- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CUỘC CHIẾN VIỆT NAM QUA ỐNG KÍNH CỦA DON McCULLIN

21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 103278)

hinh_560

LUÂN ĐÔN.-“Xin đừng gọi tôi là nhiếp ảnh gia chiến trường, tôi chỉ là một nhiếp ảnh gia mà thôi." Đó là lời của Don McCullin, một nhiếp ảnh gia người Anh được coi là cây đại thụ trong làng nhiếp ảnh Anh quốc, với hơn 50 kinh nghiệm chụp ảnh các cuộc chiến từ Berlin, Việt Nam, Campuchia, đến Bangladesh và Trung Đông.

Cuộc đời, sự nghiệp và tên tuổi của ông gắn liền với các cuộc chiến tranh. Ngay cả bộ sưu tập ảnh chiến trường lớn nhất của ông đang được trưng bày tại Bảo tàng chiến tranh London cũng được đề tựa là Định hình nên bởi chiến tranh (Shaped by War). Thế thì tại sao trước cử tọa hơn một trăm người tại hội thảo Nhìn lại Việt Nam (Considering Vietnam) diễn ra vào ngày 17 và 18 tháng 2 tại London, ông McCullin lại không muốn được giới thiệu là "nhiếp ảnh gia chiến trường". Liệu chiến trường có gợi cho ông nhớ điều gì đó bất an, uẩn khúc không. Theo nhận định của BBC đối với nhiếp ảnh gia McCullin thì có lẽ đúng như vậy, nếu đó là cuộc chiến tại Việt Nam những năm 60. Loạt ảnh chiến trường Tết Mậu Thân 1968 tại Huế đã để lại dấu ấn sâu sắc về cuộc chiến ở Việt Nam Với gương mặt khắc khổ, giọng nói từ tốn, ông McCullin kể lại cảm xúc và những nỗi bất an của mình qua một số bức ảnh tiêu biểu ông đã chụp tại cuộc chiến Việt Nam từ năm 1965 đến 1973 khi còn là phóng viên ảnh chiến trường cho tờ The Illustrated London News. Ông nói ôn đã chụp những bức ảnh mà có lẽ bây giờ sẽ không ai cho phép chụp nữa. Đó là những bức ảnh đầy biểu cảm về sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam cho tất cả các bên: lính Mỹ và đồng minh, Việt Nam Cộng Hòa, Bắc Việt, và những người dân thường bị kẹt giữa nhiều làn đạn. Nhiếp ảnh gia McCullin giải thích thêm Cuộc chiến tại Việt Nam là một cuộc chiến hết sức phức tạp. Nó không chỉ đơn thuần là cuộc chiến giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, mà còn là Chiến Tranh Lạnh, chiến tranh ý thức hệ, và còn có thể là cuộc chiến giành độc lập nữa".

Tuy có trong tay thẻ báo chí do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cấp, nhưng Don McCullin đã chọn không chỉ thể hiện cái nhìn của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa qua ống kính của mình. Sự tự do báo chí mà ông có được trong những năm 60 được ví như một tờ ngân phiếu trắng, cho phép ông được toàn quyền tự do chụp ảnh, được sử dụng cả trực thăng khi cần thiết để đi đến những vùng giao tranh nguy hiểm và nóng bỏng nhất. Ông đã tận dụng cơ hội đó để chụp những bức ảnh mà ông cho là đại diện cho ba điều: bản thân ông, tờ báo London News, và tính nhân văn.

hinh_559-content

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Hai 202311:56 SA(Xem: 4246)
Tôi sống như một kẻ không nhà, lang thang suốt dãi đất miền Trung, một bóng trắng mỏi mòn những ngọn đồi trọc, nhọc nhằn vàng những đụn cát hoang sơ, lặng lẽ giữa phố xá ồn ào. Thuở đó, Giáng Sinh vẫn rất lặng lẽ… Đêm Giáng Sinh năm ấy, tôi từ Sài Gòn trở về, xe khách hỏng máy ở rừng cao su thuộc địa phận Đồng Nai( một chuyện rất thường xảy ra). Hành khách bước xuống, những khuôn mặt mệt mỏi, những bộ quần áo nhàu nát. Đa số là những người tha hương kiếm sống, có một số sạch sẽ hơn là những con buôn, và con buôn lúc ấy đều là buôn lậu, cuộc mưu sinh đã làm cho họ trở thành những kẻ gian manh và lì lợm. Hành khách ngửa nghiêng vệ cỏ ven đường lấy những nắm cơm, bắp ngô, khoai lang, trứng luộc ra ăn một cách ngon lành, có một số rải rác vào các quán tranh.
22 Tháng Mười Hai 202311:15 SA(Xem: 4453)
tháng chạp, cỏ lau chờ tiết trời lạnh ngày đông đồng loạt trổ trắng màu bông tinh khiết trái bần chín vị ngọt chua tan trong miệng nụ cười tuổi thơ biền biệt biết đâu tìm
22 Tháng Mười Hai 202310:07 SA(Xem: 3267)
Như bài viết gần đây của ông về kênh đào Phù Nam của Cam Bốt, và đặc biệt như một tuyên bố gần đây nhất của Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet: “Kênh đào Phù Nam không lấy nước từ sông Mekong mà chỉ lấy từ sông Bassac và sẽ dùng cho tưới tiêu, nông nghiệp)\”, xin ý kiến của ông về những vấn đề sau:
19 Tháng Mười Hai 202311:46 CH(Xem: 4067)
Dạo này sao mình hay nghĩ về cái chết. Mình giống như ba mình hồi trước thường bâng khuâng day dứt khi thấy tuổi già của nhiều người sắp rời bỏ dương trần thường sẽ bị đau yếu nằm yên một chỗ sống tật nguyển trong một thời gian. Ngày ấy ba đã phản kháng sợ kiểu sống như thế trước khi chết. Ý niệm của ba là khi hết số thì đi liền không đau bệnh. Và ước nguyện ấy đã thành sự thật, không đợi đến già yếu, đến lúc phải làm cho con cháu lo lắng buồn phiền, ba đã ra đi nhanh nhẹ nhàng không kịp cho ai phụng dưỡng ba dù chỉ một ngày.
19 Tháng Mười Hai 202311:30 CH(Xem: 3443)
Tuổi 17 của tôi qua lâu rồi. Thuở tôi 17, mọi thứ thật đáng yêu, chuyện tình thôi âm thầm không hứa hẹn trong cái nghéo tay tráo trở ở tuổi 13, vác trên vai chiếc cung lửa, tôi săn mọi cô gái mình ưng ý, đường tên ngọt sớt, giương cung là trúng tử huyệt, có lúc tôi nhắm trượt, phải đặt bẫy, náu mình, bắn hụt, mất cả giỏ tên, bỏ cuộc rồi tiếp tục, cứ thế, tôi mải mê trong cánh rừng say, trái tim tử thương đã bao lần vẫn run rẩy vì tình.
19 Tháng Mười Hai 202311:23 CH(Xem: 4100)
Cúi /lạy / biết đến bao giờ / nước bốn mùa chảy/ đất ngờ ngờ / trôi / người trôi / người trôi / đời / trôi
27 Tháng Mười Một 20236:15 CH(Xem: 3384)
Được tin Cụ Bà quả phụ Đặng- văn- Ngữ / Nhũ danh ĐẶNG-TRẦN-THỊ- Y / Pháp danh TỊNH-Ý / Đã quy tiên ngày 22 tháng 11 năm 2023 tại nam CA / Đã quy tiên ngày 22 tháng 11 năm 2023 tại Quận Cam, nam CA , Hưởng thượng thọ 87 tuổi .
27 Tháng Mười Một 20236:01 CH(Xem: 3495)
Được tin Thân Mẫu nhà thơ Đặng- Hiền, Chủ Biên Tạp Chí Hợp Lưu là / Cụ Bà quả phụ Đặng- văn- Ngữ / Nhũ danh ĐẶNG-TRẦN-THỊ- Y / Pháp danh TỊNH-Ý / Đã quy tiên ngày 22 tháng 11 năm 2023 tại nam CA , Hưởng thọ 87 tuổi .
14 Tháng Mười Một 202312:15 SA(Xem: 4326)
Anh về nhà không có em ! Anh đẩy cửa bước vào, anh xô cửa bước ra. Sắc sắc không không , một trời vô vọng. Em ở đâu ? Anh dáo dác tìm tìm kiếm kiếm. Em đi rồi ư? Ô chao ! Sao nghe buồn nẫu ruột.
14 Tháng Mười Một 202312:01 SA(Xem: 5351)
Bước qua sóng biếc / Ngu ngơ dấu chân còng / Vỏ ốc bơ vơ khoắc khoải / Cánh cò vụng dại Lao xao xanh / Và những người con gái trinh nguyên vá lưới tím hoàng hôn