- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VĨNH BIỆT NHÀ VĂN NGUYỄN MỘNG GIÁC

04 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 97584)


PHÂN ƯU:


nhavannguyenmonggiac1-content 

 Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác 1940-2012

 

Chúng tôi nhận được tin buồn Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác, Pháp Danh Thiền Ngộ vừa qua đời vào lúc 22 giờ 15 phút ngày 2 tháng Bảy năm 2012 lúc 10:15 pm tại tư gia (Westminster, California, USA) Nhà văn Nguyễn Mộng Giác từng đảm nhiệm chức vụ Chủ bút tạp chí Văn Học, California, Hoa Kỳ, từ 1986 đến 2004 và là tác giả của các bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử Mùa Biển ĐộngSông Côn Mùa Lũ. Sự ra đi của nhà văn nguyễn Mộng Giác là một tổn thất cho văn học Việt Nam trong và ngoài nước.

Tạp Chí Hợp-Lưu và văn thi hữu khắp nơi xin thành kính phân ưu cùng chị Nguyễn Khoa Diệu Chi và tang quyến. Cầu mong hương linh Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác sớm về miền cực lạc.

 

Tiểu Sử Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác 

 

- Sinh năm 1940 tại Bình Định, miền Trung Việt Nam .

 - Học trung học ở trường Cường Để Qui Nhơn, trường Võ Tánh Nha Trang và trường Chu Văn An Sài Gòn

 - Học một năm ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn rồi ra Huế học Đại học Sư phạm ban Việt Hán

 - Tốt nghiệp thủ khoa Đại học Sư phạm Huế năm 1963, khóa Nguyễn Du

 - Dạy học tại trường Đồng Khánh Huế (1963-1965), trường Cường Để Qui Nhơn (1965-1973)

 - Là Chánh Sự Vụ Sở Học Chánh tỉnh Bình Định (1973-1974) và làm chuyên viên nghiên cứu giáo dục Bộ Giáo Dục, Sài Gòn (1974-1975) (2)

 - Bắt đầu viết văn năm 1971, đã cộng tác với các tạp chí Bách Khoa, Văn, Thời Tập, Ý Thức.

 - Vượt biển tị nạn năm 1981 qua ngả Nam Dương, đến định cư tại Hoa Kỳ cuối năm 1982.

 - Cộng tác với các báo Đồng Nai, Việt Nam Tự Do, Người Việt, Văn, Văn Học Nghệ Thuật.

 - Chủ bút tạp chí Văn Học, California, Hoa Kỳ, từ 1986 đến tháng Tám /2004.

 - Định cư tại thành phố Westminster thuộc quận Orange , California , cùng với gia đình.

 - Qua đời lúc 22 giờ 15 phút ngày 2 tháng Bảy năm 2012 (ngày giờ địa phương ở California) tại tư gia ở Westminster, California. 


Tác Phẩm

 1. Tác phẩm xuất bản tại miền Nam trước năm 1975:

 - Nỗi băn khoăn của Kim Dung (tiểu luận, nxb Văn Mới, Sài Gòn 1972)

- Bão rớt (tập truyện ngắn, nxb Trí Đăng, Sài Gòn 1973) *

- Tiếng chim vườn cũ (truyện dài, nxb Trí Đăng, Sài Gòn 1973)

- Qua cầu gió bay (truyện dài, đăng trên tạp chí Bách Khoa từ số 350 đến số 357, nxb Văn Mới, Sài Gòn, in thành tập năm 1974)

- Đường một chiều (truyện dài, Giải thưởng Trung tâm Văn bút Việt Nam, 1974, nxb Nam Giao, Sài Gòn 1974)

2. Tác phẩm xuất bản ở hải ngoại:

 - Ngựa nản chân bon (truyện ngắn, nxb Người Việt, Hoa Kỳ 1984)

- Xuôi dòng (tập truyện ngắn, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 1987)

 - Mùa biển động (trường thiên tiểu thuyết, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ, xuất bản từ 1982-1989) gồm tất cả 5 tập:

. Những đợt sóng ngầm, 1984

. Bão nổi, 1985

. Mùa biển động, 1986

. Bèo giạt, 1988

. Tha hương, 1989

(Tái bản lần thứ 6 năm 2001.)

 - Sông Côn mùa lũ (trường thiên tiểu thuyết, 4 tập, viết từ năm 1977-1981)

. Nhà xuất bản An Tiêm (Hoa Kỳ) xuất bản những năm 1990,1991

. Nhà xuất bản Văn Học (Hà Nội) và Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học tái bản lần thứ nhất năm 1998

. Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học, nhà xuất bản Văn Học và nhà sách Văn Lang (Sài Gòn) tái bản lần thứ nhì năm 2003

. Nhà xuất bản Văn Học và Nhà sách Thanh Nghĩa tái bản lần thứ ba năm 2007

 - Nghĩ về văn học hải ngoại (tiểu luận, nxb Văn Mới, Hoa Kỳ 2003)

- Bạn văn, một thuở…(tạp luận, nxb Văn Mới, Hoa Kỳ 2005)

 3. Tác phẩm chưa xuất bản:

 - Tình và Đạo trong thơ Hàn Mặc Tử (tiểu luận)

- Vào đời (truyện dài), đã đăng một phần trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn, 1973-1974)

- Đêm hoang (truyện dài), đã đăng trên tuần báo Đồng Nai (Hoa Kỳ)

- Mây bay về đâu (truyện dài)

Ghi chú của Hợp Lưu:

Quí văn hữu và quí độc giả có thể tìm đọc mhững tác phẩm của Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác tại địa chỉ :

http://nguyenmonggiac.info/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười 201510:41 CH(Xem: 33822)
Tôi thích những định nghĩa về tự do của John Adams và yêu thơ Tagore. Cả hai đều khơi dậy cái sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người. Điều lạ lùng là dù ở hai vị trí rất khác nhau, một chính khách và một nhà thơ; song họ lại gặp nhau ở một điểm rất chung. Tôi có thể mượn cái quan niệm của John Adam để nói về Tagore. Cả hai đều cho rằng không có sự ưu việt nào bằng sự ưu việt của linh hồn và không có sự giàu có nào bằng sự giàu có của con tim.
18 Tháng Mười 20154:41 CH(Xem: 31067)
Ngồi giữa buổi chiều mênh mông hắn chờ một cuộc điện thoại, bầu trời mở rộng trước mắt hắn, một dãy nhà cao thấp lô nhô trải dài làm cho đường chân trời trở nên răng cưa, gấp khúc. Xa hơn nữa, ở một góc nhỏ xíu lóe lên những tia sét lẫn trong những đám mây xám, những tiếng sét không âm thanh chớp lên rồi tắt ngúm một cách vô thưởng vô phạt.
18 Tháng Mười 20151:23 CH(Xem: 33287)
Lạc Long Quân được viết chữ Hán là 貉龍 君, trong đó, chữ 貉 (bộ trĩ) mà người Việt, theo truyền thống từ ngàn xưa đến nay vẫn đọc là “lạc”. Tiền nhân Việt dường như đã cố tình dùng chữ 貉 dành cho Lạc Long Quân và không đọc theo đúng phiên thiết từ thư Hán là hạc (thú giống như con cầy), mạch (tộc ở phương bắc Trung Quốc) nhưng nhất định là “lạc” chắc hẳn phải có một dụng ý sâu kín nào đó và cho đến nay vẫn còn là bí ẩn văn tự...
18 Tháng Mười 20151:00 CH(Xem: 34908)
Ngôi nhà của anh không hoàn toàn im lặng, hoang vắng mà là một nơi chốn dừng chân của khách thập phương. Nó như là một thứ “trại tỵ nạn thứ hai” mà hầu hết những người lui tới gặp anh đều có mục đích khác nhau. Có người đến để nhờ anh “hợp tác” làm một công việc gì đó; có người đến vì cần một nơi chốn ở tạm; có người đến chỉ để bày ra những cuộc rượu say bí tử, ca hát, ngâm thơ, bày tỏ những tàn tích quá khứ, họ là những người lính đã từng tham dự chiến tranh kể về những trận đánh, trong đó có người đã từng cầm súng ở bên kia chiến tuyến. Họ là những “linh hồn” vất vưởng, thất lạc giữa một khoảng trống mênh mông trong tâm thức bám vào cái hào quang quá khứ hào hùng, đau thương đầy căm phẫn tủi nhục của lịch sử. Có người rũ bỏ quá khứ, lột xác hội nhập vào đời sống mới của xứ sở tự do. Họ bước vào cuộc thử thách trong thương trường, khởi nghiệp bằng đôi bằng tay trắng.
16 Tháng Mười 201510:35 CH(Xem: 37320)
Như nhịp điệu ngàn năm của con sông Mekong, hệ sinh thái vùng châu thổ sông Cửu Long được cân bằng một cách tự nhiên với "mùa nước nổi" và "mùa nước giựt". Theo anh Dohamide Đỗ Hải Minh, một học giả gốc người Chăm, một cây bút quen thuộc của báo Bách Khoa trước 1975, sinh ra và lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc rất am tường về hệ sinh thái của Đồng Bằng Sông Cửu Long, thì trong bao thập niên qua, người dân Miền Tây đã quen sống với nạn ngập lụt hàng năm, hay còn gọi là mùa nước nổi, như là một hiện tượng thiên nhiên đến đều đặn theo chu kỳ. [2]
16 Tháng Mười 201510:03 CH(Xem: 32349)
Em không thể đi hết còn đường còn lại của mưa, anh biết không, có thể chúng dài hơn điều em nghĩ, có thể chúng đang ghen tuông với điều tự do của gió
12 Tháng Mười 201512:25 SA(Xem: 30035)
không phải thơ đâu em chỉ là lời nguyện đêm tha thiết không phải sáng mai nào cũng trong veo như sáng nay gió về vẩn đục lời kinh rớt xuống lũng oan cừu
11 Tháng Mười 201511:40 CH(Xem: 31405)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Thanh Hiện có lối viết rất lạ như thơ xuôi, từ đầu đến cuối chỉ dấu phẩy, không chấm. Chúng tôi hân hạnh mời quí độc giả và văn hữu cùng đi vào không gian truyện của Nguyễn Thanh Hiện.
11 Tháng Mười 20154:46 CH(Xem: 28504)
Đang ngồi trầm tư bên ấm trà nóng, ông Hội bỗng giật nảy mình khi nghe ngoài sân có tiếng rên rỉ. Ai nửa đêm khuya khoắt lại vào nhà ông than khóc? Vội vã ông chay lại mở cửa. Ánh điện trên thềm hắt xuống sân, ông trông thấy một người phụ nữ nằm sõng xoài trong vũng nước. Phương. Đúng là Phương.
11 Tháng Mười 20154:38 CH(Xem: 28672)
Mùa thu sắp cạn. Những hàng cây trên phố phơi dần những cánh tay trơ xương. Cuộc sống trong gia đình ông Hội vẫn diễn ra như một vở kịch mà ở đó những người diễn viên luôn phải oằn mình thể hiện vai diễn trái ngược với nội dung kịch bản. Nhiều lúc Phương tự hỏi, thật ra những con người này họ đã và đang nghĩ suy gì trong tâm não?