- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tác giả Mùa Biển Động vừa qua đời

20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106639)
 

nmonggiac_phantanhai__photonxh

“… Tôi phải xa lìa quê hương và phải tự mình chịu trách nhiệm đời mình, chịu trách nhiệm cái tự do của mình. Không còn ai bảo bọc tôi, không còn ai cấm đoán tôi. Thành công, tôi không biết khoe với ai. Thất bại, tôi không thể đổ thừa cho ai. Tôi trơ trọi, không mang trên người nhãn hiệu “nhân danh,” “đại diện,” “phát ngôn viên” để hưởng những ưu quyền (và ưu phiền) dành cho một đám đông, một cộng đồng xã hội.
Với ai khác không biết, với tôi, tôi thích được là mình, và không thích làm đại diện của bất cứ ai, không khoái nhân danh bất cứ ai, không muốn nợ nần bất cứ ai
.”
(“Sống và viết tại hải ngoại” – Nguyễn Mộng Giác)

Nguyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Ông là người con thứ hai. Cha ông, một nhà giáo trong thời Pháp thuộc, thưở nhỏ ông cắp sách theo cha đi nhiều nơi vì thời gian đó nhà giáo luôn được thuyên chuyển công tác liên tục. Ông thừa hưởng nếp sống mô phạm từ cha mình.

Nguyễn Mộng Giác tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại học sư phạm Huế năm 1963, sau đó được mời làm giáo sư tại trường Nữ trung học Đồng Khánh. Nơi này ông đã gặp và yêu Nguyễn Khoa Diệu Chi một người con gái Huế duyên dáng, nền nã, hết lòng vì chồng con. Chính tình yêu này là chỗ dựa tinh thần giúp ông đứng vững trong những năm tháng nhiễu nhương của đời người.

 

nmg_nd_nth_nkdc_tk_nxh-content

(Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Đồng & Nguyễn Thị Hợp, Nguyễn Khoa Diệu Chi,

Thụy Khuê, Nguyễn Xuân Hoàng)


Sau tháng 4 năm 1975, xã hội Miền Nam bị xáo trộn dữ dội. Trên phương diện dân sinh, phần lớn người miền Nam làm việc cho chính phủ Cộng Hòa đều bị tập trung cải tạo. Từ người lính chiến, đến anh nhà văn, từ chị công chức, đến anh nhà giáo… đều bị nghi ngờ, tình nghi “thành phần nợ máu”. Cuộc sống của nhiều gia đình đảo lộn. Vì sau khi đổi đời, họ bị thất nghiệp, nhiều người lâm vào cùng quẫn. Một số bị tịch thu nhà cửa, một số về quê sinh sống, một số phải đi “kinh tế mới” trên những vùng rừng hoang vu. Cảnh quan thành phố tiêu điều xơ xác. Trầm trọng hơn nữa: Sự xơ xác tinh thần của trí thức miền Nam không còn được tự do trình bày suy nghĩ, không còn được tự do hấp thu tri thức nhân loại. Năm 1979, khi Việt Nam tiến quân vào Campuchia chấm dứt chế độ diệt chủng Pol Pot và chiếm đóng xứ này, Trung Quốc liền tấn công biên giới phía Bắc để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Những người Việt gốc Hoa từ bao đời sinh sống trên đất Việt đột nhiên lâm vào cảnh khó xử. Nhà nước đề phòng “nội ứng”, cho phép người Hoa nộp tiền, đóng thuyền, tự do ra khỏi nước. Phong trào vượt biên bán chính thức của Hoa kiều bộc phát ồ ạt, cùng lúc với cao trào vượt biên của người dân miền Nam. Họ lũ lượt ra đi, không hẳn vì kinh tế, mà rất nhiều người vì khao khát tự do muốn thoát khỏi những áp đặt ràng buộc vô lý, mà kẻ chiến bại phải gánh chịu hậu quả sau cuộc chiến. Hy vọng tìm lấy cho mình, cho gia đình và con cái mình một tương lai tươi sáng, được đối xử bình đẳng, đầy đủ cơm áo và thụ hưởng tự do tinh thần trên những xứ sở bình yên trở thành giấc mơ lớn của trí thức, văn sĩ và cả dân lao động.

Trong bối cảnh lịch sử đó, cuộc đời của nhà văn Nguyễn Mộng Giác cũng không thoát khỏi những biến động chung của đất nước, trên cái nền lịch sử đã phân ly, vừa sang trang. Từng giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Nam Trung học Cường Để Quy Nhơn, rồi Chánh sự vụ Sở Học chánh Bình Định, và sau cùng là chuyên viên nghiên cứu của Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa. Sau 30-4-1975, Nguyễn Mộng Giác bỗng nhiên thất nghiệp. Nhà văn đi bán sách cũ, đi làm công nhân cho một tổ hợp gia công mì sợi. Bị bắt đi tù 3 lần. Từ trí thức bị tước quyền phát biểu, từ nhà văn bị tước quyền xuất bản, đến nhà giáo bị tước quyền dạy học, Nguyễn Mộng Giác rớt xuống đáy tuyệt vọng. Như rất nhiều người dân miền Nam khác, như hầu hết các nhà văn miền Nam thời kỳ này, Nguyễn Mộng Giác quyết định tìm tự do.


tvu_nmg-content

( Trần Vũ, Nguyễn Mộng Giác)


Ngày 29-11-1981, Nguyễn Mộng Giác vượt biên, sau năm ngày sáu đêm trôi lênh đênh trên mặt biển mênh mông, giữa sống và chết, chiếc thuyền mong manh của ông may mắn được tàu giàn khoan của Công ty liên hiệp Tây Đức – Nam Dương vớt lên đưa vào đảo KuKu, Indonesia. Hơn hai tháng ở lại đảo KuKu, một nơi biệt lập với thế giới bên ngoài, không có gì làm ngoài việc chờ tàu đến đón chuyển về trại chính, Nguyễn Mộng Giác trở lại với công việc cầm bút.

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác khởi viết từ thời sinh viên nhưng tính thận trọng ông không gửi đăng. Đến năm 1971 lần đầu tiên ông gửi bài trên Tạp chí Ý Thức, từ đây những tác phẩm của ông lần lượt ra đời.

1.Những tác phẩm đã xuất bản:


-Nỗi Băn Khoăn Của Kim Dung
(tiểu luận, NXB Văn Mới, Sài Gòn, 1972),
-Bão Rớt
(tập truyện ngắn, NXB Trí Đăng, Sài Gòn, 1973),
-Tiếng Chim Vườn Cũ
(NXB Trí Đăng, 1973),
-Qua Cầu Gió Bay
(truyện dài, NXB Văn Mới, Sài Gòn 1974),
-Đường Một Chiều
(truyện dài, NXB Nam Giao, Sài Gòn 1974).
Đoạt giải thưởng Văn Bút Quốc Tế Pen Club 1974.
-Ngựa Nãn Chân Bon
(tập truyện ngắn, NXB Người Việt, 1983),
-Xuôi Dòng
(tập truyện ngắn, NXB Văn Nghệ 1987),
-Mùa Biển Động
(trường thiên tiểu thuyết gồm 5 tập, NXB Văn Nghệ 1984-1989),
-Sông Côn Mùa Lũ
(trường thiên tiểu thuyết, NXB An Tiêm, Hoa Kỳ 1991 và NXB Văn Học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội 1998).
- Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học, nhà xuất bản Văn Học và nhà sách Văn Lang (Sài Gòn) tái bản lần thứ nhì năm 2003
- Nhà xuất bản Văn Học và Nhà sách Thanh Nghĩa tái bản lần thứ ba năm 2007
- Nghĩ về văn học hải ngoại (tiểu luận, nxb Văn Mới, Hoa Kỳ 2003)
-Bạn văn, một thuở…(tạp luận, nxb Văn Mới, Hoa Kỳ 2005)

2.
Tác phẩm chưa xuất bản:

-
Tình và Đạo trong thơ Hàn Mặc Tử (tiểu luận)
-Vào đời (truyện dài), đã đăng một phần trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn, 1973-1974)
-Đêm hoang (truyện dài), đã đăng trên tuần báo Đồng Nai (Hoa Kỳ)
-Mây bay về đâu (truyện dài)

Và nhiều bài phê bình, tiểu luận đăng trên tạp chí Văn Học California, Hoa Kỳ.


Năm 1986, Nguyễn Mộng Giác giữ địa vị chủ biên tạp chí Văn Học ở California suốt 19 năm. Ông là một trong số ít những nhà văn hàng đầu xây dựng nên nền văn học Việt Nam ở hải ngoại.

Năm 2000, bộ tiểu thuyết “Sông Côn Mùa Lũ” của Nguyễn Mộng Giác viết về ba anh em nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ xuất bản tại Việt Nam, và ngay lập tức có tiếng vang trong giới nghiên cứu văn học nghệ thuật. Có lẽ, đây là tác phẩm hải ngoại đầu tiên được tái bản nhiều lần trong nước, được Đài Truyền hình Tp. Hồ Chí Minh mua bản quyền để đóng phim. Và đây cũng là tác phẩm hải ngoại đầu tiên được Đài Tiếng nói Việt Nam chọn trích đọc hàng đêm trên sóng phát thanh trong chuyên mục “Đọc truyện đêm khuya”. Bộ tiểu thuyết “Sông Côn mùa Lũ” cũng đã được nghiên cứu trong các trường đại học, là đề tài nghiên cứu trong các luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ...

Tuy nhiên, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Mộng Giác đến nay vẫn chưa được nhiều người biết đến ngoài tác phẩm “
Sông Côn Mùa Lũ”, những sáng tác rất có giá trị khác của ông chưa được người đọc trong nước biết đến vì chưa xuất bản. Đó còn là một thách thức bỏ ngỏ cho giới nghiên cứu khi muốn tìm hiểu về ông về những giá trị mà các tác phẩm của ông phản ánh. Nếu như ở trong nước bộ tiểu thuyết “Sông Côn Mùa Lũ” của Nguyễn Mộng Giác được đánh giá cao thì ở hải ngoại bộ trường thiên “Mùa biển động” mới là tác phẩm để đời của ông.

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác suốt cuộc đời luôn ưu tư về thái độ sống của người trí thức. Trong mọi thời kỳ lịch sử và hoàn cảnh mà ông đã trãi qua, nhà văn luôn giữ phẩm giá của một trí thức có cái nhìn tỉnh táo, đúng mực, dám sống và viết theo suy nghĩ của riêng mình, đó là điều không dễ trong bối cảnh phân ly của cộng đồng Việt Nam.

Sau một thời gian dài bạo bệnh, ngày 2/7/2012 nhà văn Nguyễn Mộng Giác qua đời vào lúc 22h15 ở California, Hoa Kỳ trong vòng tay yêu thương của gia đình. (Tức 12h ngày 3/7/2012 giờ Việt Nam).

Với tôi, ông như một người thầy, người cha mà tôi kính trọng. Từ lần gặp đầu tiên ông đã cho tôi cảm giác ấm áp đó, và cho đến bây giờ 7 năm đã trôi qua. Từ xa, nghe tin dữ tôi rất đau lòng, tiếc thương một nhà văn lớn của dân tộc, một người con ưu tú của Bình Định. Bài viết này như một nén nhang kính viếng hương linh ông, cầu mong linh hồn ông siêu thoát về miền cực lạc.

Ban Mai
Quy Nhơn, ngày 3/7/2012

 (Nguồn: blog NGUYỄN XUÂN HOÀNG / VOA)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34100)
Mấy dòng viết vội và muộn màng này chỉ là những hồi tưởng đứt đoạn để gửi tới một người bạn là Nguyễn-Xuân Hoàng...Nguyễn- Xuân Hoàng lại được biết tới nhiều hơn như một nhà văn một nhà báo tên tuổi từ những năm 1970.Hoàng là tổng thư ký tạp chí Văn Sài Gòn từ 1972, tiếp nối Trần Phong Giao, cùng với những tác phẩm đã xuất bản gồm tuyển tập truyện ngắn: Mù Sương, Sinh Nhật; tuỳ bút: Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu; tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ; và hai truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo…
17 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 38728)
t huở ấy tự đỉnh chiều áp thấp mỏm vực mưa ai đó gieo mình một màu sắc nhọn như đinh trổ vào lênh loang nhớ
14 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36809)
K hác với quân đội của các đế quốc, quân đội Việt Nam đã luôn phải xây dựng sức mạnh trên chính lòng ái quốc của dân tộc mình. Ngay cả khi Đại Nam đạt đến sức mạnh của một đế quốc Đông Dương, quân đội Đại Nam chưa biết vận dụng sức lực của các sắc tộc Chàm, Ai Lao hay Thủy Chân Lạp. Sức mạnh của quân đội Việt Nam là sức mạnh của sự đoàn kết, chết để giữ đất và chết để mở đất, của sắc tộc Kinh. Mạc Cửu ở Hà Tiên là một biệt lệ.
12 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 33896)
C hập chùng đồi núi mây vô ngại Thênh thang trang giấy nốt nhạc trầm Bùn sen ngan ngan trăng đại hải Cánh cửa xuân thì đương mưa râm.
11 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 38552)
T ôi luôn nhớ cái cách Peter áp sát vào người tôi, rối rít, cuồng si, dịu dàng, hung bạo và cho tôi một cảm giác kích thích chưa từng có. Cái cảm giác đó vượt qua tất cả, nó như mách bảo rằng hãy yêu, hãy đánh đổi hết, cả công việc, cuộc đời, tương lai, giá trị đạo đức cũ rích của loài người, để ôm trọn vẹn Peter vạm vỡ trong tay, để cảm thấy Peter trong người mình, cảm thấy sự sẻ chia ngọt ngào, đau đớn, điên cuồng, lạ lùng của một tình yêu vượt thoát trên mọi lý lẽ…
08 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34398)
t rời đương nắng xin đừng ra bửa củi sợ mưa về kéo rụp cả chân mây trời hết nắng. thôi đừng ra sân nữa để ôn nhu còn đậm nét chơn mày
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36724)
T uần rồi, nhân kỷ niệm 70 năm ngày 6 tháng 6 năm 1944 khi quân Đồng Minh đổ bộ chiếm bờ biển Normandy để từ đó tiến vào giải phóng Âu Châu đang bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, hệ thống truyền hình PBS chiếu một loạt phim tài liệu liên hệ, trong số đó tôi có dịp xem hai phim, đó là “D-Day 360” do Windfall Films của Anh Quốc sản xuất dưới quyền đạo diễn của Ian Duncan; và phim “D-Day’s Sunken Secrets” do NOVA thuộc PBS thực hiện.
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36442)
D ohamide là một tên tuổi quen thuộc trên báo Bách Khoa trước 1975, chuyên khảo về lịch sử và văn minh Chàm. Đã xuất bản năm 2000: “Dân Tộc Champa: Hành trình Tìm về Cội Nguồn”. Xuất thân Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và tốt nghiệp M.A. Đại Học Kansas, Hoa Kỳ. Lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc nên rất am tường về hệ sinh thái Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là bài điểm sách thứ hai của anh Dohamide nhân dịp CLCD BĐDS tái bản lần thứ 3.
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 33312)
e m đừng hỏi tôi một thứ tình yêu mỏng như giấy kẹp thời buổi lơ mơ hàng họ giấy má tái sinh hầm cầu những khuôn mặt người từ đâu hoang mang đại để kim rãi đường mũi dùi cắm sâu vào họng nựng nịu lũ đầu têu hí hửng cá độ hung tàn
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 28266)
...nhắc đến cuộc vượt thoát của những cựu lãnh tụ sinh viên Thiên An Môn, người ta không khỏi bồi hồi nhớ lại những cái chết ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh chỉ mới hai tháng trước. Ngày 18/4 năm 2014 đã có những người Duy Ngô Nhĩ tị nạn, tuyệt vọng tự sát tại cửa khẩu Quảng Ninh. Hình ảnh thi thể của họ bị vất nằm ngổn ngang trên những chiếc xe lôi đã đem đến cho chúng ta cái cảm giác bất nhẫn, thương tâm.