- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Việt Nam Center Được Tài Trợ Gần 150 Ngàn Để Đưa Sưu Tập Tù Nhân Chính Trị VN Lên Thư Viện Điện Tử Quốc Gia

17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 93453)

Ủy Ban Xuất Bản Sử Liệu & Tài Liệu Quốc Gia vừa công bố

Việt Nam Center Được Tài Trợ Gần 150 Ngàn Mỹ Kim Để Đưa
Sưu Tập Tù Nhân Chính Trị VN Lên Thư Viện Điện Tử Quốc Gia

  • Hội VAHF và Vietnam Center đã hợp tác làm việc từ năm 2005
  • Bộ Sưu tập là một tài liệu phản bác mạnh mẽ trước những xuyên tạc của CSV

 

AUSTIN, Texas (VAHF) -- Vietnam Center thuộc Đại học Texas Tech tại Lubbock vừa thông báo một tin vui cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF). Đó là, trung tâm này vừa nhận được ngân khoản tài trợ 144,120 Mỹ kim từ Ủy Ban Xuất Bản Sử liệu và Tài liệu Quốc Gia (National Historical Publications and Records Commission – NHPRC) để giúp trung tâm hoàn tất việc vi tính hoá (digitize) trên 200,000 trang tài liệu để đưa lên Thư viện Điện tử Quốc gia bộ sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, mà hội VAHF đã và đang hợp tác với Việt Nam Center từ năm 2005.

Cô Ann Mallett, quản thủ thư khố tại Vietnam Center, chuyên trách về bộ sưu tập này trong bức điện thư ngắn gọn gửi cho hội VAHF đã cho biết: với ngân khoản kể trên, Việt Nam Center sẽ làm việc trong 3 năm và sau khi hoàn tất, độc gỉa trên toàn thế giới sẽ có thể nghiên cứu tham khảo qua mạng lưới điện tử của Việt Nam Center cũng như của Thư Viện Quốc Hội (Library of Congress) và của hội VAHF về sự thật về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam sau năm 1975.

Cũng nên nhắc lại bộ sưu tập này bao gồm phần lớn là tài liệu của hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam (FVPPA) tranh đấu trong khoảng 30 năm. Những tài liệu bao gồm những hồ sơ xin định cư của khoảng trên 12,000 gia đình cựu tù nhân, những văn thư của hôi FVPPA vận động với 6 đời tổng thống Hoa kỳ, với Quốc hội Hoa kỳ, với những quốc gia tự do khác như chính phủ Pháp, Anh, Thuỵ sĩ, hoặc các hội Ân xá quốc tế, các hội thiện nguyên trên toàn thế giới, hoặc những là thư từ kêu cứu đau thương của tù nhân viết từ trong nhà tù, hoặc của gia đình họ nói lên tinh trạng khốn cùng của tù nhân trong những nhà tù khổ sai tại Việt Nam. Những tài liệu quý giá này đã được Bà Khúc Minh Thơ và hội viên gìn giữ, bảo quản và đã chuyển sang cho Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Việt Nam năm 2004. Sau đó, hội VAHF đã ký văn jiện hợp tác với Vietnam Center để đưa bộ sưu tập quan trọng này vào thư viện lịch sử của Hoa kỳ.

Tháng 5 năm 2008, hội VAHF và Vietnam Center đã có một buổi lễ khánh thành Bộ sưu tập này để giới thiệu tới các sử gia, nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh và công chúng Hoa kỳ. Từ đó cho đến nay, độc giả có thể xem một phần của bộ Sưu tập này qua mạng lưới điện tử qua link:

http://www.vietnam.ttu.edu/vahp/fvppa.htm


Tuy nhiên, nếu muốn xem toàn bộ bộ sưu tập này thì người nghiên cứu phải đến tận Vietnam Center tại đại học Texas Tech thuộc thành phố Lubbock, Texas. Dù vậy, theo cô Ann Mallett, trong bài tường trình về thành quả của bộ sưu tập Tù nhân Chính trị Việt Nam, thì sau hơn ba năm ra mắt đã có hàng ngàn sử gia, học giả, tác giả, sinh viên học sinh từ khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam đã đến đây để đọc và nghiên cứu. Có 17 người tham khảo bộ Sưu tập này cho luận án tiến sĩ hoặc cao học. Một số luật sư cũng đã tham khảo bộ sưu tập này để tranh cãi cho thân chủ của họ trước toà. Một số khác trong cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như cựu chiến binh Hoa kỳ từng tham chiến tại Việt Nam đã dùng bộ sưu tập này để tìm ra những thân nhân, bạn bè, chiến hữu của họ.

“Đây là một tin vui cho cộng đồng Việt Nam vì với ngân khoản kể trên, Vietnam Center sẽ hoàn tất việc đem những tài liệu quan trọng này lên mạng toàn cầu để thế giới hiểu được miền Nam Việt Nam đã bị CSVN đối xử ngược đãi ra sao sau khi chiến tranh đã chấm dứt và hoà bình đã vãn hồi,” Bà Nancy Bùi, hội trưởng hội VAHF, đã cho biết. “Tài liệu này cũng là những phản bác mạnh mẽ đối với những trang sử gian trá mà nhóm sử gia phản chiến cùng với CSVN hợp tác để bóp méo lịch sử và bôi đen chính nghiã của người Việt quốc gia yêu chuộng tự do.”

Được biết, hội VAHF được thành lập từ năm 2004, với mục đích sưu tầm, gìn giữ, quảng bá và biểu dương văn hoá và lịch sử người Mỹ gốc Việt. Mục tiêu và môi trường hoạt động của hội là học đường Hoa kỳ. Hội đã hoàn thành được hai bộ sưu tập; Bước chân đầu tiên của người Việt tại Guam (2006), Tù Nhân Chính Trị VN (2008). Đặc biệt, hội đang hợp tác với University of Texas tại Austin và Tổng hội Sinh Viên VN tại Hoa kỳ và Canada (Union of North American Vietnamese Student Associations – uNAVSA) để thực hiện bộ sưu tập lớn nhất bao gồm tất cả các đợt di dân của người Việt vào Mỹ.

Riêng về bộ sưu tập 500 Lịch sử Phỏng vấn, hội đã hoàn thành trên 500 cuộc phỏng vấn tại sáu thành phố nơi có nhiều người Việt định cư. Hội đang cần sự trợ giúp về tài chánh để hoàn tất việc chuyển ngữ, phiên dịch, đưa các tài liệu lên thư viện điện tử, viết thành sách, và làm một phim tài liệu để giới thiệu tới người Mỹ và các cộng đồng bạn về lịch sử và văn hóa của người Mỹ gốc Việt.

Mọi liên lạc, đóng góp xin thư về: VAHF, P.O. Box: 29534, Austin, TX 78734. Email: info@vietnameseamerican.org. [VAHF, 01/2012]

 

HÌNH ẢNH:

vahf-vnc-fvppa-01-content 

 

Một khung cảnh trong buổi khai mạc bộ sưu tập Tù nhân Chính trị Việt Nam tại Vietnam Center, University of Texas Tech, Lubbock, tháng 5, 2008. Ngồi hàng đầu, từ trái, ông Lê Hoàng Ân, cựu tù nhân chính trị và giám đốc chương trình SHARE của VAHF; cô Ann Mallett, quản thủ bộ Sưu tập Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tại Vietnam Center, bà Khúc Minh Thơ, cựu chủ tịch hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam; và Nancy Bùi, hội trưởng hội VAHF. (Ảnh Vietnam Center)

vahf-vnc-fvppa-02-content

 

Bộ sưu tập Tù nhân Chính trị Vietnam gồm trên 200,000 trang tài liệu và hình ảnh, chiếm hơn một phần ba của tầng lầu thứ ba của Vietnam Center tại đại học Texas Tech, thuộc thành phố Lubbock, Texas (Ảnh VAHF)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 116919)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91612)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89047)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105552)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 88918)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101503)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96471)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89349)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118903)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105198)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.