80 triệu người Việt Nam trong nước và nước ngoài trong ngày hôm qua, 24 tháng Chín năm 2012. Xin Trung tá cho tôi được tự giới thiệu mình, tôi: CON CẶC. Dạ, nhiều người bảo như thế là tục tĩu, nhưng tôi biết nói thế nào thưa Trung tá, khi mọi người đều gọi tôi như vậy.

Mặc dù tôi là một cơ quan sinh dục, thực hiện chức năng bài tiết, chức năng truyền giống, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của loài người, nhưng không phải ai ai cũng tôn trọng tôi đúng với vai trò của mình. Khi giận, người ta gào vào mặt nhau: CON CẶC! Khi khinh bỉ, người ta nhổ vào mặt nhau: CON CẶC! Để chửi một thằng tồi, người ta bảo: CÁI THẰNG CẶC! Làm ăn tệ lậu như Vinashin, người ta bảo: LÀM ĂN NHƯ CẶC! Và còn hàng khối câu cửa miệng khác với giọng điệu coi thường tôi lắm, thưa Trung tá. Trong khi tôi, CON CẶC, không xấu xí, đê tiện, tồi mạt, kém cỏi như những kẻ bị ví von. 

Ngược lại, cũng có những người tung hô tôi một cách quá đà, thưa Trung tá. Họ gọi tôi là Ngọc Hành, là Của Quý. Cũng có người đặt tên tôi dễ thương: Cậu Nhỏ, nghe cứ như Hoàng tử bé vậy đó. Rồi bao nhiêu người, vì nghe lời báo lá cải, vì tin vào kinh nghiệm truyền miệng trên lauxanh.us mà nỗ lực không ngừng để cải thiện vóc dáng của tôi. Họ còn giết tê giác lấy sừng, nấu ngẩu pín dê, ăn tay gấu… và đổ lỗi là vì tôi mà họ phải tàn ác với thú vật như vậy. 

Nhưng dù họ có nâng niu tôi, hay chà đạp tôi, cũng không ai tôn trọng tôi cho bằng Trung tá cả. Trung tá đã nâng tôi lên một tầm cao mới, một tầm cao mà ai ai cũng nỗ lực để có được. Giữa trụ sở công an phường 6 quận 3 trước mặt đông đảo mọi người, cấp dưới của mình, Trung tá đã thét lên lời thét đầy uy lực: Tự do cái Con Cặc! Vâng, đây chính là lời thét vĩ đại nhất nhằm vinh danh mình mà tôi từng biết đến, thưa Trung tá. 

Tự do! Hai chữ đó mới quý giá làm sao! Người ta đã đổ bao nhiêu xương máu để dành lấy tự do từ cường quyền, bạo chúa, từ độc tài, phát xít. Thưa Ngài, người Pháp chọn Tự do là từ đầu tiên trong ba tiêu chí: Tự do – Bình đẳng – Bác ái, và vì vậy mà họ chọn quốc kỳ của họ có ba màu Xanh – Trắng – Đỏ. Tự do là một trong ba từ mà chúng ta viết phía dưới quốc hiệu. Tự do là từ mà ông Hồ Chí Minh đã trích từ tuyên ngôn của nước Mỹ khi ông ta đọc tuyên ngôn độc lập ở Ba Đình năm 1945. Và tôi cũng nghĩ rằng, nếu ngày đó ông Hồ không nhân danh tự do, thì chắc gì hàng triệu người Việt Nam đã đổ máu cho cái gọi là “cách mạng” ấy. 

Tự do là điều mà – ngay khi Trung tá xưng tụng tôi, hét vào mặt vợ cũ của ông Nguyễn Văn Hải, thì tại tòa án – ông Hải đã đổi lấy 12 năm tù giam, bà Tạ Phong Tần phải đổi lấy 10 năm tù giam, chưa kể những năm quản chế sau khi mãn hạn. 

Thưa Trung tá, tôi không biết lấy gì để đền ơn Trung tá vì những lời có cánh mà Trung tá đã dành cho tôi. Thực hiện theo khẩu hiệu mà Trung tá nêu ra, các bạn trẻ trên facebook đã thi nhau thay hai chữ Tự Do bằng tên của tôi. Họ nói: không có gì quý hơn độc lập Con Cặc, Con Cặc – Bình Đẳng – Bác Ái, Hiệp định thương mại con cặc (FTA – có lẽ sẽ đổi thành DTA (dick trade agreement) hoặc PTA (penis trade agreement)), rồi chưa kể đến các quyền như quyền con cặc đi lại, quyền con cặc ngôn luận, quyền con cặc kết hôn, quyền con cặc biểu tình… Nhiều đến mức tôi thiết nghĩ họ phải có một từ mới: cặc quyền!

Thôi, dù tôi có kể ra bao nhiêu cũng không sánh hết được công lao trời bể của Trung tá. Và đêm đã khuya, thư đã dài, tôi còn phải vào với ông chủ để vui vẻ với bà chủ. Tôi xin dừng bút tại đây. Cuối thư, không có gì hơn, xin chúc Trung tá và gia đình sống vui vẻ, mạnh khỏe trong con cặc, hạnh phúc.

Nay kính thư,
CON CẶC

dieucay-nvhien-content
















 Điếu Cầy và Trung Tá Vũ Văn Hiển
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Bảy 201511:31 CH(Xem: 29710)
Sự nghiệp viết điếu văn của tôi bắt đầu từ Tạ Văn Thế, Thế trước đây học Văn khoa, công tác ở công ty mai táng quận, đã từng giữ đến chức trưởng phòng tổ chức nhân sự và thuộc diện quy hoạch cán bộ nòng cốt nhưng sau đợt bình chọn người đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, mặc dù ba năm liền là chiến sĩ thi đua nhưng vẫn bị loại nên Thế bất mãn và xin về nghỉ mất sức.
18 Tháng Bảy 201511:10 CH(Xem: 26751)
Ruben là một danh họa bậc nhất ở Mexico, ông lại yêu say đắm Isabel, cô người mẫu của mình. Ấy vậy mà ngược lại, cô nàng lại tỏ ra tình tứ với tình địch của ông, gã này chẳng tiếng tăm gì cả. Isabel vẫn hay gọi ông Ruben là “Churro” bé nhỏ của nàng. “Churro” vốn là tên một loại bánh ngọt, mà cũng là tên thường gọi của người Mễ cho những chú chó con nuôi trong nhà. Ruben lại cho đó là một cái tên gọi tuyệt vời. Bởi thế cho nên hễ có ai đến thăm nơi ông vẽ, ông lại hí hửng khoe: “Ấy, nàng lại sắp gọi tôi “Churro” đấy”. Mỗi khi ông cười, chiếc áo lót như muốn bật tung ra, bởi lẽ ông càng ngày càng béo ra.
07 Tháng Bảy 20153:38 SA(Xem: 31474)
LTS: Đông Duy là bút hiệu của Hoàng Kiếm Nam. Ông là nhà thơ, nhà văn, bên những sáng tác văn chương , ông còn có nhiều tác phẩm về hội họa và ca khúc, đồng thời cũng là nhà báo kỳ cựu trong làng báo Việt Nam ở hải ngoại. Chúng tôi xin hân hạnh gởi đến quí bạn đọc và văn hữu những thi phẩm của thi sĩ Đông Duy Hoàng Kiếm Nam.
07 Tháng Bảy 20152:08 SA(Xem: 28429)
“ Bản quyền cho những công trình trí tuệ đã tự động có hiệu lực ngay từ phút đầu khi được sáng tạo mà không cần phải được xác nhận hay công bố. Tác giả không cần phải đăng ký, hoặc xin biên lai bản quyền (copy right) ở những quốc gia sở tại .
06 Tháng Bảy 20153:00 SA(Xem: 17942)
Ngày 4/7/1407, tại Kim Lăng, kinh đô đầu tiên của Đại Minh từ 1368 tới khoảng năm 1421, Chu Lệ hay Đệ [Zhou Li] miếu hiệu Thành Tổ (Ming Zhengzu, 17/7/1402-22/8/1424) họp triều thần, chấp thuận lời xin của “1120” kỳ lão xứ Giao Châu [An Nam] hơn hai tháng trước là “con cháu nhà Trần đă chết hết không người thừa kế…. Giao Châu là đất cũ của Trung Hoa xin đặt quan cai trị, để sớm được thánh giáo gột rửa thói tật man di.” (1) Hôm sau, 5/7/1407, Chu Lệ ban chiếu thành lập “Giao Chỉ Đô Thống sứ ti” [Jiaozhi dutong tusi], một đơn vị quân chính cấp phủ hay tỉnh [Provincial Commandery]. (2) Và, như thế, sau gần 500 năm tái lập quốc thống dưới tên Đại Việt—hay An Nam, từ 1164/1175—nước Việt trung cổ tạm thời bị xóa tên.
05 Tháng Bảy 20152:32 SA(Xem: 31189)
LTS_ Người Quân Tử là truyện ngắn trích từ Tầu Ngựa Cũ, tác phẩm văn học được trao giải thưởng văn chương 1961. Người Quân Tử và Áo Mới của Linh Bảo đã được Trung tâm Văn Bút Quốc tế / PEN International tuyển chọn là hai trong số 26 truyện ngắn hay nhất thế giới năm đó.
05 Tháng Bảy 20151:57 SA(Xem: 29416)
Linh Bảo là một tên tuổi văn học của Miền Nam từ những năm 1950s. Các tác phẩm của Linh Bảo được lần lượt xuất bản tại Miền Nam từ 1953 tới 1975. Chỉ có Mây Tần là tuyển tập đoản văn duy nhất được xuất bản ở hải ngoại (1981). Sau 1975, không có một tác phẩm nào của Linh Bảo được in ở trong nước.
02 Tháng Bảy 20153:15 SA(Xem: 32870)
Lửa cháy cao, kêu lốp bốp. Lão nhìn ngọn lửa hồi lâu và định sẽ đếm số tiền lần cuối cùng. Đây là ngọn lửa lớn nhất, cũng là thứ ánh sáng rực rỡ nhất từng ấy năm ở căn nhà này. Lưỡi lửa ăn vào gỗ, và cao lớn thêm. Cánh cửa ngập trong lửa, khói bốc nghi ngút. Ngọn lửa nuốt lấy ngôi nhà, cái miệng nó thật rộng, ăn cũng thật nhanh. “….” – Bất chợt lão gào lên. Giọng lão khàn đặc, mấy con chữ như bị tắc và gãy từ trong họng. Và khi lão gào thêm một tiếng nữa, chúng văng ra thành những cục máu. Mồ hôi lão nhễ nhại nhưng không phải vì nóng. Những giọt mồ hôi lạnh như nước đá. “Cướp…Ối giời ơi…Cướp…”
21 Tháng Sáu 20151:37 SA(Xem: 31103)
Mặc Đỗ nhà văn, nhà báo, dịch giả là một trong những tên tuổi của văn học Miền Nam trước 1975. Sau 1975, sang Mỹ tỵ nạn ở cái tuổi 58 còn tràn đầy sức sáng tạo nhưng anh đã chọn một cuộc sống quy ẩn, chữ của Mai Thảo. Mặc Đỗ gần như dứt khoát không xuất hiện hay có tham dự nào trong sinh hoạt cộng đồng văn chương ở hải ngoại -- [biển ngoài, chữ của Mặc Đỗ], thái độ chọn lựa đó khiến tên tuổi anh hầu như rơi vào quên lãng.
07 Tháng Sáu 20152:55 SA(Xem: 31025)
Lẩn thẩn với màu Sắc Bây giờ quá nửa đêm Có thể giữa ngày- và Lại đi trên đường dài