- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

T R Ở C Ờ

26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 92959)


Góc nghĩ

T R Ở C Ờ

 

 Mùa xuân năm 2012 này, nước Pháp chuẩn bị bầu Tổng thống mới, nhiệm kì năm năm của Tổng thống tại chức Nicolas Sarkozy sắp hết hạn. Trong một nước dân chủ, ai cũng có quyền ứng cử trong vòng đầu, từ dân quèn cho đến chánh trị gia lão luyện, kể cả Tổng thống sắp mãn nhiệm, miễn là * tin mình có cơ được bầu, hoặc * muốn lợi dụng thời gian quần chúng chú tâm nghe đề giãi bày tâm huyết và í hướng của mình. Sau đó, hai nhà nào được nhiều phiếu hơn mấy người kia thì mới ứng cử tiếp. Trong vòng thứ hai này, người được đa số phiếu, từ 50,1% trở lên, sẽ đăng quang, chánh thức đóng vai Tổng thống trong nhiệm kì sắp tới.

 Trước ngày bầu cử, kể tử đầu tháng ba năm nay, tuần nào trên báo chí và trên vô tuyến và truyền hình cũng đều có thông báo kết quả nhiều loạt trưng cầu dân í chẩn đoán kẻ có cơ được bầu trong số mười ứng cử viên đăng kí. Toàn thế các cuộc trưng cầu dân í này thảy đều nêu tên hai người đứng hàng đầu (trên dưới 30% số phiếu) là Tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy và ông François Hollande thuộc đảng xã hội. Và, phần khác, thảy đều cho thấy ông François Hollande luôn luôn đạt được đa số, chắc sẽ thắng cuộc và sắp ngồi ghế Tổng thống.


Thay quần đổi áo

 Thế là như bầy gà bị chồn chung vô chuồng bắt trộm, một số không ít quốc vụ khanh và bộ trưởng đã được đương kim Tổng thống bổ nhiệm trước kia dầu họ bấy giờ thuộc phe đối lập, nay bỗng vụt thay quần đổi áo lần nữa. Tuyên bố rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ông François Hollande trong cuộc bầu cử sắp tới : như những nguyên quốc vụ khanh Chánh sách phố phường Fadela Amara, nguyên thống đốc tổng bộ Liên đới nghề nghiệp Martin Hirsch, nguyên tổng trưởng bộ Công bằng xã hội Azouz Begag (*), nguyên tổng trưởng bộ Hải ngoại Brigitte Girardin, nguyên tổng trưởng bộ Sanh thái Corinne Lepage chẳng hạn, và một số khác nữa.

 Các cuộc trở mặt chớp nhoáng này tất nhiên không khỏi gây nên phản ứng mạnh mẽ, mặc cả những lời lẽ tự biện. Không chỉ từ phe bị họ từ bỏ, mà còn cả từ phía họ muốn tái nhập. Nói nào ngay, thì loại cử chỉ tiềm chứa kì vọng được Tổng thống dự kiến nghĩ tới mình khi ông lập chánh phủ mới, kể ra cũng khí thực dụng, quá ư tráo trợn và lộ liễu. Cho nên bay liền trên đầu họ biết bao lời chê trách không mấy nhẹ mồm nhẹ miệng, nào là vong ơn bội nghĩa, ingrats, ngu xuẩn, stupides, vô cùng bỉ ối, absolument scandaleux, ngược nước ngược cái, contre-productifs, xấu hổ, honteux, đáng phỉ nhổ, méprisables…Có chánh trị gia còn gióng tiếng rùm beng khinh thị : « Begag, Girardin, Amara, Hirsch, Lepage : họ có mấy sư đoàn ? Mấy sư đoàn cả thảy ? Họ chỉ đại diện có mỗi một mình mình mà thôi. »

 Còn ông Tổng thống dự kiến François Hollande thì xem bề hết sức ngần ngại : « Tôi không phải là kẻ cai quản tâm hồn. Họ lẽ ra không nên thay đường đổi hướng hồi 2007. Họ đã nếm trải mọi hậu quả của tác phong ấy và lấy làm hối tiếc. Nếu như bây giờ họ muốn quay ngược trở về vào năm 2012 này để xóa những điều mình đã lỡ tay hoặc không dính tay, thì càng hay chớ sao. »


Thuở trời đất…

 ... nổi cơn gió bụi, tháng tư 1975 ở bên ta. Bấy giờ ở Pháp có một nhóm Việt kiều tự xung là yêu nước, hổ hởi đón chào, tôn thờ chánh quyền mới. Mũ ni che tai để khỏi nghe thấy tiếng kêu trầm thống của dân tình. Bịt mắt để khỏi ngó thấy cảnh văn nhân trí thức bị bắt học tập cải tạo, và để khỏi trông thấy hàng trăm người, hàng ngàn người, hàng vạn người, hàng triệu người bị giải phóng đến mức phải bỏ nhà bỏ cửa ra đi. Vượt biên, vượt biển trong cảnh gia đình phân tán, đất nước đọa đày. Cảnh họ bị hoạnh họe, vòi vàng vòi bạc, rồi chết khát, chết hiếp, chết chìm trên mù mịt biển khơi.

 Thế là nhóm Việt kiều yêu nước được đảng và chánh phủ mời về giúp nước. Trước hết, họ được chở đi tham quan viếng cảnh bằng trực thăng quân đội… Rồi có người làm đại biểu Việt kiều trong quốc hội (ai bầu ?), có người làm Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại cũng trong quốc hội (ai bầu ?), phần còn lại thì trở về Pháp tay không. Tay không, họ bỗng nhiên trở thành một nhóm li khai, lên lời chống đối.

 Cũng may là ở xa, họ chỉ bị cấm về nước. Cho đến khi họ chịu cúi đầu.


TRẦN THIỆN-ĐẠO

(Paris, 26/04/2012)

 ----------

 (*) Trần Thiện-Đạo, Azouz Begag - Trước cuộc bầu cử - Liệu có bị xáo trộn bởi một người ‘’Ả rập làm vì‘’ ? (Thể thao Văn hóa, số 54, ngày 5-5-2007). Bài này bàn tới cuộc bầu cử Tổng thống ở Pháp năm năm trước.



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30219)
Đ ặng Mỹ Hạnh là một nữ nhiếp ảnh gia của những “Xứ sở rừng mưa” như tựa một bút ký của cô. Nếu nhiếp ảnh là đam mê chính, văn chương là đam mê thứ nhì mà cô tự định nghĩa: "Tiếp cận với nghệ thuật bằng ngữ ảnh của cảm xúc và viết ra cõi lặng bên trong như một nhu cầu thở." Một cõi lặng đôi khi ngấm ngầm dữ dội, như tùy bút "Những cơn man dại của trái phá".
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31459)
D ưới đây là bài “Nguyễn Hữu Hồng Minh - Nhà thơ hiện nay như con sói trụi lông...” của "Văn Chương Việt" phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh. Chúng tôi xin phép được đăng lại để gởi đến quí bạn đọc của Hợp Lưu. Xin chân thành cảm ơn “Văn Chương Việt”TCHL
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37343)
Nhân viên mai táng đến thật đúng giờ khiến María Dos Prazerès, còn khoác áo choàng tắm và đầu gắn các kẹp tóc, chỉ kịp giắt một đoá hồng đỏ lên vành tai để không xuất hiện quá ít quyến rũ như bà đang ấn tượng về chính mình.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35288)
Đ êm đọc những bài thơ của em Quả thật không sao giấu được nụ cười Vài ý nghĩ muốn làm một tuyển tập Gồm những bài thơ cứt thời gian
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33164)
D ưới đây là bài “Trần Vũ: mỗi con người trưởng thành mang trong mình một tín ngưỡng văn chương” của Da Màu phỏng vấn nhà văn Trần Vũ. Chúng tôi xin phép được đăng lại để gởi đến quí bạn đọc của Hợp Lưu. Xin chân thành cảm ơn “Da Màu.” TCHL
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33205)
A nh giới thiệu với tôi tên cô nhưng không nói cô là gì của anh, một cách ngầm bảo tôi hiểu thế nào cũng được, cô có thể là tình nhân mà cũng có thể là em họ xa (chẳng hạn). Anh cũng nói thêm cô sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, chuyến này sang Mĩ du lịch và định ở lại chơi chừng hai tháng. Cô đẹp, dĩ nhiên—tôi chưa thấy anh đi với người đàn bà không nhan sắc bao giờ—nhưng không còn trẻ nữa. Tuy thế thật khó đoán tuổi cô, có thể ngoài ba mươi, có thể hơn. Cô ít nói. Hình như cô chẳng để tâm gì đến câu chuyện giữa tôi và Quang mà chỉ ngồi trầm tư uống cà phê, phóng tia mắt ra ngoài khơi, nơi có những cánh buồn trắng dật dờ trên mặt biển như đang trôi về nơi vô định.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30487)
C on hẻm vắng người lạ kỳ dẫn cô vào một cửa tiệm u tối, ngoài cửa kính màu sắc thế kỷ thứ 18 chỉ treo vỏn vẹn một biển hiệu xộc xệch và bức tranh chân dung sỉn màu. Cô ghé lại gần nhìn kỹ và choáng váng; chân dung của chính cô, lệch lạc, méo mó nhưng đúng là đường nét Á đông của đôi mắt 1 mí cách xa nhau, sóng mũi thấp, gò má tròn dẹt và đôi môi hơi cong hai bên khóe.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30022)
H đã rời bỏ nơi chốn chúng tôi cùng rong chơi “ nơi đó sặc mùi lừa bịp – H nói những cái thớt và những đứa liếm thớt H không chịu được mùi không phải của người”
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30264)
T hấp thoáng tháng tư rưng rưng mùa hạ cũ Mùa xưa qua đây Tuổi trẻ hồng như màu mực đỏ Đêm đốt rừng gió xiết cổ tình ca
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30741)
« C hiến tranh là sự tiếp nối chính trị bằng những phương tiện khác» . Câu văn trứ danh này của Clausewitz, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe qua. Nó xác lập sự phụ thuộc của quân sự vào chính trị. Từ khi có những tập hợp người gọi là thành quốc hay quốc gia, người ta không làm chiến tranh đơn thuần nhằm chém giết lẫn nhau, mà để giành lấy quyền định đoạt số phận của một cộng đồng. Và kẻ tham chiến có thể thua hàng trăm trận đánh, miễn là thắng trận cuối cùng, nếu sau đó nó mang lại quyền quyết định về việc tổ chức chính quyền trên một lãnh thổ.