- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NƯỚC MẮT NỢ NẦN

27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 119878)


sg_1975-content

 Evacuation_SG April 29-1975_ AP photo


Năm đầu tiên Sài Gòn sập, tôi không nhớ được TV, Radio, và báo chí, có những gì nói những gì. Cả ngày quần quật, hết cái loa phường thét vào tai lại đến học tập chính trị ở trường, hội họp ở tổ dân phố và đi mít tinh (là cái gì cũng chưa hiểu hết). Ngoài đường thì vù vù xe Honda với băng đỏ trên cánh tay của bọn cách mạng 30, và cờ đỏ bán tràn lan tứ phía. Đêm về, cả nhà nhìn nhau lặng lẽ.

 

Năm sau đã quen, cũng có lúc tôi xem TV. Tôi tình cờ ghé mắt vào một phim tài liệu cũ để phải khóc. Đó là cảnh bom đạn đổ xuống miền Bắc khiến nhà cửa nát tan, trẻ thơ lập tức mồ côi, và sau đó là sự đói kém. Tôi khóc trước những ánh mắt thơ dại. Tang thương của chiến tranh đâu phân kẻ thắng người thua. Trở lại trường học, tôi thấy đằng sau những nghi kỵ e dè của chúng tôi hình như cũng có mặc cảm bối rối của những bạn thanh niên đoàn viên của phe chiến thắng. Bạn Vũ thị Phát Minh mang cho tôi một phát minh mới. Đó là dù liệt kê đủ thứ, Cộng Sản, Vô Sản, Bần cố nông, vân vân, tiểu tư sản Hà nội vẫn là tiểu tư sản. Bạn mặc quần bộ đội áo sơ mi trắng tóc thắt bím và môi mím lại mỗi khi chúng tôi hỏi một điều gì về miền Bắc; không giống chúng tôi tí nào nhưng bạn vẫn rất đẹp và ý tứ gọn gàng. Da bạn trắng hồng, mắt trong sáng tinh anh, và bạn không thể không lễ phép, cái lễ phép của tiên học lễ hậu học văn thuở Tràng An. Như có cái gì conflict, bạn, người của vô giai cấp, luôn trả lời với thầy cô rằng “em thưa thầy/cô rằng…” mỗi khi được gọi, khác với bạn Hồng Vân thường nói lí nhí cái gì đó không rõ tiếng rõ lời bộc lộ cái gốc quê mùa mộc mạc. Tôi bắt đầu thương những mái đầu xanh cùng trang lứa với mình. Tôi lại phải khóc, khi một trong những bạn học bị trúng tuyển đi chiến trường miền Tây, như xưa tôi đã phải khóc lính tử trận trong gia đình.

 

Sang Mỹ, tôi càng ngậm ngùi khi đọc lá thư anh bộ đội gửi đến cô em, “em đi rồi để lại trong anh chỉ còn ảo vọng…” Nước mắt ai cũng mặn. Là người, chúng ta khóc cho nhau, với nhau.

 

Nhưng những giọt nước mắt của tôi cho người lính Cộng Hòa dường như thêm nhiều thêm đậm, theo với tuổi đời. Cuộc chiến đã xa, mất mát thôi đã thành sẹo, sao tôi phải khóc hằng năm? Radio lại đọc những bài tưởng niệm, phát thanh những lời chứng. Xướng ngôn viên ngày thường cười cợt lung tung vẫn nghẹn giọng. Và tôi cùng những bạn đồng nghiệp vẫn chảy nước mắt. Tôi khóc khi Phan Nhật Nam, đã từng lao vào lửa đạn chiến tranh không cầm được sống chết của mình, lại phải thấy guilty vì còn sống. Tôi khóc, vì biết có những người đàn bà thà chết hơn là bỏ đất bỏ quê bỏ công sự chiến đấu dang dở của người chồng vừa ngã xuống. Tôi khóc, vì lời nhẹ như gió thoảng, “phải mười lăm năm sau cô mới gặp lại chú.” Tôi khóc vì những cái chết vô danh. Họ không biết tôi là ai nhưng đã chết cho tôi. Họ không biết tôi có yêu quê hương của tôi hay không, nhưng họ chết để bảo vệ quê hương ấy, và khi chết họ thốt câu vĩnh quyết tôn vinh quê hương ấy. Tôi không những nợ họ một mạng sống một chuỗi đời, tôi còn nợ họ niềm hãnh diện dẫu là người bại trận, niềm hãnh diện là công dân nước Việt Nam Cộng Hòa mến yêu. Họ chỉ là những con người dung tục như tôi, nhưng họ nhắc tôi nhớ chén thuốc độc của Phan Thanh Giản, cái chết của Hoàng Diệu, của Bùi thị Xuân, của Nguyễn thái Học. Tôi đã khóc, chắc là vẫn khóc mãi dẫu khi qua kiếp khác. Mai mốt đầu thai, biết tôi có nhớ vì sao mình khóc.

 

Lưu Na

04/27/2012


 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười 20143:11 SA(Xem: 33859)
phác họa nỗi đau không lời chiếc não bệnh tật nở ra trong màu xanh giả tưởng người đàn ông về nằm thu lu trên đám rêu chữ thì thầm bị rỗng ruột
10 Tháng Mười 20142:38 SA(Xem: 32766)
Hơn hai trăm năm, kể từ ngày đó, lần đầu tiên, con cháu Nguyễn Huệ kết duyên cùng con cháu Nguyễn Ánh. Hai người miên man trong vườn hạnh phúc. Nhưng lại không có con. Dân tình đồn rằng. Bình cũng có những giấc mơ quái lạ như Út Nhỏ. Trong mơ không biết Nguyễn Ánh nói gì mà Bình đã đi … thắt ống dẫn tinh.
10 Tháng Mười 20141:45 SA(Xem: 43406)
Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia” . Sự tranh luận này có chiều hướng phủ nhận quan điểm cũ của các tiền bối cũng như những người tin theo họ để bảo vệ cho cách đọc “cái đa đa”.
09 Tháng Mười 20142:59 CH(Xem: 31263)
Nào đâu phần mộ anh nằm Nào đâu tri kỷ tri âm…hỡi trời Cũng con thầy mẹ cả thôi Cớ chi mai mốt khóc người hôm nay
09 Tháng Mười 20141:04 CH(Xem: 28659)
Chính quyền Hong Kong đã hủy cuộc họp với lãnh đạo sinh viên đấu tranh dân chủ, theo dự tính diễn ra vào thứ Sáu 10/10.
08 Tháng Mười 20145:08 CH(Xem: 31901)
Đừng hỏi em về sự lựa chọn nỗi ngày rằng cơn mê đã tan và trời nhuốm tro mây đừng hỏi em về những hao gầy của mùa thiên di mỏi em chẳng lựa chọn được gì ngoài nỗi nhớ di dời
07 Tháng Mười 20145:09 CH(Xem: 30271)
Phần hai cuộc phỏng vấn được gửi đến quý vị sau đây. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu sẽ phân tích về các yếu tố cá nhân, tập thể; về vai trò của thủ lãnh trong đấu tranh, đặc biệt là đưa ra một nhận thức đúng đắn về việc “làm chính trị”.
07 Tháng Mười 20144:56 CH(Xem: 32332)
Một buổi sáng đứng trên đỉnh Bà Nà dưới cơn mưa tầm tả, gió buốt lạnh. Hoa Ban một màu tím biếc trên đỉnh sương mù. Tôi trôi bồng bềnh trong làn sương lạnh. Cảm nhận đời người như khói như sương.
07 Tháng Mười 20145:30 SA(Xem: 33091)
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Hoàng Anh Thư hiện ở Huế, có nhiều tác phẩm đăng ở các báo trong và ngoài nước. Thơ của Thư có sự mềm mại thi ca và quyến rũ trí tuệ. Chúng tôi trân trọng gởi đến quí bạn đọc và văn hữu của Hợp Lưu những thi phẩm của Nguyễn Hoàng Anh Thư.
06 Tháng Mười 20146:30 CH(Xem: 29956)
Từ hơn 10 ngày qua cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên Hồng Kông đã là điểm nóng làm lu mờ những biến sự khác trên thế giới...Trong cuộc trao đổi sau đây với nhà báo Trần Quang Thành, tiến sĩ Hà Sĩ Phu sẽ đưa ra cái nhìn của một nhà trí thức đấu tranh về những điều vừa kể.(Radio Chân Trời Mới)